K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Em phải giúp bạn trình bày luận điểm (e) thành một đoạn văn nghị luận. Hãy cho biết: a) Trong các câu sau, có thể dùng những câu nào để giới thiệu luận điểm (e)? trong số đó, em thích câu nào nhất? (1) Tuy nhiên, các bạn ấy chưa thấy rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. (2) Do đó, các bạn ấy chưa thấy rằng, bây...
Đọc tiếp
Em phải giúp bạn trình bày luận điểm (e) thành một đoạn văn nghị luận. Hãy cho biết: a) Trong các câu sau, có thể dùng những câu nào để giới thiệu luận điểm (e)? trong số đó, em thích câu nào nhất? (1) Tuy nhiên, các bạn ấy chưa thấy rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. (2) Do đó, các bạn ấy chưa thấy rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. (3) Nhưng các bạn có nên cứ chểnh mảng trong học tập như thế hay không? Xin hãy nhớ rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. Hãy nghĩ thêm một vài câu giới thiệu luận điểm khác. b) Nên sắp xếp những luận cứ dưới đây theo trình tự nào để sự trình bày luận điểm trên được rành mạch, chặt chẽ? (1) Sau này, khi lớn lên, bạn sẽ sống trong thời đại mà trình độ khoa học – kĩ thuật và văn hóa – nghệ thuật ngày một nâng cao. (2) Trong xã hội ấy, làm việc gì cũng phải có tri thức. (3) Muốn có tri thức thì phải chăm chỉ học tập, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. (4) Do đó, người học sinh hôm nay càng ham chơi, không chăm học thì ngày mai càng khó có thể làm được việc gì có ý nghĩa, và do đó, càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. c) Bạn em muốn kết thúc đoạn văn bằng một câu hỏi giống câu kết đoạn trong văn bản Hịch tướng sĩ: “Lúc bấy giờ, dẫu các người muốn vui vẻ phỏng có được không?”. Theo em, nên viết câu kết đoạn như thế nào cho phù hợp với yêu cầu của bạn? Ngoài cách vừa nêu, em còn có thể kết thúc đoạn văn ấy theo cách nào khác nữa? d) Đoạn văn viết theo cách trên đây là đoạn văn diễn dịch hay quy nạp? Vì sao?
2
13 tháng 10 2019

a. Trong những câu được dẫn, câu (3) hay hơn cả vì thể hiện được tình cảm, cảm xúc (lòng mong muốn bạn tiến bộ) của người viết được bộc lộ rõ ràng, do đó hiệu quả thuyết phục sẽ cao hơn.

b. Cách sắp xếp các luận cứ theo trình tự trong sách đã thể hiện tính lô-gíc, chặt chẽ :

Ba câu đầu là hệ thống lập luận theo hướng thuận:

- Câu (1) nêu một vấn đề về tương lai, trong đó trình độ khoa học – kỹ thuật và văn hoá - nghệ thuật ngày một nâng cao.

- Câu (2) xác định vai trò của tri thức trong xã hội đó.

- Câu (3) được suy ra từ câu (2) : muốn có tri thức thì phải chăm chỉ học tập.

- Câu (4) là một kết luận có tính tất yếu và giàu sức thuyết phục.

c. Cách kết đoạn như của bạn ("Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không ?") có những đặc điểm :

- Cách viết đó tạo ra một giọng điệu tinh nghịch (thậm chí hơi suồng sã), điều đó có thể làm giảm tính thuyết phục của đoạn văn.

- Để kết luận được như vậy, cả bài văn cũng phải có một giọng điệu tương tự thì mới phù hợp. Điều này thật khó tạo được hiệu quả như ý muốn.

Nói chung, để kết thúc đoạn văn này có thể sử dụng nhiều cách khác nhau, nhiều giọng điệu khác nhau nhưng điều chủ yếu nhất là những giọng điệu đó phải xuất phát từ (và cũng phải thể hiện được) một tình cảm bè bạn chân thành, từ lòng mong muốn thực sự cho sự tiến bộ của bạn cũng như của cả tập thể lớp.

d. Nếu kết luận theo hướng trên (câu chủ đề ở cuối đoạn) thì đây là một đoạn văn được viết theo lối quy nạp.

Nếu kết luận theo hướng trên (câu chủ đề ở cuối đoạn) thì đây là một đoạn văn được viết theo lối quy nạp.

Ví dụ :

"Người học sinh hôm nay càng ham chơi, không chăm học thì ngày mai càng khó có thể làm được việc gì có ý nghĩa, và do đó càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. Điều đó được giải thích như sau : cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học – kỹ thuật, xã hội càng ngày càng phát triển, càng đòi hỏi con người phải được trang bị hệ thống tri thức tiên tiến...".

13 tháng 4 2022

:VVV

24 tháng 12 2017

mình cũng bị một lần rồi

đúng,mk cũng bị đầy người

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:Anh hát em nghe khúc hát đồng quê Cho lắng lại vui buồn muôn thuở Cho mẹ thương con, cho chồng thương vợ, Người không thương nhau có rất ít ở trên đời!Anh hát em nghe về những con người Sống với đất chết lẫn vào cùng đấtChỉ để lại nụ cười chân thật, Như hoa đồng cỏ nội nở rồi quên. Những câu hát nhắc anh, những câu hát nhắc em Ăn hạt gạo không quên...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Anh hát em nghe khúc hát đồng quê 

Cho lắng lại vui buồn muôn thuở 

Cho mẹ thương con, cho chồng thương vợ, 

Người không thương nhau có rất ít ở trên đời!

Anh hát em nghe về những con người 

Sống với đất chết lẫn vào cùng đất

Chỉ để lại nụ cười chân thật, 

Như hoa đồng cỏ nội nở rồi quên. 

Những câu hát nhắc anh, những câu hát nhắc em 

Ăn hạt gạo không quên người cày cuốc... 

Bao vất vả gian lao đã có gì được hưởng, 

Ai quên ai khuya sớm nhọc nhằn?

                   (Khúc hát đồng quê, Chử Văn Long, Baocantho.com.vn, ngày 29/05/2010)                                                                          

Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích trên.

Câu 2. Câu thơ “ Anh hát em nghe khúc hát đồng quê” thuộc kiểu câu gì? (xét theo mục đích nói)

 Câu 3. Nêu nội dung của các dòng thơ sau:

Những câu hát nhắc anh, những câu hát nhắc em 

Ăn hạt gạo không quên người cày cuốc... 

Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong các dòng thơ:

Anh hát em nghe khúc hát đồng quê 

Cho lắng lại vui buồn muôn thuở 

Cho mẹ thương con, cho chồng thương vợ, 

Người không thương nhau có rất ít ở trên đời!

0
1 tháng 10 2021

Em tham khảo nhé:

Nguồn: Hoidap247

Trong bài Lão Hạc, tình yêu thương con của lão Hạc đã được nhà văn Nam Cao phát hiện và khắc họa vô cùng thành công trong tác phẩm Lão Hạc của mình. Thứ nhất, vì quá yêu thương con nên lão luôn mang cảm giác ân hận khi không lo nổi cưới xin cho con. Vợ lão mất sớm nên lão phải gà trống nuôi con. Tuy nhiên do nhà gái thách cưới quá cao nên lão không lo nổi, người con gái bỏ con lão cưới người khác. Anh con trai vì thế mà phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su. Lão vì quá thương con nhưng cũng chẳng biết làm thế nào, dù cho biết đồn điền cao su khó khăn hiểm trở nhưng lão cũng không dám ngăn con. Thứ hai, tình yêu thương con của lão được thể hiện ở việc lão chăm sóc cậu Vàng cẩn thận chu đáo.  Phải chăng cậu Vàng là kỷ vật duy nhất mà con trai lão để lại nên bao nhiên tình yêu thương lão dành hết cho nó?(Câu nghi vấn). Chao ôi, lão gọi nó là "cậu" như người với nhau, cho nó ăn trong bát, trò chuyện với nó như những người bạn, rồi tắm cho nó. Tất cả đều là vì lão yêu thương con trai lão quá nhiều. Thứ ba, vì quá yêu thương con nên lão lại lần nữa chịu đau đớn về tinh thần để bán cậu Vàng do cuộc sống quá khó khăn. Lão đau khổ tột cùng, lão cảm thấy như cậu Vàng bị mình lừa.  Tất cả đều là vì lão muốn dành tiền cho con sau này trở về.  Thứ tư, biểu hiện của tình yêu thương con của lão còn được thể hiện ở chỗ lão nhờ ông giáo lo toan mọi thứ còn lại còn mình thì tìm đến cái chết để bảo toàn số tiền cho con. Lão đã dành hết tình yêu thương của mình cho con.(Câu chủ động) Khi cuộc sống quá đỗi bế tắc, lão không thể làm gì khác để bảo toàn tài sản cho con ngoài việc tìm đến cái chết đau đớn. Chỉ khi lão chết rồi thì lão mới không ăn tiêu vào tiền để dành cho con. Lão chính là người cha trước khi chết đã lo chu toàn mọi thứ cho con mình, quyết giữ lòng tự trọng trọn vẹn. Tóm lại, lão Hạc là người cha yêu thương con, giàu đức hy sinh và lòng tự trọng. 

 

22 tháng 9 2018

a, Cứ mùa thu về, mỗi lần thấy các em nhỏ núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng lại nao nức, rộn rã, xốn xang.

b, Con đường đến trường trở nên kì lạ do lòng nhân vật “tôi” đang có sự thay đổi lớn.

c, Mẹ âu yếm dắt tay “tôi” đi trên con đường làng dài và hẹp.

d, Muốn thử sức mình tự mang sách vở như một cậu học trò thực sự

e, Sân trường rộng dày đặc cả người

g, Ông đốc và thầy giáo trẻ trìu mến đón tiếp học trò

h, Sợ hãi, chơ vơ trong hàng người bước vào lớp

Tôi không thể tưởng tượng cuộc sống của tôi sẽ như thế nào nếu thiếu gia đình bên cạnh . Gia điình là 1 điều gì đó rất quan trọng và quý giá đối với tôi và một thứ gì đó mà tôi không thể chuyển lại cho ai.Trong thế giới đầy sự nghi ngờ , không an toàn và sợ hãi này, gia đình tôi luôn ở đó , luôn dang rộng cánh tay chòa đón tôi bằng sự yêu thương và sự chở che .Gia đình đã...
Đọc tiếp

Tôi không thể tưởng tượng cuộc sống của tôi sẽ như thế nào nếu thiếu gia đình bên cạnh . Gia điình là 1 điều gì đó rất quan trọng và quý giá đối với tôi và một thứ gì đó mà tôi không thể chuyển lại cho ai.Trong thế giới đầy sự nghi ngờ , không an toàn và sợ hãi này, gia đình tôi luôn ở đó , luôn dang rộng cánh tay chòa đón tôi bằng sự yêu thương và sự chở che .Gia đình đã cùng tôi trãi qua bao nhiêu khó khăn kể cả chuyện vui , lẫn chuyện buồn hay là những lời chia sẻ , động viên , tâm sự mỗi lúc tôi gặp khó khăn .Và để bảo vệ cho đứa con này , nuôi nấng nó thành tôi của ngày hôm nay . Tôi xin cảm ơn gia đình tôi , gia đình đã cho tôi với những kỉ niệm đẹp và những bài học qúy giá . Gia đình tôi một gia đình dã bắt đầu nhưng không bao giờ kết thúc. Xác đinh những câu ghép trong đoạn văn trên ( câu ghép lớp 8 , xác đinh chủ ngữ vị ngữ)

1
26 tháng 8 2018

- gia đình/ đã cùng tôi trải qua bao nhiêu khó khăn kể cả chuyện vui,lẫn chuyện buồn hay là những lời chia sẻ, động viên ,tâm sự mỗi lúc

     C                                                                     V

tôi / gặp khó khăn .

C          V

Tôi /xin cảm ơn gia đình tôi,gia đình / đã cho tôi vơi những kỉ niệm đẹp và những bài học quý giá.

C                  V                         C                                           V

Giải thích lí do sắp xếp trật tự từ trong những bộ phận câu và câu in đậm dưới đây:a) Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào về những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của...
Đọc tiếp

Giải thích lí do sắp xếp trật tự từ trong những bộ phận câu và câu in đậm dưới đây:

a) Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào về những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.

(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)

b) Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!

Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt

Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát

Chuyến phà dào dạt bến nước bình ca.

(Tố Hữu, Ta đi tới)

c) - Ấy cũng may cho cô, vơ vẩn mãi ở ngoài phố thế này mà gặp mật thám hay đội con gái thì khốn.

- Mật thám tôi cũng chả sợ, đội con gái tôi cũng chả cần.

(Nguyễn Công Hoan, Người ngựa, ngựa người)

1
5 tháng 3 2017

a, Trật tự từ: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung.

    - Đây là trật tự sắp xếp theo thời gian lịch sử trước sau nhằm nhấn mạnh truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm có bề dày, trải qua nhiều thời kì.

  b,

    - Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!

    → Đảo trật tự từ: đảo bộ phận nhấn mạnh lên trước phần hô ngữ nhằm nhấn mạnh vẻ đẹp của Tổ quốc.

    - Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát.

    → Nhằm tạo sự kết nối, âm hưởng ngân vang ( từ "Lô" hợp âm với "ô" trong cùng một câu.

  c, - Mật thám tôi cũng chả sợ, đội con gái tôi cũng chẳng cần.

    → Trật tự từ này tạo ra sự liên kết giữa câu sau với câu phía trước.

28 tháng 10 2019

đề 4 nha bn hơi khó đấy

khó quá thì tra mạng hihi