Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Truyền thống là những giá trị tốt đẹp được hình thành trong quá trình tồn tại và phát triển của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, được mọi người thực hiện. Truyền thống của gia đình, của dòng họ là: Nghề nghiệp, học tập, đạo đức, văn hóa.
Câu 5: Câu tục ngữ: “Học một biết mười.” nói về truyền thống nào dưới đây?
A. Truyền thống yêu nước.
B. Truyền thống hiếu học.
C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.
D. Truyền thống đoàn kết.
Câu 6: Gia đình bạn A luôn động viên con cháu trong gia đình theo ngành Y để chữa bệnh cứu
người, nối tiếp truyền thống của thế hệ trước trong gia đình. Việc làm đó thể hiện điều gì?
A. Kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
B. Yêu thương, động viên con cháu trong gia đình, dòng họ.
C. Giúp đỡ, khích lệ con cháu trong gia đình, dòng họ.
D. Quan tâm động viên con cháu trong gia đình, dòng họ.
Câu 7: Quan tâm, giúp đỡ người khác, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người
khó khăn, hoạn nạn là khái niệm nào dưới đây?
A. Yêu thương con người.
B. Giúp đỡ người khác.
C. Thương hại người khác.
D. Đồng cảm và thương hại.
truyền thống hiếu học của gia đình xxx. Học hỏi đc sự chăm chỉ và sự cố gắng
Học sinh tích cực tham gia giữ gìn và phát huy truyền thống hiếu học của gia đình khi tích cực học tập rèn luyện.
Tham khảo:
Giáo sư - Bác sĩ Tôn Thất Tùng (1912-1982). Ông là bác sĩ nổi tiếng trong lĩnh vực gan và giải phẫu gan. Ngoài công trình được xem là phát minh kinh điển về cách phân chia mạch máu trong gan gửi về Viện hàn lâm Pháp, được tặng huy chương Bạc của Trường Đại học Tổng hợp Paris, ông còn để lại 123 công trình khoa học khác trong y văn thế giới.
Ông là người đầu tiên nghiên cứu thành công phương pháp "cắt gan có quy trình", còn được gọi là "phương pháp mổ gan khô" hay "phương pháp Tôn Thất Tùng". Phương pháp này được đưa vào "Bách khoa thư Nội thương – Phẫu thuật" của Pháp và được in trong "Chọn lọc các Tài liệu sản khoa và phẫu thuật" của Mỹ.
Cố Giáo sư Tôn Thất Tùng được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, Viện sĩ Viện Hàn lâm Y học Liên Xô. Ngoài ra, ông còn được Viện Hàn lâm phẫu thuật Paris tặng Huy chương Lannelongue cho nhà phẫu thuật xuất sắc nhất thế giới. Ông cũng là người có công lớn trong việc đào tạo đội ngũ các thầy thuốc có y đức, giỏi chuyên môn.
Ba người con của ông là Tôn Nữ Ngọc Trân, Tôn Nữ Hồng Tâm và Tôn Thất Bách đều tiếp nối sự nghiệp cha bước vào ngành Y. Trong đó, nổi tiếng nhất là Phó Giáo sư, Viện sĩ, Bác sĩ Tôn Thất Bách (1946 - 2004), nguyên Hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội, nguyên Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội. Ông là chuyên gia đầu ngành về tim mạch của Việt Nam và thế giới; Được phong Phó Giáo sư Y học, Nhà giáo Nhân dân, Viện sỹ Viện hàn lâm ngoại khoa Pháp, Viện sỹ Viện hàn lâm khoa học New York, Tiến sĩ danh dự Trường Đại học Lille - Pháp, Tiến sĩ danh dự trường Đại học Odessa - Ukraina...
Có thể nói gia đình cố Giáo sư Tôn Thất Tùng đã ghi danh mình vào lịch sử y học cả ở Việt Nam và trên thế giới.
Tinh thần hiếu học là tinh thần đáng quý, nó góp phần tạo nên nền tảng về tri thức cho con người, một đất nước muốn giàu mạnh phải có sự học hỏi, đúng như Chủ Tịch Hồ Chí Minh của chúng ta đã từng nói: “ Đất nước Việt nam có giàu mạnh, cũng phần lớn dựa vào công học hành của các cháu”, chính học tập là con đường giúp cho đất nước của ta hội nhập với thị trường thế giới, để sánh vai với các cường quốc năm châu.
Trong xã hội chúng ta thấy rất nhiều tấm gương hiếu học như thầy Nguyễn Ngọc Ký, mặc dù không có tay nhưng với tinh thần ham học hỏi, kiên cường trong cuộc sống của mình, bất chấp những khó khăn về hình thể, thầy vẫn quyết tâm học hỏi và trở thành người thầy đáng kính trọng. Những điều đó thật đáng tự hào, đáng được khen ngợi.
Tuy nhiên trong xã hội cũng xuất hiện những con người không có tinh thần học hỏi, nhất là đối với lứa tuổi học sinh, vẫn còn rất nhiều người ham chơi, không có tinh thần học hỏi, chỉ muốn tận hưởng những thú vui mà quên đi nhiệm vụ to lớn là học tập, để rồi rơi vào con đường tệ nạn, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Là học sinh mỗi chúng ta cần phải nêu cao tinh thần ham học hỏi, phát triển và giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình để có được điều kiện học tập.
Mỗi chúng ta cần phải ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình với sự nghiệp học tập, nâng cao và bổ sung tri thức của bản thân, có như vậy, chúng ta mới thực sự trở thành những con người có ích cho xã hội, được xã hội coi trọng.
iểu hiện trước hết của truyền thống hiếu học là tinh thần ham học hỏi, thích hiểu biết một cách tự nguyện và bền vững..Người hiếu học là người có nhu cầu học tập suốt đời. Bởi sự học như chiếc thang không nấc chót và cũng như người đi trên con thuyền ngược dòng, chỉ có tiến lên phia trước mà không được phép dừng lại vì đứng lại đồng nghĩa với tụt hậu. Lênin cũng dạy rằng: Hoc! Học nữa! Học mãi! Đặc biệt trong thời đại kinh tế tri thức hôm nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, kiến thức bùng nổ và tăng lên theo cấp số nhân thì việc rèn luyện kỹ năng học một cách chuyên nghiệp càng là một điều bắt buộc.Với ý thức: ”Học nhi bất yếm, Hối nhân bất quyện” (Học không biết chán, dạy người không biết mỏi), ông bà ta xưa dù nghèo mấy cũng cố cho con đi học kiếm dăm ba chữ để làm người. Lịch sử dân tộc đã từng biết đến rất nhiều tấm gương hiếu học của các bậc hiền tài, đức cao đạo trọng như: Lý Công Uẩn, Trần Hưng Đạo, Chu Văn An, Mạc Đĩnh Chi, Lương Thế Vinh, Lê Thánh Tông, Phùng Khắc Khoan, Lê Quý Đôn, Hồ Chí Minh,… và rất nhiều ông đồ Nghệ - những người đã làm nên cốt cách Hồng Lam… Cùng không ít dòng họ hiếu học trên khắp mọi miền đất nước…
Biểu hiện thứ hai của truyền thống hiếu học là thái độ luôn coi trọng sự học, coi trọng người có học. Ở nước ta, tư tưởng coi đọc sách là thanh cao là quan niệm rất phổ biến đối với các nhà Nho. Dĩ nhiên nếu thái quá sẽ trở nên tiêu cực. Việc đề cao giá trị của trí tuệ, thái độ trân trọng việc học hành cũng là điều được dân gian hết sức quan tâm:
Ai nhanh mk tick cho