Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Vấn đề đô thị hóa ở Trung và Nam Mỹ:
+ Tốc độ đô thị hóa nhanh nhất thế giới.
+ Tỉ lệ dân đô thị cao (khoảng 80% dân số (năm 2020)).
+ Ở nhiều nơi, đô thị hóa mang tính tự phát làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội, như: thất nghiệp, ô nhiễm môi trường….
- Các thành phố có từ 10 triệu người trở lên ở Trung và Nam Mỹ tập trung chủ yếu ở ven biển như: Mê-hi-cô-xi-ti, Bô-gô-ta, Li-ma, Ri-ô-đê Gie-nê-rô, Xao-pao-lô, Bu-ê-nôt-ai-ret, Xan-ti-a-gô.
Sự phân hóa tự nhiên của khu vực Trung và Nam Mỹ theo chiều bắc - nam thể hiện rõ nét về khí hậu và cảnh quan:
- Đới khí hậu xích đạo cận xích đạo:
+ Phân bố: quần đảo Ăng-ti, sơn nguyên Guy-a-na, đồng bằng La-nốt và đồng bằng A-ma-dôn.
+ Nóng ẩm quanh năm, lượng mưa tăng dần từ tây sang đông; cảnh quan phổ biến là rừng nhiệt đới ẩm và xa van.
- Đới khí hậu nhiệt đới:
+ Phần lớn: Phần lớn eo đất Trung Mỹ và khu vực chí tuyến Nam ở lục địa Nam Mỹ.
+ Nóng quanh năm, lượng mưa tăng dần từ tây sang đông; cảnh quan cũng thay đổi từ hoang mạc, cây bụi đến xavan và rừng nhiệt đới ẩm.
- Đới khí hậu cận nhiệt:
+ Chiếm diện tích nhỏ phía Nam lục địa Nam Mỹ.
+ Mùa hạ nóng, mùa đông ấm; ven biển phía đông có mưa nhiều hơn, thảm thực vật điển hình là rừng cận nhiệt và thảo nguyên rừng, ven biển phía tây mưa rất ít, cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc
- Đới khí hậu ôn đới:
+ Phân bố: phần cực Nam lục địa Nam Mỹ.
+ Mùa hạ mát, mùa đông không quá lạnh. Cảnh quan điển hình là rừng hỗn hợp và bán hoang mạc.
- Thiên nhiên phân hóa đa dạng theo chiều bắc – nam và đông – tây.
- Khí hậu chủ yếu nằm trong đới nóng và đới ôn hòa.
Sự phân hóa tự nhiên theo chiều đông – tây ở Trung và Nam Mỹ:
* Ở Trung Mỹ
- Sườn phía đông eo đất Trung Mỹ và các quần đảo: mưa nhiều, rừng rậm nhiệt đới bao phủ.
- Sườn phía Tây eo đất Trung Mỹ: mưa ít nên phát triển xavan và rừng thưa, cây bụi.
* Ở Nam Mỹ
Sự phân hóa tự nhiên theo chiều đông – tây thể hiện rõ nét ở các khu vực địa hình:
- Phía đông là các sơn nguyên:
+ Sơn nguyên Guy-a-na hình thành từ lâu đời và bị bào mòn mạnh, trở thành một miền đồi và núi thấp; khí hậu nóng ẩm, rừng rậm rạp.
+ Sơn nguyên Bra-xin có bề mặt bị cắt xẻ, cảnh quan rừng thưa và xa van là chủ yếu.
- Ở giữa là các đồng bằng rộng và bằng phẳng (La-nốt, A-ma-dôn, La Pla-ta và Pam-pa).
+ Đồng bằng A-ma-dôn: đồng bằng rộng và bằng phẳng nhất thế giới, nằm trong khu vực khí hậu xích đạo nóng ẩm, mưa nhiều quanh năm nên toàn bộ đồng bằng được rừng rậm bao phủ.
+ Các đồng bằng còn lại có mưa ít nên thảm thực vật chủ yếu là xa van, cây bụi.
- Phía tây là miền núi An-đét:cao trung bình 3 000 – 5 000 m, gồm nhiều dãy núi, xen giữa là các thung lũng và cao nguyên. Thiên nhiên có sự khác biệt rõ rệt giữa sườn đông và sườn tây.
Khu di tích Mỹ Sơn mang kiến trúc đặc trưng của người Chăm cổ
- Chính thức nằm trong số những Di sản văn hóa thế giới vào năm 1999, là thành tích đáng kể mà khu di tích Mỹ Sơn có được.
- Đây chính là khu đền tháp đặc trưng của điêu khắc Chăm cổ, được phát hiện vào năm 1898 bởi học giả người Pháp là M.C.Paris. Toàn bộ khu di tích nằm trong khu vực thung lũng Mỹ Sơn thuộc địa phận của xã Duy Phú, Duy Xuyên của Quảng Nam.
- Quay về lịch sử từ thế kỷ thứ 4 thì khu vực này được xây dựng là quần thể với hơn 70 ngôi đền tháp, sở hữu nhiều kiến thức đầy độc đáo. Nó là nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc đặc trưng của dân tộc Chăm. Được biết tới là đền đài chính, nổi bật của đại Hindu – Ấn Độ giáo nằm tại khu vực Đông Nam Á, đồng thời cũng là di sản duy nhất của người Việt ở thể loại này nên vô cùng quý giá.
Thông tin:
Theo khảo sát thì 11% mặt đất, tương đương với 23 triệu km2, được bao phủ bởi băng. 97% bề mặt và 99,75% khối lượng băng hiện nay nằm ở Nam Cực và Greenland. 7 triệu km2 bề mặt đại dương được bao bọc bởi băng,75% lượng nước ngọt trên thế giới được "lưu giữ" trong băng. Trong thời kỳ băng hà, băng bao phủ tới 38% mặt đất. Lượng băng ở Nam cực bao phủ một bề mặt rộng lớn hơn cả Châu Âu, độ dày trung bình của lượng băng này là 2.200 m, trong khi đó, ở một số nơi độ dày lên tới 5.000 m. Vào mùa xuân, khi nhiệt độ không khí tăng lên, những khối băng bắt đầu vỡ và các dòng nước tự do được hình thành. Khi nhiệt độ tăng cao hơn, dưới sức ép của sóng và gió, các khối băng này bắt đầu đứt gãy ở rìa các khối băng, tạo thành những khối băng trôi nổi mà chúng ta vẫn quen gọi với cái tên "tảng băng trôi". 90% tảng băng trôi nằm ở phía dưới mặt nước, do đó, những gì mà chúng ta nhìn thấy phía trên mặt nước chỉ là một phần rất nhỏ của tảng băng trôi mà thôi. Những tảng băng trôi xuất phát từ Bắc Cực thường không đều, trong khi đó, băng trôi ở Nam Cực lại khá lớn với bề mặt khá bằng phẳng, mặt cắt dựng đứng. Có núi băng rộng hàng chục km, dài khoảng 600 km, nhưng phần nhô lên khỏi mặt nước chỉ cao khoảng 60 đến 90 m.
Đây cũng là mối hiểm họa lớn của bà mẹ biển cả, điển hình như sự kiện con tàu Titanic nổi tiếng chìm vào ngày 14/4/1912 vì va phải tảng băng lớn hơn nó tới hàng ngàn lần. Nhiệt độ bên trong tảng băng trôi dao động từ -10 đến -5 độ C, tuy nhiên, nó cũng chịu tác động từ môi trường. Một tảng băng trôi nhỏ với chiều dài khoảng 30m, rộng 20m và cao 200m có thể cung cấp tới 180 triệu lít nước - đủ để cung cấp nước cho một thành phố công nghiệp trong 1 ngày.
Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính,… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực). Biến đổi khí hậu trên trái đất khiến băng tan nhanh chóng và mực nước biển dâng cao. Việc này vô cùng nghiêm trọng. Thậm chí có thể khiến nhiều thành phố ven biển biến mất. Trong đó có cả những thành phố thuộc Việt Nam.
Ví dụ em sống ở thủ đô Hà Nội (số liệu năm 2020):
- Số dân: 8,24 triệu người.
- Mật độ dân số: 2 455 người/km2.
- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên 12,47%.
- Các dòng nhập cư vào Bắc Mỹ:
+ Người da trắng gốc châu Âu (Anh, Pháp, Đức và Hà Lan) thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it.
+ Người da đen thuộc chủng tộc Nê-grô-it từ châu Phi.
+ Các dòng nhập cư tự nguyện từ châu Âu, châu Á, khu vực Trung và Nam Mỹ.
- Những thuận lợi và khó khăn do dòng người nhập cư đem lại:
Thuận lợi
+ Giảm thiểu tình trạng thiếu lao động.
+ Đem lại sự đa dạng, phong phú về văn hóa ở Bắc Mỹ.
Khó khăn
+ Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm tăng.
+ Gia tăng chi phí cho các dịch vụ giáo dục, y tế và điều kiện sống.
- Bắc Mỹ là khu vực có thành phần chủng tộc đa dạng vì: Bắc Mỹ có lịch sử nhập cư lâu dài, đồng thời các chủng tộc ở Bắc Mỹ đã hòa huyết, tạo nên các thành phần người lai.
Đặc điểm tự nhiên khu vực Bắc Á:
- Địa hình: 3 khu vực chính (Đồng bằng Tây Xi-bia, cao nguyên Trung Xi-bia và miền núi Đông và Nam Xi-bia).
- Khí hậu: ôn đới lục địa.
- Sông ngòi: mạng lưới dày đặc, nhiều sông lớn (Lê-na, I-ê-nít-xây, Ô-bi,...) chảy từ nam lên bắc, đóng băng mùa mùa đông, lũ trùng vào mùa xuân.
- Các đới thiên nhiên chính: cực và cận cực, ôn đới.
Đặc điểm tự nhiên khu vực Trung Á:
- Địa hình: có các hệ thống núi bao bọc xung quanh.
- Khí hậu: mang tính chất ôn đới lục địa gay gắt.
- Sông ngòi: có 1 số con sống lớn (sông Xưa Đa-ri-a, sông A-mu Đa-ri-a).
- Các đới thiên nhiên chính: ôn đới và cận nhiệt.
Xao Pao-lô là thành phố lớn nhất của Brazil với diện tích lên đến 1 523 km2 và khu vực đông dân nhất Nam Mỹ, đứng thứ 13 trong danh sách các thành phố đông dân nhất trên thế giới với 12 triệu người (2019).
Là một trong những thành phố năng động và phồn hoa nhất trên thế giới, Xao Pao-lô là nơi giao thoa giữa nhiều nền văn hóa khác nhau. Thành phố hấp dẫn du khách bằng vẻ đẹp của sự đa dạng, thể hiện qua phong cách kiến trúc độc đáo, nghệ thuật ẩm thực phong phú, các lễ hội sôi động... Bên cạnh đó, Xao Pao-lô còn nổi tiếng với hình ảnh những tòa cao ốc chọc trời, những đại lộ tắc nghẽn giao thông và thói quen sử dụng trực thăng để đi lại hàng ngày của giới thượng lưu...