Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Bước 1: Thu gom, tập kết chất thải chăn nuôi (có thể bổ sung phụ phẩm trồng trọt) và bố trí đống ủ
Bước 2: Bổ sung chế phẩm, độ ẩm. Đảo trộn lần 1. Chất thành đống ủ. Phủ bạt che mưa, nắng
Bước 3: Sau 20 ngày thì đảo trộn lần 2, phủ bạt che mưa nắng
Bước 4: 15 - 20 ngày sau có thể đưa ra sử dụng bón cho cây
Chất thải chăn nuôi nếu không được thu gom, xử li tốt sẽ gây ra ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Nhờ ứng dụng công nghệ cao như công nghệ biogas, việc xử lí chất thải chăn nuôi đã đạt hiệu quả cao, giảm thiểu đáng kể ô nhiễm môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.
Tham khảo:
Sử dụng máy ép tách phân dựa trên nguyên tắc “lưới lọc” để tách hầu hết các tạp chất nhỏ trong hỗn hợp của chất thải chăn nuôi thành bã. Phần bã sẽ được ủ thành phân hữu cơ hoặc sử dụng để nuôi động vật khác. Phần chất lỏng sẽ được đưa vào hầm biogas để xử lí tiếp.
Tham khảo:
Cấu tạo:
Bể điều áp
Khu chứa khí
Phần váng
Phần sinh khí
Chất lơ lửng
Chất lắng cặn
Hoạt động của hệ thống biogas: Chất thải chăn nuôi được đưa vào bể phân hủy để phân hủy bởi vi sinh vật trong điều kiện thiếu ôxy.
Quá trình phân hủy sinh ra khí methane và các khí khác như carbon dioxide, nitrogen, hydrogen sulfide và hơi nước. Biogas chứa khoảng 60-70% khí methane, là nguồn năng lượng thay thế cho nhiên liệu hóa thạch.
Biogas được thu thập bằng hệ thống ống dẫn và lưu trữ trong hệ thống lưu trữ.
Biogas có thể được sử dụng để nấu ăn, làm nóng nước, phát điện hoặc đốt nhiên liệu trong lò sưởi, giúp giảm thiểu việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch và giảm khí thải ra môi trường.
Phần còn lại của chất thải sau khi phân hủy có thể được sử dụng làm phân bón hữu cơ cho nông nghiệp
Mô tả mô hình xử lí chất thải trong chăn nuôi bò sữa theo tiêu chuẩn VietGAP:
- Chất thải rắn được thu gom hằng ngày và xử lí triệt để trước khi đưa ra ngoài để đảm bảo an toàn vệ sinh dịch tễ, không gây ô nhiễm môi trường.
- Chất thải lòng được thu gom bằng đường riêng đến khu xử lí (dẫn trực tiếp từ các chuồng nuôi đến khu xử lí bằng đường thoát nước riếng và được xử lí bằng hóa chất hoặc bằng phương pháp xử lí sinh học phù hợp trước khi thải ra môi trường). Nước thải sau khi xử lí phải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường.
- Hầm biogas: Nước thải chăn nuôi bò sữa được chảy vào hầm biogas để xử lý các chất hữu cơ và tiêu diệt mầm bệnh. Hầm biogas còn giúp giảm lượng khí độc sinh ra và cung cấp khí đốt để sử dụng.
- Khu vực tập trung chất thải để xử lí phải đặt ở cuối trại, xa khu chuồng nuôi, xa nơi cấp nước và được xử lí theo quy trình phù hợp.
Tham khảo:
B1: Sữa tươi hoặc sữa bột hoàn nguyên được thanh trùng pasteur và làm lạnh
B2: Bổ sung vi khuẩn lactic để lên men
B3: Đông tụ casein trong sữa bằng enzyme rennet hoặc CaCl2
B4: Khử nước, tách whey, cắt và ép khối sữa đông
B5: Ướp muối
Tham khảo:
Các thông tin về tiểu khí hậu chuồng nuôi (nhiệt độ, độ ẩm, bụi,...), thông tin về đàn lợn (giống, tình trạng sức khoẻ, năng suất, dịch bệnh,...) được giám sát nhờ hệ thống camera và các thiết bị cảm biến trong chuồng nuôi. Các thông tin thu thập sẽ được phân tích, đánh giá bởi các phần mềm quản lí chuyên nghiệp và đưa ra cảnh báo cho bác sĩ thú y, quản lí trang trại thông qua ứng dụng cải đặt trên điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng.
Tham khảo:
- Cấu tạo:
Bể điều áp
Khu chứa khí
Phần váng
Phần sinh khí
Chất lơ lửng
Chất lắng cặn
- Bể điều áp (hay còn gọi là bể bù áp) trong hệ thống biogas có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo áp suất ổn định và tránh sự tràn khí ra bên ngoài. Khi khí sinh ra trong bể biogas được tích tụ, áp suất trong bể sẽ tăng lên. Tuy nhiên, nếu không có bể điều áp, áp suất trong bể biogas có thể vượt quá giới hạn an toàn, dẫn đến nguy hiểm cho người và động vật trong khu vực xung quanh.
Tham khảo:
B1: Xếp thịt đã bao gói vào lồng chứa
B2: Đưa thịt vào buồng áp suất
B3: Làm đầy buồng với nước
B4: Tăng áp suất để thanh trùng
B5: Kết thúc xử lí, đưa sản phẩm ra ngoài
Tham khảo:
Bước 1: Thu thập chất thải
- Chất thải trong chăn nuôi bao gồm phân, nước thải và các chất thải khác từ quá trình sản xuất. Chúng được thu thập và đưa vào bể phân để tiến hành xử lý.
Bước 2: Xử lý chất thải bằng công nghệ phân hủy sinh học
- Chất thải được đưa vào bể phân để tiến hành xử lý bằng công nghệ phân hủy sinh học. Trong quá trình này, vi khuẩn trong bể phân sẽ phân hủy chất thải và tạo ra khí methane (CH4) và carbon dioxide (CO2). Khí methane được thu thập và sử dụng làm nhiên liệu cho máy phát điện hoặc làm nhiên liệu đốt để sưởi ấm cho nhà ở hoặc các công trình khác.
Bước 3: Lọc và lưu trữ chất thải còn lại
- Sau khi qua quá trình phân hủy sinh học, chất thải còn lại được lọc và lưu trữ trong bể lọc để loại bỏ các tạp chất và giữ cho nước không bị ô nhiễm. Bước 4: Sử dụng phân hữu cơ
- Phân sau khi qua quá trình phân hủy sinh học có chứa nhiều chất dinh dưỡng và được sử dụng làm phân bón hữu cơ cho cây trồng. Điều này giúp tăng cường sinh sản cây trồng và giảm sử dụng phân bón hóa học, giảm chi phí sản xuất cũng như giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.