Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Ví dụ: "Bao giờ đom đóm bay ra, hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng"
- Vào thời điểm hoa gạo rụng xuống là lúc bắt đầu của mùa hạ cũng là thời điểm hoạt động của đom đóm. Câu ca dao nói về tập tính hoạt động của đom đóm vào mùa hạ.
Câu 6: Nhện, Bọ xít, Bọ rùa, Ong ký sinh, Kiến, Chuồn chuồn, Muồm muỗm, Bọ đuôi kìm.
Câu 7:
Câu 6:
2.1 Nhện
Các loài nhện ăn thịt, nhện lùn, nhện nhảy, nhện lưới, nhện linh miêu… đều ăn sâu bọ, rệp, sâu bướm, châu chấu, ruồi giấm. Dù sống trên cạn hay dưới nước, nhện đều rất giỏi trong việc săn mồi là các loài sâu bọ, côn trùng khác. Một con nhện trưởng thành có thể ăn tới 15 con mồi mỗi ngày.
2.2 Bọ xít
Thật ra tên của loại côn trùng này chẳng liên quan đến họ hàng bọ xít mà chúng thuộc chi Nabis. Chúng là một loài săn mồi, bắt hầu hết mọi loài côn trùng nhỏ hơn mình hoặc ăn thịt lẫn nhau khi không có thức ăn khác.
Bọ xít ăn rầy, sâu bướm, bọ trĩ, côn trùng lá, côn trùng thân mềm, ve, sâu bắp cải. Chúng sống trên các loài cây như: Thìa là Ba Tư, thìa là, cỏ linh lăng, bạc hà, cúc hoàng anh…
2.3 Bọ rùa
Đây là nhóm côn trùng đa dạng, chúng có ích ở cả giai đoạn ấu trùng và trưởng thành. Chúng có hình oval với nhiều màu sắc khác nhau: đỏ, vàng hoặc có nhiều chấm đen trên lưng.
Các loại bọ rùa có ích như: Bọ rùa đỏ (Micraspis sp.); bọ rùa vàng (M. crocea); bọ rùa 6 chấm (Menochilus sexmaculatus); bọ rùa 8 chấm (Hamonia octomaculata). Các loài bọ rùa này cả con trưởng thành và ấu trùng của chúng đều ăn rầy nâu trưởng thành, rầy cám (rầy non), trứng rầy, mỗi ngày mỗi con có thể ăn từ 5-10 con rầy hoặc các loại công trùng như: rệp sáp, rệp vừng, bọ trĩ, rệp sò, ruồi trắng, bọ mạt, bọ chét.
2.4 Ong ký sinh
Có thể kể đến các loài ong ký sinh như ong kén nhỏ, ong đen, ong xanh mắt đỏ. Chúng đẻ trứng vào trứng hoặc sâu non. Sau đó trứng ong sẽ phát triển, phá hủy vật ký sinh. Một ngày một con ong có thể đẻ được vài chục trứng.
Ngoài ra còn có một loài ong ký sinh nữa là ong đa phôi ký sinh sâu cuốn lá. Loài ong này đẻ một trứng vào trứng của sâu cuốn lá. Nhưng một quả trứng ong ban đầu này nhanh chóng phân chia thành nhiều trứng, có thể nở thành hơn 200 con ong.
2.5 Kiến
Trên trái đất này, ở đâu có sinh vật thì ở đó có kiến. Hầu hết các loài kiến đều ăn thịt, và món ăn ưa thích là các loài sâu bọ. Tuy nhiên cần lưu ý, trên một số đối tượng sâu bệnh hại, kiến sẽ là ký chủ trung gian gây lây truyền.
2.6 Chuồn chuồn
Có rất nhiều loài chuồn. Chúng có thể bắt mồi ở trên không, hoặc bổ nhào xuống như máy bay trực thăng. Thức ăn của chuồn chuồn đa phần là côn trùng, sâu bọ. Trước sự tấn công của “không lực chuồn chuồn” thì khó có kẻ nào thoát được.
2.7 Muồm muỗm
Trông gần giống châu chấu, cào cào nhưng chúng không ăn thực vật… Chúng thường hoạt động mạnh về đêm và thức ăn ưa thích của chúng là sâu đục thân, bọ rầy lá và bọ rầy thân.
2.8 Bọ đuôi kìm
Bọ đuôi kìm có màu đen bóng, giữa cái đốt bụng có khoang trắng và có điểm trắng đầu đỉnh râu. Chúng thường sống trên ruộng khô và làm tổ dưới đất ở gốc cây lúa. Loài bọ này chui vào các rãnh sâu đục thân đã đục để tìm sâu non. Đôi khi chúng trèo lên lá để tìm mồi sâu cuốn lá. Chúng có thể ăn 20 – 30 con mồi /ngày.
2.9 Bọ ngựa
Đây là một trong những loài săn mồi “hảo hạng”, có lẽ chúng ít khi về không khi vác những “thanh kiếm” răng cưa sắc nhọn đi kiếm mồi, nạn nhân là những loài sâu bọ gây hại cho lúa cũng như cây trồng nông nghiệp.
2.10 Bọ cánh cứng ba khoang
Bọ cánh cứng ba khoang (Ophionea nigrofasciata) là loài côn trùng thân cứng hoạt động mạnh. Sâu non có màu đen bóng, trưởng thành có màu nâu đỏ chúng thường tấn công ổ sâu cuốn lá và các loại sâu non bộ cánh vảy, chúng thường xuất hiện trên cả ruộng lúa và ruộng cây màu.
2.11 Kiến ba khoang
Kiến ba khoang (Paederus fucipes) có màu nâu đỏ, giữa lưng có một vạch lớn màu đen chạy ngang qua tạo thành 1 khoang đen. Chúng thường trú ẩn trong bờ cỏ, đống rơm rạ mục nát ngoài ruộng, chúng làm tổ dưới đất và đẻ trứng. Khi ruộng lúa xuất hiện rầy nâu, sâu cuốn lá, chúng tìm đến chui vào tổ sâu ăn thịt từng con.
Trung bình mỗi kiến ba khoang có thể ăn từ 3-5 con sâu non/ngày. Loài kiến này cũng thường xuất hiện trên ruộng cây màu.
Câu 7:
Khí hậu nhiệt đới gió mùa có hai đặc điểm nổi bật: nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa gió và thời tiết diễn biến thất thường.
Nhiệt độ trung bình năm ở đây trên 20°c. Biên độ nhiệt trung bình năm khoảng 8°c.
Lượng mưa trung bình năm trên 1000 mm nhưng thay đổi tùy thuộc vào vị tr gần biển hay xa biển, vào sườn núi đón gió hay khuất gió. Sê-ra-pun-di nằm ờ sườn phía nam dãy Hi-ma-lay-a là nơi có lượng mưa trung bình cao nhất thế giới (12.000 mm). Mùa mưa (từ tháng V đến tháng X) tập trung từ 70% đến 95% lượng mưa cả năm. Mùa khô (từ tháng XI đến tháng IV), lượng mưa tuy ít nhưng vẫn đi cho cây cối sinh trưởng.
Thời tiết diễn biến thất thường. Mùa mưa có năm đến sớm, có năm đến muộn và lượng mưa có năm ít, năm nhiều nên dễ gây ra hạn hán hay lụt lội.
tham khảo
-Di chuyển :
+ Từ chưa có bộ phận di chuyển -> có bộ phận di chuyển đơn giản -> tiến hoá hơn, phức tạp dần
+ Sống bám -> di chuyển chậm -> di chuyển nhanh
=> Sự phức tạp hoá và phân hoá của bộ phận di chuyển có hiệu quả, thích nghi với điều kiện sống
– Sinh sản :
+ Từ thụ tinh ngoài -> thụ tinh trong
+ Từ đẻ nhiều trứng -> đẻ ít trứng -> đẻ con
+ Phôi phát triển có biến thái -> tiến hoá hơn -> phát triển trực tiếp không có nhau thai -> phát triển trực tiếp có nhau thai
+ Con non không được nuôi dưỡng -> được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ, được học tập thích nghi với cuộc sống
tham khảo
-Di chuyển :
+ Từ chưa có bộ phận di chuyển -> có bộ phận di chuyển đơn giản -> tiến hoá hơn, phức tạp dần
+ Sống bám -> di chuyển chậm -> di chuyển nhanh
=> Sự phức tạp hoá và phân hoá của bộ phận di chuyển có hiệu quả, thích nghi với điều kiện sống
– Sinh sản :
+ Từ thụ tinh ngoài -> thụ tinh trong
+ Từ đẻ nhiều trứng -> đẻ ít trứng -> đẻ con
+ Phôi phát triển có biến thái -> tiến hoá hơn -> phát triển trực tiếp không có nhau thai -> phát triển trực tiếp có nhau thai
+ Con non không được nuôi dưỡng -> được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ, được học tập thích nghi với cuộc sống
- Sự đẻ trứng kèm theo thụ tinh ngoài kém hoàn chỉnh hơn so với sự đẻ trứng thụ tinh trong .
- Sự đẻ con là hình thức sinh sản hoàn chỉnh hơn so với sự đẻ trứng vì phôi được phát triển trong cơ thể mẹ nên an toàn hơn .
- Sự đẻ con ở thú ( thai sinh ) . Đó là dinh dưỡng của phôi nhờ nhau thai nên không phụ thuộc vào môi trường.
Tham khảo
Các hình thức sinh sản ở động vật: sinh sản vô tính (mọc chồi, phân đôi,…) sinh sản hữu tính
Các hình thức sinh sản ở động vật: sinh sản vô tính (mọc chồi, phân đôi,…) sinh sản hữu tính
- Phân biệt:
- Hình 1.4:
+ Dưới nước có: cua, cá, mực, tôm, ngao, sò, ốc, hến,…
+ Trên cạn có: chó, gà, mèo, ếch, nhái, sư tử, hồ, ngựa, trâu,…
+ Trên không có: Chim hải âu, chim bồ câu, én, chim họa mi,…
- Chim cánh cụt có bộ lông không thấm nước, màu giống màu môi trường, lớp mỡ dưới da dày, lông rậm.
→ Giữ nhiệt, dự trữ dinh dưỡng → thích nghi với đời sống ở nơi có khí hậu lạnh giá.
- Động vật vùng nhiệt đới đa dạng và phong phú hơn động vật vùng ôn đới và Nam Cực là vì: khí hậu ở đó nóng, ẩm, thuận lợi cho nhiều loài phát triển. Hơn nữa ở đó có điều kiện tự nhiên thuân lợi như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, nguồn tài nguyên đa dạng,…
- Có. Vì Việt Nam cũng là nước thuộc vùng nhiệt đới.
- SẢN VẬT
- Cam xã Đoài, xoài Bình Định.
- Dưa La, húng Láng, nem Bảng, tương Bần, nước mắm Vạn Vân, cá rô Đầm Sét.
- Lụa này thật lụa Cổ đô
Chính tông lụa cống các cô ưa dùng.
- Xứ Nam nhất chợ Bằng Gồi
Xứ Bắc Vân Khám, xứ Đoài Hương Canh.
- Cổng làng Tò, trâu bò làng Hệ.
- Cua Phụng Pháp, rau muống Hiên Ngang.
- Bưởi Đại Trà, cam Đồng Dụ, gà Văn Cú.
- Chẳng đi nhớ cháo làng Ghề
Nhớ cơm phố Mía, nhớ chè Đông Viên.
- Ai về Hà Tĩnh thì về
Mặc lụa chợ Hạ, uống nước chè Hương Sen.
- Em về Bình Định cùng anh
Được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa.
- Ai về Phú Hội, Phước Thiên
Chôm chôm xóm Hố, sầu riêng xóm Vườn.
- DI TÍCH LỊCH SỬ
- Thà ăn rau má, rau lang
Hơn theo Bá Cừ thác oan uổng đời.
( Năm 1925, Lê Bá Cừ từ Huế vào Quảng Nam mộ phu đưa vào Nam Bộ làm đồn điền đồn điên cao su)
- Bình Lục có núi Con Rùa
Trông sang Ðạm thủy có chùa Ngọc Thanh.
- Hòn Sương không thấp không cao,
Đã từng là chốn anh hào lập thân.
Kìa ai áo vải cứu dân,
Kìa ai ba thước gươm trần chống Tây ?
Chuyện đời thành bại, rủi may,
Hòn Sương cây trải, đá xây bao sờn.
( Hòn sương: Tục danh của núi Trung Sơn, thôn Phú Lạc, huyện lãnh Khê, nay là huyện Tây Sơn, Bình Định, nơi Mai Xuân Thưởng đã lập căn cứ chống Pháp).
- Kéo quân qua cửa Hùng Quan
Chim muôn giọng (tiếng) hót, hoa ngàn hương đưa
Nhớ ai ngơ ngẩn, ngẩn ngơ
Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai .
( Hùng Quan tức cửa Ải Hải Vân tên do vua Lê Thánh Tôn đặt ).
- Hầm Hô có nước trong xanh
Dưới sông cá lội trên cành chim reo.
( Hàm Hô: Địa danh lịch sử của Bình Định liên quan đến chàng Lía, Tây Sơn, thuộc Bình Khê, Huyện Tây Sơn.)
- Hầm Hô có đá khổng lồ
Có hang Bảy Cử, có vò rượu tăm,
( Hàm Hô: Địa danh lịch sử của Bình Định liên quan đến chàng Lía, Tây Sơn, thuộc Bình Khê, Huyện Tây Sơn Hang Bảy Cử: Căn cứ địa của Mai Xuân Thưởng)
- Hàm Hô có cá hóa rồng
Bâng khuâng nhớ đến anh Hùng họ Mai
Vá trời lấp biển cò ai
Ngổn ngang đá chất lớp ngoài lớp trong.
- Khu Đ vô dễ khó ra
Là nơi chôn giặc không tha tên nào.
- Đông Ba, Gia Hội, hai cầu
Có chùa Diệu Đế bốn lầu hai chuông.
- Bình Định có núi Vọng Phu
Có đầm Thị Nại, có cù lao xanh.
- Cổ Loa thành ốc khác thường
Trải bao năm tháng nẻo đường còn đây.
- Ai về thăm huyện Đông Ngàn
Ghé thăm thành ốc Rùa Vàng tiên xây.
- Sa Nam, trên chợ dưới đò
Nơi đây Hắc Đế kéo cờ dựng binh
Bạch Đằng Giang là sông cửa ải
Tổng Hà Nam là bãi chiến trường
Sâu nhất là sông Bạch Đằng
Thanks Thông nhìu