Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: Tố Hữu
`-` Tên khai sinh : Nguyễn Kim Thành (1920 - 2002)
`-` Quê : Thừa Thiên `-` Huế
`-` Ông được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam
`-` Đời cách mạng thống nhất với đời thơ
`-` Phong cách thơ : chất trữ tình, chính trị sâu sắc.
* Các tác phẩm chính :
`-` Từ ấy (tác phẩm và lời hình )
`-` Việt Bắc
2,
`-` Hoàn cảnh ra đời : Tháng 7/1939 , khi tác giả bị thực dân Pháp bắt giam trong nhà lao thừa phủ ( Huế )
`-` Xuất xứ :
`+` In trong tập thơ "Từ ấy" (phần 2)
`-` Thể thơ : lục bát
`-` Bố cục :
`+` Phần 1 : 6 câu thơ đầu : cảnh đất trời vào hè
`+` Phần 2 : 4 câu thơ cuối : tâm trạng người tù.
Câu 3 :
Nhan đề : KHI CON TU HÚ
`-` Độc đáo, gợi nhiều liên tưởng
`+` Về cấu trúc : chỉ là vế phụ của một câu trọn ý (trạng ngữ)
`+` Về ý nghĩa :
`*` Nhan đề mở, gợi mạch cảm toàn bài
`*` Tạo sự tò mò của độc giả
`-` "Khi con tu hú" là bài thơ nói lên cảnh bí bách ngột ngạt khi bị giam cầm của nhà thơ Tố Hữu.
Câu 4 : Các chi tiết cho thấy tín hiệu của bức tranh mùa hè trong 6 câu thơ đầu :
`-` Hình ảnh :lúa chiêm, trái cây, vườn râm, bắp rây, diều sáo.
`->` Tiêu biểu, sống động của mùa hè.
`-` Âm thanh : chim tu hú, tiếng ve, diều sáo
`->` vui tươi, tưng bừng, rộn ràng.
`-` Màu sắc : vàng, màu hồng, màu xanh
`->` Rực rỡ, hài hòa
`-` Hương vị : thơm (lúa bắp), ngọt (trái cây)
`->` Ngọt ngào.
`-` Không gian : diều sáo lộn nhào
`->` khoáng đạt, tự do
"Mặc dù gặp nhiều đau khổ và bất hạnh, người nông dân trước CMT8 vẫn giữ trọn những phẩm chất tốt đẹp của mình". Đó là điểm sáng trong những sáng tác về người nông dân của các nhà văn trong những năm 1930-1945. Đọc những tác phẩm ấy, người đọc không thể nào quên hình ảnh người nông dân trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" (Tắt đèn) của Ngô Tất Tố phải sống một cuộc sống nghèo khổ cùng cực nhưng vẫn rất mực yêu thương chồng con và có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. Đó chính lá chị Dậu.
2.Thân bài
a, Hoàn cảnh của chị Dậu thật đáng thương
Bối cảnh của truyện là làng Đông Xá trong không khí ngột ngạt, căng thẳng của những ngày sưu thuế gay gắt nhất. Bọn cường hào, tay sai rầm rộ đi tróc sưu. Gia đình chị Dậu thuộc hạng nghèo khó "nhất nhì trong hạng cùng đinh". Chị phải bán gánh khoai, ổ chó và đứt ruột bán đứa con gái lên 7 tuổi cho vợ chồng Nghị Quế mới đủ nộp suất sưu cho chồng. Nhưng anh Dậu vẫn bị trói ở sân đình vì còn thiếu một suất sưu nữa của người em chồng đã chết từ năm ngoái. Anh Dậu đang bị ốm nặng, bị trói suốt ngày đêm, anh ngất xỉu đi như chết. Bọn cường hào cho tay chân vác anh Dậu rũ rượi như cái xác đem đến trả cho chị Dậu. Đau khổ, tai hoạ chồng chất và đè nặng lên tâm hồn người đàn bà tội nghiệp.
(*) Trong hoàn cảnh đó ta vẫn thấy vẻ đẹp toả sáng từ tâm hồn của chị Dậu
b, chị Dậu là người vợ, người mẹ giàu tình yêu thương.
Trong cơn nguy kịch, chị Dậu đã lay gọi và tìm mọi cách cứu chữa cho chồng. Hàng xóm đã kéo đến, người an ủi, người cho vay gạo nấu cháo...Cháo chín, chị múc ra bát, lấy quạt quạt cho nguội để chồng "ăn lấy vài húp" vì chồng chị đã "nhịn xuông từ sáng hôm qua tới giờ còn gì". Trong tiếng trống, tiếng tù và, chị Dậu khẩn khoản tha thiết mời chồng "Thầy em cố gắng dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột". Lời người đàn bà nhà quê mới chồng ăn cháo lúc hoạn nạn chứa đựng biết bao tình yêu thương, an ủi, vỗ về. Cái cử chỉ chị bế cài Tửu ngồi xuống cạnh chồng "cố ý chờ xem chồng ăn có ngon miệng không" đã biểu lộ sự săn sóc và yêu thương của người vợ đối với người chồng đang đau ốm, tính mạng đang bị bọn cường hào đe doạ. Tình cảm ấy là hơi thở dịu dàng thức tỉnh sự sống cho anh Dậu. Dường như mỗi cử chỉ, hành động của anh Dậu đều có ánh mắt thấp thỏm, lo lắng của chị Dậu dõi theo. Yêu chồng, chị dám đánh lại bọn tay sai để bảo vệ chồng. Đó là biểu hiện đẹp đẽ nhất của tình yêu thương chồng trong chị. Chị quả là một người mẹ, người vợ giàu tình yêu thương.
(*) Và có lẽ chính sự giàu tình yêu thương ấy của chị của chị mà trong chị luôn tiềm ẩn sức sống mạnh mẽ để khi bọn cai lện sầm sập tiến vào bắt trói anh Dậu chị đã dũng cảm đứng lên bảo vệ chồng.
c, Chị Dậu là người phụ nữ tiềm tàng tinh thần phản kháng
Khi bọn tay sai, người nhà lí trưởng "sầm sập" tiến vào với tay thước, roi song, dây thừng thét trói kẻ thiếu sưu, chị Dậu đã nhẫn nhục chịu đựng, cố van xin tha thiết bằng giọng run run cầu khẩn "Hai ông làm phúc bói với ông lí cho cháu khất". Cách xử sự và xưng hô của chị thể hiện thái độ chịu đựng. Chị có thái độ như vậy là vì chị biết thân phận bé mọn của mình, biết cái tình thế ngặt nghèo của gia đình mình. Trong hoàn cảnh này, chị chỉ mong chúng tha cho anh Dậu, không đánh trói, hành hạ anh. Nhưng tên cai lệ không những không động lòng thương mà lại còn chửi mắng chị thậm tệ. Tên cai lệ chạy sầm sập đến trói anh Dậu, tính mạng người chồng đang bị đe doạ, chị Dậu "xám mặt" vội vàng đỡ lấy tay hắn nhưng vẫn cố van xin thảm thiết "Cháu van ông! Nhà cháu mới tỉnh được một lúc, ônh tha cho". Nhưng cây muốn lặng mà gió chẳng đừng, chị Dậu càng nhẫn nhịn, tên cai lệ càng lấn tới. Hắn mỗi lúc lại lồng lên như một ***** điên "bịch luôn vào nhưng chị mấy bịch" rồi "tát vào mặt chị một cái đánh bốp" và nhảy vào trói anh Dậu... Tức là hắn hành động một cách dã man thì mọi sự nhẫn nhục đều có giới hạn. Chị Dậu đã kiên quyết cự lại. Sự cự lại của chị Dậu cũng có một quá trình gồm hai bước. Thoạt đầu, chị cự lại bằng lí lẽ "chồng tôi đâu ốm, các ông không được phép hành hạ". Lời nói đanh thép của chị như một lời cảnh cáo. Thực ra chị không chỉ viện đến pháp luật mà chỉ nói cái lí đương nhiên, cái đạo lí tối thiểu của con người. Lúc này chị đã thay đổi cách xưng hô ngang hàng, nhìn vào mặt đối thủ với thái độ quyết liệt ấy, một chị Dậu dịu dàng đã trở nên mạnh mẽ đáo để. Đến khi tên cai lệ dã thú ấy vẫn không thèm trả lời còn tát vào mặt chị một cái đánh bốp rồi cứ nhảy vào cạnh anh Dậu thì chị đã vội đứng dậy với niềm căm giận ngùn ngụt :chị nghiến hai hàm răng "mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem". Một cách xưng hô hết sức đanh đá của người phụ nữ bình dân thể hiện một tư thế "đứng trên dối thủ, sẵn sàng đè bẹp đối phương". Rồi chị "túm cổ tên cai lệ, ấn dúi ra cửa... lẳng người nhà lí trưởng ngã nhào ra thềm". Chị vẫn chưa nguôi giận. Với chị, nhà tù thực dân cũng chẳng có thể làm cho chị run sợ nên trước sự can ngăn của chồng chị vẫn chưa nguôi giận "Thà ngồi tù. Để chúng nó làm tình, làm tội mãi thế, tôi không chịu được".
Con giun xéo mãi cũng quằn, chị Dậu cũng vậy, bị áp bức dã man, tính mạng bị đe doạ, chị đã vùng lên đánh trả một cách dũng cảm. Nhà văn Nguyên Tuân đã có một nhận xét rất thú vị "Trên cái tối trời, tối đất của cái xã hội ngày xưa, hiện lên một chân dung lạc quan của chị Dậu...bản chất cuả chị Dậu rất khoẻ, cứ thấy lăn xả vào bóng tối mà phá ra...". Ngô Tất Tố rất hả hê khi tả cảnh chị Dậu cho tên cai lệ và người nhà lí trưởng một bài học thích đáng. Ông đã chỉ ra một quy luật trong xã hội "Có áp bức, có đấu tranh"
3. Kết bài
(*)Đoạn trích "Tức nước vỡ bờ rất sống và giàu tính hiện thực. Đoạn văn như một màn bi hài kịch, xung đột diễn ra căng thẳng đầy kịch tính. Chị Dậu được miêu tả rất chân thực, sống động và có sức truyền cảm. Tính cách của chị hiện lên nhất quán với diễn biến tâm lí thật sinh động. Chị Dậu mộc mạc, hiền dịu đầy vị tha, giàu tình yêu thương, sống khiêm nhường biết nhẫn nhục chịu đựng nhưng không hoàn toàn yếu đuối, chỉ biết sợ hãi mà trái lại, chị vẫn có một sức sống tiềm tàng mạnh mẽ, một tinh thần phản kháng tiềm tàng.
Như vậy, từ hình ảnh " Cái cò lặn lội bờ sông/gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non" và hình ảnh người phụ nữ trong thơ xưa đến hình ảnh chị Dậu trong "Tắt đèn", ta thấy chân dung người phụ nữ Việt Nam trong văn học đã có một bước phát triển mới về cả tâm hồn lẫn chí khí.
Mở đầu đoạn trích là cảnh chị Dậu chăm sóc người chồng ốm yếu vừa bị bọn cường hào đánh đập thừa chết thiếu sống chỉ vì chưa có tiền nộp sưu. Chị Dậu đã cố sức xoay xỏa để cứu chồng ra khỏi cảnh bị cùm trói và hành hạ dã man. Chị tất tả chạy ngược chạy xuôi, vay được nắm gạo nấu nồi cháo loãng. Cảm động thay là cảnh chị Dậu múc cháo ra mấy cái bát cũ kĩ, sứt mẻ và quạt lia quạt lịa cho cháo mau nguội rồi ân cần mời mọc: Thầy em cố dậy húp tí cháo cho đỡ xót ruột. Trong ánh mắt người vợ nghèo khổ ấy toát lên một tình thương yêu chồng tha thiết.
Tình yêu chồng, thương con cộng với tinh thần phản kháng âm ỉ bấy lâu đã thổi bùng lên ngọn lửa căm thù trong lòng chị Dậu – người đàn bà hiền lương, chất phác. Nỗi sợ cố hữu của kẻ bị áp bức phút chốc tiêu tan, chỉ còn lại nhân cách cứng cỏi của một con người chân chính: Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được.
Tuy vậy, hành động phản kháng của chị Dậu hoàn toàn mang tính manh động, tự phát. Đó mới chỉ là cái thế tức nước vỡ bờ của một cá nhân mà chưa phải là cái thế của một giai cấp, một dân tộc vùng lên phá tan xiềng xích áp bức bất công. Có áp bức, có đấu tranh, áp bức càng nhiều thì đấu tranh càng quyết liệt và hành động của chị Dậu đã chứng minh cho chân lí ấy.
lòng yêu nước đó là tinh thần tốt đẹp và quý báu của dân tộc ta qua bao đời . Mỗi khi thấy nơi nào bị khó khăn hoạn nạn thì mọi người đều đoàn kết lại , mỗi người giúp một ít như tiền bạc , lương thực ,................... Vậy lòng yêu nước là là gì ? lòng yêu nước là sự kết hợp các cá thể trong một khối chung, tập hợp những người có chung một mục đích thành một khối thống nhất khăng khít với nhau. ... Đoàn kết chung với nhau không có nghĩa là nhất thiết phải trọn được người toàn diện.. giúp người khó khăn lúc hoạn nạn cũng là một sự đoàn kết nho nhỏ giữa người với người . Nhất là trong thời buổi dịch bệch như như này . Cũng nhờ có sự đoàn kết chung tay giúp đỡ lẫn nhau mà tình người trao cho nhau được ấm lên giúp mọi người có ý thức hơn để đẩy lùi dịch bệch corona . Nhưng cũng phải phê phán một số người không có tinh thần ấy, cứ làm theo ý mình muốn , họ có thể bỏ ra cả chục triệu để sắm những món đồ vô bổ nhưng tới lúc người khác gặp khó khắn thì họ không chịu quyên góp với lí do là không có tiền . Em mong những hành động ấy không xảy ra nữa
lòng yêu nước đó là tinh thần tốt đẹp và quý báu của dân tộc ta qua bao đời . Mỗi khi thấy nơi nào bị khó khăn hoạn nạn thì mọi người đều đoàn kết lại , mỗi người giúp một ít như tiền bạc , lương thực ,................... Vậy lòng yêu nước là là gì ? lòng yêu nước là sự kết hợp các cá thể trong một khối chung, tập hợp những người có chung một mục đích thành một khối thống nhất khăng khít với nhau. ... Đoàn kết chung với nhau không có nghĩa là nhất thiết phải trọn được người toàn diện.. giúp người khó khăn lúc hoạn nạn cũng là một sự đoàn kết nho nhỏ giữa người với người . Nhất là trong thời buổi dịch bệch như như này . Cũng nhờ có sự đoàn kết chung tay giúp đỡ lẫn nhau mà tình người trao cho nhau được ấm lên giúp mọi người có ý thức hơn để đẩy lùi dịch bệch corona . Nhưng cũng phải phê phán một số người không có tinh thần ấy, cứ làm theo ý mình muốn , họ có thể bỏ ra cả chục triệu để sắm những món đồ vô bổ nhưng tới lúc người khác gặp khó khắn thì họ không chịu quyên góp với lí do là không có tiền . Em mong những hành động ấy không xảy ra nữa
HIV là một chữ viết tắt của loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người.
AIDS là chữ viết tắt của hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV. Trong giai đoạn này, hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu nên người bệnh dễ mắc các bệnh như: nhiễm khuẩn, ung thư...Vậy HIV/AIDS là gì? Nó là human immunodeficiency virus infection / acquired immunodeficiency syndrome.
Hiện nay đại dịch HIV/AIDS là một đại dịch nguy hiểm(ngoài đại dịch nCoV), là mối hiểm họa đối với tính mạng, sức khỏe, con người và tương lai nòi giống của các quốc gia, các dân tộc trên toàn cầu. Nó tác động mạnh mẽ đến sự phát triển về kinh tế, văn hóa, an ninh trật tự và an toàn xã hội đe dọa sự phát triển bền vững của tất cả các quốc gia trên thế giới. Đáng lo ngại hơn là HIV/AIDS đang lan tràn mạnh mẽ ở khắp các vùng miền từ thành thị đến nông thôn, từ miền núi đến hải đảo xa xôi của đất nước cũng như ở khắp nơi trên thế giới.
Có 3 con đường lây truyền HIV : Tình dục, từ mẹ sang con và đường máu. Để phòng tránh dịch bệnh nghiêm trọng này chúng ta cần những biện pháp sau : Sống lành mạnh, chung thuỷ, một vợ một chồng và chắc chắn cả hai người đều chưa bị nhiễm HIV. Tuyệt đối không quan hệ tình dục bừa bãi. Trong trường hợp quan hệ tình dục với một đối tượng chưa rõ có bị nhiễm HIV không, cần phải thực hiện tình dục an toàn để bảo vệ cho bản thân bằng cách sử dụng bao cao su đúng cách (Điều này không nên áp dụng thực tế, 1 số biểu hiện dẫn đến hôn nhân gđ tan rã. Lưu ý khám sức khỏe toàn thân hàng tháng(6 tháng 1 lần) / hàng năm để phát hiện sớm và chữa trị kịp thời các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS vì những tổn thương do nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục sẽ là cửa vào lý tưởng cho HIV.
Không tiêm chích ma túy. Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu khi thật cần thiết, và chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV. Chỉ sử dụng bơm kim tiêm vô trùng. Không dùng chung bơm kim tiêm. Sử dụng dụng cụ đã tiệt trùng khi phẫu thuật, xăm, xỏ lỗ, châm cứu...Cần nghiêm cẩn, tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể của người nhiễm HIV. Dùng riêng đồ dùng cá nhân: dao cạo, bàn chải răng, bấm móng tay,...v..v...Đặc biệt, người phụ nữ bị nhiễm HIV thì không nên có thai vì tỷ lệ lây truyền HIV sang con là 30%, nếu đã có thai thì khuyến cáo không nên sinh con. Trường hợp muốn sinh con, cần đến cơ sở y tế để được tư vấn về cách phòng lây nhiễm HIV cho con. Sau khi đẻ nếu có điều kiện thì nên cho trẻ dùng sữa bò tự nhiên đóng hộp... thay thế sữa mẹ. V...V và v...v...
Người Nhật Bản làm việc rất chăm chỉ và nguyên tắc, chính vì vậy những thành công và tiếng tăm của họ cho đến ngày hôm nay trên thế giới là rất lớn. Hãy cùng mình tìm hiểu về con người Nhật Bản.
Chúng ta có thể nói rằng không có dân tộc nào nhạy bén về văn hoá của nước ngoài như người Nhật Bản. Họ không ngừng theo dõi những biến động tình hình bên ngoài, đánh giá và cân nhắc những ảnh hưởng của các trào lưu và xu hướng chính đang diễn ra đối với Nhật, và nếu như họ phát hiện ra trào lưu nào đang thắng thế thì họ có xu hướng sẵn sàng học hỏi, nghiên cứu để bắt kịp trào lưu đó. Và chính tinh thần thực dụng, tính hiếu kỳ và óc cầu tiến của người Nhật là những động lực thúc đẩy họ bắt kịp với các nước tiên tiến. Họ không đặt vấn đề phê phán hay chọn lọc khi học mà bằng mọi cách học cho hết. Sau đó họ mới nghiền ngẫm tìm ra những yếu tố có thể cải biến. Đến đây họ lại phát huy được thế mạnh của óc quan sát tỉ mỉ và sự tinh tế vốn có của văn hoá dân tộc.
Mặc dù người Nhật Bản rất nhạy cảm đối với văn hoá nước ngoài, song người Nhật rất ý thức về tài sản văn hoá của họ. Tư liệu lịch sử văn hoá, đền đài, chùa chiền… đại bộ phận vẫn còn được bảo tồn cho đến ngày nay. Hơn thế, các ngành nghề truyền thống không những không bị mai một đi mà còn được cải tiến kỹ thuật và càng trở nên tinh tế hơn.
Tập thể đóng một vai trò rất quan trọng đối với con người Nhật Bản . Nó được thể hiện ngay từ trong cách xưng hô với người ngoài khi nói chuyện. Trong công việc người Nhật thường gạt cái tôi lại để đề cao cái chung, tìm sự hòa hợp giữa mình và những người xung quanh. Các tập thể có thể cạnh tranh với nhau rất gay gắt song cũng có lúc họ lại bắt tay với nhau để có thể đạt được mục đích chung như để đánh bại đối thủ nước ngoài. Vì vậy mà điều tối kỵ là làm mất danh dự của tập thể. Một học giả nước ngoài nghiên cứu về Nhật Bản đã đối lập “văn hóa hổ thẹn” của người Nhật với “văn hoá tội lỗi” của phương Tây.
Ấn tượng ban đầu của bất kỳ ai lần đầu đến thăm đất nước Nhật Bản đó là ngạc nhiên và thán phục về óc thẩm mỹ của người Nhật, từ cách trang trí nhà cửa sắp, xếp đồ đạc trong gia đình hay cách bài trí bữa cơm đều khiến cho mọi người có cảm giác tiếp cận một sự tinh tế, một óc thẩm mỹ cao. Nhưng óc thẩm mỹ của người Nhật không chỉ biểu hiện qua các hiện tượng bên ngoài mà còn qua lối suy nghĩ và cung cách làm việc của họ hàng ngày, hay nói rộng ra là nhân sinh quan của họ. Một người đan quạt tre ngắm đi ngắm lại xem cái quạt của mình làm đã cân đối chưa, có cần phải chau chuốt gì không, mặc dù khi làm như vậy thì anh ta sẽ mất nhiều thời gian hơn, đồng nghĩa với việc lợi nhuận thu về được ít hơn, song đối với người dân Nhật Bản ngoài mục đích lợi nhuận thì họ còn muốn đạt được một mục tiêu khác không kém phần quan trọng – đó là cảm giác thoải mái khi hoàn thành mỹ mãn một công việc dù là rất nhỏ. Họ luôn tìm kiếm cái đẹp trong công việc của mình, người Nhật nổi tiếng là người làm việc cần mẫn, xem công việc của công ty như là công việc của mình, luôn tận tâm tận sức, nhiều khi họ làm việc không phải vì lợi ích cá nhân của mình, họ xem công việc của họ không những là “hoạt động kinh tế” mà còn là “hoạt động thẩm mỹ”.
Con người Nhật Bản – Tôn trọng thứ bậc và địa vị
Ý thức tôn trọng thứ bậc có lẽ đã có từ lâu trong đời sống của con người Nhật Bản. Thái độ nhún mình trước những người có địa vị, quyền chức cũng có ở một số nước khác thời cận đại nhưng đặc biệt ở Nhật cho đến ngày nay vẫn còn đậm nét. Tập quán này được nhấn mạnh trong hơn 250 năm dưới thời Tokugawa. Ngày nay ý thức tôn trọng thứ bậc vẫn được thể hiện trong đời sống hàng ngày. Ví dụ trong phòng họp, người có chức vụ thấp nhất sẽ ngồi gần cửa ra vào, người có chức vụ càng cao thì càng ngồi gần phía bên trong. Hoặc trong các buổi tiệc tổ chức tại nhà hàng một cách đột xuất thì mọi người đều biết vị trí của mình mà không cần có sự hướng dẫn nào khác. Sắc thái tôn ti trật tự trong xã hội Nhật Bản thể hiện rất rõ trong ngôn ngữ xưng hô và hình thức chào hỏi đối với từng đối tượng xã hội cụ thể. Đối với người lớn tuổi hay người có địa vị thì phải dùng ngôn ngữ kính trọng (sonkeigo), khi nói về mình và những người trong gia đình mình thì dùng ngôn ngữ khiêm nhường (kenjogo).
Chính từ cơ cấu này mà tinh thần đoàn kết và lòng trung thành của người Nhật Bản được phát sinh, và nhờ đó mà việc động viên cho sự thực hiện mục tiêu của toàn thể tập đoàn là tương đối dễ dàng.