K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 8 2018

- Những chi tiết thể hiện rõ mối quan hệ của Gióng và nhân dân:

+ Gióng có nguồn gốc siêu phàm nhưng lại được sinh ra trong một gia đình nghèo, gần gũi với nhân dân.

+ Nhân dân đùm bọc, nuôi dưỡng Gióng bằng tất cả những mình có. Thái độ: bà con đều vui lòng... Ai cũng mong Gióng lớn để giết giặc, cứu nước.

+ Gióng đánh giặc bằng phương tiện và vũ khí do nhân dân làm ra.

+ Sau khi Gióng về trời, nhân dân lập đền thờ và tổ chức lễ hội hằng năm để ghi nhớ công ơn Gióng.

- Mối quan hệ giữa Gióng và nhân dân là mối quan hệ đặc biệt:

+ Sức mạnh của Gióng là sức mạnh tiêu biểu cho toàn dân.

+ Gióng mang mình khát vọng chiến thắng của dân tộc. Mỗi khi đất nước có giặc ngoại xâm, dân tộc ta lại vươn mình đứng dậy với sức mạnh phi thường.

13 tháng 8 2018

- Những chi tiết quan hệ giữa gióng và nhân dân là :

+) Có sức mạnh siêu phàm những lại sinh ra trong một ra đình nghèo khó

+) Nhân dân nuôi nấng Gióng bằng tất cả những gì họ có . Ai ai cũng vui lòng

- Mối quan hệ có đặc biệt vì :
+) Sức mạnh của Gióng là sức mạnh tiêu biểu cho toàn dân

+) Gióng mang trong mình dòng máu của dân tộc ta . Mỗi khi đất nước có giặc ngoại xâm , dân tộc ta lại đánh đuổi bọn chúng

5 tháng 10 2023

- Nhân vật An đã được nhà văn miêu tả qua những chi tiết:

+ lời nói: ôn hòa với thằng Cò, lễ độ với ba má.

+ hành động: chen vào giữa, quảy cái gùi bé; đảo mắt nhìn

+ suy nghĩ, cảm xúc: qua lời má kể vẫn chưa hình dung về cách “ăn ong”, khi được đi thực tế thì đã so sánh được sự khác biệt ở vùng U Minh với các vùng khác trên thế giới; cảm thấy lạ lẫm vì không gian im lìm ở trong rừng; ngạc nhiên về vẻ đẹp rừng U Minh với đa dạng loài chim và âm thanh; tự ái khi hỏi thằng Cò nhiều thứ.

+ mối quan hệ với các nhân vật khác: với Cò xưng tao- mày thể hiện quan hệ bình đẳng; với ba má nuôi thì xưng hô lễ phép.

=> Tính cách của nhân vật An: là cậu bé hồn nhiên, ngoan ngoãn nhưng hết sức hiểu chuyện và cũng ham học hỏi và hiểu biết rộng.

1 tháng 12 2023

– Đoạn trích có 4 nhân vật. Đó là: tía nuôi, má nuôi của An và thằng Cò.

– Mối quan hệ: Tía nuôi và má nuôi của An là tía, má của thằng Cò.

12 tháng 9 2023

- Nhân vật An đã được nhà văn miêu tả qua những chi tiết nào:

+ Lời nói: Cách nói xưng hô với tía, má: tía - con, má - con; cách xưng hô với thằng Cò: mày - tao; không đôi co với Cò ("Chịu thua mày đó! Tao không thấy con ong mật đâu cả.").

+ Suy nghĩ: suy nghĩ về cách nuôi ong trên khắp thế giới.

+ Cảm xúc: cảm nhận về vẻ đẹp của khu rừng (ánh sáng, làn gió, loài vật,....)

+ Mối quan hệ với các nhân vật khác: đối với Cò: có lúc tự ái và sợ bị khinh, không dám hỏi nhiều; đối với tía, má: hỏi má nhiều, nói chuyện lễ phép với tía, má.

=> An là một cậu bé tò mò, ham hiểu biết, có sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế, có những cảm nhận đẹp, lãng mạn và nhạy cảm.

1 tháng 1 2019

Ngôn ngữ đối thoại của quan phủ, em thấy tính cách của nhân vật quan phủ:

   + Hống hách, độc đoán, vô trách nhiệm...

   + Hắn vô trách nhiệm, bỏ mặc tính mạng của người dân

⇒ Giữa tính cách và ngôn ngữ có mối liên hệ chặt chẽ , đó là thành công của tác giả

25 tháng 9 2019

Hai câu thơ lướt nhanh qua những dòng sự kiện để rồi đọng lại những suy tư, chiêm nghiệm sâu sắc: Thái bình nên gắng sức/ Non nước ấy ngàn thu. Hai câu thơ cho thấy cho thấy suy nghĩ, tầm nhìn của một vị thủ lĩnh, trong niềm vui chung của đất nước, ông không bị cuốn đi, không an lạc trong chiến thắng mà vẫn nêu lên nhiệm vụ sau khi giành được độc lập. Ông nêu lên trách nhiệm dẫu thái bình vẫn phải dốc hết sức lực để xây dựng, phát triển đất nước, có như vậy sông núi nước Nam mới bền vững muôn thuở. Hai câu thơ cuối vừa là chân lí vừa là kinh nghiệm được đúc rút từ thực tiễn chiến đấu lâu dài của dân tộc. Cũng chính bởi lời dặn dò ấy, mà nhân dân ta đã tiếp tục đánh thắng sự xâm lược của quân Mông - Nguyên lần tiếp theo, cũng bởi thế mà vận mệnh đất nước lâu bền, thịnh trị, nhân dân được sống trong cảnh yên ấm, hạnh phúc. Câu thơ đã thể hiện tầm nhìn của một con người có hiểu biết sâu rộng, cái nhìn sáng suốt, chiến lược trong tương lai.

14 tháng 11 2016

_ Công việc rất vất vả, họ phải đi trốn tránh giặc, tránh làm cho giặc thấy mình đang bàn việc quân, vì thế nửa đêm mới về được.

+ Thể hiện sự hòa hợp giữa con người và cảnh vật - > cảnh càng khuya càng làm nỗi rõ con người; con người càng thức khuya càng thấy sự hữu tình của cảnh.

6 tháng 2 2017

• Qua ngôn ngữ đối thoại của tên quan phủ, có thể thấy hắn hiện lên với là một tên có tính cách xấu xa, bỉ ổi. Đó là một tên quan vô trách nhiệm, tham lam và tàn bạo. Quan hộ đê hay quan phụ mẫu có được coi như bố mẹ của dân, hắn ăn bổng lộc của triều đình để chăm lo cuộc sống cho dân. Nhưng ngược lại, người đọc chỉ thấy căm phẫn trước sự thờ ơ, lạnh lùng, thậm chí là vô nhân tính của viên quan ấy. Hắn chính là hình ảnh đại diện cho tầng lớp quan lại, tầng lớp thống trị của xã hội phong kiến thối nát lúc bấy giờ.

• Từ đây cũng cần phải rút ra một nhận định rằng: trong tác phẩm tự sự ngôn ngữ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thể hiện tính cách của nhân vật. Bởi lẽ, một con người tốt bụng, nhân cách cao cả có lại ăn nói cộc cằn, thô lỗ, vô trách nhiệm như viên quan kia được. Cũng tương tự như thế, chỉ qua những từ ngữ mà nhân vật nói, ta cũng hiểu được bản chất con người ấy là gì.

14 tháng 3 2022

Bác Hồ là một tấm gương tiêu biểu về lối sống giản dị, thanh bạch. Lối sống giản dị được thể hiện cụ thể qua cách sống, cách làm việc và đối xử với môi người của Bác.

   Trong cuộc sống hằng ngày, nơi ở, trang phục, bữa ăn của Bác đều rất đơn giản. Bữa ăn của Bác chỉ có vài món đơn giản như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối. Hiếm có bữa ăn của một vị nguyên thủ quốc gia nào lại đơn giản như vậy. Khi ăn Bác không để rơi một hạt cơm nào. Ăn xong lúc nào bát cũng sạch và thức ăn thừa còn được sắp xếp tươm tất. Nơi ở của Bác chỉ là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ với vài 3 phòng bên cạnh cái ao lớn. “Dinh thự” của một vị chủ tịch nước không khác gì so với những ngôi nhà của nhân dân. Trang phục của Bác mặc cũng không ngoại lệ - bộ quần áo ka ki, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ…

   Trong công việc, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chủ động. Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ những việc lớn như cứu nước đến việc nhỏ như trồng cây trong vườn. Xung quanh Bác cũng rất ít người giúp việc vì việc gì có thể tự làm thì Bác đều tự làm. Còn trong quan hệ với mọi người, Bác luôn quan tâm và yêu quý như những người thân trong gia đình. Có thể kể đến những việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hay đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến…

   Giản dị trong đời sống, nên Bác Hồ cũng giản dị trong lời nói và bài viết. Cách nói, cách viết của người đều dễ hiểu với mục đích cho quần chúng hiểu được, nhớ được và làm được. Những chân lí: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một…”, “Không có gì quý hơn độc lập tự do”... đều đã đi sâu vào trí óc của người dân Việt Nam.  

   Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nhận xét: “Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật”. Quả là như vậy, cách sống giản dị của Hồ Chủ tịch không phải là lối sống khắc khổ. Cách sống đó là một sự chủ động lựa chọn lối sống ấy như là một cách để “tu dưỡng tâm hồn”.

   Vì thế, lối sống giản dị của Bác Hồ thật thanh cao, đẹp đẽ. Mỗi chúng ta hãy cố gắng học tập và noi gương tính giản dị đó của Bác.