Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Có phần lớn diện tích là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác, ngoài ra còn có đất phù sa cổ (ở trung du). Đất phù sa có ở dọc các thung lũng sông và các cánh đồng ở miền núi như Than Uyên, Nghĩa Lộ, Điện Biên, Trùng Khánh...
- Có khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi. Nhờ vậy, Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh đặc biệt để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới. Đây là vùng chè lớn nhất cả nước, với các loại chè thơm ngon nổi tiếng ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La...
+ Các vùng núi giáp biên giới Cao Bằng, Lạng Sơn, trên vùng núi cao Hoàng Liên Sơn có điều kiện khí hậu rất thuận lợi cho trồng các cây thuốc quý (tam thất, đương quy, đỗ trọng, hồi, thảo quả...), các cây ăn quả (mận, đào, lê). Ở Sa Pa có thể trồng rau ôn đới và sản xuất hạt giống quanh năm, trồng hoa xuất khẩu.
+ Khả năng mở rộng diện tích và nâng cao năng suất cây công nghiệp, cây đặc sản còn rất lớn, nhưng khó khăn lớn là:
+ Rét đậm, rét hại, sương muối và tình trạng thiếu nước về mùa đông.
+ Mạng lưới các cơ sở công nghiệp chế biến nồng sản (nguyên liệu cây công nghiệp) chưa cân xứng với thế mạnh của vùng.
- Đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây đặc sản cho phép phát triển nền nông nghiệp hàng hóa có hiệu quả cao và có tác dụng hạn chế nạn du canh, du cư trong vùng.
- Đất : Phần lớn diện tích là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác, ngoài ra còn có đất sa cổ ( ở trung du), đất phù sa (dọc các thung lũng sông và cánh đồng ở miền núi), thích hợp để trồng nhiều loại cây.
- Khí hậu : Nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi, có thế mạnh đặc biệt để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.
- Nguồn nước được đảm bảo, có nhiều giống cây quý
- Phát triển mạnh cây chè (là vùng chè lớn nhất cả nước) và các cây công nghiệp khác ( trẩu, sở, hồi, đậu tương, lạc, thuốc lá)
- Khả năng mở rộng diện tịch và nâng cao năng suất cây công nghiệp còn rất lớn.
- Khó khăn : rét đậm, rét hại, sương muối, thiếu nước về mùa đông
- Đất: Phần lớn diện tích là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác, ngoài ra còn có đất phù sa cổ (ở trung du), đất phù sa (dọc các thung lũng sông và cánh đồng ở miền núi), thích hợp để trồng nhiều loại cây.
- Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi, có thế mạnh đặc biệt để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.
- Nguồn nước được đảm bảo, có nhiều giống cây quý,...
- Phát triển mạnh cây chè (là vùng chè lớn nhất cả nước) và các cây công nghiệp khác (trẩu, sở, hồi, đậu tương, lạc, thuốc lá,...).
- Khả năng mở rộng diện tích và nâng cao năng suất cây công nghiệp còn rất lớn.
- Khó khăn: rét đậm, rét hại, sương muối, thiếu nước về mùa đông.
- Tài nguyên khoáng sản: vật liệu xây dựng, đặc biệt cát làm thủy tinh (Khánh Hòa), vàng Bồng Miêu (Quảng Nam), dầu khí (thềm lục địa ở Cực Nam Trung Bộ). Vùng rất hạn chế về tài nguyên nhiên liệu, năng lượng.
- Công nghiệp chủ yếu là cơ khí, chế biến nông - lâm - thủy sản và sản xuất hàng tiêu dùng. Trong vùng có một số nhà máy thủy điện quy mô trung bình như sông Hĩnh (Phú Yên), Vĩnh Sơn (Bình Định), tương đôi lớn như Hàm Thuận - Đa Mi (Bình Thuận), A Vương (Quảng Nam).
- Đã hình thành một chuỗi các trung tâm công nghiệp, lớn nhất là Đà Nẵng, tiếp đến là Nha Trang, Quy Nhơn, Phan Thiết. Hiện nay đang đầu tư xây dựng khu kinh tế mở Chu Lai, khu kinh tế Dung Quất.
- Có nhiều đồng cỏ, chủ yếu trên các cao nguyên ở độ cao 600 - 700m, phát triển chăn nuôi trâu, bò (lấy thịt và lấy sữa), ngựa, dê. Bò sựa được nuôi tập trung ở cao nguyên Mộc Châu (Sơn La). Trâu, bò thịt được nuôi rộng rãi, nhất là trâu. Đàn trâu chiếm 3/5 đàn trâu cả nước, đàn bò bằng 16% đàn bò cả nước (năm 2005).
- Hiện nay, những khó khăn trong công tác vận chuyển các sản phẩm chăn nuôi tới vùng tiêu thụ (đồng bằng và đô thị) làm hạn chế việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn của vùng. Thêm vào đó, các đồng cỏ cũng cần được cải tạo, nâng cao năng suất.
- Hoa màu lương thực dành cho chăn nuôi nhiều hơn, nên đàn lợn trong vùng tăng nhanh (chiếm 21% đàn lợn cả nước).
HƯỚNG DẪN
a) Phân tích các điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây công nghiệp ở nước ta
- Địa hình: Đồi núi chiếm 3/4 diện tích, phần lớn là đồi núi thấp và có nhiều cao nguyên, là địa bàn thuận lợi để phát triển các loại cây công nghiệp, đặc biệt nhiều nơi thuận lợi cho việc xây dựng các vùng chuyên canh.
- Đất trồng: Đất feralit chiếm diện tích lớn, có nhỉều loại khác nhau, thích hợp cho trồng nhiều loại cây công nghiệp.
+ Đất đỏ badan: Diện tích trên 2 triệu ha, phân bố tập trung ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, ngoài ra còn có ở Bắc Trung Bộ... thích hợp cho cây cà phê, cao su, hồ tiêu...
+ Đất feralit trên đá phiến và đá mẹ khác: phân bố rộng rãi ở nhiều nơi, thích hợp cho cây chè và các cây khác...
+ Đất đỏ đá vôi: chủ yếu ở Trung du và miền núi phía bắc, thích hợp cho trồng cây công nghiệp ngắn ngày như: đậu tương, thuốc lá...
+ Đất phù sa: tập trung ở các đồng bằng, thích hợp cho nhiều loại cây công nghiệp hàng năm; trên đất mặn, trồng cây cói, dừa...
+ Đất xám phù sa cổ: tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ, thích hợp với một số cây công nghiệp lâu năm như: điều, cao su... và một số cây công nghiệp hàng năm (mía, lạc, đậu tương, thuốc lá...).
- Khí hậu:
+ Nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt lượng lớn, độ ẩm dồi dào... thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp.
+ Sự phân hoá theo chiều bắc - nam, tây - đông và độ cao, tạo điều kiện để trồng nhiều loại cây công nghiệp khác nhau, có cả cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới...
- Nguồn nước: nước mặt, nước ngầm đều dồi dào.
- Sinh vật: Một số giống cây công nghiệp có giá trị cao và thích hợp với điều kiện sinh thái ở nước ta.
b) Việc phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp bao gồm cả công nghiệp chế biến là một hướng quan trọng trong chiến lược phát triển nông nghiệp nước ta, vì:
- Tạo ra sản phẩm hàng hóa có quy mô lớn.
- Nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, tránh hư hỏng và hao hụt nông sản.
- Tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, góp phần giải quyết tốt các vấn đề xã hội.
- Đưa nông nghiệp tiến lên nền sản xuất lớn theo hướng nông nghiệp hàng hóa.
Gợi ý làm bài
a) Thuận lợi
- Tự nhiên:
+ Địa hình tương đôi bằng phẳng, đất phù sa thích hợp cho nhiều loại cây công nghiệp.
+ Khí hậu nhiệt đời ẩm gió mùa có sự phân hoá đa dạng, nguồn nước dồi dào tạo điều kiện phát triển nhiều loại cây công nghiệp.
- Kinh tế - xã hội:
+ Dân số đông, nguồn lao động dồi dào có trình độ học vấn và chuyên môn kĩ thuật cao, thị trường rộng lớn,...
+ Cơ sở vật chất - kĩ thuật tương đối phát triển, có nhiều chính sách khuyến khích phát triển cây công nghiệp,...
b) Khó khăn: có nhiều khó khăn xuất phát từ đặc điểm khí hậu, nguồn nước, dân cư tập trung đông với nghề trồng lúa chiếm ưu thế trong nông nghiệp,...
c) Đánh giá chung: đồng bằng chủ yếu thích hợp với các cây công nghiệp hàng năm.
*Khả năng phát triển:
Vùng có nhiều đồng cỏ trên các cao nguyên cao 600-700m. Các đồng cỏ thường không lớn, thuận lợi chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò sữa, bò thịt).
– Sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, nhu cầu tiêu thụ trong vùng và các vùng lân cận.
*Hiện trạng phát triển:
– Bò sữa nuôi nhiều ở Mộc Châu, Sơn La. Tổng đàn bò 900.000 con, chiếm 16% đàn bò cả nước
– Trâu được nuôi rộng rải trong vùng, nhất là ở Đông Bắc. Trâu 1,7 tr iệu con, chiếm 1/2 đàn trâu cả nước.
*Khó khăn: GTVT chưa phát triển gây khó khăn cho vận chuyển sản phẩm tới nơi tiêu thụ, các đồng cỏ cần cải tạo nâng cao năng suất…
Hãy phân tích khả năng và hiện trạng phát triển cây công nghiệp và cây đặc sản trong vùng.
* Khả năng
- Phần lớn diện tích là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác, ngoài ra còn có đấtt phù sa cổ (ở trung du), đất phù sa ở dọc các thung lũng sông và các cánh đồng ở miền núi như Than Uyên, Nghĩa Lộ, Điện Biên, Trùng Khánh...
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc cùa điều kiện địa hình vùng núi. Đông Bắc là nơi chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc, nên có mùa đông lạnh nhất nước ta. Tây Bắc tuy chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc yếu hơn, nhưng do địa hình cao nên mùa đông vẫn lạnh. Bởi vậy, Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh đặc biệt để phát triển các cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới.
* Hiện trạng
- Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng chè lớn nhất cả nước, với các loại chè nổi tiếng ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La.
- Ở các vùng núi giáp biên giới của Cao Bằng, Lạng Sơn, trên vùng núi cao Hoàng Liên Sơn, điều kiện khí hậu rất thuận lợi cho việc trồng các cây thuốc quý (tam thất, đương quy, đỗ trọng, hồi, thảo quả...), các cây ăn quả như mận, đào, lê. Ớ Sa Pa có thể trồng rau ôn đới và sản xuất hạt giống rau quanh năm, trồng hoa xuất khẩu.
- Khả năng mở rộng diện tích và nâng cao năng suất cây công nghiệp, cây đặc sản và cây ăn quả còn rất lớn, nhưng còn gặp khó khăn là hiện tượng rét đậm, rét hại, sương muối và tình trạng thiếu nước về mùa đông. Mạng lưới các cơ sở công nghiệp chế biến nông sản chưa tương xứng với thế mạnh của vùng.