Bản vẽ kiểu | Bản vẽ cắt may |
Cho biết tổng quát hình dáng, màu sắc, kiểu cách của sản phẩm may mặc, chưa có kích thước. | Thể hiện đầy đủ hình dáng, kích thước hoặc công thức tính của từng bộ phận hoặc nhóm các bộ phận của sản phẩm may mặc. |
Thường sử dụng phương pháp vẽ phối cảnh, đánh bóng, tô màu như vẽ mỹ thuật. | Sử dụng các nét vẽ kỹ thuật để thể hiện thành bản vẽ kỹ thuật cắt may. |
Được dùng nhiều trong các tạp chí giới thiệu mẫu quần áo và sản phẩm may mặc. | Sử dụng trong thiết kế, sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm. |
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bản vẽ kiểu | Bản vẽ cắt may |
Cho biết tổng quát hình dáng, màu sắc, kiểu cách của sản phẩm may mặc, chưa có kích thước. | Thể hiện đầy đủ hình dáng, kích thước hoặc công thức tính của từng bộ phận hoặc nhóm các bộ phận của sản phẩm may mặc. |
Thường sử dụng phương pháp vẽ phối cảnh, đánh bóng, tô màu như vẽ mỹ thuật. | Sử dụng các nét vẽ kỹ thuật để thể hiện thành bản vẽ kỹ thuật cắt may. |
Được dùng nhiều trong các tạp chí giới thiệu mẫu quần áo và sản phẩm may mặc. | Sử dụng trong thiết kế, sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm. |
Hãy đọc bản vẽ cắt may em gái kiểu liền thân và nêu rõ ý nghĩa các nét vẽ được sử dụng ở bản vẽ này.
Các nét vẽ được sử dụng:
- Nét liền đậm: thể hiện đường bao của váy, đường may nhìn thấy.
- Nét gạch chấm: chỗ gấp đôi của váy cắt đối xứng
- Nét liền mảnh: thể hiển đường gióng, kích thước sản phẩm.
- Hình khai triển những phần nào của váy?
Hình khai triển thân trước và thân sau của váy.
- Trên từng hình khai triển, người ta đã sử dụng những nét vẽ kĩ thuật nào và ý nghĩa của chúng?
+ Thân trước:
• Nét gạch chấm thể hiện vải gấp đôi.
• Nét liền mảnh thể hiện đường gióng, đường kích thước.
• Nét liền đậm thể hiện đường bao sản phẩm, đường may nhìn thấy.
+ Thân sau:
• Nét đứt thể hiện đường gấp một phần bải nẹp váy.
• Nét liên mảnh thể hiện đường gióng, đường kích thước.
• Nét liền đậm thể hiện đường bao sản phẩm, đường may nhìn thấy.
- Cách ghi kích thước hoặc công thức tính trên hình:
+ Kiểu chữ: thẳng đứng
+ Vị trí đặt chữ: ghi ở giữa đường kích thước.
- Cổ chữ U và cổ vuông giống nhau về kích thước rộng cổ và sâu cổ, được điều chỉnh từ cổ tròn cơ bản;
- Cổ chữ U và cổ vuông khác nhau cách vẽ vòng cổ: cổ vuông – vẽ nối thẳng EE2D; cổ chữ U – vẽ cong ở góc EE2D.
CÁCH VẼ
Thân trước
Áo chui đầu: tính từ nếp vải gấp đôi.
Áo cài khuy: tính từ đường giao gấp khuy.
- Rộng cổ: AA1 = 1/5Vc.
- Sâu cổ: AA2 = 1/5Vc + 0,5(cm).
Vẽ hình chữ nhật AA1A3A2. Nối A1A2; I là điểm giữa của A1A2.
Nối A3I, trên IA3 lấy II1 = 1/3A3I. Vẽ cong vòng cổ A1I1A2.
Thân sau
- Rộng cổ: AA1 = 1/5Vc.
- Sâu cổ: AA2 = 1/10Vc - 1(cm).
Vẽ hình chữ nhật AA1A3A2.
Nối A1A2, I là điểm giữa của A1A2.
Nối A3I, trên A3I lấy II1 = 1/2A3I.
Vẽ cong vòng cổ A1I1A2.
CÁCH CẮT
Cắt vòng cổ tùy theo kiểu vòng cổ:
- Viền bọc: cắt theo nét vẽ.
- Viền gấp mép: cắt gia đường may 0,5 ÷ 0,7cm.
Chú ý: Đối với áo cài khuy, phải gấp nẹp trước khi cắt vòng cổ.