Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo:
Hai câu ca dao nói về tình nghĩa vợ chồng thủy chung son sắt, dù trong mọi hoàn cảnh khó khăn nhưng tình cảm vợ chồng vẫn mang lại cho họ niềm vui, niềm hạnh phúc. Nghĩa đen thì râu tôm và ruột bầu là những thứ bỏ đi khi chế biến món ăn, nhưng vì hoàn cảnh khó khăn, nên đôi vợ chồng vẫn phải dùng đến râu tôm, ruột bầu để nấu canh, ăn uống, mặc dù thế họ vẫn thấy ngon. Nghĩa bóng, qua hình tượng râu tôm ruột bầu để nói đến những khó khăn thiếu thốn trong cuộc sống, mặc dù vậy tình cảm vợ chồng son sắt vẫn mang sự hạnh phúc, vui vẻ cho họ, giúp họ vượt qua mọi nỗi khó khăn trong cuộc sống. Câu ca dao cũng mang ý nghĩa động viên, hướng đến sự lạc quan, dù khó khăn thì tình cảm vợ chồng vẫn là quan trọng nhất, cần luôn sát cánh đồng lòng bên nhau, có như thế thì mới mang lại một cuộc sống hạnh phúc. Không khí gia đình sẽ luôn đầm ấm hạnh phúc khi vợ chồng biết chia sẻ những niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống còn nghèo khó.
Trước hết cần hiểu đc nghĩa của câu ca dao:Râu tôm thì thứ người ta vứt đi mà trong câu ca dao này lại lấy để dùng nấu canh với ruột bầu... đó là phần nghĩa đen... còn phẩn nghĩa bóng có nghĩa là tình cảm vợ chồng trong câu ca dao này rất sâu đậm,yêu thương nhau dù trong mọi hoàn cảnh có khó khăn như thế nào đi chăng nữa ,dù phải sống cuộc sống khó khăn thiếu thốn về vật chất nhưng họ vẫn rất hạnh phúc nên khi ăn 1 món ăn mà được tạo ra từ phần bỏ đi thì họ vẫn cảm thấy rất ngon..vì nó chứa đựng niềm vui và hạnh phúc. Ngoài ra câu tục ngữ “Râu tôm nấu với ruột bầu/ Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon” ngợi ca tình yêu thủy chung của những đôi vợ chồng lao động nghèo. Râu tôm và ruột bầu là những thứ rẻ tiền hoặc chỉ để bỏ đi, song mối tình đẹp của những đôi vợ chồng ấy đã tạo cho họ một cảm nhận rằng bát canh nấu với râu tôm và ruột bầu cũng vẫn ngon. Trong cái nghèo vẫn có niềm vui! đó là ẩn nghĩa của hai câu tục ngữ.
Râu tôm nấu với ruột bầu, Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon. Hai câu ca dao nói về tình nghĩa vợ chồng thủy chung son sắt, dù trong mọi hoàn cảnh khó khăn nhưng tình cảm vợ chồng vẫn mang lại cho họ niềm vui, niềm hạnh phúc. Nghĩa đen thì râu tôm và ruột bầu là những thứ bỏ đi khi chế biến món ăn, nhưng vì hoàn cảnh khó khăn, nên đôi vợ chồng vẫn phải dùng đến râu tôm, ruột bầu để nấu canh, ăn uống, mặc dù thế họ vẫn thấy ngon. Nghĩa bóng, qua hình tượng râu tôm ruột bầu để nói đến những khó khăn thiếu thốn trong cuộc sống, mặc dù vậy tình cảm vợ chồng son sắt vẫn mang sự hạnh phúc, vui vẻ cho họ, giúp họ vượt qua mọi nỗi khó khăn trong cuộc sống. Câu ca dao cũng mang ý nghĩa động viên, hướng đến sự lạc quan, dù khó khăn thì tình cảm vợ chồng vẫn là quan trọng nhất, cần luôn sát cánh đồng lòng bên nhau, có như thế thì mới mang lại một cuộc sống hạnh phúc. Không khí gia đình sẽ luôn đầm ấm hạnh phúc khi vợ chồng biết chia sẻ những niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống còn nghèo khó.
a) Hai câu tục ngữ “Râu tôm nấu với ruột bầu/ Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon” ngợi ca tình yêu thủy chung của những đôi vợ chồng lao động nghèo. Râu tôm và ruột bầu là những thứ rẻ tiền hoặc chỉ để bỏ đi, song mối tình đẹp của những đôi vợ chồng ấy đã tạo cho họ một cảm nhận rằng bát canh nấu với râu tôm và ruột bầu cũng vẫn ngon. Trong cái nghèo vẫn có niềm vui! đó là ẩn nghĩa của hai câu tục ngữ.
b) Sống ở trên đời, không ai giống ai. Mỗi người có một nguồn gốc, hoàn cảnh, điều kiện sống riêng. Tuy vậy, mọi người vẫn có những chỗ giống nhau. Anh em ruột thịt có chung cha mẹ. Bạn bè cùng lứa chung trường, chung lớp, chung thầy cô, chung sách vở. Hàng xóm láng giềng chung đường đi lối lại. Dù có khác nhau về điều kiện làm ăn, về lứa tuổi, ngành nghề, nhưng tất cả đều chung quê hương, đất nước.
a)Râu tôm, ruột bầu là những phần không ngon của sản phẩm đó. nhưng đồng lòng hòa thuận ấm êm hạnh phúc, yêu thương hết mình, thủy chung kiếp kiếp thì có là râu gì nấu với ruột gì vợ chan chồng húp vần gật đầu...ngon ngon. ý nói đồng cam cộng khổ nhất dạ thương yêu thì mọi đắng cay hóa ngọt buif đó. Trong cái nghèo vẫn có niềm vui! đó là ẩn nghĩa của hai câu tục ngữ.
b)
Bài 1 . Mỗi con người chắc chắn ai cg có một ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường , riêng còn một số bạn học sinh chưa có í thức giữ gìn vệ sinh . Một số trường hợp như mỗi khi ăn bánh mì , đọc báo , xếp máy bay thì các bạn ấy còn vứt lung tung giữa các bồn hoa của trường làm cho môi trường ngày càng ô nhiễm , và ảnh hưởng tới đời sống con người và động vật , còn một số người thì bỏ rác đúng quy định , thấy rác là nhặt bỏ vào thùng . Vì thế chúng ta hãy bảo vệ môi trường giữ gìn vệ sinh
Từ ghép : thùng rác , môi trường
Râu tôm-ruột bầu vốn là là 2 thứ bỏ đi .Thế mà ở đây , 2 thứ ấy lain được lấu rhành một bát canh "ngon" mới tuyệt và đáng nói làm sao! Đó là cái ngon , cái hạnh phúc có thật của đôi vợ chồng nghèo , thương yêu nhau. Câu ca dao vừa nói được sự khó khăn , thiếu thốn , vô cực ,đáng thương .Nhưng qua đó vừa nói được niềm vui , hạnh phúc gia đình đầm ấm , tuy bé nhỏ , đơn sơ nhưng có thật và rất đáng tự hào của đôi vợ chồng nghèo khổ khi xưa.Cáu cảnh chồng chan , vợ húp thật sinh động và hấp dẫn . Ngoài ra nó còn được thể hiện qua một số bài thơ khác
VD :Lấy anh thì xướng hơn vua
Anh ra ngoài ruộng bắt cua kềnh càng
Đem về nấu nấu , rang rang
Chồng chan , vợ húp lại camgf hơn vua.
nhớ ủng hộ cho mk nha!!!
Bài ca dao "Râu tôm nấu với ruôt bầu..." ý muốn nói về tình cảm vợ chồng chung thuỷ, hạnh phúc, yêu thương nhau, dù trong mọi hoàn cảnh, khó khăn, nghèo khó vẫn có được niềm vui, sự hạnh phúc-thứ mà tiền bạc không thể mua được. Theo nghĩa đen, râu tôm và ruột bầu là hai thứ bỏ đi khi chế biến món ăn. Nhưng chúng đã được đôi vợ chồng này nấu thành canh dẫu biết chúng không ngon, không thể sánh với những món khác. Nhưng vì hoàn cảnh nghèo khổ, khó khăn thì vẫn phải ăn mà đôi vợ chồng đó vẫn khen ngon. Còn nghĩa bóng thì qua hình ảnh râu tôm và ruột bầu, chúng muốn nói đến những khó khăn về vật chất trong cuộc sống. Nhưng tình cảm vợ chồng không hề bị sứt mẻ qua những cơn bão tố của cuộc đời, tình cảm vợ chồng vẫn vui vẻ và hạnh phúc. Tình cảm ấy giúp cho họ vượt qua mọi khó khăn. Bài ca dao này hướng cho chúng ta đến sự lạc quan, yêu đời. Chúng còn muốn nhắn nhủ đến chúng ta rằng: "Tình cảm vợ chồng là tình cảm thiêng liêng nhất, quan trọng nhất. Vợ chồng phải luôn ở bên nhau, giúp đỡ nhau, như thế mới giữ được tình cảm vợ chồng luôn đầm ấm, hạnh phúc và vui vẻ.
"Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon”
Câu ca dao gợi nhớ về một miền kí ức xa xôi, nơi cuộc sống của con người tảo tần mưa nắng chỉ mong có đủ cơm ăn - áo mặc chứ chưa mơ tới cơm ngon - áo đẹp. Và đâu đó trong tâm khảm của mỗi người con đất Việt, món canh đạm bạc ấy trở thành biểu tượng của hồn quê, tình quê và tình yêu thương vợ chồng son sắt.
Bên cạnh việc tôn vinh tình nghĩa chồng vợ, câu ca dao nhấn mạnh tới sự kết hợp hoàn hảo giữa bầu và tôm. Canh bầu nấu tôm từ lâu đã là món ngon được yêu thích từ nhiều thế hệ. Đời sống kinh tế ngày càng được cải thiện, nguyên liệu chế biến bữa cơm người Việt ngày một ngon hơn. Nhưng dù cho món ăn bây giờ có phong phú, có đắt tiền thế nào thì người ta vẫn nhớ tới hương vị dân dã, quen thuộc của món canh bầu. Chuyên chở trong món ăn truyền thống đó là khẩu vị dân tộc, nỗi niềm dân tộc.
Bầu là một trong những giống quả ăn được xuất hiện đầu tiên trong lịch sử người Việt. Bởi thế mà trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, mô típ truyện kể về bầu sinh ra loài người tương đối phổ biến. Ngay từ thủa đầu tiên của người nguyên thủy, quả bầu đã là một thực phẩm quen thuộc. Nhiều loại rau quả khác mà ngày nay chúng ta ăn đều xuất hiện ở giai đoạn sau. Có thể nói, hương vị của quả bầu đã đi theo bước chân của người Việt Nam đi qua lịch sử, từ xa xưa cho tới hiện đại.
Trải qua bao thế hệ, người Việt đã rút ra bí quyết chế biến bầu thành món ngonmang hương vị riêng. Người Việt không nấu bầu với thịt, với cá mà là nấu với tôm. Và đúng thế, bầu – tôm là sự kết hợp tuyệt vời. Bầu thanh mát mềm vừa phải kết hợp với vị tôm ngọt ngào thêm hương thơm của hành đã làm say mê bao tâm hồn Việt.
Nấu canh bầu tương đối đơn giản nhưng yêu cầu đúng cách. Bầu băm sợi phải có kích thước vừa đủ. Sợi quá to sẽ làm bầu không đẹp mắt, sợi quá nhỏ thì dễ bị nát. Miếng bầu mềm mềm, tôm dai ngọt, thêm vào đó, vài cọng hành thơm lừng làm giảm đi mùi tanh của tôm và ngai ngái của bầu sẽ làm cho bát canh trở nên hoàn hảo.
Không chỉ thơm ngon vừa miệng, thỏa mãn vị giác và khứu giác của người thưởng thức, bát canh bầu nấu tôm đúng tiêu chuẩn còn đẹp về hình thức. Nhìn vào tô canh, ta sẽ thấy màu xanh nhạt của bầu xen lẫn màu vàng rực của tôm được tô điểm bởi vài cọng hành lá xanh đậm tạo cảm giác thanh đạm mà đẹp mắt.
Theo quan niệm của Việt Nam, bầu cũng là một loại rau. Trong bữa cơm của người Việt, có thể thiếu thịt, cá nhưng cơm và rau là không thể thiếu. Đó là kết quả tất yếu của xứ sở nông nghiệp phát triển về trồng trọt hơn là chăn nuôi lấy thịt. Bởi thế, nếu như cơ cấu bữa ăn phương Tây (gốc du mục, chăn nuôi trên thảo nguyên mênh mông) thường thấy có thịt và sữa thì ở Việt Nam nơi vùng Đông Nam Á này, cơm và rau là hai loại thực phẩm phổ biến. Rất nhiều món ăn xuất phát từ trồng trọt như cà, dưa muối, rau muống… trở thành quốc hồn quốc túy của ẩm thực Việt Nam. Canh bầu nấu tôm là một món ăn như vậy. Cho đến nay, đây vẫn là món canh được người Việt say mê, yêu thích.
Chúc p hk tốt
Tham khảo:
Trong nền văn học dân gian Việt Nam, các tác phẩm ca dao dân ca là một trong những thể loại độc đáo, thể hiện bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc ta. Đã từ bao đời nay ca dao dân ca luôn gắn liền với đời sống thực tiễn của nhân dân lao động, thể hiện rõ nét những vẻ đẹp trong đời sống tinh thần, đời sống lao động của nhân dân. Và đặc biệt hơn cả, dù chỉ là những câu hát, câu nói truyền miệng nhưng nó lại mang theo mình những giá trị nhân văn, đạo đức sâu sắc, góp phần giáo dục, răn dạy con người về cách đối nhân xử thế trong cuộc sống. Đặc biệt khi là nói về tình cảm gia đình có rất nhiều bài ca dao hay, ví như một bài ca dao nói về ơn nghĩa cha mẹ:
"Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi"
Với thể lục bát quen thuộc bài ca dao trên mang âm điệu nhẹ nhàng, trầm bổng tựa như lời ru ngọt ngào của người mẹ trẻ, người mẹ thủ thỉ với đứa con những lời thật ngọt ngào, đó chính là câu ca dao xưa thật là xưa, là lời cha ông bao đời truyền lại. Mẹ nhẹ nhàng ru con vào giấc ngủ, cũng nâng bước chân con chập chững vào đời bằng những bài học đạo đức thật sâu sắc và ý nghĩa. Thứ đầu tiên mẹ dạy con chẳng phải là những vần ê, a mà là đạo lý làm người, nghe thật kỳ lạ phải không, thế nhưng ai bảo con không hiểu, con vốn đã học từ trong bụng mẹ rồi ấy.
Trong lời mẹ hát, con biết được rằng cha yêu thương con cũng chẳng kém gì mẹ, "Công cha như núi ngất trời", mẹ sinh con ra, cha ngày vất vả cực nhọc lao động để nuôi con khôn lớn, một đời dài như vậy cha dành phân nửa cho con, tình cảm ấy dẫu có là núi cao cũng chưa hẳn sánh bằng. Cũng như cha, mẹ mang nặng đẻ đau con chín tháng mười ngày, sinh con ra trong khó nhọc, chăm bẵm con từng ngày, có lẽ trên đời này chẳng còn một ai thương con hơn mẹ nữa. Sự hy sinh, tấm lòng cao cả của mẹ chắc phải lấy "nước ngoài biển Đông" mới có thể đong đếm hết được. "Cù lao chín chữ" tức là nói về công lao của cha mẹ trong việc nuôi dưỡng con cái thành người, vất vả khốn khổ nhiều bề nhiều bận. Người ta ví trồng người cũng như trồng cây vậy, nhưng nếu như trồng một cái cây chỉ cần chú ý "Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống", thì nuôi con còn vất vả cực nhọc hơn gấp bội, bởi đó là một quá trình dài đằng đẵng có khi là đi hết cả cuộc đời, lòng cha mẹ vẫn không thôi bận tâm về con cái. Nếu để liệt kê "cù lao chín chữ", thì nuôi con bắt đầu bằng chữ sinh, sau là chữ cúc, nghĩa là dạy con tập đi, tập đứng, rồi phủ, vuốt ve, làm cho con cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ, lại súc là cho con bú nguồn sữa ngọt ngào, cho con ăn những thứ tốt nhất. Sau đó là trưởng, nuôi lớn con, rồi lại dục, dạy dỗ cho con nên người, trong suốt quá trình bậc cha mẹ lúc nào cũng phải cố, đoái hoài, trông nom kỹ lưỡng, sợ con có bề gì. Con đã có suy nghĩ, nhận thức lại vẫn phải phục, theo dõi tính tình, để uốn nắn cho kịp, rồi vẫn phải phúc, che chở, đỡ đần khi con có chuyện. Nói tóm lại rằng phận làm cha mẹ, đặc biệt là trong văn hóa phương Đông, dường như đó là nỗi vất vả cả đời, nhưng cũng là hạnh phúc cả đời của bậc làm cha làm mẹ, đối với cha mẹ con cái là món quà, là điều tuyệt vời nhất thế gian, trong mắt họ con cái luôn bé bỏng, cần được chở che, chăm sóc.
Thế nên tình cha, tình mẹ vốn bao la biển trời, phận là con cái, lớn lên dưới vòng tay yêu thương của cha mẹ, dẫu gia cảnh bần hàn hay sung túc thì mỗi một con người vẫn phải ghi lòng tạc dạ công ơn sinh dưỡng của cha mẹ. Phận làm con phải đặt chữ hiếu làm đầu, phải hết sức tôn kính, yêu thương cha mẹ của mình, đừng dại dột làm kẻ bất hiếu, đó là những gì mà bài ca dao muốn truyền đạt cho chúng ta.
Bài ca dao tuy chỉ vỏn vẹn 4 câu, nhưng chứa đựng những nội dung vô cùng sâu sắc về tình cảm gia đình, răn dạy mỗi con người cần phải ghi nhớ công ơn cha mẹ, đặt chữ hiếu lên hàng đầu. Bài ca dao sử dụng thể lục bát truyền thống, âm điệu nhẹ nhàng như lời ru của mẹ, dùng các so sánh liên tưởng đặc sắc, có tầm vóc to lớn nhằm đề cao công ơn của cha mẹ.
Hai câu tục ngữ “Râu tôm nấu với ruột bầu/ Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon” ngợi ca tình yêu thủy chung của những đôi vợ chồng lao động nghèo. Râu tôm và ruột bầu là những thứ rẻ tiền hoặc chỉ để bỏ đi, song mối tình đẹp của những đôi vợ chồng ấy đã tạo cho họ một cảm nhận rằng bát canh nấu với râu tôm và ruột bầu cũng vẫn ngon. Trong cái nghèo vẫn có niềm vui! đó là ẩn nghĩa của hai câu tục ngữ