Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mỗi một món quà tặng với em đều vô cùng ý nghĩa. Nhân dịp sinh nhật lần thứ mười của em, em đã được bố tặng cho chú gấu bông Doremon, là nhân vật hoạt hình mà em thích nhất và chú cũng rất đáng yêu.
Chú to bằng một nửa người của em. Chú Doremon ấy không có bộ lông xù mềm mại như những chú gấu bông khác mà là một lớp lông bằng vải cô-tông phẳng lì, nhưng bù lại bên trong, chú được nhồi rất nhiều bông mềm, khiến chú phồng to lên trông mũm mĩm, đáng yêu và ôm vào mềm mại, êm vô cùng. Chú gấu bông này giống hệt như trong phim vậy. Chú cũng có màu da xanh lam nhạt, khuôn mặt, hai tay, hai chân và phần bụng thì màu trắng. Cái đầu chú nhẵn nhụi, không có tai, khiến cho em nhớ về tiểu sử hài hước về đôi tai bị chuột cắn mất của chú. Đôi mắt chú to, tròn, đen láy được thiết kế đầy cầu kì nên trông giống như thật vậy, cùng với chiếc mũi tròn màu đỏ như quả sơ-ri, lấp lánh trên khuôn mặt tròn to. Cái miệng rộng, hai bên ria mép được khâu tinh xảo, chú nở nụ cười tươi toe toét để lộ cái lưỡi hồng xinh xắn bên trong. Thân chú thấp mà to, cái bụng tròn tròn, phình ra dễ thương, ở giữa có chiếc túi thần kì chứa biết bao những món bảo bối kì diệu. Trước cổ chú Doremon ấy có chiếc chuông vàng, mỗi khi ôm chú nựng nựng, chiếc chuông ấy lại rung lên phát ra tiếng kêu nhè nhẹ rất vui tai. Đôi tay tròn tròn không có ngón tay cùng hai chân to như hai cái bánh mì nhỏ, đằng sau là chiếc đuôi ngắn đỏ chót khiến chú càng thêm đáng yêu.
Em rất yêu quý chú Doremon ấy. Em thường ôm chú khi ngủ, khi học bài. Mỗi lần ôm chú, em đều nhớ về tuổi thơ với những tập phim ý nghĩa, vui vẻ, với hình ảnh một chú mèo máy thông minh, lém lỉnh, hay giúp đỡ bạn bè. Chú như trở thành một người bạn của em, giúp em bớt cô đơn. Mỗi khi em buồn, nhìn vào gương mặt đang nở nụ cười rạng rỡ của chú, em lại cảm thấy vui vẻ và yêu đời hơn. Chú thật sự là một chú gấu bông tuyệt vời.
Em rất yêu quý chú gấu bông của em, vì còn là món quà bố tặng nên em càng trân trọng chú hơn. Em sẽ luôn giữ gìn và bảo vệ chú gấu đáng yêu ấy. Có lẽ chú sẽ luôn là người bạn em mang theo bất cứ nơi đâu sau này.
Trong chiếc tủ đựng sách của em có riêng một tủ đựng đồ chơi mà em để dành từ lúc bé đến bây giờ. Đồ chơi nào em cũng giữ gìn cẩn thận, vì nó gắn liền với nhiều kỉ niệm. Tuy nhiên em vẫn thích nhất là cặp đôi lật đật mà mẹ tặng cho em sinh nhật hồi 6 tuổi.
Ngày đó em chưa đủ lớn để hỏi tại sao mẹ lại tặng hai con lật đật cho em nữa. Sau này mẹ mới bảo rằng ngày đó em giống như con lật đật, tròn tròn, đáng yêu, hay chạy nhảy, tự ngã lên và tự đứng dậy.
Hai con lật đật của em là một đôi nên có màu sắc giống nhau, chỉ có kích cỡ khác nhau. Mẹ bảo một con là mẹ và một con là con. Con lật đất phải mẹ cao hơn lật đật con một cái đầu. Thực ra hình dáng lật đật giống như số 8, vòng trên bé hơn vòng dưới. Cái đầu của lật đật và thân đều là hình tròn. Nhưng cái đầu nhỏ hơn cái thân một chút để tạo nên sự cân xứng.
Hai con lật đật đều có màu xanh da trời, nhìn rất dịu mắt. Trên gương mặt của lật đật có hai con mắt to và tròn, long lanh như đang nhìn em âu yếm. Cái môi chúm chím màu đỏ nhìn rất dễ thương. Lật đật ít khi mà đứng một chỗ, vì nó không có chân. Lúc ở nguyên một chỗ thì lật đật lắc lư bên này sang bên kia để lấy sự cân bằng. Mặc dù em có xô ngã lật đật thì nó vẫn tự đứng lên được. Đó là đặc điểm riêng có của đồ chơi lật đật.
Những lúc buồn, em thương mang hai con lật đật ra và chơi. Cứ chốc chốc xô nó ngõ rồi thích thú nhìn nó tự đứng lên. Lúc ấy mọi nỗi buồn trong em đều tan biến đi đâu mất vì có hai người bạn thân thiết này bên cạnh.
Lật lật được để trên nóc tủ cao để mỗi lần ngồi học em có thể ngắm nhìn để lấy cảm hứng học bài. Nhiều lúc đi ngủ em cũng ôm lật đật vào lòng và ngủ ngon lành.
Em rất yêu thích hai con lật đật này. Em sẽ giữ nó mãi để làm món quà kỉ niệm của mẹ, cho tuổi thơ.
Các bạn ạ, tuổi thơ chúng ta ai cũng gắn liền với những đồ chơi quen thuộc như búp bê, gấu bông, lật đật,…. Mỗi người đều có sở thích riêng về đồ chơi. Với tôi, món đồ chơi mà tôi thích nhất đó là chú gấu bông đấy.
Lần ấy, bố đi công tác về tặng tôi một món quà trong chiếc hộp kín. Tôi rất hồi hộp không biết đó là gì. Khi mở hộp ra tôi reo lên vì sung sướng: "Ôi, chú gấu bông dễ thương quá!” Đó là một chú gấu nhồi bông mà tôi ước mơ bấy lâu. Chú ta có bộ lông trắng mịn và mượt như nhung, khi sờ tay vào ta có cảm giác như đang sờ vào tấm vải lụa mềm và mát rượi. Gấu ta khoác một chiếc áo màu đỏ tươi có điểm vài hạt cườm lấp la lấp lánh. Cái đầu chú tròn tròn như trái bưởi, đôi tai cũng tròn tròn vểnh lên trông thật là ngộ nghĩnh! Đôi mắt chú đen láy, tròn xoe như hạt nhãn. Thân hình chú ôm rất vừa tay nên tôi thường ôm chú ta mỗi khi đi ngủ.
Những lúc ấy, bốn cái chân mập ú na ú nu của chú cứ dang ra như thể đòi tôi âu yếm vậy. Miệng chú nhỏ nhắn và đỏ hồng trông thật đáng yêu. Trên cổ chú là chiếc nơ màu đỏ được thắt hình con bướm trông yêu ơi là yêu. Mỗi tối học bài xong tôi lại dành thời gian để chơi với gấu bông. Tôi đặt cho cái tên là Daddy. Mỗi khi tôi ôm chú vào lòng và thơm lên đôi má mịn màng của Daddy trông chú ta có vẻ thích thú lắm.
Bây giờ tôi đã lớn và có nhiều thứ đồ chơi khác nhưng Daddy vẫn là người bạn thân thiết nhất của tôi. Tôi luôn giữ gìn chú cẩn thận vì đó là món quà bố tặng tôi: người luôn muốn con mình được vui vẻ và thoải mái
C1 :
Em yêu trường em, với bao bạn thân và cô giáo hiền, bao muôn vàn yêu thương. Thật vậy, em rất yêu trường em. Nhưng em yêu nhất cảnh trường em trước buổi học.
Buổi sáng, em thích đến trường sớm để ngắm toàn cảnh ngôi trường. Trong ánh bình minh, dường như trường rộng hơn, sân trường rộng rãi, yên ắng và sạch sẽ. Ba dãy lớp học xếp hình chữ U với những bức tường sơn vàng và những cánh cửa kính sáng choang làm cho trường em thêm lung linh huyền ảo. Bây giờ sắp sang mùa hè, những cây phượng đã nở những chùm hoa đỏ rực cả góc sân trường. Những bác bàng vươn cao, xoè những chiếc lá to mỡ màng. Trên thân cây, trường em còn treo rất nhiều những câu châm ngôn, tục ngữ như để khuyên chúng em sống tốt hơn. Mỗi khi cơn gió nhẹ thoảng qua, lá cây đung đưa, rì rào như thì thầm tâm sự. Giữa sân trường, lá cờ đỏ sao vàng vẫn tung bay trước gió như gọi mọi người tiến lên phía trước. Đây đó, có những bồn hoa nhỏ. Hoa hồng, hoc cúc, hoa mười giờ đua nhau khoe sắc và toả hương tô điểm cho trường em thêm đẹp. Trên những cánh hoa còn đọng lại vài giọt sương long lanh như hạt ngọc.
Lúc này, ông mặt trời như một quả bóng bay mềm mại đang từ từ lên cao, toả những tia nắng dịu dàng như những dải lụa đào xuống khắp sân trường cũng là lúc các bạn học sinh đến lớp. Trong lớp học, thấp thoáng các bạn đang lau bảng, quét lớp. Sân trường đông dần, Tiếng nói, tiếng cười ồn ào. Bạn vào lớp, bạn nán lại sân chơi. Có nhiều bạn ngồi dưới gốc cây tranh thủ ăn nốt phần quà sáng. Chợt tiếng trống ngân vang rộn rã. Chúng em nhanh chân như những chú thỏ trắng xếp hàng vào lớp, chuẩn bị cho 15 phút truy bài đầu giờ. Một ngày học tập chính thức bắt đầu.
Mỗi ngày trôi qua, ngôi trường như ngôi nhà thứ hai của em. Ở đó, em được học tập, vui chơi. Ở đó, em có bao bạn bè thân quen, có các thầy cô, những người đã trao cho em bao kiến thức và cả tình thương vô bờ bến. Quang cảnh trường em trước buổi học mãi mãi để lại trong em những ấn tượng sâu sắc nhất của tuổi học trò.
Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kỉ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.
Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nhiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cửa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.
Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.
Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm "lận đận" với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói: "Chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học". Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.
Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống Mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một và bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn xao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.
Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những trò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ông và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi: "Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẻ với con". Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.
Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điểm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói: "Thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẫu cho các bạn noi theo....". Thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. Tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.
Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn:
"Ngọc không mài không sáng, người không học không tài."
BN THAM KHẢO NHA:
Ngoài tình thương yêu bao la của bố mẹ dành cho, em còn sống và lên trong lời ru êm ái và tình thương của ngoại nữa. Đêm nào, em cũng đi sâu vào giấc ngủ một cách ngon lành bởi những câu chuvện cổ tích thần kì của bà.
Ngoại em năm nay tròn bảy mươi tuổi. Bà có khuôn mặt rất hiền từ, da hơi nhăn nheo, đôi mắt mỏi mòn sâu thẳm vì bà đã hi sinh cả đời cho con, cho cháu. Bà thường an ủi, động viên cháu, cho cháu từng cái bánh, quả cam, kể cho cháu nghe những câu chuyện “Ngày xửa, ngày xưa”.
Mỗi buổi tối ăn cơm xong em thường nằm trong lòng bà trên chiếc võng ngoài hiên nhà nhìn sao trời lấp lánh trong đêm. Em được bà kể chuyện cổ tích. Bà kể rằng: “Ngày xưa có đôi bạn Bê Vàng và Dê Trắng sống bên nhau thân thiết. Năm ấy trời hạn hán rừng cây trơ trọi, ruộng đồng nứt nẻ, mọi người khốn khổ”. Kế đến đây nét mặt bà đượm buồn, dường như bà đang chia sẻ nỗi khổ đau với người trong truyện. Bà kế tiếp: “Tới buổi mai hôm nọ, khí trời oi ả, nóng nực, Bê Vàng thức dậy quyết định ra đi tìm cỏ nuôi bạn. Bê Vàng đi mãi,, đi mãi chẳng thấy cỏ đâu. Thế là Bê Vàng quên đường về”. Nước mắt bà rưng rưng làm em cũng buồn theo thương Bê Vàng quá. Em hỏi:
- Thế rồi sao nữa hả bà?
Thế rồi “Giữa cánh rừng hoang vắng, sợ không gặp lại Dê Trắng, từng giọt nước mắt lăn dài trên má Bò Vàng. Ngày lại qua ngày dê Trắng không thấy bạn trở về nên bèn đi tìm bạn, đi mãi mà không thấy Bò Vàng đâu cả”. Kể đến đây giọng bà như nghẹn lại. Nhìn nét mặt và cử chỉ của bà trong lúc đang kể chuyện em tưởng như bà là một diễn viên đã nhập vai. Ngoài câu chuyện trên, bà còn kể cho em nghe nhiều câu chuyện cổ tích thật thú vị mà em vẫn còn nhớ mãi.
Xa bà, em sẽ nhớ lắm. Em mong bà sống thật lâu đế dạy bảo em những điều hay lẽ phải và kể cho em nghe những câu chuyện ngày xưa.
THẤY HAY THÌ K CHO MK NHA MN!
CHÚC BN HC TỐT!
Con sông Hồng chảy qua quê hương em, giữa các bãi mía, bờ dâu xanh ngắt. Mặt sông thường đỏ như màu gạch non nên mới mang tên là sông Hồng. Dòng sông đẹp như một dải lụa đào vắt ngang lên tấm áo màu xanh của đồng bằng Bắc Bộ. Con sông này đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng em. Em và con sông đã trở nên thân thiết. Con sông này đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng em.
Những buổi sáng đẹp trời, con sông Hồng mới nhộn nhịp làm sao. Từng đoàn thuyền đánh cá giong buồm thả lưới trắng xóa cả mặt sông. Tiếng hò, tiếng hát vạng lên. Trên sông tấp nập những đoàn thuyền đi lại như mắc cửi. Hai bên bờ, trên lá cỏ non còn đọng lại những hạt sương đêm như những hạt ngọc bé xíu long lanh, cỏ còn đẫm ướt sương mai mà các bà, các chị xã viên đã ra tỉa bắp, hái dâu. Bình minh chan hòa trên mặt sông.
Buổi trưa, trẻ em rủ nhau ra vùng vẫy, tắm rửa. Gác em té nước vào nhau cười như nắc nẻ. Chúng lặn hụp khéo léo như những con cá heo. Sông ôm chúng vào lòng, ôm lấy những đứa trẻ hồn nhiên, vui tươi và nghịch ngợm ấy. Sông dịu dàng với chúng như một bà mẹ đối với đàn con. Những cụ già râu tóc bạc phơ dắt đàn cháu ra sông tắm rửa. Những bà mẹ tất bật mang quần áo, chiếu màn ra giặt giũ. Những chiều hè hay những buổi tối sáng trăng, em và các bạn bơi thuyền lênh đênh trên mặt sông câu cá, cất vó hoặc nằm trên sạp thuyền ca hát, ngâm thơ cho nhau nghe. Buổi tối dưới trăng, em và chúng bạn bơi thuyền ra giữa sông, buông chèo rồi mặc cho nó trôi lênh đênh. Sóng vỗ ì oạp vào mạn thuyền như hát cho chúng em nghe, ru cho chúng em ngủ.
Gió mát, trăng sáng, trời nước mênh mông, chúng em thiếp đi lúc nào không biết. Thuyền lênh đênh trên sông nước, trôi dạt vào bờ dâu, bãi cỏ. Sáng dậy, mọi người đều ngơ ngác, không hiểu mình lạc vào đâu và bắt đầu chèo thuyền ngược lại về nhà. Dòng sông Hồng êm ả chảy xuôi. Mọi người đều say sưa ngắm nhìn mặt sông một cách thích thú. Hai bên sông là những thảm cỏ xanh rờn. Chỗ kia là một chiếc tàu địch bị bắn cháy hồi Pháp thuộc, dấu tích còn để lại đến ngày nay. Mọi người vừa chèo vừa ngắm cảnh, chẳng mấy chốc thuyền đã về đến bến.
Dòng sông Hồng này đã để lại trong em những kỉ niệm êm đềm. Nhớ ngày nào em mới lên ba, mẹ dắt ra sông tắm. Em sợ và hét lên, mếu máo khóc. Hồi em học lớp Một, em đã để lại ở con sông này một kỉ niệm khó quên. Hồi đó, em chưa biết bơi, các bạn rủ ra sông tắm, Chúng em đùa nghịch ở ngay cạnh bờ chứ không dám ra xa. Chiếc nón “tốt đỏ” mà mẹ mua cho sáng nay chưa có quai, em đội lủng liểng trên đầu bị gió thổi trôi ra giữa sông. Em hốt hoảng vội nhào ra nắm lấy nhưng không kịp nữa rồi. Nón trôi ra xa lắm không thế nào lấv lại được. Tiếc quá, em nhào ra, hẫng chân, chới với giữa sông. Lũ bạn em đều không ai biết bơi kêu cứu toáng lên.
Vừa lúc ấy, thầy giáo em đi qua, thấy chỏm tóc em bập bềnh trên mặt nước, bèn nhảy xuống vớt em lên. Thầy nắm chỏm tóc kéo vào đến chỗ cạn rồi bế thốc em chạy lên bờ. Thầy dốc người em lên rồi làm hô hấp nhân tạo. Mãi một lúc sau, em mới tỉnh (nghe các bạn kể lại). Thầy bế em về nhà. Về đến nhà, bố mẹ em đưa em đến trạm xá. Hái ngay sau em về và lại cùng các bạn ra sông tắm như ngày nào. Dòng sông mát lạnh vỗ về em như là xin lỗi em thì phải. Dòng sông ơi! Sông không có lỗi gì đâu. Chính ta mới là người có lỗi đấy, sông ạ!
Ôi dòng sông! Dòng sông của quê hương, của đất nước, dòng sông đẹp dịu dàng khi những ngày nắng dịu, sông trắng xóa những đợt mưa rào mùa hạ, sông đỏ ngầu, ầm ầm chảy xiết khi nước lũ tràn về. Con sông Hồng quê hương tôi là thế đấy.
Tuổi thơ ai cũng được đắm mình với lời du ngọt ngào của mẹ, được vui chơi trong thế giới cổ tích đầy mầu sắc của bà, được thả hồn vào tiếng sao vi vu, câu hò trong veo ven sông và dòng sông quê nơi ấp ủ bao kỷ niệm êm đềm.
Dòng sông rộng mênh mông, uấn khúc như một chú trăn xanh lớn cuần cuận đỏ ra biển cả. Nước sông xanh mát lành gợn sóng lăn tăn. Buổi sớm mai, ông mắt trời chiếu những tia nắng hồng yếu ớt xuống mặt sông. Mặt nước óng ánh, lấp lánh tưởng như dòng sông mặc chiếc áo lụa đào. Trưa xuống, ánh nắng trở lên chói chang, gay gắt. Dòng sông như đổ lửa, dòng lửa cuồn cuộn chảy ấp vào những rặng tre ven bờ. Chiều chiều mặt sông xanh biếc, gợn sóng lăn tăn. Lũ trẻ chúng tôi nhảy xuống tắm, đùa nghịch, vùng vẫy. Khi màn đêm buông xuống, chúng tôi chèo thuyền ra giữa sông ngắm trăng. Ánh trăng lung linh soi sáng xuống dòng sông. Sóng lăn tăn đập vaò mạn thuyền như ru chúng tôi ngủ.
Sông luôn là nỗi nhớ niềm thương của những người xa quê. Con sông yêu thương con sông thân thiện biết bao. Dù sau này có đi đâu, tôi luôn nhớ về quê, nhớ về dòng sông tuổi thơ nơi in dấu bao kỷ niệm.
Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp. Đó là con sông hiền hoà, cánh đồng thẳng cánh cò bay… Nhưng thân thuộc với em nhất có lẽ là con đường quen thuộc từ nhà đến trường.
Con đường tới trường là một con đường nhỏ được rải đá. Hai bên đường là hai hàng cây xanh mát. Buổi sáng con đường rộn rã hẳn lên. Hình như tất cả lũ trẻ trong xóm em đều có mặt trên đường. Chúng chia thành những nhóm nhỏ tung tăng đến trường. Tiếng nói chuyện ríu rít xen lẫn tiếng cười vui vẻ làm con đường thêm rộn rã, tươi vui.
Buổi trưa, đường lạnh lùng ít được hỏi han. Lúc ấy, con đường yên lặng như chìm trong giấc ngủ. Hai hàng cây đứng quạt cho con đường càng thêm yên giấc. Trên cành, mấy chú chim sâu đang chuyền cành để bắt những gã sâu phá hoại cây, làm cho hàng cây thêm tốt tươi. Những tia nắng li ti rải xuống mặt đường trông như dát bạc. Những mái nhà nằm thấp thoáng dưới bóng cây thưa. Từ mái nhà nào vọng ra tiếng ru em trầm bổng. Tiếng võng đưa kẽo kẹt giữa buổi trưa hè làm cho con đường làng càng thêm vẻ yên tĩnh lạ lùng. Những đoạn đường bằng phẳng hay mấp mô, gập ghềnh em đều thuộc như lòng bàn tay. Chẳng có ngày nào lũ trẻ chúng em không đặt bàn chân nhỏ bé của mình lên con đường thân thuộc ấy. Bởi vậy mà con đường trở thành một người bạn thân thiết với em.
Con đường tới trường đã khắc sâu vào trong tâm trí em. Mỗi buổi đến trường, con đường đã để lại trong em bao kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi học trò. Mai ngày lớn lên em cũng không thể quên hình ảnh con đường thân yêu.
Hè chớm chạm nhân gian là lúc một năm học của chúng ta kết thúc, là lúc những chú ve trên vòm lá cất vang bản nhạc hè, và cũng là lúc bác phượng già trường em khoác trên mình bộ áo cánh đỏ rực giữa sân trường.
Từ xa nhìn lại, bác phượng giống như một cây nấm đỏ khổng lồ trong vương quốc cổ tích. Cây nấm đặc biệt này trú ngụ giữa một cái bồn lớn. Trong ngôi nhà của mình, bác phượng dùng những chiếc rễ to bằng bắp chân cắm sâu xuống mặt đất để giữ vững thăng bằng. Thân phượng cao lớn, vươn thẳng lên trời, làm trụ đỡ chắc chắn cho các cành lớn. Màu nâu sẫm cùng với vẻ sần sùi, mốc thếch vì mưa nắng của vỏ làm cho phương thêm già dặn. Từ thân, những cành phượng mập mạp, chắc khỏe tỏa rộng khắp phía tạo nên tầng lá xanh um một màu. Dưới tầng lá ấy, chúng em đã vui đùa thỏa thích, nào chơi nhảy dây, chơi đá cầu hay cùng nhau ngồi đọc sách. Thật mát mẻ và thú vị! Nhìn lên tán lá, những chiếc lá phượng nhỏ như lá me. Mỗi khi chị gió dạo chơi trên vòm lá đó, từng tầng lá xô vào nhau đem tới thanh âm lao xao, rì rào rất vui tai.
Điều thu hút người nhìn nhất ở bác phượng chính là hoa. Hoa phượng đỏ tươi như màu lá cờ Tổ quốc. Cánh phượng nhỏ, mỏng, chụm thành từng chùm. Từng chùm tạo nên nét rực rỡ của phượng dưới nắng. Tại sao hoa phượng lại rực rỡ đến thế nhỉ? Phải chăng bởi phượng đã gói ghém hết lửa, hết nắng ngày hè vào cánh hoa của mình? Không chỉ có những cánh hoa đã bung xòe, bao búp phượng non vẫn còn lim dim ngủ. Có lẽ, chúng đợi nắng chiếu, đợi ve kêu mới chịu tỉnh giấc. Người bạn thân thiết nhất của phượng vào những ngày hè chính là những chú ve sầu. Hình như các chú ấy mừng vui nên không ngớt ca vàng bản nhạc của riêng mình. Có người bạn này nên cứ hè đến, phượng sẽ chẳng bao giờ quên nở hoa cả.
Em vẫn luôn yêu bác phượng già như yêu mái trường này, yêu thầy cô và yêu bạn bè. Bác sẽ mãi là hình ảnh đẹp đẽ lưu giữ nhiều kỉ niệm học trò của chúng em.
Ngoài tình thương yêu bao la của bố mẹ dành cho, em còn sống và lên trong lời ru êm ái và tình thương của ngoại nữa. Đêm nào, em cũng đi sâu vào giấc ngủ một cách ngon lành bởi những câu chuvện cổ tích thần kì của bà.
Ngoại em năm nay tròn bảy mươi tuổi. Bà có khuôn mặt rất hiền từ, da hơi nhăn nheo, đôi mắt mỏi mòn sâu thẳm vì bà đã hi sinh cả đời cho con, cho cháu. Bà thường an ủi, động viên cháu, cho cháu từng cái bánh, quả cam, kể cho cháu nghe những câu chuyện “Ngày xửa, ngày xưa”.
Mỗi buổi tối ăn cơm xong em thường nằm trong lòng bà trên chiếc võng ngoài hiên nhà nhìn sao trời lấp lánh trong đêm. Em được bà kể chuyện cổ tích. Bà kể rằng: “Ngày xưa có đôi bạn Bê Vàng và Dê Trắng sống bên nhau thân thiết. Năm ấy trời hạn hán rừng cây trơ trọi, ruộng đồng nứt nẻ, mọi người khốn khổ”. Kế đến đây nét mặt bà đượm buồn, dường như bà đang chia sẻ nỗi khổ đau với người trong truyện. Bà kế tiếp: “Tới buổi mai hôm nọ, khí trời oi ả, nóng nực, Bê Vàng thức dậy quyết định ra đi tìm cỏ nuôi bạn. Bê Vàng đi mãi,, đi mãi chẳng thấy cỏ đâu. Thế là Bê Vàng quên đường về”. Nước mắt bà rưng rưng làm em cũng buồn theo thương Bê Vàng quá. Em hỏi:
- Thế rồi sao nữa hả bà?
Thế rồi “Giữa cánh rừng hoang vắng, sợ không gặp lại Dê Trắng, từng giọt nước mắt lăn dài trên má Bò Vàng. Ngày lại qua ngày dê Trắng không thấy bạn trở về nên bèn đi tìm bạn, đi mãi mà không thấy Bò Vàng đâu cả”. Kể đến đây giọng bà như nghẹn lại. Nhìn nét mặt và cử chỉcủa bà trong lúc đang kể chuyện em tưởng như bà là một diễn viên đã nhập vai. Ngoài câu chuyện trên, bà còn kể cho em nghe nhiều câu chuyện cổ tích thật thú vị mà em vẫn còn nhớ mãi.
Xa bà, em sẽ nhớ lắm. Em mong bà sống thật lâu đế dạy bảo em những điều hay lẽ phải và kể cho em nghe những câu chuyện ngày xưa.
Ở nước ta, ai cũng biết rất nhiều những anh hùng đã hy sinh để bảo vệ và giành lại độc lập cho đất nước. Nhưng trong số các anh hùng đó, người mà em và bao các bạn thiếu nhi như em rất thán phục và cần noi gương chính là nhân vật Lượm trong văn bản "Lượm" của nhà thơ Tố Hữu.
Lượm là một cậu bé thanh mảnh, nhỏ nhắn. Cậu có đôi chân thật nhanh nhẹn. Đặc biệt, Lượm luôn đội chiếc mũ ca lô trên đầu, lệch về một phía trông thật ngộ nghĩnh và đáng yêu. Chú liên lạc này luôn đeo một cái xắc xinh xinh trên vai trông rất ra dáng “cán bộ”. Đó cũng là một cậu bé rất yêu đời. Mồm cậu luôn huýt sáo như những con Chim Chích đang hót vang lưng trời. Tuy công việc của người chiến sĩ nhỏ rất nguy hiểm nhưng cậu rất yêu thích công việc mà mình đã lựa chọn. Lượm rất lạc quan trong khi làm nhiệm vụ. Cậu nhảy nhót trên đường, vừa đi, vừa nhảy, cười tít cả hai mắt. Ngày qua ngày, Lượm như một con chim đang hướng tới Mặt Trời rực rỡ.
Lượm không sợ nguy hiểm. Cậu đã vượt qua bom đạn để đưa những bức thư khẩn cực kỳ quan trọng cho các đơn vị khác. Rồi cho đến một ngày, Lượm đi liên lạc trên một con đường làng quê vắng vẻ. Những bông lúa chín vàng đã làm Lượm ngây ngất trong mùi thơm ngọt ngào. Cái mũ ca nô của chú bé nhấp nhô trên đồng. Lượm bị phát hiện, thế là những tiếng súng vang lên. Đạn bay vun vút như đan chéo vào nhau đuổi theo chú bé. Lượm chạy như bay nhưng vẫn không tránh được những viên đạn của địch. Chú bé ngã xuống, tay vẫn nắm chặt bông lúa thơm ngái.
Lượm thật xứng đáng là một tấm gương sáng cho các thế hệ thiếu nhi đồng trong hiện tại và trong tương lai noi theo.
#Học tốt#
Đó là phiên bản ngoài đời, còn trong truyện nó lại xảy ra thế này: Lượm, hay Lượm - sứt, là một chú bé can đảm trong mọi công việc được giao. Chú nổi tiếng là lanh trí, thông minh. Khi bị bắt, chú vẫn ôn tồn an ủi Thúi - một đứa bé bán kẹo gừng cho mụ Cả Lễ rất nghiêm khắc, chẳng hiểu lí do cắc cớ làm sao lại bị gán là Tư - dát, người dẫn đường cho Lượm. Chú luôn săn sóc mọi người, như cái lần chú giúp Ngạnh - một bạn tù cùng bị nhốt ở lao Thừa Phủ, đang bị sốt. Chú khôn ngoan, nhanh trí đến nỗi tên quan cáo già nhất, Sô - lê cũng không khuất phục được chú bằng tiền bạc, sự sung sướng và danh vọng... Ba lần vượt ngục chính là sự tích tụ nhiều lần mà tâm chú hướng nhiều nhất về Vệ Quốc Đoàn, nơi mà chú từng làm việc để bảo vệ nước, bảo vệ dân. Chú cũng làm thân được với Lép - sẹo, một tay anh chị trôm cắp có tiếng, và cùng trốn thoát ở lần vượt ngục thứ ba.
Mặc dù cuối cùng, mình nghe nói Lượm đã bị bắn chết - theo lời của Sô - lê nói với Kim - một điệp viên đã được đào tạo, vốn cũng là Vệ Quốc Đoàn cùng Lượm và các bạn khác, cuối cùng lại bị dụ dỗ và trà trộn vào hàng ngũ Việt Minh, lấy cắp và dò tin tức trên bản đồ bên mình. Thế nhưng, hình bóng chú bé Lượm quả cảm vẫn sâu trong tim chúng ta.
Từ cổng trời nhìn xa, qua làn sương khói mờ ảo ta thấy cả một không gian rực rỡ, con thác réo mãi không ngừng, như giọng kể, như khúc hát ngân nga của núi rừng. Nơi dòng suối đào lê soi bóng, lúc chín ngọt như mật. Trong buổi chiều yên ả, sương giá của màn đêm bắt đầu lấn xuống, rung trong không gian là tiếng nhạc ngựa, gió thổi đưa vào không trung bao la…
Qua màn sương khói huyền ảo, từ cổng trời nhìn ra có thể thấy cả một không gian bất tận, những cánh rừng ngút ngàn cây trái và muôn vàn sắc màu cỏ hoa, những vạt nương, những thung lũng lúa đã chín vàng màu mật ong, khoảng trời bồng bềnh mây trôi gió thoảng. Xa xa, thác nước trắng đổ từ triền núi cao xuống vang vọng ngân nga như khúc nhạc của đất trời. Bên dòng suối mát uốn lượn dưới chân núi, đàn dê thong dong soi mình xuống đáy nước. Không gian thật nguyên sơ, ta như bước vào cõi
Tham khảo:
“Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, để trở về với giấc mơ ngày xưa…”. Đó là câu hát được trích từ ca khúc Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của ca sĩ Lynk Lee. Đó là nỗi lòng chung của rất nhiều người trên thế giới này. Nỗi lòng ấy chẳng có gì lạ khi những ngày tháng tuổi hồng mộng mơ ấy quá đẹp đẽ, quá tuyệt vời. Và nó càng lung linh hơn khi nó đã trôi qua là không trở lại. Nó chỉ có thể trở lại trong hồi tưởng của mỗi người. Cũng như em, mỗi buổi trưa hè, lại nhớ mãi về kỉ niệm năm đó.
Còn nhớ hồi đó, em là cô bé học lớp 1 nhỏ con nhưng nghịch ngợm. Bà thường ví em là một chú khỉ đáng yêu. Thuở đó, ngủ trưa là một cực hình đối với em cũng như các bạn nhỏ khác. Cứ chờ bố mẹ ngủ say, em sẽ lẻn qua bờ rào thưa phía sau nhà, chạy ra bụi tre đầu làng, tụ tập cùng các bạn. Ngồi dưới bóng mát của cây tre, tránh đi cái nắng oi ả của mùa hè, chúng em ngồi tụm lại với nhau nói đủ thứ chuyện trên đời. Rồi bắt đầu nghĩ ra đủ trò để chơi. mà em mê nhất chính là trò bện đồng hồ từ lá tre gà. Những chiếc lá tre dài, qua bàn tay điệu nghệ của những đứa trẻ trở thành chiếc đồng hồ xinh đẹp màu xanh. Thế nhưng em lại rất vụng về, mãi chẳng làm được. Những chiếc lá cứ bị nhàu đi trong tay em mà mãi chẳng thành hình. Những đứa trẻ khác thấy vậy, lén tụ vào cười khúc khích khiến em ngượng chín cả mặt. Chỉ riêng Cúc là không như vậy. Cậu ấy vẫn kiên trì làm cô giáo nhỏ, dạy em bện đồng hồ. Suốt bao buổi trưa hè, dưới bóng mát tre ngà, hai cô trò nhỏ cần mẫn dạy nhau đan lá. Dưới sự chỉ bảo của Cúc, cuối cùng em cũng đan thành công một chiếc đồng hồ lá tre đầu tiên. Tuy nó rất xấu nhưng vẫn là thành quả tuyệt vời mà em cố gắng bao lâu. Cuối cùng, em đã đem chiếc đồng hồ đó tặng cho Cúc, còn Cúc đan một chiếc khác tặng cho em. Còn bảo là đó là cặp đồng hồ tình bạn, chỉ cần còn giữ nó thì sẽ mãi không xa nhau.
Đến bây giờ, gốc tre vẫn còn đó, chiếc đồng hồ ngày nào tuy đã héo khô, nhưng vẫn được em cất giữ cẩn thận. Nhưng còn Cúc thì đã rất lâu rồi em chẳng được gặp. Vì cuối mùa hè năm đó, Cúc theo gia đình sang Mĩ định cư. Ngày chia tay đó, nắng hạ đỏ rực như đỏ lửa, nhưng lòng em thì nguội lạnh dần. Từ đó đến nay, bao mùa hạ đã đi qua, cảnh xưa vẫn vậy, chỉ là người đã rời đi. Nhưng em vẫn tin chắc rằng, một ngày nào đó, Cúc sẽ trở về, chúng em sẽ ôm nhau thật lâu, rồi lại ngồi xuống nơi gốc tre này, đan lại từ đầu chiếc đồng hồ tình bạn.
Kỉ niệm đó là mảnh ghép đẹp nhất, trân quý nhất của em về những ngày tháng tuổi thơ đã trôi qua. Em luôn nhớ về nó để hoài niệm, nhưng cũng để tiến tới tương lai phía trước. Một tương lai sáng rỡ với những đoàn tụ và hạnh phúc.
Cre: mạng
Chứng tỏ rằng :
\(\frac{1}{3^2}+\frac{1}{4^2}+\frac{1}{5^2}+...+\frac{1}{60^2}\)
Giúp mk với !