Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thời gian trôi thật nhanh thấm thoắt đã mười năm kể từ ngày em rời xa mái trường “Trung học cơ sở Tân Khánh” để bước vào một môi trường học tập mới và theo đuổi ước mơ của mình. Hôm nay nhân kỉ niệm năm mươi năm thành lập trường, em quay trở lại mái trường xưa với bao cảm xúc trào dâng. Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, em thi vào một trường chuyên cấp ba trên tỉnh, khá xa nhà và ít khi có dịp về nhà và càng không có cơ hội quay lại thăm mái trường xưa nơi đã em đã gắn bó suốt bốn năm học cấp hai của mình. Học xong cấp ba, em thi và đỗ vào một trường đại học ở Hà Nội. Nhờ sự kiên trì, chịu khó và sự ham học hỏi của mình em nhận được một suất học bổng du học nước ngoài trong vòng bốn năm, bốn năm sinh hoạt và học tập ở nước ngoài, nỗi nhớ quê hương da diết luôn thường trực trong tâm trí em. Hoàn thành khóa học bốn năm, em tiếp tục nghiên cứu và hoàn thành xuất sắc bảo vệ luận án thạc sĩ của mình. Và giờ đây em trở về quê hương, trở thành giảng viên một trường đại học danh tiếng ở Việt Nam như đúng ước mơ của mình. Hôm nay em mới có cơ hội trở lại thăm ngôi trường trung học cơ sở Tân Khánh nhân kỉ niệm năm mươi năm thành lập trường. Ngôi trường giờ đã khác xưa rất nhiều, ấn tượng đầu tiên của em đó là dòng chữ “Trường trung học cơ sở Tân Khánh” được đúc bằng đồng, thay cho dòng chữ đó mười năm trước được in màu trắng chìm trong tấm biển bằng sắt, nằm trang trọng trong tấm biển hiệu nhà trường, bên trên là rất nhiều lá cờ nhỏ bay phấp phới trong gió. Mười năm trước và giờ đây, đã có một sự thay đổi lớn lao tại nơi đây. Lúc em học, ngôi trường chỉ có một dãy nhà ba tầng duy nhất dành cho học sinh, một dãy nhà hai tầng dành cho ban giám hiệu hiệu nhà trường, và rất nhiều những dãy nhà cấp bốn khác. Nhưng giờ đã có một dãy nhà năm tầng mới mọc lên nằm bên cạnh dãy nhà ba tầng, những lớp học nhà cấp bốn tuy vẫn còn nhưng chỉ còn rất ít. Các dãy nhà cũ đều đã được sửa sang khang trang và quét sơn trông rất đẹp. Cơ sở vật chất trong các lớp học cũng được hiện đại hơn rất nhiều, ngày trước cả trường chỉ có từ một đến hai chiếc máy chiếc phục vụ những buổi thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, hoặc những lớp có tiết học có giáo viên dự giờ hay thao giảng thì mới được lên phòng máy chiếu nhưng nay tất cả các lớp đều có máy chiếu và mọi bài giảng của giáo viên đều được trình chiếu trên máy chiếu để những tiết học thêm sinh động, tránh gây sự nhàm chán. Mọi thứ thay đổi chỉ có hàng cây xà cừ và phượng vĩ vẫn còn đó, nhưng đã to hơn rất nhiều. Em gặp lại rất nhiều bạn cũ cũng về tham dự buổi lễ quan trọng này, mặc dù đã mười năm nhưng vẫn còn nhớ nhau lắm. Em gặp lại bạn Nga – một cô gái yêu thích nghệ thuật, vẽ tranh thì giờ đã là một nhà thiết kế thời trang, bạn Nam với ước mơ thi đỗ vào trường “Học viện cảnh sát nhân dân”, giờ đây bạn đã thực hiện được ước mơ của mình và hoạt động trong ngành công an, còn nhiều bạn nữa nói chung bạn nào cũng có nghề nghiệp ổn định và thành công với ước mơ của mình. Em gặp lại các thầy cô, thầy Duy hiệu trưởng nhà trường, giờ đây cũng đã nghỉ hưu và hôm nay cũng có mặt với sự kiện to lớn của trường. Em gặp lại cô giáo chủ nhiệm hồi lớp Chín, cô vẫn nhận ra chúng em. Cả cô cả trò đều rất vui, cô hỏi chúng em về tình hình học tập và rất mừng khi thấy học trò của mình ai cũng thành đạt, sau đó cô và trò cùng nhau ôn lại những kỉ niêm cũ. Hết buổi kỉ niệm cô mời chúng em vào nhà chơi, nhưng chúng em xin phép vì còn bận một số công việc và hứa với cô sẽ vào thăm cô vào một dịp khác. Trở về trường cũ với bao sự đổi khác, chỉ có tình thầy trò là vẫn như xưa. Em thực sự xúc động và tự hứa sẽ không bao giờ quên những kỉ niệm nơi đây, nơi có những thầy cô luôn hết mình, tận tụy với sự nghiệp trồng người.
Nhân ngày 20-11, em về thăm lại mái trường xưa, nơi đã dạy em bao kiến thức để em có thể làm một người bác sĩ như bây giờ. Ôi, thật tuyệt vời.
Em bước lại gần ngôi trường mến yêu, cái cổng hiện ra trước mắt. Nhìn hàng chữ “Trường trung học cơ sở Trần Phú” mà trong lòng thấy bâng khuâng vô cùng. Cổng trường bây giờ đã được vét vôi sạch sẽ. Bước vào cổng, hiện rõ trong đôi mắt em là kỉ niệm thơ ấu ngày nào, chơi đùa, nhảy dây, rượt bắt nô nức dưới sân trường. Hàng cây bàng thuở trước chỉ cao tới tầng hai là cùng mà bây giờ đã xum xê, toả bóng khắp sân trường. Khẽ chạm tay vào lớp vỏ xù xì, em thầm hỏi: “Cây ơi, mày còn nhớ tao không?”Cành cây lay động như muốn trả lời rằng: “Có chứ, làm sao cây này quên được cô học trò Vy ngày nào”. Em cười nhẹ rồi đi về phía sau trường, dãy núi trước kia bây giờ đã được khai phá làm thêm một dãy nhà cho các em học sinh lớp bảy, lớp tám. Học sinh bây giờ không như trước kia nữa, một ngày học luôn cả sáng lẫn chiều. Em quay mắt về phía căn phòng lớp em ngày nào. Nó không còn như xưa nữa mà rất khang trang, bốn cái quạt, sáu cái đèn và cái bảng to lớn cũng đủ biết điều ấy. Em tiến lên lầu, xem qua một lượt. Chà, thật là tuyệt, phòng thực hàng được trang bị toàn những máy tính hiện đại màn hình phẳng, cả thảy hơn bốn mươi chiếc. Chẳng phải hai người một máy như ngày nào nữa. Còn thư viện thì toàn những thiết bị hiện đại. Học sinh thời nay hơn trước kia nhiều quá. Đi qua dãy hành lang, bỗng em phát hiện ra một sân bóng rộng. Em chạy xuống, thấy một trái banh nằm lăn lóc. Chắc là mấy cậu học trò chơi xong quên không bỏ lại trường đây mà.. Em lấy chân lăn bóng trên nền cát rồi sút một cú nhẹ vào cái khung thành. Những kỉ niệm ngày ấy tuôn trào. Hồi ấy, nơi đây còn là một bãi đầy đất đá, còn cái khung thành chỉ là hai cái cọc và một thanh gỗ ở trên thôi, còn bây giờ, khung thành sắt có bao bọc lưới xung quanh, tuyệt quá. Bỗng, em nhớ ra là mình còn phải thăm thầy cô nên rảo nhanh bước về phía phòng truyền thống. Bước vào căn phòng, các thầy cô đang họp nên em không dám làm phiền mà đứng chờ. Họp xong, thầy cô tổ chức liên hoan mừng ngày vui, đến bây giờ, em mới đánh bạo tiến ra, chào thầy cô. Mọi người nhìn em với một chút ngỡ ngàng. Em thưa:
- Thưa mọi người, em là Vy đây ạ.
Lúc bấy giờ, một vài thầy cô mới “Ồ” lên. Một số người trẻ tuổi vẫn còn ngỡ ngàng, rồi sau đó hỏi những người già hơn:
- Học sinh cũ của mấy anh chị à!
Em đoán đó là người mới về trường. Bỗng, cô Mai Ly hỏi:
- Vy này, hiện giờ em đang làm gì thế?
Bao năm tháng cách xa, bây giờ cô có vẻ già đi rất nhiều, mái tóc điểm hoa râm và khuôn mặt có nhiều vết nhăn theo ngày tháng. Mặc dù vậy, em vẫn có thể nhận ra cô bởi giọng nói và đôi mắt hiền từ mà năm tháng không thể phai nhoà. Em trả lời:
- Thưa cô, em hiện đang giáo viên tại trường Chu Văn An ạ, chính cô đã tiếp lửa đam mê bước vào con đường giáo dục này.
- Vậy à, nghề này tuy nghèo nhưng ý nghĩa và vui lắm, nhất là gặp được những hoc sinh như em? – cô đáp.
Em bồi hồi xúc động rồi hỏi cô tiếp:
- Cô ơi, cô Hoà và những thầy cô khác đâu ạ.
- Họ về hưu cả rồi. Còn cô dạy hết năm nay cũng về hưu nốt.
Nghe cô nói, em rất buồn, nhưng kìm chế được và hỏi cô thêm :
- Học sinh của cô dạy có ngoan không ạ.
Cô trả lời:
- Đương nhiên, ngoan hơn lớp các em nhiều, khi ấy nhân cô đi là nói chuyện ồn như cái chợ, giáo viên nào cũng phàn nàn cả.
Em cười, cô cũng cười. Rồi sau đó, những thầy cô khác cũng hỏi chuyện. Thân mật lắm! Trò chuyện hồi lâu thì em nhớ ra một việc quan trọng. Vội chạy ra cổng, lấy vài gói quà tặng thầy cô. Xong việc, em ra về.
Bước ra khỏi cổng trường mà trong lòng em thấy quyến luyến vô cùng. Ngôi trường này đã cùng em trải qua bao kỉ niệm đẹp và ở đó có những con người tuyệt vời đã chắp cho em đôi cánh để em vững bước vào đời.
Sau bốn năm miệt mài học tập ở Trường Đại học Bách khoa , tôi đã trở thành kĩ sư và được nhận vào làm việc trong một nhà máy cơ khí của tỉnh nhà . Thời gian trôi đi nhanh quá ! Mới ngày nào tôi là một cậu học sinh lớp 6 , thoắt cái mà đã mười năm . Bao kỉ niệm của thời học trò tinh nghịch , đáng yêu vẫn còn tươi rói trong kí ức ...
Năm nay , Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 lại đúng vào thứ bảy . Tôi trở về thăm các thầy cô và thăm ngôi trường cũ mà tôi xa cách đã lâu .
Hồi học lớp 61 do cô Huyền dạy văn làm chủ nhiệm , tôi được cử làm lớp trưởng . Các bạn trong lớp " tín nhiệm " phần vì tôi học giỏi , phần vì tôi rất nhiệt tình trong mọi công việc của lớp .
Trường tôi nằm trên một khu đất rộng , có tường xây bao quanh . Đoạn đường dẫn từ quốc lộ 1 vào tới cổng trường rộng chừng sáu mét , hai bên trồng bạch dương . Chiếc bảng đề tên trường màu xanh , nổi bật hàng chữ trắng : TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ÂU CƠ , từ xa đã nhìn thấy rất rõ . Ba dãy phòng học lợp tôn nối với nhau theo hình chữ U , ở giữa là sân trường với cột cờ đặt trước cửa phòng Ban Giám hiệu . Hình ảnh ngôi trường cũ thân yêu luôn hiện lên trong nỗi nhớ . Về thăm trường lần này , tôi hi vọng thấy lại những gì quen thuộc một thời .
Nhưng sao lại thế này ! ? Vẫn tên trường cũ , vẫn con đường dẫn vào trường ngày nào nhưng hàng cây thì đã cao vút , thân tròn , thẳng tắp . Mặt đường tráng xi măng phẳng phiu . Cổng trường được xây bề thế và quét vôi trắng trông rất đẹp .
Ấn tượng nhất là ngôi trường ba tầng cao sừng sững , mái ngói đỏ tươi . Tường quét vôi vàng , cửa lớn , cửa sổ sơn xanh nhìn thật hài hòa . Hai bên là hai dãy phòng làm việc của Ban Giám hiệu , hội trường , thư viện , phòng thí nghiệm , phòng vi tính và phòng truyền thống . Trước cửa các lớp học đều có các bồn hoa . Hoa cúc , hoa hồng rung rinh trước gió . Sau trường là vườn sinh vật trồng nhiều loại cây . Quả là một sự thay đổi lớn lao và kì diệu .
Gặp lại các thầy cô cũ , lòng tôi trào lên một niềm xúc động là thường . Các thầy cô vẫn nhớ đến tôi , trìu mến gọi tên tôi và hỏi thăm tôi về mọi mặt . Cô Huyền xiết tay tôi thật chặt , chúc mừng tôi đã trưởng thành . Tôi thầm nghĩ : Dù đi đâu , về đâu , mình cũng sẽ mãi mãi nhớ về ngôi trường này , về các thầy cô và bạn bè yêu quý .
Sau bốn năm miệt mài học tập ở Trường Đại học Bách khoa , tôi đã trở thành kĩ sư và được nhận vào làm việc trong một nhà máy cơ khí của tỉnh nhà . Thời gian trôi đi nhanh quá ! Mới ngày nào tôi là một cậu học sinh lớp 6 , thoắt cái mà đã mười năm . Bao kỉ niệm của thời học trò tinh nghịch , đáng yêu vẫn còn tươi rói trong kí ức ...
Năm nay , Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 lại đúng vào thứ bảy . Tôi trở về thăm các thầy cô và thăm ngôi trường cũ mà tôi xa cách đã lâu .
Hồi học lớp 61 do cô Huyền dạy văn làm chủ nhiệm , tôi được cử làm lớp trưởng . Các bạn trong lớp " tín nhiệm " phần vì tôi học giỏi , phần vì tôi rất nhiệt tình trong mọi công việc của lớp .
Trường tôi nằm trên một khu đất rộng , có tường xây bao quanh . Đoạn đường dẫn từ quốc lộ 1 vào tới cổng trường rộng chừng sáu mét , hai bên trồng bạch dương . Chiếc bảng đề tên trường màu xanh , nổi bật hàng chữ trắng : TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ÂU CƠ , từ xa đã nhìn thấy rất rõ . Ba dãy phòng học lợp tôn nối với nhau theo hình chữ U , ở giữa là sân trường với cột cờ đặt trước cửa phòng Ban Giám hiệu . Hình ảnh ngôi trường cũ thân yêu luôn hiện lên trong nỗi nhớ . Về thăm trường lần này , tôi hi vọng thấy lại những gì quen thuộc một thời .
Nhưng sao lại thế này ! ? Vẫn tên trường cũ , vẫn con đường dẫn vào trường ngày nào nhưng hàng cây thì đã cao vút , thân tròn , thẳng tắp . Mặt đường tráng xi măng phẳng phiu . Cổng trường được xây bề thế và quét vôi trắng trông rất đẹp .
Ấn tượng nhất là ngôi trường ba tầng cao sừng sững , mái ngói đỏ tươi . Tường quét vôi vàng , cửa lớn , cửa sổ sơn xanh nhìn thật hài hòa . Hai bên là hai dãy phòng làm việc của Ban Giám hiệu , hội trường , thư viện , phòng thí nghiệm , phòng vi tính và phòng truyền thống . Trước cửa các lớp học đều có các bồn hoa . Hoa cúc , hoa hồng rung rinh trước gió . Sau trường là vườn sinh vật trồng nhiều loại cây . Quả là một sự thay đổi lớn lao và kì diệu .
Gặp lại các thầy cô cũ , lòng tôi trào lên một niềm xúc động là thường . Các thầy cô vẫn nhớ đến tôi , trìu mến gọi tên tôi và hỏi thăm tôi về mọi mặt . Cô Huyền xiết tay tôi thật chặt , chúc mừng tôi đã trưởng thành . Tôi thầm nghĩ : Dù đi đâu , về đâu , mình cũng sẽ mãi mãi nhớ về ngôi trường này , về các thầy cô và bạn bè yêu quý .
Trước cửa nhà em có một cây bàng. Mẹ em nói từ khi em sinh ra thì cây bàng này đã có từ lâu lắm rồi. Bởi vậy, cây bàng đã gắn bó với tuổi thơ của em, với những kỉ niệm vui buồn thuở bé.Cây bàng này lớn lắm, tán lá của nó xòe rộng ra như một chiếc ô khổng lồ. Mỗi lần đi học về, chỉ cần nhìn từ xa, thấy mái nhà đỏ có tán lá xanh xanh cao lớn là em đã biết ngay đó là ngôi nhà thân thương của mình. Mỗi mùa hè đến, dưới tán lá xanh mướt ấy là một không gian rộng lớn râm mát. Em rất thích được ngồi dưới tán cây, lắng nghe tiếng chim hót hòa cùng tiếng ve kêu râm ran, hưởng thụ bóng mát từ những chiếc lá trên chiếc ghế mây của mình.Mùa hè qua đi, thu đến, qua những tháng ngày mùa thu với cơn gió heo may, lá bàng dần chuyển sang màu đỏ trong cái giá lạnh của mùa đông. Căn nhà nhỏ của em rực một màu đỏ bắt mắt giữa phố phường rộng lớn. Từng chiếc lá đỏ nhẹ nhàng đáp xuống mặt đất mỗi khi nàng gió lướt qua. Và rồi, khi xuân đến, những cành cây khẳng khiu được tiếp thêm nhựa sống mà chầm chậm nhú ra những mầm non, chồi lá nhỏ xinh.Thân cây xù xì nhờ có sức sống mãnh liệt tươi trẻ được những chiếc rễ cần mẫn mỗi ngày tìm kiếm mà luôn vững chắc, dẫu nắng, dẫu mưa gió bão bùng ra sao, cây vẫn lặng yên đứng đó, kiên trì và bền bỉ. Những vết hằn của thời gian hiện rõ trên thân cây, như một lời minh chứng cho sự tồn tại lâu năm của nó.Những ngày còn bé, em còn hay dùng gậy chọc lên tán lá, để cùng đám trẻ hàng xóm xung quanh hứng lấy những trái bàng vàng tươi, tranh nhau cắn thử một miếng rồi lại le lưỡi vì chát. Những đồng tiền trái bàng được dùng trong trò chơi đồ hàng, tiếng cười nói vui vẻ vang đi thật xa, thật xa.Phía dưới gốc cây, em đã trồng những cây cỏ cảnh rất đẹp, cả những bông hoa đủ màu sắc, chúng tô điểm cho nhau, tạo nên một bức tranh tự nhiên tươi đẹp thích mắt. Mỗi ngày, em đều chăm chỉ tưới nước cho cây. Em mong cây vẫn sẽ luôn tươi xanh và ngày càng cao lớn hơn nữa.Em rất yêu cây bàng này. Dẫu có đi xa, nó vẫn luôn hiện hữu trong trái tim em, như là một biểu tượng, một dấu hiệu để nhận ra mái ấm thân yêu.
Nghệ thuật: So sánh:màu vàng dâng lên như toàn bộ cánh đồng là 1 hồ nước mênh mông màu vàng chói.
Động từ, tính từ.
Sự sáng tạo:cánh đồng "càng dâng lên";cánh đồng "bập bềnh".
- cau ca dao nay sang tac ra de khuyen chung ta dung nen nghe theo nhung loi nguoi ta noi ma van lam viec ma minh dang lam .cau ca dao nay la mot van ban
- co . vi van ban la mot chuoi loi noi mieng hay bai viet co chu de thong nhat
- co
- co . thanh giong, su h ho guom ,so dua , em be thong minh , ...
câu ca dao dung để khuyên
chủ đề giữ chí kiên định
2 câu thơ lục bát liên kết với nhau về vần en
2 về cầu đã diễn đạt trọn vẹn 1 ý
đây là 1 văn bản
có phải là văn bản: có chủ đề, có liên kết,bố cục rõ ràng, mach lac
còn lại tự làm nhé ~ hc tốt ~
các bạn ơi cho mình biết đề thi hoc kì 2 môn văn lớp 7 ,1 trong 2 cau tục ngữ :1 cây làm chẳng nên non 3 cây chụm lại nên hòn núi cao hay là thương người như thể thương thân.1 trong 2 câu đó nên ôn câu nào nhỉ.
e da thuc hien roi. bien phap: an day du chat , an chin, uong soi.khong an qua nhieu chat dam, chat beo
1 số phương pháp chế biến thức ăn ko sử sụng nhiệt là: gỏi, muối chua, đống đá(cái này thì làm kem)
700.000 6 nguoi khach
ta có:
Người1có 100.000 : trái cây(50.000); nước ngọt( 10.000). Bánh kẹo số tiền còn lại
người 2 có 100.000: trái cây(50.000); nước ngọt( 10.000). Bánh kẹo số tiền còn lại
người 3 có 100.000 : trái cây(50.000); nước ngọt( 10.000). Bánh kẹo số tiền còn lại
người 4 có 100.000: trái cây(50.000); nước ngọt( 10.000). Bánh kẹo số tiền còn lại
người 5 có 100.000 trái cây(50.000); nước ngọt( 10.000). Bánh kẹo số tiền còn lại
trái cây(50.000); nước ngọt( 10.000). Bánh kẹo số tiền còn lại để cho người 6 có 100.000
còn thùa 100.000 nữa mua trái cây luôn sau đó chia dều
k cho mik nha
mik dành nhiều thời gian để tra lời cho bạn lắm đó
- Xương rồng: lá biến thành gai
Tác dụng: giúp cây dự trữ nước
- Cành mây: lá hình tay móc
Tác dụng: che chở cho chồi và thân rễ
- Cây nắp nấm: lá hình dạng nắp nấm
Tác dụng: bắt những côn trùng có hại cho cây
1000000000000mm2