Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thói ăn chơi xa xỉ, vô độ của chúa Trịnh:
+ Xây đình đài, thú ngao du vô độ
+ Miêu tả tỉ mỉ những cuộc bài trí dạo chơi của chúa Trịnh
- Việc thu sản vật, thứ quý, việc bày vẽ trang trí trong phủ gây nhiều phiền nhiễu, tốn kém
- Tác giả kín đáo bộc lộ thái độ chủ quan của mình trước việc ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh, khi miêu tả cảnh vườn trong phủ Chúa
+ Tiếng chim kêu, vượn hót kêu râm ran khắp bốn bề, nửa đêm ồn ào như mưa sa gió táp, vỡ đổ tan tành
+ Tác giả cảm thấy “đó là triệu bất thường”: mang ý phê phán, cảnh báo về thói ăn chơi, hưởng lạc xa hoa trên mồ hôi của nhân dân sẽ dẫn tới suy tàn
Tham khảo:
- Mai cốt cách: cốt cách thanh tao, mảnh dẻ như cây mai.
- Tuyết tinh thần: tinh thần trong trắng, khôi nguyên như tuyết.
Nguyễn Du đã sử dụng biện pháp ước lệ tượng trưng để nói tới sự duyên dáng, thanh cao, trong trắng của chị em Thúy Kiều. Vẻ đẹp đạt mức hoàn hảo của hai chị em.
Kết truyện tác giả miêu tả chủ yếu về chân dung, cử chỉ nhân vật với vẻ khác thường.
- "Anh cố thu nhặt mọi sức lực cuối cùng còn sót lại để đu mình nhô người ra ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát"
→ Hành động chứng tỏ sự khẩn thiết, muốn ra hiệu cho đứa con mau kẻo lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày
- Có một ý nghĩa khác: muốn thức tỉnh mọi người về những cái "vòng vèo, chùng chình" để hướng tới những giá trị đích thực vốn rất giản gị, gần gũi, bền vững
- Nguyễn Du (1765 - 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên quê ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
- Gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học: cha là Nguyễn Nhiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng; anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản từng làm quan to dưới triều Lê - Trịnh. Nhưng sớm mồ côi cha mẹ (mồ côi cha từ năm 9 tuổi, mồ côi mẹ từ năm 12 tuổi). Hoàn cảnh gia đình cũng có tác động đến sáng tác của Nguyễn Du.
- Thời đại:
- Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh - Nguyễn tranh giành quyền lực
- Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, xã hội rối ren, cuộc sống của nhân dân cơ cực, lầm tham.
- Phong trào khởi nghĩa diễn ra khắp nơi, tiêu biểu nhất chính là khởi nghĩa Tây Sơn do Quang Trung Nguyễn Huệ lãnh đạo.
- Nghĩa quân Tây Sơn đã đánh đổ tập đoàn phong kiến Trịnh, Lê, Nguyễn, quét sạch hai mươi vạn quân xâm lược nhà Thanh sang xâm lược.
- Cuộc đời:
- Nguyễn Du đã phải sống phiêu bạt nhiều năm ở đất Bắc (1786-1796) rồi sau đó về ở ẩn ở Hà Tĩnh (1796-1802).
- Nguyễn Ánh lên ngôi mời ông ra làm quan, bất đắc dĩ ông phải nhận lời (1802). Ông từng được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc, chuẩn bị đi lần thứ hai thì bị bệnh mất ở Huế.
- Cuộc đời phiêu bạt: sống phiêu bạt nhiều nơi trên đất Bắc, ở ẩn ở Hà Tĩnh, làm quan dưới triều Nguyễn, đi sứ Trung Quốc… Vốn hiểu biết sâu rộng, phong phú về cuộc sống của Nguyễn Du có phần do chính cuộc đời phiêu bạt, trải nghiệm nhiều tạo thành.
- Sự nghiệp văn học:
- Nguyễn Du sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm.
- Thơ chữ Hán gồm 3 tập: Thanh Hiên thi tập, Bắc Hành tạp lục, Nam trung tạp ngâm 243 bài.
- Sáng tác chữ Nôm xuất sắc nhất là Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều).
==> Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng vốn sống phong phú, am hiểu nền văn hóa dân tộc đặc biệt là niềm thương cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân, là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
Đoạn trường tân thanh, thường được biết đến đơn giản là Truyện Kiều, là một truyện thơ của đại thi hào Nguyễn Du. Đây được xem là truyện thơ nổi tiếng nhất và xét vào hàng kinh điển trong Văn học Việt Nam, tác phẩm được viết bằng chữ Nôm theo thể lục bát, gồm 3254 câu.
Truyện Kiều được viết dựa theo tiểu thuyết "Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân, một thi sĩ thời nhà Minh, Trung Quốc.
Qua hàng trăm năm, Truyện Kiều vẫn được đón nhận như một kiệt tác của dân tộc. Cùng khám phá những điều thú vị của tác phẩm văn học sắp được đạo diễn Lưu Trọng Ninh chuyển thể thành phim này.
Truyện Kiều - Tác phẩm thơ dài có nhiều bản dịch nhất ra cùng một ngoại ngữ:Có tới 13 bản dịch khác nhau ra tiếng Pháp thành thơ tự do, thể Alexandrins (thơ 12 chân) hoặc văn xuôi, từ Abel des Michels (2 tập) in tại Paris 1884 - 1885 đến bản Thu Giang (Paris 1915), René Crayssac và Léon Masse (Hà Nội 1926), hoặc bản của học giả Nguyễn Văn Vĩnh thực hiện trong 28 năm (Hà Nội 1942) và của Nguyễn Khắc Viện, Xuân Phúc - Xuân Việt, Lê Cao Phan, Lưu Hoài…
Truyện Kiều - Thi phẩm có nhiều người viết phần tiếp theo nhất:Đặc điểm là tất cả đều viết bằng thơ, trong đó xưa nhất có Đào Hoa Mộng ký của Mộng Liên Đình với khoảng 3.000 câu lục bát, Đào Hoa Mộng ký diễn ca của Hà Đạm Hiên với 1.190 câu lục bát (Hà Nội, 1917), Đoạn trường vô thanh của Phạm Thiên Thư với 3.296 câu (Sài Gòn, 1972)… Những tác phẩm "phái sinh" của Truyện Kiều đều đã được in trong Lục bát hậu Truyện Kiều, giới thiệu khá kỹ cả 7 quyển Hậu Kiều này.
Truyện Kiều - Thi phẩm duy nhất đọc ngược từ cuối lên đầu về cuộc đời nàng Kiều theo chiều thời gian ngược:Điều thú vị của Truyện Kiều là người ta có thể đọc ngược từ cuối lên đến đầu câu chuyện về nàng Kiều (đúng như nội dung trong tác phẩm của Nguyễn Du) diễn ra theo chiều của thời gian ngược lại như ta được xem một cuốn phim "tua" ngược chiều. Nhà nghiên cứu Phạm Đan Quế đã làm một việc khá kỳ công là gỡ ra và sắp xếp lại toàn bộ các câu thơ trong truyện theo cách "tập Kiều" với cả 3.254 câu Kiều để có cuốn Truyện Kiều đọc ngược mà nội dung vẫn logic.
Truyện Kiều - Thi phẩm duy nhất tạo ra loại hình văn hóa Kiều:Truyện Kiều là thi phẩm duy nhất tạo ra quanh nó cả một loạt những loại hình văn hóa - gọi là văn hóa Kiều - với các hình thức thật phong phú như: bình Kiều, vịnh Kiều, bói Kiều, tập Kiều, đố Kiều, câu đối Kiều, hát nói tập Kiều, phú - văn tế Kiều, án Kim Vân Kiều, giai thoại quanh Truyện Kiều…
Truyện Kiều - Thi phẩm duy nhất được chắp nhặt những câu thơ thành nhiều bài thơ mới.Theo Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam lý giải, Truyện Kiều là thi phẩm duy nhất có được hiện tượng chắp nhặt những câu thơ ở các chỗ khác nhau để thành nhiều bài thơ mới, gọi là hiện tượng Tập Kiều, đã thu hút thi sĩ văn nhân nhiều thế hệ tham gia từ thời Vua Tự Đức (1847) đến Phan Mạnh Danh, Tản Đà, Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Bính, Hoàng Trung Thông… với hàng trăm thi phẩm đủ loại từ lục bát, ngũ ngôn, tứ tự, thất ngôn, đến văn tế, hoặc Tập Kiều để dịch Hán thi…
Như vậy, Truyện Kiều đã chuyển vào đời sống văn hóa một hình thái hoạt động văn chương mới (chưa có trước đó) và tồn tại (sau đó) qua hàng thế kỷ. Đó là hiện tượng cần ghi nhận đậm nét không chỉ trong lịch sử văn học nước ta, và cả trên văn đàn thế giới.
Cơ sở để minh chứng điều này là quyển Tập Kiều - một thú chơi tao nhã (1994) đã được tái bản tới 5 lần và về sau với nhan đề Thú chơi tập Kiều.
a,
- Gia đình
- Nguyễn Du (1765 - 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên quê ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
- Gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học: cha là Nguyễn Nhiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng; anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản từng làm quan to dưới triều Lê - Trịnh. Nhưng sớm mồ côi cha mẹ (mồ côi cha từ năm 9 tuổi, mồ côi mẹ từ năm 12 tuổi). Hoàn cảnh gia đình cũng có tác động đến sáng tác của Nguyễn Du.
- Thời đại:
- Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh - Nguyễn tranh giành quyền lực
- Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, xã hội rối ren, cuộc sống của nhân dân cơ cực, lầm tham.
- Phong trào khởi nghĩa diễn ra khắp nơi, tiêu biểu nhất chính là khởi nghĩa Tây Sơn do Quang Trung Nguyễn Huệ lãnh đạo.
- Nghĩa quân Tây Sơn đã đánh đổ tập đoàn phong kiến Trịnh, Lê, Nguyễn, quét sạch hai mươi vạn quân xâm lược nhà Thanh sang xâm lược.
- Cuộc đời:
- Nguyễn Du đã phải sống phiêu bạt nhiều năm ở đất Bắc (1786-1796) rồi sau đó về ở ẩn ở Hà Tĩnh (1796-1802).
- Nguyễn Ánh lên ngôi mời ông ra làm quan, bất đắc dĩ ông phải nhận lời (1802). Ông từng được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc, chuẩn bị đi lần thứ hai thì bị bệnh mất ở Huế.
- Cuộc đời phiêu bạt: sống phiêu bạt nhiều nơi trên đất Bắc, ở ẩn ở Hà Tĩnh, làm quan dưới triều Nguyễn, đi sứ Trung Quốc… Vốn hiểu biết sâu rộng, phong phú về cuộc sống của Nguyễn Du có phần do chính cuộc đời phiêu bạt, trải nghiệm nhiều tạo thành.
- Sự nghiệp văn học:
- Nguyễn Du sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm.
- Thơ chữ Hán gồm 3 tập: Thanh Hiên thi tập, Bắc Hành tạp lục, Nam trung tạp ngâm 243 bài.
- Sáng tác chữ Nôm xuất sắc nhất là Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều).
==> Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng vốn sống phong phú, am hiểu nền văn hóa dân tộc đặc biệt là niềm thương cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân, là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
Kết cấu tác phẩm có nét độc đáo:
+ Bài thơ giống như câu chuyện, phát triển theo thời gian, trần trụi với thiên nhiên, thân thiết với vầng trăng
+ Qúa khứ nghèo khó nhưng gần gũi với vầng trăng, khi về thành phố, sống với tiện nghi, con người lãng quên quá khứ.
+ Tình huống tạo nên yếu tố bất ngờ khi con người với vầng trăng gặp lại, con người giật mình thức tỉnh, soi xét lại sự vô tình, thờ ơ của bản thân.
+ Giọng điệu thơ chậm dãi, nhịp nhàng theo lời kể, lúc lại suy tư. Tất cả góp phần quan trọng bộc lộ cảm xúc của nhân vật trữ tình
Diễn biến tâm lý của bé Thu trong lần cuối gặp cha:
- Bé Thu trước khi nhận ra ông Sáu:
+ Ông Sáu cố gần, vồ vập thì Thu càng lạnh nhạt
+ Thu không nhận ra ba bởi vết thẹo trên má khác với bức hình ba chụp với má
→ Bé Thu bướng bỉnh, ngang ngạnh nhưng hết sức hồn nhiên và đáng yêu
- Bé Thu khi nhận ra cha:
+ Thay đổi thái độ, đột ngột cất tiếng kêu thét lên
+ Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, hôn cả vết thẹo dài trên má của ba nó nữa
+ Nó dang hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, đôi vai của nó run run
→ Tình yêu thương ba được dồn nén bấy lâu nay được thể hiện mạnh mẽ
Qua biểu hiện tâm lí và hành động tác giả thể hiện rõ tính cách của bé Thu rõ ràng, mạnh mẽ, có tình yêu thương ba sâu sắc
- Thơ giàu cảm xúc khoáng đạt, ngôn ngữ bình dị, dân dã
- Đoạn cuối có nhiều hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm
- Hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp, rộng lớn: đồi, vịnh, chích, đầm, trời đất, gió trăng…
- Con người hòa với cuộc sống tự nhiên, với niềm vui sống
Luyện tậpTrong truyện Lục Vân Tiên, các nhân vật xếp cùng loại với ông Ngư: giao long, Du thần, ông Tiều, Hớn Minh
+ Là nhân vật tài năng, có nhân cách cao cả, tốt bụng, sẵn sàng cưu mang, giúp đỡ người khác trong cơn hoạn nạn
+ Gửi gắm tư tưởng nhân đạo, niềm tin, công lý, chính nghĩa, tin vào tấm lòng nhân ái của con người trong cuộc sống
Đoạn trích có bố cục cân đối, hợp lí
- Mặc dù không thật rõ ràng, nhưng cũng có thể nói đến kết cấu ba phần (mở đầu, diễn biến, kết thúc
- Tác giả sử dụng nhiều từ ngữ giàu chất tạo hình như những từ láy gợi hình, tình tứ tả màu sắc, từ ghép…
+ Tác giả kết hợp tài tình bút pháp tả cụ thể, chi tiết và bút pháp gợi tả có tính chấm phá
→ Nguyễn Du cho thấy nghệ thuật miêu tả thiên nhiên tinh tế, tài hoa
● Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật: Tác giả miêu tả tâm lý nhân vật qua hành động, ngôn ngữ độc thoại, đối thoại, rất hợp lý. Từ chỗ đau đớn rụng rời đến chỗ bế tắc tuyệt vọng và cuối cùng là sung sướng, hả hê, giải tỏa tâm lý bằng cái tin cải chính.
● Ngôn ngữ nhân vật: Ngôn ngữ truyện mang đậm tính khẩu ngữ, gần gũi với đời sống. Nhân vật ông Hai của mình nói năng, suy nghĩ, hành động một cách hết sức tự nhiên y như con người thật ở ngoài đời, thể hiện tâm hồn bình dị của người nông dân ít học nhưng rất tha thiết với kháng chiến
Kết cấu đoạn trích:
- Bốn câu đầu: Giới thiệu khái quát về vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều
- Bốn câu thơ tiếp: Vẻ đẹp của Thúy Vân
- Mười hai câu thơ: Vẻ đẹp của Thúy Kiều
- Bốn câu thơ còn lại: Cuộc sống êm đềm của chị em Thúy Kiều
Trình tự miêu tả các nhân vật theo kết cấu từ chung tới cụ thể