Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nơi tôi sinh ra là một vùng biển nghèo, tiếng võng kẻo kẹt vọng lời ru của mẹ :
-“Se sẻ mà đẻ cột đình, bà ngoại đẻ má, má đẻ mình, em biết không em?”
Lời ru khắc sâu trong từng thớ thịt, thấm tận từng mạch máu như nhắc nhủ : “cây có cội, nước có nguồn”. Người dân quê tôi chịu thương, chịu khó, đa phần lớn lên từ vùng biển. Lập gia đình, sinh con đẻ cái từ đời này sang đời khác. Vì thế mà câu hát ru con của những thiếu phụ vùng gió cát hầu như đều mang nỗi khắc khỏai, đợi chờ giống nhau :
“Hò ơi… nghèo mà nghề ruộng em theo…
Lấy chồng đi biển …à…chứ lấy chồng đi biển…à…hồn treo cột buồm… hò ơi…”.
Những đêm trăng thơ mộng ở vùng biển cũng đã từng chứng kiến bao cuộc hẹn hò của những đôi nam thanh nữ tú, vì vậy biển và trăng cũng được lồng tả vào cảnh yêu đương của những đôi nam nữ thật chân quê, mộc mạc, nhằm ngụ ý nhắc nhở khuôn phép, lề thói của người dân quê ở đây.
“Trăng lên nước lớn anh tề ,
Nói chi thì nói em về kẻo mẹ la”
Từ ngàn xưa khi chưa có dự báo thời tiết bằng thông tin đại chúng trên truyền thanh truyền hình, người dân quê chỉ biết ngửa mặt lên trời nhìn mây, nhìn gió, nhìn con nước ròng, con nước lớn để đoán thời tiết. Và chính vì vậy mà nó đã trở thành những câu ca dao lưu truyền từ đời này sang đời khác:
“Ngó lên đỉnh núi Sơn Trà,
Mây phủ la đà không gió thì mưa.”
Đà Nẵng quê tôi ngày nay thật tươi đẹp, nhờ bàn tay con người góp phần tái tạo nên cảnh đẹp trữ tình ,lãng mạn càng trở nên lộng lẫy, sang trọng, long lanh như những vì tinh tú giữa đêm đen huyền hoặc.
Đến với quê tôi đi dọc bãi biển bằng đôi chân trần, bạn sẽ nghe lời thì thầm của cát. Vài con sóng nhỏ rượt đuổi, xô vào bờ làm ướt đẫm bàn chân nghe lành lạnh. Hãy cứ đi, đi mãi lên hướng núi Sơn Trà, quanh quanh sườn núi nhìn xa xa ra biển, Cù Lao Chàm ẩn hiện sau lớp sương mù đẹp tựa cảnh tiên!
Dọc bãi biển : bãi bụt, bãi rạng, bãi nam, bãi nờm, bãi bấc… những khu du lịch sinh thái sang trọng mọc nhiều lắm, ấy vậy mà không làm mất đi cảnh thanh thoát của ngôi chùa Linh Ứng vừa mới xây dựng trên lưng chừng sườn núi. Tượng phật Quan Âm sừng sững nhìn ra biển thật vĩ đại, bao dung và hiền hòa. Đúng là cảnh đời thoát tục!
Đi ngược lại bạn sẽ gặp núi Non Nước(Ngũ Hành Sơn). Một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Đà Nẵng. Những ngọn núi được thiên nhiên tạo thành địa thế trông giống như bàn tay của Phật Tổ Như Lai úp chụp xuống Tôn Hành Giả( trong Tề Thiên Đại Thánh truyện)hàng vạn vạn năm về trước.
Đỉnh núi Bà Nà là cả một huyền thoại của quê tôi. Bà Nà ngoài vẻ đẹp tựa trong tranh còn có thời tiết thật kì lạ. Vì nếu được ở một ngày tại Bà Nà bạn có thể tận hưởng được bốn mùa : xuân-hạ-thu-đông.
Đà Lạt đẹp huyền ảo trong sương thì Bà Nà mang vẻ đẹp kì ảo trong mây, thường những buổi chiều mây là đà, lạc vào vùng mây ấy, người đi trước cách người sau vài mét thôi , nhưng chỉ thấy phần trên di động, bên dưới là mây trắng xóa, giống như các vị Tiên đang lướt mây đi dự hội Bàn Đào do Vương Mẫu Nương Nương mở hội. Đó là vài địa danh tiêu biểu của Đà Nẵng!
Đến Đà Nẵng vào buổi tối, con đường Bạch Đằng hai bên bờ sông lộng lẫy ánh đèn màu, mà ngày xưa tôi đi học, chỉ có những chuyến phà lặng lẽ đón đưa, những con thuyền nhỏ với những mái dầm chèo kẻo kịt đưa đón khách qua sông mỗi lúc trễ phà, dưới ánh trăng vàng nay không còn nữa mà thay vào đó những chiếc cầu qua sông thật hùng vĩ và hoành tráng. Ánh điện màu nhấp nháy như những nốt nhạc nhảy trên sông mang một giai điệu, một giáng vẻ thật quý phái đẫy lùi thời gian ngày xa xưa ấy dần vào quên lãng .
Đà Nẵng quê tôi đẹp như thế đó!
Đến với Đà Nẵng không những bạn được ăn bằng mắt mà còn được ăn bằng miệng nữa. Nói về những món ăn quê tôi thì chỉ nghe thôi chắc hẵn bạn sẽ muốn ăn ngay. Đà Nẵng nổi tiếng với món bánh tráng thịt heo Khuê Trung, thịt heo thường thôi nhưng ở quê tôi món thịt heo bánh tráng lại đậm đà bởi kèm theo món mắm nêm được làm từ cá cơm mang từ biển về tươi rói. Thịt heo xắt lát dài hơn gang tay( nghệ thuật xắt thịt heo chỉ có tại vùng Khuê Trung quê mình ) bởi vì chỉ có một tý mỡ và da ở hai đầu mà thôi. Đặt bên cạnh là đĩa rau sống xanh mướt, tươi như vừa mới hái từ sau vườn gồm : xà lách, diếp cá, cần ngò, dưa leo, chuối chát…
Trải bánh tráng ra, đặt lên một lá mì mỏng, sắp thịt heo và rau sống lên, cuốn lại chấm với mắm nêm cay cay, cắn vào bạn sẽ nghe mùi vị quê hương Đà Nẵng thấm vào tận chân răng. Ngoài ra còn mì Quảng nữa, mì quảng Bà Vị. Một thương hiệu nổi tiếng truyền nhiều năm và nhiều đời con cháu. Nhìn tô mì quảng gồm vài con tôm đỏ tươi bên cạnh những lát thịt heo kho đậm đà, thêm một quả trứng vịt nữa chứ. Sau đó được rải lên một nắm đậu rang và hành lá kèm theo cái bánh tráng nướng. Eo ơi! Mì quảng Bà Vị ngon lắm !có lẽ là ngọt do những con tôm đỏ au, vớt từ hạ lưu dòng sông Vu Gia đổ ra biển hay ngọt do những chú heo nuôi bằng lá rau khoai vùng cát biển.
Bún chả cá Nguyễn Chí Thanh có mùi vị rất độc đáo. Những quán bún ở đây nổi tiếng từ thời tôi đi học cấp 2. Nói là quán chứ thực ra chỉ là những tấm vải bạt xanh che dọc đường thôi, gần 40 năm rồi còn gì…! Những quán ấy bây giờ rất khang trang, ấy vậy mà lần nào khi đến ăn bún chả cá tôi đều có cảm giác như mình mới chỉ ăn hôm qua thôi.
Đà Nẵng mùa đông đẹp lắm, đi dọc bờ sông để nhìn mưa rơi trên sông như lọn tơ trời thả xuống óng ả mượt mà. Và đó cũng là mùa ăn quà vặt. Món ăn vặt vào mùa mưa rất thú vị như : bánh tráng đập, bánh bèo, bánh bột lọc, bánh tráng tương, mực nướng, xoài, cốc , ổi , dầm chua chua, ngọt ngọt, mặn mặn , cay cay…
Ngồi nhìn ra mưa, thời tiết se se lạnh, nhâm nhi vị cay nồng của ớt, ngọt ngào của mực, chua chua của cốc ổi, giòn tan của bánh tráng tương, hít hít…hà hà …bạn sẽ thấy thật độc đáo!
Với tôi :
“Đi đâu loanh quanh cho đời mõi mệt…”
Vì thời gian luôn dừng lại khi tôi nhắm mắt nghĩ về vẻ đẹp quê mình và tưởng tượng những món ăn tuyệt chiêu trên mảnh đất yêu thương.
Mặc dù quê tôi Ninh Bình cũng có rất nhiều những địa danh thắng cảnh nổi tiếng và theo tôi mỗi người đều có cảm nhận riêng về vẻ đẹp của mỗi vùng miền. Nhưng với cá nhân tôi phải công nhận Đà Nẵng đẹp. Con người hiền hoà thân thiện, không khí trong lành,.. nó khiến 1 người khó tính như tôi cũng phải mở lòng và thốt lên Đà Nẵng-thành phố mãi trong tôi.
Lần đầu đặt chân đến Đà Nẵng, lúc đó tôi mới chỉ là chàng trai 18 tuổi không quen biết ai, không thông thạo đường xá tôi rất bỡ ngỡ không biết con người ở đây như thế nào. Nhưng khi bước xuống ga tàu gặp được bác xe ôm rất vui tính và nhiệt tình, bác giúp tôi đi kiếm những khách sạn, nhà nghỉ với mức chi phí bình dân nhất và giúp xách hành lý lên tận phòng. Và những ngày tôi ở Đà Nẵng cảm nhận rất nhiều về con người cảnh vật và khí hậu nơi đây.
Con người Đà Nẵng thật thân thiện nhiệt tình và vui vẻ! Rất nhiều lần tôi nhầm đường về nhưng có nhiều người chỉ đường mãi tôi không hiểu vì giọng người miền Trung khó nghe. Sợ tôi lạc đường vì trời tối có chú còn dẫn tôi về tận đường mà tôi muốn tìm để về tới hotel mini tôi đang lưu trú.
Khi tôi chào và cám ơn chú còn dặn kỹ là nên đi những con phố quen thuộc tránh đi những đường khó tìm vì loanh quanh lại đi vào đường ngược chiều bị phạt tiền lại khổ cháu ạ. Tôi đã ngẩn ngơ đứng nhìn một người chỉ gặp lần đầu không biết có gặp lại lần thứ 2 không đợi đến khi chú ấy đi xa khỏi tầm mắt tôi mới đi tiếp. Có lẽ càng ở lâu tôi càng yêu cái thành phố này mất, nói thật tôi đã yêu cái thành phố này mất rồi…
Vậy nên các bạn trẻ hãy nhớ đã đến Đà Nẵng hãy khám phá hết cái thành phố xinh đẹp này mà không lo lạc đường đâu nhé. Chỗ ăn ngon nên hỏi khách sạn lưu trú hoặc hỏi những người dân ở đây. Họ sẽ tư vấn thật và rất nhiệt tình chỉ cho đến khi mình thuộc đường đi thì thôi.
Về phong cảnh và các địa điểm du lịch ở Đà Nẵng thì tôi cũng đã đi một vài nơi như Bà Nà, Cù lao Chàm, Hội An, Bán Đảo Sơn Trà… Và ở Đà Nẵng có rất nhiều Cầu nhưng có 4 cây cầu làm nên huyền thoại Đà Nẵng và được mệnh danh ” Tứ Đại Mỹ Cầu ” đó là Cầu Sông Hàn, Cầu Rồng, Cầu Trần Thị Lý, và Cầu Thuận Phước.
Các bạn nên đi ngắm thành phố cũng như tham quan các cây cầu vào buổi tối, giờ có thêm cầu tình yêu, cá chép hoá rồng, bên cạnh là nhà hàng quán cafe con tàu titanic rất đẹp và giá cũng không quá đắt đỏ. Khá lãng mạng cho các cặp tình nhân trẻ khi có mặt tại đây để du lịch hoặc cho nhưng ai đi hưởng tuần trăng mật. Khi lên đèn hình ảnh các cây cầu lung linh soi xuống bóng dòng sông, ánh sáng rực rỡ như thắp sáng thêm niềm tin, niềm hy vọng pha lẫn niềm tự hào của mỗi người dân thành phố, cầu rồng mới khánh thành trong năm 2013 nhìn ban đêm cầu rồng phun lửa và phun nước rất đẹp.
Thời tiết theo cảm nhận của tôi về Đà Nẵng rất dễ chịu. ở Đà Nẵng rất hiếm khi bắt gặp các tệ nạn xã hội, không đua xe, không ăn xin, không cướp bóc, không bạo hành, không có trẻ em cơ nhỡ, nếu xảy ra chuyện gì chỉ 3 phút là có cơ quan chức năng đến xử lý luôn.
Thức ăn ở Đà Nẵng cũng rất ngon và dễ ăn như : Hải sản, Mỳ Quảng, bánh tráng thịt heo, Hủ tiếu, Bánh kẹp, Bánh xèo, Cao lầu …
Đà nẵng mặc dù tôi không được sinh ra và lớn lên ở đây và cũng sắp phải rời xa nơi này. Tôi chợt lâng lâng và ước gì sẽ có vài lần được trở lại thêm những lần tiếp theo nữa, tôi vẫn giữ liên lạc với những người bạn tôi quen và giờ 1 trong những người đó chạy xe tự lái để chở những du khách đến những điểm du lịch để hỗ trợ thời gian và tiếp kiệm chi phí.
Nhớ lại những buổi chiều tôi luôn được những người bạn mới quen rủ tắm biển, đùa vui cùng những con sóng trong vắt. Tôi sẽ không bao quên đó là những trải lòng hết sức chân thật, các bạn đọc xong hẳn sẽ có những cảm xúc trong mình. Hãy đi đến Đà Nẵng 1 lần để cảm nhận và trải nghiệm những điều tuyệt vời nhất nhé.
Cre: TRên mạng
không rảnh mà trả lời đâu nhiều người không biết game đấy là game gì ý !
-Thái độ của tác giả đối với Va-ren và Phan Bội Châu: thể hiện qua cách giới thiệu khái quát về hai nhân vật và đặc biết là miêu tả cuộc gặp gỡ trong tưởng tượng của tác giả giữa hai nhân vật này, lời củ hai nhân chứng dấu tên dẫn ra ở cuối tác phẩm càng khắc sâu hơn ấn tượng của người đọc về mỗi nhân vật cũng như cho thấy cách đánh giá của tác giả về các nhân vật chính.
+về Va-ren:
Được nhắc đến bằng giọng văn châm biếm, mỉa mai ngay từ đầu tác phẩm đọan viết về lời hứa "chăm sóc vụ Phan Bội Châu")
Trong lời giới thiệu: Sử dụng một loạt những từ ngữ đặc tả bản chất của một tên thực dân gian xảo, cơ hội (bị duổi ra khỏi tập đoàn....)
Cuộc gặp gỡ: Va-ren một mình độc thoại. Để thuyết phục Phan Bội Châu hành động giống mình Va-ren đã nêu một loạt lí lẽ, dẫn chứng thực tế -> bản chất xấu xa của hắn được tự bộc lộ.
=>thái độ của coi thường, đả kích của tác giả
+Về Phan Bộ Châu:
Được giới thiệu bằng một loạt từ ngữ ngợi ca, trân trọng
Trong cuộc trò truyện: thái độ im lặng của Phan Bội Châu chính là cách đáp trả phù hợp nhất cho nhwungx lời lẽ huênh hoang rỗng tuếch của Va-ren.
Qua lời các nhân chứng dấu tên: PBC tỏ rõ thái độ khinh bỉ, coi thường với Va-ren và những luận điệu điêu trá của hắn.
=> thái độ của tác giả đối với PBC: ngưỡng mộ, ngợi ca.
Thái độ của tác giả đối với Va-ren và Phan Bội Châu: thể hiện qua cách giới thiệu khái quát về hai nhân vật và đặc biết là miêu tả cuộc gặp gỡ trong tưởng tượng của tác giả giữa hai nhân vật này, lời củ hai nhân chứng dấu tên dẫn ra ở cuối tác phẩm càng khắc sâu hơn ấn tượng của người đọc về mỗi nhân vật cũng như cho thấy cách đánh giá của tác giả về các nhân vật chính.
+về Va-ren:
Được nhắc đến bằng giọng văn châm biếm, mỉa mai ngay từ đầu tác phẩm đọan viết về lời hứa "chăm sóc vụ Phan Bội Châu")
Trong lời giới thiệu: Sử dụng một loạt những từ ngữ đặc tả bản chất của một tên thực dân gian xảo, cơ hội (bị duổi ra khỏi tập đoàn....)
Cuộc gặp gỡ: Va-ren một mình độc thoại. Để thuyết phục Phan Bội Châu hành động giống mình Va-ren đã nêu một loạt lí lẽ, dẫn chứng thực tế -> bản chất xấu xa của hắn được tự bộc lộ.
=>thái độ của coi thường, đả kích của tác giả
+Về Phan Bộ Châu:
Được giới thiệu bằng một loạt từ ngữ ngợi ca, trân trọng
Trong cuộc trò truyện: thái độ im lặng của Phan Bội Châu chính là cách đáp trả phù hợp nhất cho nhwungx lời lẽ huênh hoang rỗng tuếch của Va-ren.
Qua lời các nhân chứng dấu tên: PBC tỏ rõ thái độ khinh bỉ, coi thường với Va-ren và những luận điệu điêu trá của hắn.
=> thái độ của tác giả đối với PBC: ngưỡng mộ, ngợi ca.
1. Ai đi cách trở sơn khê
Nhớ tô mì Quảng, tình quê mặn mồng
2. Hội An đất hẹp, người đông
Nhân tình thuần hậu là bông đủ màu
3. Hội An bán gấm, bán điều
Kim Bồng bán cải, Trà Nhiêu bán hành
4. Quê em có núi Ngũ Hành
Có nghề khắc đá lừng danh khắp vùng.
5. Ai đi phố Hội, Chùa Cầu
Ðể thương , để nhớ, để sầu cho ai,
Ðể sầu cho khách vãng lai,
Ðể thương để nhớ cho ai chịu sầu
#Tham khảo
Truyện không thể kết thúc ở: “…cũng như Va-ren không hiểu Bội Châu”
- Truyện sẽ kém thú vị, hấp dẫn nếu không có lời bình hấp dẫn và sắc sảo của tác giả
- Chữ “không hiểu” được giải thích một nửa ( không phải vì không hiểu tiếng nói của nhau vì đã có thông ngôn), bỏ ngỏ để độc giả tự ngẫm.
- Ý nghĩa chi tiết đoạn kết:
+ Phan Bội Châu vẫn giữ im lặng thể hiện thái độ khinh bỉ trước sự ba hoa, khoác lác của Varen
+ Sự im lặng của Phan Bội Châu cho thấy bản lĩnh kiên cường trước tên Toàn quyền Đông Dương
Đối với người Việt từ xưa đến nay, ngày 3/3 âm lịch hàng năm luôn là một trong những ngày Tết chính. Vào ngày này, mọi người dân đều sửa soạn những đĩa bánh chay, bánh trôi để dâng lên ban thờ tổ tiên. Tuy nhiên, các loại bánh chay, bánh trôi lại có sự khác biệt rất riêng ở mỗi vùng miền trên cả nước.
* Nguyên liệu làm bánh trôi nước
– 500g bột gạo nếp
– 50g bột gạo tẻ
– Dừa nạo
– 1 ít nước hoa bưởi
– Đường phên bánh trôi xắt hột lựu
* Cách làm bánh trôi nước :
- Phần bột bánh trôi nước ( bạn cũng có thể mua bột làm bánh trôi bán sẵn cũng rất tiện dụng)
Bước 1: Trộn đều bột nếp và bột tẻ thật đều trong một chiếc bát lớn
Bước 2: Từ từ đổ nước vào bột và khuấy đều để bột tan hoàn toàn.
Bước 3: Để bột lắng khoảng 3 tiếng cho bột tách thành 2 phần bột ở dưới và nước ở trên.
Bước 4: Cho bột vào một chiếc khăn dày, buộc túm lại, treo lên để bột róc nước
Bước 5: Sau khoảng 1 tiếng, mở khăn ra kiểm tra nếu bột mịn, róc nước, không dính tay là chúng ta đã có thể bắt đầu làm bánh trôi được rồi đấy!
* Làm bánh trôi:
– Đường phên cắt nhỏ hạt lựu
– Viên bột thành những viên nhỏ vừa ăn
– Ấn dẹt ở giữa viên bột rồi cho đường bánh trôi đã cắt thành những viên nhỏ vào.
– Bao bột lại rồi vê tròn cho kín viên đường. Vê bột cho thật khít, tránh để không khí vào, tuy nhiên các bạn cũng lưu ý không nên vê quá kĩ, bánh có thể bị vỡ khi đun.
– Đun sôi nước rồi vặn lửa nhỏ vừa, nhẹ nhàng thả những viên bánh trôi vào.
– Khi bánh nổi lên là bánh đã chín rồi đấy! Bạn vớt bánh ra thả vào chậu nước đun sôi để nguội cho bánh săn và đỡ dính.
– Cho bánh ra đĩa, gạn bớt nước.
– Rắc vừng rang hoặc dừa nạo lên mặt bánh. Bạn cũng có thể cho thêm nước hoa bưởi để bánh có mùi thơm đặc biệt hơn.
- Để bánh nguội và thưởng thức.
Bánh trôi - bánh chay, xuất phát từ bánh Trung Quốc là hai loại bánh cổ truyền tại miền Bắc Việt Nam. Hai loại bánh này thường đi liền với nhau, phổ biến nhất trong dịp Tết Hàn thực vào mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm, còn gọi là "ngày bánh trôi bánh chay"
Bánh trôi là loại bánh không thể thiếu trong ngày tết thanh minh (hàn thực). Đó chính là nét văn hóa lễ tết từ lâu đời của người miền Bắc. Những phụ nữ lớn tuổi ở miền Bắc thì hầu như ai cũng làm được món này một cách nhuần nhuyễn, tuy nhiên các bạn trẻ không phải ai cũng biết làm món bánh này ngon và chuẩn vị.
Cách làm món bánh trôi, bánh chay
Nguyên liệu chuẩn bị làm món bánh trôi
- 1 gói đường phèn làm bánh trôi ( có thể dễ dàng mua ở ngoài chợ)
- Dừa nạo sợi
- Vừng rang
- Đậu xanh đã xát sạch vỏ
- Bột sắn dây
- Nước hoa bưởi
- Bột gạọ nếp
- Bột gạo tẻ ( lấy tỉ lệ bột tẻ là 1/10 bột nếp)
- Đường cát trắng
- Tinh chất vani
Hướng dẫn làm bánh trôi ngon đúng vị
Cách làm món bánh trôi truyền thống rất đơn giản các bạn ạ, chúng ta sẽ tiến hành nhào bột trước. Bên cạnh đó chúng ta cũng tiến hành làm nhân cho bánh chay luôn
Nhào bột
- Cho bột gạo nếp và bột gạo tẻ vào cái âu lớn, sau đó cho thêm nước từ từ, để bột ngấm nước. Sau đó nhào bột. Bạn nhào cho bột ngấm đủ nước, không quá nhão là được. Sao cho bạn có thể viên lại các viên bột dẻo mịn.
Nhân bánh
- Đậu xanh đem vo thật sạch, sau đó nấu lên giống như nấu cơm. Khi đậu xanh chin nhừ. Sau đó lấy ra một ít cho vào bát nhỏ ( để lúc sau cho vào nước bánh)
- Phần còn lại dùng thìa miết cho đậu thật nhuyễn ( các bạn có thể giã hoặc xay)
- Sau đó bắc lên bếp cho thêm đường vào đun lên, cho đường tan, tạo thành hỗn hợp sền sệt. Lúc đó chúng ta tắt bếp, cho thêm chút vani vào, đảo lên.
Cách làm bánh trôi
- Lấy những cục bột viên trong lại, nhỏ vừa ăn, sau đó làm dẹt ra lấy viên đường cho vào trong, vê tròn lại.
- Cho nồi nước lên bếp, bật lửa lớn cho nhanh sôi, khi nước sôi cho lửa vừa bắt đầu thả những viên bột vào.
- Tiếp theo chuẩn bị bát nước lạnh bên cạnh
- Khi thấy bánh bắt đầu nổi lên và phần bột chuyển sang màu trắng đục thì bánh đã chín. Chúng ta vớt bánh ra để vào bát nước lạnh khoảng 3 phút.
- Sau đó cho ra đĩa. Chúng ta cứ làm như vậy cho hết mẻ bánh
- Thấy một ít vừng rắc lên đĩa bánh, cho thêm chút dừa tươi nạo lên trên. Là chúng ta đã xong được món bánh trôi.
Bánh trôi là loại bánh có dạng hình tròn. Cách làm đơn giản.
Trên mạng có mak bạn :)
Đền Bạch Mã, tọa lạc tại thôn Kim Tiến, xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh khoảng 40 km về phía Tây. Từ cầu Rộ rẽ vào đường Hồ Chí Minh khoảng 3 km đền Bạch Mã thờ tướng Phan Đà, một vị tướng trẻ có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh của Lê Lợi. Xung quanh nhân vật lịch sử này có rất nhiều huyền thoại được lưu giữ trong dân gian.
Phan Đà, người xóm Khai Tiến, xã Võ Liệt, cạnh bờ sông Lam. Cha Phan Đà là ông Phan Công Trứ, vốn là một người thông minh, nghĩa hiệp và thuộc loại khá giả trong làng. Hai vợ chồng lấy nhau đã gần 20 năm mà vẫn không sinh được mụn con nào. Đầu thế kỷ XV, khi ông Trứ gần 60 tuổi (bà vợ 40 tuổi), sau trận lụt lớn, ông Trứ ra sông Lam tắm. Khi nhìn lên bãi bồi bị lở lói, ông chợt nhìn thấy một chiếc chum sành lộ ra ở chỗ đất lở.
Tò mò, ông Trứ lên bờ đào đất thì lấy ra một chiếc chum gốm còn bịt kín. Ông liền mang về nhà. Hai vợ chồng mở nắp ra xem thì bên trong đầy vàng, ngọc và của cải châu báu. Hai vợ chồng bàn nhau: "Nhà ta chẳng nghèo túng gì, con cái cũng chẳng có, thôi ta cứ đem nó cất đi. Chờ xem sau này ai đến tìm lại thì trả lại cho họ"…
Bẵng đi một thời gian, ông thấy một vị khách người Tàu cứ đi qua đi lại như tìm kiếm cái gì tại khu vực được chôn của quý đó. Ông Trứ hỏi vị khách đang tìm gì? Chần chừ giây lát, người khách Tàu thú nhận: "Trước đây cố nội của tôi từng làm ăn, buôn bán ở đây, do 2 nước xẩy ra chiến tranh giữa nên các cụ phải vội vã về quê. Trong lúc loạn lạc, biết không thể mang được của nả về quê, các cụ đành chôn số tài sản mà họ tích cóp được lại đây. Chờ cho hết chiến tranh thì quay lại tìm… Nay các cụ đã mất, tôi là hậu duệ của họ nên lần theo gia phả và sơ đồ của tổ tiên về đây để tìm lại. Nhưng chỗ đất chôn cất số của quý ấy đã bị lở xuống sông Lam mất…".
Người khách thở dài, định bỏ đi. Ông Trứ, biết chắc số của cải, châu báu mà mình đang cất giữ đích thị là của người này, ông mời vị khách nọ vào nhà và nói thật là số của cải đó hiện ông đang cất giữ. Nghe ông Phan Trứ kể lại chuyện ông tình cờ tìm thấy chum của cải trên vị khách Tàu mừng rỡ. Ông Trứ cùng vợ đưa chum của quý ra giữa nhà và yêu cầu vị khách phải đem tài liệu của tiền nhân để lại để xem số tài sản trong chum có đúng với thực tế không thì ông mới trả lại…
Khi chủ nhà đồng ý trả lại toàn bộ cho mình, vị khách Tàu liền quỳ xuống: "Ông, bà thương tôi, cho tôi bao nhiêu thì tôi nhận bấy nhiêu, chứ không dám xin lại toàn bộ". Ông Trứ vẫn nhất định trả hết cho khách. Cuối cùng vị khách đề nghị xin biếu vợ chồng ông Trứ 1/4 số của cải trên. Nhưng ông Trứ vẫn nhất quyết không nhận. Lý do ông Trứ đưa ra là "vợ chồng tôi không có con cái nên chẳng lấy của cải đó để làm gì". Cuối cùng vị khách Tàu đành nhận về toàn bộ số của cải đó.
Gần một năm sau, vị khách Tàu nọ cùng một người nữa trở lại xã Võ Liệt thăm vợ chồng ông Trứ. Họ ở lại nhà ông Trứ một đêm. Tối hôm đó vị khách Tàu nói với ông Trứ: "Tôi sang đây là để trả ơn vợ chồng ông. Cảm kích tấm lòng nghĩa hiệp của ông nên tôi đưa thầy địa lý Lục Tập (một thầy địa lý giỏi của Trung Quốc) sang đây tìm kiếm và xin dâng cho ông bà 3 vị trí đất để làm chỗ cải táng hài cốt cho các cụ thân sinh. Một vị trí sẽ giúp hậu duệ của ông sẽ có 10 đời làm Bá hộ. Vị trí thứ 2, hậu duệ của ông phát 10 đời Tiến sỹ và vị trí cuối cùng sẽ khiến ông được lưu huyết vạn đại. Ông được chọn 1 trong 3 vị trí trên để thầy chỉ vẽ cho ông trước khi về nước…".
Đêm đó 2 ông bà trăn trở không ngủ được. Ông Trứ bàn với vợ: "10 đời Tiến sỹ thì đến đời thứ 11 sẽ hết phúc, con cháu lại trở nên ngu dốt; 10 đời Bá hộ thì đến đời thứ 11, lớp con cháu sẽ đi ăn mày. Chỉ có lưu huyết vạn đại là được suốt đời hương khói mà thôi…". Và cuối cùng ông đã chọn vị trí thứ 3 làm nơi cải táng mộ của bố mẹ mình.
Sau đó, vợ chồng họ cải táng hài cốt bố mẹ vào vị trí đất thầy địa lý Lục Tập đã chỉ. Cuối năm đó bà có thai và sinh ra một cậu con trai, khôi ngô, tuấn tú. Ông bà đặt tên con là Phan Đà. Phan Đà lớn lên học hành thông minh, khỏe mạnh và ham võ nghệ. Năm Phan Đà 6 - 7 tuổi thì bố mẹ mất, Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, giặc Minh viện cớ "phù Trần diệt Hồ" đưa quân sang cướp nước ta. Phan Đà được 1 người thợ rèn ở tổng Võ Liệt nhận làm con nuôi.
Năm 14 -15 tuổi, vị khách Tàu quay trở lại Võ Liệt tặng Phan Đà một con ngựa bạch (trắng). Hàng ngày, Phan Đà cùng đám bạn trong làng rủ nhau tập võ nghệ, cưỡi ngựa, múa gươm, phóng lao, bắn cung… để tìm cơ hội cứu nước, giúp dân.
Năm 1416, quân Minh tràn vào Nghệ An cướp phá các làng quê, tàn sát dân thường vô tội. Căm thù giặc, Phan Đà tuy mới 16-17 tuổi liền cùng với trai tráng trong làng vào rừng lập căn cứ, tích trữ lương thực, rèn luyện vũ khí, luyện tập võ nghệ để chống giặc, bảo vệ quê hương.