K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 9 2018
  • Mười làm chi, một làm chi

Sinh ra có nghĩa có nghì thời hơn

Sinh con ai nỡ sinh lòng

Sinh con ai chẳng vun trồng cho con

bạn tham khảo nha

23 tháng 9 2018
  • Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng

Con nuôi cha mẹ tính tháng kể ngày

bạn tham khảo nha

25 tháng 10 2018

Mối quan hệ giữa anh chị em trong một gia đình được nhân dân ta rất coi trọng từ xưa đến nay. Mối quan hệ ấy được nhân dân ta gửi gắm trong rất nhiều câu ca dao tục ngữ như “Anh em như thể tay chân”hay lá lành đùm lá rách”. Qua những câu ca ấy cha ông muốn khuyên như con cháu là những người có cùng một quan hệ huyết thống thì phải biết yêu thương đùm bọc lấy nhau. đừng gây xung đột lẫn nhau.

Tình cảm anh em trong gia đình là một tình cảm rất thiêng liêng nhưng lại rất ít người quan tâm đến nó. Vậy tình cảm anh em trong gia đình là gì?Đó trước hết là mối quan hệ giữa những người có cùng huyết thống trong một gia đình. Nhưng đó không đơn giản như thế mà nó còn là tình cảm yêu thương quý trọng nhau chia sẻ cho nhau giữa những anh em trong một gia đình. Đó là một tình cảm thiêng liêng xuất phát từ cá nhân mỗi con người không hề giả dối lợi dụng nhau. Đó là một tình cảm gắn bó mật thiết và đôi khi đó còn là sự hi sinh cho nhau mà chẳng bao giờ tình toán thiệt hơn. Từ những ngày còn thơ bé chúng ta đã được cha mẹ ông bà dậy dỗ là phải yêu thương kính trọng anh chị và nhường nhịn thương yêu em nhở. Đến khi lớn lên chút nữa chúng ta lại được các thầy cô dậy dỗ về tình cảm anh em trong gia đình qua những câu chuyện như sự tích trầu cau hay truyện cổ tích cây khế. Tuy mỗi câu chuyện mang một nội dung khác nhau nhưng qua đó ta đều thấy được nhân dân ta cha ông ta đã nhắn nhủ một tình cảm một đạo đức rất cao đẹp đó là phải biết yêu thương anh em với nhau. Không những thế chúng ta còn hiểu được tầm quan trọng và tình cảm thiêng liêng ấy qua các câu ca dao tục ngữ như:

“Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”

Tình cảm anh em là như thế đấy dù cho anh mình em mình có như thế nào đi chăng nữa thì tình cảm anh em vẫn thế vẫn yêu thương chăm sóc cho nhau như chân tay của nhau mà đã là chân tay thì chúng ta chẳng thể nào vứt bỏ nó được . Tình cảm ấy như một bộ phận trên cơ thể chúng ta, muốn chấm dứt tình cảm ấy phải chặt chân tay đi và điều đó dường như không thể. Anh em đau như chân tay chúng ta đau nên chúng ta không thể đứng nhìn nó đau như thế được. Hãy thử nghĩ xem trên đời này nếu không có một thứ tình cảm thiêng liêng như tình anh em thì cuộc sống này sẽ thật tẻ nhạt biết bao. Những khi có chuyện buồn còn gì tốt hơn khi chúng ta tâm sự với một người chị gái hay một người anh trai, những điều mà chúng ta không thể tâm sự với cha mẹ do vấn đề về tuổi tác, khi đó một lời động viên hay một cánh tay của anh chị để chúng ta có thể dựa vào thì tôi nghĩ khi đó tôi sẽ chẳng còn phải lo lắng về bất cứ chuyện gì trên đời. Tình cảm anh em cao đẹp như thế đấy , nó vượt lên trên tất cả những tình cảm thường ngày nó lấn áp cả những vật chất thường ngày để nhường nhịn cho nhau sẻ chia nhau từng miếng cơm manh áo khiến chúng ta trân trọng nó nhường nào . Đó là tình cảm giữa hai anh em trong truyện sự tích trầu cau là tình cảm anh em thắm thiết họ đã nhường nhau bát cháo duy nhất khiến cho cô gái thầy đồ đem lòng yêu người anh. Thế rồi một sự hiểu lầm đã khiến cho người em xấu hổ mà bỏ đi còn người anh thương em quá cũng đi tìm anh.

Tình anh em sâu đậm khiến đất trời cảm động hóa họ thành hòn vôi và cây trầu mãi bên nhau trọn đời. Đó còn là một người anh tham lam độc ác trong truyện cây khế. Đó là những câu chuyện mà cha ông muốn nhắn nhủ vào đó tình cảm anh em gia đình. Vậy mà ta cũng thấy thật đau lòng khi hiện nay xã hội ngày càng phát triển xã hội ngày càng không coi trọng tình cảm máu mủ tình thân. Thật xót xa khi ta được nghe tin anh trai giết em để tranh mảnh đất mà cha ông để lại hay là những cảnh anh em đưa nhau ra tòa, họ mải mê kiếm tiền mà không mảy may để ý đến anh chị em của mình cũng đang cần giúp đỡ khiến ta không khỏi chạnh lòng.

Nhận thức được tầm quan trọng của tình anh em, ta cần phải xây dựng một mối quan hệ gần gũi, gắn bó giữa anh chị em trong nhà. Đó là luôn biết nhường nhịn, sẻ chia, yêu thương và đùm bọc lẫn nhau để cùng nhau sống tốt hơn. Đôi khi, những người anh chị em cùng ngồi lại lắng nghe nhau, “anh giận thì em bớt lời” để tránh gây chuyện cãi vã, xích mích. Và nhất là, không để cho lòng vị kỷ lấn át tình thương. . . ! Tình cảm anh chị em trong nhà cũng sẽ được vun đắp hơn qua những hoạt động nhỏ nhoi mà ta ít khi chú ý: bữa cơm sum họp đầm ấm hay những buổi dã ngoại với nhau, cùng nhau đi mua sắm, ăn uống, tham gia vào những công việc học tập hay đi làm của nhau…

Tình cảm anh em là một tình cảm cao quý và cần được tôn trọng. Chúng ta cần rèn giũa tình cảm ấy, phải luôn chăm sóc yêu thương tình cảm ấy bởi bạn có đi bao xa cũng không thể nào tìm được một thứ tình cảm thiêng liêng và đáng tự hào như nó.

k nhé

8 tháng 10 2021

Trả lời: Phương thức biểu đạt của văn bản Cổng trường mở ra là : biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả.

8 tháng 10 2021

giúp với các bn ơi

27 tháng 7 2021

Tham khảo

câu ca dao 1 nói về tình cảm gia đình

con có cha như nhà có nóc.

ý nghĩa : Con có cha sẽ được sống và trưởng thành trong yên vui hạnh phúc. Con có cha như nhà có nóc là vậy. Sẽ bất hạnh và đau khổ vô cùng khi con mồ côi cha, hoặc vì lí do nào đó vắng bóng cha. Người con phải sống trong tình cảnh thiếu thốn tình phụ - tử, không được chăm sóc, bị hẫng hụt nhiều bề.

câu ca dao 2 nói về tình cảm gia đình

 

Chim trời ai dễ đếm lông

Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày.

Ý nghĩa :

Ông bà ta dạy “Chim trời ai dễ đếm lông/Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày” quả không sai. Tình cảm và sự vất vả của cha mẹ dành cho mình, chúng ta cả đời cũng không thể đong đếm. ... Rồi thì phải bảo ban, chăm sóc và nuôi dưỡng chúng từ tâm hồn để mai sau có chút hy vọng đỡ vất vả cho tấm thân của chúng hơn.

27 tháng 7 2021

 

Tham khảo

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Ngó về quê ruột đau chín chiều

Bài ca dao là lời giãi bày tâm tư của những người con gái lấy chồng xa. Đau xót về quan niệm " trọng nam kinh nữ ". Bài ca dao nói lên nỗi khổ tâm, bất lực chỉ biết trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

5 tháng 12 2016

Gia đình là một thành phần không quan trọng thể thiếu của mỗi chúng ta. Nó vừa là điểm khởi đầu cũng là nơi kết thúc của một đời người.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Gia đình là tế bào của xã hội”. Thật vậy, đó là nơi nuôi dưỡng, chở che cho mỗi chúng ta từ khi còn bé cho đến lúc lớn, nó luôn ở bên cạnh ta, nâng niu che chở cho mỗi chúng ta. Gia đình là nơi nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi người. Tất cả chúng ta ngồi đây ai cũng đã, đang và sẽ có một gia đình mà chắc rằng nó sẽ không bao giờ được như tôi mơ ước.

Trong quá khứ, tôi đã từng có một gia đình, nơi đã nuôi dưỡng, che chở cho tôi từ lúc mới lọt lòng. Tôi sống trong tình yêu thương, đùm bọc của bố mẹ. Tôi sống, sống trong sự quan tâm, sống trong sự chở che… Rồi dần dần, càng ngày tôi càng núp trong một cái bóng, cái bóng của chính tôi. Chẳng có gì tôi phải đụng tay đến, tôi chẳng được làm những gì mà mình thích. Tất cả phải theo ý bố mẹ…

Bố vẫn thường dạy tôi về cách sống, cách làm người… Nhưng thử hỏi đã bao giờ tôi được làm chính tôi… Tôi luôn tự tạo cho mình một cái vỏ bọc để che giấu đi con người thực sự của mình. Mọi người thấy tôi hay cười… nhưng có ai biết, đó chỉ là những nụ cười giả tạo mà tôi cố gắng để che giấu đi nỗi đau của chính bản thân mình… Tôi đã từng ghét chính cuộc sống đó. Nhiều lần, tôi đã cố gắng để thoát ra khỏi cái vỏ bọc ấy. Nhưng rồi, tôi lại càng tiến sâu hơn.

Một ngày nọ, tôi phát hiện ra, bố tôi, người mà luôn che chở, dạy bảo cho tôi lại là một người… một người mà tôi…khinh bỉ… Đúng là cha nào con ấy… Tôi tự tạo vỏ bọc cho mình để che giấu con người thật của tôi. Bố tôi cũng thế, ông đã tạo ra cho mình một cái vỏ bọc thật hoàn hảo để che giấu con người mình, lừa gạt tất cả, và cả tôi.

Tôi sống vì cái gì??? Gia đình ư? Nhiều lúc tôi đã dẫm đạp lên nó… Tôi tự tách mình khỏi gia đình, và tách ra khỏi chính bản thân tôi. Tôi hoàn toàn là một con người khác…

Nhiều lúc chán cuộc sống giả tạo đó, tôi đã tìm, tìm đến một nơi, một nơi mà ở đó không có sự giả dối, và hơn cả, tôi được làm chính tôi: THẾ GIỚI ẢO. Dẫu biết rằng, tất cả chỉ là ảo, nhưng những gì tôi có thật gấp trăm nghìn lần cái thế giới mà tôi sống.

Ở đó, có người mà tôi yêu, có sự quan tâm, có tất cả những thứ mà thế giới thật đã có, hoặc không có… Tôi đã tìm lại được tiếng cười, cười một cách thật tự nhiên. Có những buổi ofsice làm tôi nhớ mãi…

Một phút xa nhau vạn phút nhớ
Một lần gặp gỡ vạn lần mơ.

Lạ thật, tôi đã từng mơ về một hạnh phúc được sống trong một gia đình thật, nhưng không ngờ đó chỉ là ẢO… Nhưng không sao, có lẽ đối với tôi đó cũng là một cái gì đó, một thứ gì đó thật khác biệt…

Thật lạ, hôm nay, ngày tôi viết bài văn này cũng là ngày kỉ niệm, ngày chúng tôi gặp nhau trong một gia đình (ẢO)… Nhưng tôi đang cố gắng gìn giữ một cái gì đó, dù biết nó chỉ là ẢO và lời nói có thể là giả tạo nhưng ít ra có còn hơn không. Hơn cả, tôi được làm chính tôi. Tương lai, một ngày nào đó tôi cũng sẽ có một gia đình. Gia đình đó sẽ như thế nào đây?

Gia đình… Không biết đối với các bạn, đó là gì? Nhưng đối với tôi, nó là một cái gì đó mà có lẽ cả đời này tôi cũng chẳng bao giờ với tới được.

 

5 tháng 12 2016

“Ba là cây nến vàng, mẹ là cây nến xanh, con là cây nến hồng, ba ngọn nến lung linh, thắp sáng một gia đình…” là một mái ấm gia đình trọn vẹn, hạnh phúc. Đối với một người thì mái ấm gia đình chính là nơi nuôi dưỡng tâm tuổi từ lúc sinh ra, trường thành. Nhưng với một số người thì gia đình chưa hẳn là nơi trọn vẹn và mong chờ để trở về.

Gia đình chính là một tế bào, là hạt nhân của xã hội. Gia đình có tròn vẹn, êm ấm, hạnh phúc thì xã hội mới văn minh, dân chủ. Gia đình chính là cái nôi đón nhận tiếng khóc chào đời của bạn, nơi có cha, có mẹ, có ông bà, có anh chị em, là những người thân ruột thịt đùm bọc, yêu thương nhau.

Nền tảng gia đình đối với mỗi người vô cùng quan trọng, chúng ta học được những bài học đầu tiên từ chính gia đình. Ba mẹ chính là những người thầy, người cô tập đánh vần chữ “o”, “ô”…cho con trẻ. Những bước chân chập chững đầu đời với vô vàn vết xước do ngã ở chân. Chỉ có gia đình,chỉ có người thân mới có thể bao bọc, yêu thương bạn một cách vô điều kiện và trọn vẹn nhất. Họ có thể sẵn sàng hi sinh rất nhiều thứ, tuổi thanh xuân, những nhọc nhằn vì sự khôn lớn, vì bữa cơm, giấc ngủ của những người con. Gia đình chính là nơi tuyệt vời nhất mà chúng ta có thể trao đi yêu thương không hề toan tính, đắn đo.

Có một mái ấm gia đình hạnh phúc, ấm êm, có bàn tay mẹ nấu từng bữa cơm mỗi ngày; có nụ cười thật hiền lành, ấm áp của ba sau một ngày làm việc mệt nhọc. Có những giây phút quây quần bên nhau kể cho nhau nghe những điều hay, ý đẹp.

Để xây dựng một mái ấm gia đình hạnh phúc, không chỉ là sự nỗ lực, cố gắng của ba mẹ mà còn là của những đứa con. Không thể một người xây và một người phá, như thế sẽ không thể tạo nên sự bền vững trong tình yêu thương. Những vết rạn nứt luôn hiện hữu quanh đây và có thể sụp đổ bất cứ lúc nào không hay.

Chúng ta cùng chung sống dưới một mái nhà, chung một yêu thương và chung một nhịp đập vì sự trọn vẹn, hạnh phúc của gia đình. Những đứa con có sự bảo ban, răn dạy nghiêm khắc nhưng chan chứa nghĩa tình của ba mẹ là điều tuyệt vời nhất.

Mái ấm gia đình chính là nơi nhiều mong ngóng và đợi chờ, nơi trở về sau những năm tháng bôn ba nơi phương trời xa. Đó chính là nhà, là nơi dù có bất cứ chuyện gì xảy ra thì cũng bao dung và rộng lượng đón nhận và sẵn sàng tha thứ.

Tuy nhiên xã hội còn tồn tại rất nhiều mảnh đời khát khao mong muốn có một mái ấm gia đình bình dị như bao người khác nhưng không được. Những đứa trẻ mồ côi, lang thang đầu đường xó chợ kiếm ăn hằng ngày đôi mắt ngấn lệ khi nhìn vào một ngôi nhà có ánh điện sang trưng, có tiếng cười con trẻ, có giọng nói ấm áp mẹ cha. Điều ước nhỏ nhoi, giản dị ấy các em không bao giờ có được. Vì ba mẹ đã bỏ em mà đi,vì tình yêu thương đó vốn dĩ em không có phúc để hưởng.

Mặc dù có những nơi nhận nuôi trẻ mồ côi, lang thang nhưng nơi đó chưa thể là một mái ấm thực sự mà các em vẫn mong muốn. Song khi tình yêu thương của các bà, các mẹ ở mái ấm tình thương đó đủ sức khiến cho các em bớt mặc cảm tự ti thì các em sẽ nhận ra rằng mái ấm gia đình không chỉ có ba mẹ mới hạnh phúc. Những người dưng vẫn có thể mang lại hạnh phúc và sự bình yên đến cho nhau. Đó chính là lòng yêu thương, san sẻ và đồng lòng.

Xã hội cần có chính sách phù hợp nhất để có thể mang lại cho các em một mái ấm gia đình thực sự, để các em có thể thoát khỏi mặc cảm, tự ti, hòa nhập với cộng đồng cùng xây dựng tương lai bền vững nhất.

Chúng ta ai cũng cần yêu thương, cần san sẻ, đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ xưa đến nay.

Hãy mở lòng để tạo những mái ấm gia đình thực sự cho các em thiếu thốn tình yêu thương. Những gia đình đang có một nền tảng vững chắc thì nên chăm sóc, gìn giữ và phát triển hơn nữa.

4 tháng 1 2022

Xuân Quỳnh là cây bút xuất sắc của nền văn học hiện đại Việt Nam, thuộc thế hệ những nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói của một tâm hồn phụ nữ giàu lòng trắc ẩn và khao khát hạnh phúc bình dị đời thường. Bài thơ "Tiếng gà trưa" là một trong những thi phẩm nổi tiếng của bà. Bài thơ viết về tình bà cháu thiêng liêng và cảm động. Trong một buổi hành quân, người cháu đã nghe được tiếng gà trưa và những kỉ niệm về bà ùa về trong kí ức. Cả một tuổi thơ gắn bó bên bà, được bà yêu thương chăm sóc. Bà dành dụm, chắt chiu từng quả trứng, chăm đàn gà từng con một kể cả khi trời gió rét mưa dầm. Những gì thu được từ đàn gà, bà đều dành cho cháu: nào là cái quần chéo go, ống rộng dài quét đất, nào là cái áo cánh trúc bâu... Tình yêu của bà thể hiện qua những điều giản dị, bình thường. Chính tình yêu thương của bà đã trở thành động lực để người cháu chiến đấu. Qua bài thơ, người đọc cảm nhận tình bà cháu thắm thiết, đồng thời đó cũng là tình yêu gia đình, yêu Tổ quốc. Đúng như một nhà văn nước ngoài đã nói: Tình yêu Tổ quốc bắt đầu từ những tình cảm nhỏ bé, thiêng liêng, đó là yêu những gì gần gũi nhất với mình.

28 tháng 8 2018

em rất yêu bố mẹ nhiêu.100 lần

28 tháng 8 2018

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ "Hiếu" mới là đạo con.

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

́́́́́́́́́́

Công cha như núi ngất trời,

Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Bố chồng là lông con phượng,

Mẹ chồng là tượng mới tô,

Nàng dâu mới về là bồ chịu chửi.

  • Dù đi trăm núi ngàn khe

Nhớ mẹ đau khát trong lòng ruột gan

  • Đi đâu mà bỏ mẹ già

Gối nghiêng ai sửa,chén trà ai dâng ?

  • Đố ai đếm được lá rừng

Đố ai đếm được mấy tầng trời cao

Đố ai đếm được vì sao

Đố ai đếm được công lao mẹ già.

  • Đói lòng ăn hột chà là

Để cơm cho mẹ,mẹ già yếu răng .

  • Đói lòng ăn trái ổi non

Nhịn cơm nuôi mẹ cho tròn nghĩa xưa

  • Đi khắp thế gian, không ai tốt bằng mẹ

Gánh nặng cuộc đời, không ai khổ bằng cha.

Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ

Mây trời lồng lộng không phủ kín lòng cha

Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn

Mang cả tấm thân gầy cha che chở đời con

Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc

Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe con.

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

  • Dẫu rằng da trắng tóc mây

Đẹp thì đẹp vậy, dạ này không ưa

Vợ ta dù có quê mùa

Thì ta vẫn cứ sớm trưa vui cùng.

  • Đã rằng là nghĩa vợ chồng

Dầu cho nghiêng núi, cạn sông chẳng rời.

  • Đói no một vợ một chồng

Một miếng cơm tấm, giàu lòng ăn chơi.

  • Đôi ta là nghĩa tào khang

Xuống khe bắt ốc, lên ngàn hái rau.

  • Đốn cây ai nỡ dứt chồi

Đạo chồng nghĩa vợ, giận rồi lại thương.

  • Lênh đênh chiếc bách giữa dòng

Thương thân goá bụa, phòng không lỡ thì

Gió đưa cây trúc ngã quỳ

Ba năm trực tiết còn gì là xuân

Mẹ già đầu tóc bạc phơ

Lưng đau con đỡ,mắt mờ con nuôi

Mẹ già như chuối ba hương,

Như xôi nếp mật, như đường mía lam.

Một mẹ nuôi được mười con

Nhưng mười con không nuôi được một mẹ.

Mẹ ơi! Đừng đánh con hoài,

Để con bắt ốc, hái rau mẹ nhờ.

Mẹ ơi! đừng đánh con hoài,

Để con bắt cá, hái xoài mẹ ăn.

Mẹ ơi! Đừng gả con xa,

Chim kêu vượn hú biết nhà mẹ đâu.

Chim đa đa đậu nhánh đa

Chồng gần không lấy, lại lấy chồng xa.

Một tay bế lũ con thơ

Một tay giành lấy mà đưa xuống bùn

Một mai cha yếu mẹ già,

Chén cơm ai xới, kỷ trà ai dâng

Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng

Con nuôi cha mẹ tính tháng kể ngày

Mỗi đêm con thắp đèn trời

Cầu cho cha mẹ sống đời với con

Mẹ già ở tấm lều tranh

Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con

Một ngày ba bữa cơm đèn

Còn gì má phấn răng đen hỡi chàng?

Mười làm chi, một làm chi

Sinh ra có nghĩa có nghì thời hơn

Sinh con ai nỡ sinh lòng

Sinh con ai chẳng vun trồng cho con

Ngó lên nuộc lạt mái nhà,

Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu

Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa

Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương.

Những khi trái nắng trở trời,

Con đau là mẹ đứng ngồi không yên.

Trọn đời vất vả triền miên,

Chăm lo bát gạo đồng tiền nuôi con.

  • Nuôi con mới biết sự tình

Thầm thương cha mẹ nuôi mình khi xưa.

Nuôi con cho được vuông tròn

Mẹ thầy dầu dãi xương mòn gối cong.

Ngày nào em bé cỏn con

Bây giờ em đã lớn khôn thế này

Cơm cha, áo mẹ, công thầy

Nghĩ sao cho bỏ những ngày ước ao.

Ơn cha nặng lắm ai ơi!

Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang

Qua đình ngả nón trông đình

Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu

Qua cầu ngả nón trông cầu

Cầu bao nhiêu nhịp dạ sầu bấy nhiêu.

Râu tôm nấu với ruột bầu

Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.

Rương xe, chìa khóa em cầm

Giang sơn em gánh, nợ nần em lo.

Sống thì con chẳng cho ăn

Chết thì xôi thịt, làm văn tế trời.

T[sửa]

Thà ăn bắp hột chà vô

Còn hơn giàu có mồ côi mẹ già.

tôm càng lột vỏ bỏ đuôi,

Giã gạo cho trắng mà nuôi mẹ già,

Thương con tần tảo sớm hôm,

Cơm đùm chéo áo, cháo đùm lá môn.

Thương mẹ nhớ cha như kim châm vào dạ,

Nghĩ đến chừng nào, lụy hạ tuôn rơi

Thuyền không bánh lái thuyền quầy

Con không cha mẹ ai bày con nên.

Tay nâng khăn gói sang sông

Mồ hôi ướt đẫm, thương chồng phải theo.

Thật thà cũng thể lái trâu

Yêu nhau cũng thể nàng dâu mẹ chồng.

Thuyền về có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền

Thương chồng phải lụy cùng chồng

Đắng cay phải chịu, mặn nồng phải cam.

Tu đâu cho bằng tu nhà

Thờ cha kính mẹ, ấy là chân tu.

Từ ngày em về làm dâu

Thì anh dặn trước bảo sau mọi lời

Mẹ già dữ lắm em ơi!

Nhịn ăn, bớt ngủ mà nuôi mẹ già

Nhịn cho nên cửa nên nhà

Nên kèo, nên cột, nên xà tầm vông

Nhịn cho nên vợ nên chồng

Thì em coi sóc lấy trong cửa nhà.

Tưởng rằng chị ngã em nâng

Ai ngờ chị ngã, em bưng miệng cười.

Trai mà chi, gái mà chi

Sinh con có nghĩa có nghì là hơn.

Trăm năm giữ vẹn chữ tòng

Sông sao thác vậy một chồng mà thôi.

Tay bưng chén muối chén gừng

Gừng cay muối mặn xin đừng bỏ nhau

-Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn. Thuận bè thuận bạn tát cạn biển Đông.

Ví dầu con phụng bay qua

Mẹ nói con gà con cũng nói theo

Vì chồng nên phải gắng công

Nào ai da sắt xương đồng chi đây.

Ví dầu cầu ván đóng đinh

Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi.

Khó đi mẹ dắt con đi

Con đi trường học mẹ đi trường đời

Ví dầu mẹ chẳng có chi

Chỉ con với mẹ chẳng khi nào rời.

Vợ chồng là nghĩa cả đời

Ai ơi nhớ nghĩ những lời thiệt hơn.

Xin người hiếu tử lắng khuyên

thì nuôi nấng cho tròn đạo con

Kẻo khi sông cạn, đá mòn

Phú nga phú ủy có còn ra chi.

Xấu xa cũng thể chồng