Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Tình cảm thiêng liêng của Bằng Việt được thể hiện thông qua tình cảm dành cho bà:
+ Thông qua việc tái hiện tiếng tu hú tha thiết, hình ảnh bếp lửa thiêng liêng, cảm động
- Với Nguyễn Du, tình bà cháu được thể hiện trực tiếp, những kí ức dạt dào, chân thành, thẳng thắn
- Nhà thơ bày tỏ tình cảm đối với bà bằng những lời thơ tự trách mình, như ăn năn hối lối khi nhớ tới thời trẻ dại đã qua
Tham khảo :
Những bài thơ lớn của Tố Hữu đều sáng tác vào những điểm mốc của lịch sử cách mạng Việt Nam. Bài thơ “Việt Bắc” – kiệt tác của Tố Hữu cúng được sáng tác trong một thời điểm trọng đại của đất nước. Năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, hoà bình được lập lại. Chủ tịch Hồ Chí Minh, trung ương Đảng, cán bộ, bộ đội rời Việt Bắc trở về Thủ đô Hà Nội. Trong không khí chia tay đầy nhớ thương lưu luyến giữa nhân dân Việt Bắc và những người cán bộ cách mạng, nhà thơ Tố Hữu đã sáng tác bài thơ “Việt Bắc”. Với tầm nhìn của một nhà thơ cách mạng, một nhà tư tưởng, Tố Hữu đã phản ánh sâu sắc hiện thực kháng chiến mười lăm năm của Việt Bắc và dự báo những diễn biến tư tưởng trong hoà bình.
Đoạn trích bài thơ “Việt Bắc” miêu tả cuộc chia li đầy thương nhớ lưu luyến giữa Việt Bắc và những người cán bộ kháng chiến và gợi lại những kỉ niệm kháng chiến anh hùng mà đầy tình nghĩa.
Tác giả đã chọn thể thơ lục bát và lối hát đối đáp như trong ca dao dân ca và hình tượng hoá Việt Bắc và những người cán bộ kháng chiến là Ta – Mình. Cuộc chia li giữa nhân dân Việt Bắc và những người chiến sĩ cách mạng như là cuộc chia tay của một đôi bạn tình đầy bịn rịn, nhớ nhung, lưu luyến.
Mở đầu là lời của Việt Bắc. Để cho Việt Bắc – người ở lại – mở lời trước là rất tế nhị, vì trong chia tay thì người ở lại thường không yên lòng đối với người ra đi
“Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?”
Bài thơ “Việt Bắc” có hai giai điệu chính. Câu thơ mở đầu “Mình về mình có nhớ ta” là giai điệu chính thứ nhất. Câu thơ mới đọc thoáng qua tưởng không có gì nhưng sâu sắc lắm. Một trăm cặp tình nhân chia tay cũng đều nói lời này. Tố Hữu mượn màu sắc của tình yêu mà phô diễn tình cảm cách mạng.
Đại tư Mình và Ta đứng ở hai đầu câu thơ, đã thấy xa cách. Từ “nhớ” được điệp lại ba lần đã tạo ra âm hưởng chủ đạo của bài thơ: lưu luyến, nhớ thường, ân tình ân nghĩa.
Người về lặng đi trước những câu hỏi nặng tình nặng nghĩa của Việt Bắc:
“Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”
Việt Bắc lại hỏi:
“Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?”
Để cho Việt Bắc hỏi là một cách nhà thơ khơi gợi lại những ngày kháng chiến gian khổ. Chỉ vài hình ảnh “mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù” là khung cảnh rừng núi hiện lên ảm đạm trong những ngày đầu kháng chiến. Mình và Ta đã từng chịu chung gian khổ “miếng cơm chấm muối”, đã cùng chung lưng đấu cật để chống kẻ thù chung “mối thù nặng vai”.
Vẫn còn là lời hỏi của Việt Bắc, nhưng tứ thơ chuyển:
“Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già.
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son”
Biện pháp tu từ nhân hoá “rừng núi nhớ ai” nói lên tình cảm thắm thiết của Việt Bắc với những người kháng chiến. Mình về thì núi rừng Việt Bắc trống vắng “Trám bùi để rụng, măng mai để già”. Quả trám (trám xanh và trám đen) và măng mai là hai món ăn thường nhật của bộ đội và cán bộ kháng chiến. Mượn cái thừa để nói cái thiếu, thật hay! Hình thức đối lập giữa cái bên ngoài (hắt hiu lau xám) và bên trong (đậm đà lòng son) biểu hiện chân thật cuộc sống lam lũ, nghèo đói của người dân Việt Bắc, nhưng trong lòng thì thuỷ chung son sắt với cách mạng.
Cuối lời Việt Bắc hỏi người về:
“Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?”
Giai điệu chính thứ hai của bài thơ xuất hiện: “Mình đi, mình có nhớ mình”. Nếu giai điệu một là đạo lí của dân tộc với tư tưởng ân nghĩa thì giai điệu hai là cách mạng. Việt Bắc nhắn nhủ với người về là chẳng những “nhớ ta” mà còn phải “nhớ mình’, nói theo ngôn từ của tình yêu thì chẳng những phải “nhớ em” mà còn phải “nhớ anh” nữa. Cái “anh” mà hồi ở với em. Mình đã sống với Ta mười lăm năm, tình nghĩa biết mấy, anh hùng biết mấy! Mình với Ta viết lên những trang sử oai hùng của dân tộc “Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa”. Bây giờ xa cách, Mình về thành thị, nhớ đừng thay lòng đổi dại với Ta, mà cũng đừng thay lòng đổi dạ với chính mình:
“Mình về thành thị xa xôi
Nhà cao, còn thấy núi đồi nữa chăng?
Phố đông, còn nhớ bản làng
Sáng đèn còn nhớ mảnh trăng giữa rừng?”
Để cho Việt Bắc ướm hỏi dè chừng như vậy là một cách khéo léo nhà thơ Tố Hữu dự báo những diễn biến tư tưởng trong hoà bình.
“Mình đi, mình có nhớ mình”
Đó là câu thơ hay nhất của bài thơ “Việt Bắc” mà cũng là một sáng tạo tuyệt vời của Tố Hữu!
Đón hết những lời ân tình ân nghĩa của Việt Bắc, bây giờ người về mới mở lời. Lời người về cũng chí tình chí nghĩa:
“Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh,
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu…”
Hai đại từ Ta – Mình cứ xoắn xuýt, quấn quýt “Ta với mình, mình với ta” thật là nồng nàn. Ý nghĩa lại không rạch ròi để rồi nhập lại làm một:
“Mình đi, mình lại nhớ mình”
(Trả lời cho câu hỏi: “Mình về mình có nhớ ta”)
Diễn ra ngôn ngữ của tình yêu là “Anh đi anh lại nhớ em”. Nỗi nhớ của người đi thật là dào dạt, nghĩa tình của người đi đối với Việt Bắc thật là bất tận “Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu”. Người đi trả lời như vậy hẳn làm yên lòng người ở lại – Việt Bắc.
Như vậy là biến tấu của giai điệu một đã hình thành và mở rộng đến vô cùng. Tất nhiên đấy chỉ là một thủ pháp để nhà thơ miêu tả mối quan hệ khăng khít giữa Việt Bắc và cách mạng, miêu tả lại bản anh hùng ca kháng chiến của quân dân Việt Bắc.
Để xua tan những hoài nghi của người ở lại, người về phải nói những lời thật nồng thắm, phải so sánh với những tình cảm cao quý nhất của con người:
“Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương”
Từ “nhớ” được điệp lại trùng trùng và mỗi từ lại gợi lên không biết bao nhiêu kỉ niệm thân thương giữa Ta với Mình. Những chi tiết nhỏ nhặt đã được hồi tưởng (mà cái nhỏ trong tình yêu chính là cái lớn).
“Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”
Con người Việt Bắc trong lòng người về mới đáng yêu đáng quý làm sao:
“Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.”
Một tiếng mõ trâu giữa rừng chiều, một tiếng chày đêm ngoài suối âm vang mãi trong lòng người ra về:
“Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa…”
Nói gọn lại là người về nhớ thiên nhiên Việt Bắc tươi đẹp, thơ mộng hữu tình(1); nhớ con người Việt Bắc giản dị, tình nghĩa, thủy chung.
Từ giọng điệu anh hung ca. Cuộc kháng chiến anh hùng của Ta và Mình được tái hiện trong hòai niệm của người về:
“Nhớ khi giặc đến giặc lung
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.”
Thiên nhiên Việt Bắc như có linh hồn là nhờ tác giả sử dụng phép nhân hóa. Núi rừng Việt Bắc tươi đẹp đã trở thành lũy sắt bảo vệ và che chở cho bộ đội. “vây”, “đánh” quân thù. Mỗi một tên núi, tên sông, tên phố, tên bản là một chiến công lừng lẫy của quân dân Việt Bắc. Rồi những đêm hành quân, những đoàn dân công, những đòan xe vận tải tấp nập sôi động:
“Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.”
Tác giả lại chuyển sang giọng điệu thơ trang trọng, thiêng liêng để diễn tả nỗi nhớ của người về đối với Trung ương Chính phủ – Cụ Hồ. Và hình ảnh của Việt Bắc trong trí nhớ của người về là quê hương cách mạng, là căn cứ địa kháng chiến, lừ niềm tin là hi vọng của cả dân tộc.
Người về cũng không quên trả lời câu hỏi gay cấn của Việt Bắc:
“Mình về mình lại nhớ ta
Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào”
(Trả lời cho câu hỏi “Mình đi mình có nhớ mình”)
Nghĩa là người về muốn nhắn nhủ với Việt Bắc là dù xa cách dù về thành thị xa xôi thì người các bộ kháng chiến năm xưa vẫn giữ gìn và phát huy phẩm chất tốt đẹp của người cán bộ cách mạng.
Như vậy là với biến tấu của giai điệu hai, tác giả đã khép lại phần một của bài thơ”Việt Bắc”. Và chủ đề chung thủy – chung thủy với cách mạng của bài thơ “Việt Bắc” đã đạt đến độ sâu sắc ngay trong phần một này.
“Việt Bắc” là một kiệt tác của Tố Hữu mà cũng là kiệt tác của thơ ca cách mạng, thơ ca kháng chiến. Bài thơ thể hiện tài hoa nhiều mặt của nhà thơ Tố Hữu. Thể thơ lục bát được tác giả phô diễn những tình cảm, tư tưởng mới mà vẫn đậm đà bản sắc dân tộc. Lối hát đối đáp tạo ra giai điệu phong phú cho bài thơ. Nhiều biện pháp tu từ được tác giả vận dụng khéo léo. Ngôn ngữ trong sáng, nhuần nhị, và có nhiều nét cách tân(đặc biệt là hia đại từ Ta – Mình). Tiếng nói yêu thương – nét nổi bật trong phong cách thơ Tố Hữu – không có bài nào thấm thía hơn “Việt Bắc”. Bài thơ còn thể hiện tư tưởng mới mẻ với những dự báo sáng sưốt được biểu hiện bằng hình ảnh phong phú và tấu lên băng âm nhạc làm say mê lòng người.
tham khảo:
Năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, hoà bình được lập lại. Chủ tịch Hồ Chí Minh, trung ương Đảng, cán bộ, bộ đội rời Việt Bắc trở về Thủ đô Hà Nội. Trong không khí chia tay đầy nhớ thương lưu luyến giữa nhân dân Việt Bắc và những người cán bộ cách mạng, nhà thơ Tố Hữu đã sáng tác bài thơ “Việt Bắc”. Với tầm nhìn của một nhà thơ cách mạng, một nhà tư tưởng, Tố Hữu đã phản ánh sâu sắc hiện thực kháng chiến mười lăm năm của Việt Bắc và dự báo những diễn biến tư tưởng trong hoà bình.
Đoạn trích bài thơ “Việt Bắc” miêu tả cuộc chia li đầy thương nhớ lưu luyến giữa Việt Bắc và những người cán bộ kháng chiến và gợi lại những kỉ niệm kháng chiến anh hùng mà đầy tình nghĩa. Tác giả đã chọn thể thơ lục bát và lối hát đối đáp như trong ca dao dân ca và hình tượng hoá Việt Bắc và những người cán bộ kháng chiến là Ta – Mình. Cuộc chia li giữa nhân dân Việt Bắc và những người chiến sĩ cách mạng như là cuộc chia tay của một đôi bạn tình đầy bịn rịn, nhớ nhung, lưu luyến.
Mở đầu là lời của Việt Bắc. Để cho Việt Bắc – người ở lại – mở lời trước là rất tế nhị, vì trong chia tay thì người ở lại thường không yên lòng đối với người ra đi:
“Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?”
Bài thơ “Việt Bắc” có hai giai điệu chính. Câu thơ mở đầu “Mình về mình có nhớ ta” là giai điệu chính thứ nhất. Câu thơ mới đọc thoáng qua tưởng không có gì nhưng sâu sắc lắm. Một trăm cặp tình nhân chia tay cũng đều nói lời này. Tố Hữu mượn màu sắc của tình yêu mà phô diễn tình cảm cách mạng. Đại từ mình và ta đứng ở hai đầu câu thơ, đã thấy xa cách. Từ “nhớ” được điệp lại ba lần đã tạo ra âm hưởng chủ đạo của bài thơ: lưu luyến, nhớ thường, ân tình ân nghĩa. Người về lặng đi trước những câu hỏi nặng tình nặng nghĩa của Việt Bắc:
“Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”
Việt Bắc lại hỏi:
“Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?”
Để cho Việt Bắc hỏi là một cách nhà thơ khơi gợi lại những ngày kháng chiến gian khổ. Chỉ vài hình ảnh “mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù” là khung cảnh rừng núi hiện lên ảm đạm trong những ngày đầu kháng chiến. Mình và Ta đã từng chịu chung gian khổ “miếng cơm chấm muối”, đã cùng chung lưng đấu cật để chống kẻ thù chung “mối thù nặng vai”.
Vẫn còn là lời hỏi của Việt Bắc, nhưng tứ thơ chuyển:
“Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già.
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son”
Biện pháp tu từ nhân hoá “rừng núi nhớ ai” nói lên tình cảm thắm thiết của Việt Bắc với những người kháng chiến. Mình về thì núi rừng Việt Bắc trống vắng “Trám bùi để rụng, măng mai để già”. Quả trám (trám xanh và trám đen) và măng mai là hai món ăn thường nhật của bộ đội và cán bộ kháng chiến. Mượn cái thừa để nói cái thiếu, thật hay! Hình thức đối lập giữa cái bên ngoài (hắt hiu lau xám) và bên trong (đậm đà lòng son) biểu hiện chân thật cuộc sống lam lũ, nghèo đói của người dân Việt Bắc, nhưng trong lòng thì thuỷ chung son sắt với cách mạng.
Cuối lời Việt Bắc hỏi người về:
“Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?”
Giai điệu chính thứ hai của bài thơ xuất hiện: “Mình đi, mình có nhớ mình”. Nếu giai điệu một là đạo lí của dân tộc với tư tưởng ân nghĩa thì giai điệu hai là cách mạng. Việt Bắc nhắn nhủ với người về là chẳng những “nhớ ta” mà còn phải “nhớ mình’, nói theo ngôn từ của tình yêu thì chẳng những phải “nhớ em” mà còn phải “nhớ anh” nữa. Cái “anh” mà hồi ở với em. Mình đã sống với Ta mười lăm năm, tình nghĩa biết mấy, anh hùng biết mấy! Mình với Ta viết lên những trang sử oai hùng của dân tộc “Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa”. Bây giờ xa cách, Mình về thành thị, nhớ đừng thay lòng đổi dạ với Ta, mà cũng đừng thay lòng đổi dạ với chính mình:
“Mình về thành thị xa xôi
Nhà cao, còn thấy núi đồi nữa chăng?
Phố đông, còn nhớ bản làng
Sáng đèn còn nhớ mảnh trăng giữa rừng?”
Để cho Việt Bắc ướm hỏi dè chừng như vậy là một cách khéo léo nhà thơ Tố Hữu dự báo những diễn biến tư tưởng trong hoà bình.
“Mình đi, mình có nhớ mình”
Đó là câu thơ hay nhất của bài thơ “Việt Bắc” mà cũng là một sáng tạo tuyệt vời của Tố Hữu. Đón hết những lời ân tình ân nghĩa của Việt Bắc, bây giờ người về mới mở lời. Lời người về cũng chí tình chí nghĩa:
“Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh,
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu…”
Hai đại từ ta – mình cứ xoắn xuýt, quấn quýt “Ta với mình, mình với ta” thật là nồng nàn. Ý nghĩa lại không rạch ròi để rồi nhập lại làm một:
“Mình đi, mình lại nhớ mình”
(Trả lời cho câu hỏi: “Mình về mình có nhớ ta”)
Diễn ra ngôn ngữ của tình yêu là “Anh đi anh lại nhớ em”. Nỗi nhớ của người đi thật là dào dạt, nghĩa tình của người đi đối với Việt Bắc thật là bất tận “Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu”. Người đi trả lời như vậy hẳn làm yên lòng người ở lại – Việt Bắc.
Như vậy là biến tấu của giai điệu một đã hình thành và mở rộng đến vô cùng. Tất nhiên đấy chỉ là một thủ pháp để nhà thơ miêu tả mối quan hệ khăng khít giữa Việt Bắc và cách mạng, miêu tả lại bản anh hùng ca kháng chiến của quân dân Việt Bắc.
Để xua tan những hoài nghi của người ở lại, người về phải nói những lời thật nồng thắm, phải so sánh với những tình cảm cao quý nhất của con người:
“Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương”
Từ “nhớ” được điệp lại trùng trùng và mỗi từ lại gợi lên không biết bao nhiêu kỉ niệm thân thương giữa Ta với Mình. Những chi tiết nhỏ nhặt đã được hồi tưởng (mà cái nhỏ trong tình yêu chính là cái lớn).
“Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”
Con người Việt Bắc trong lòng người về mới đáng yêu đáng quý làm sao:
“Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.”
Một tiếng mõ trâu giữa rừng chiều, một tiếng chày đêm ngoài suối âm vang mãi trong lòng người ra về:
“Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa…”
Nói gọn lại là người về nhớ thiên nhiên Việt Bắc tươi đẹp, thơ mộng hữu tình(1); nhớ con người Việt Bắc giản dị, tình nghĩa, thủy chung.
Từ giọng điệu anh hung ca. Cuộc kháng chiến anh hùng của ta và mình được tái hiện trong hòai niệm của người về:
“Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.”
Thiên nhiên Việt Bắc như có linh hồn là nhờ tác giả sử dụng phép nhân hóa. Núi rừng Việt Bắc tươi đẹp đã trở thành lũy sắt bảo vệ và che chở cho bộ đội “vây”, “đánh” quân thù. Mỗi một tên núi, tên sông, tên phố, tên bản là một chiến công lừng lẫy của quân dân Việt Bắc. Rồi những đêm hành quân, những đoàn dân công, những đoàn xe vận tải tấp nập sôi động:
“Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.”
Tác giả lại chuyển sang giọng điệu thơ trang trọng, thiêng liêng để diễn tả nỗi nhớ của người về đối với Trung ương Chính phủ – Cụ Hồ. Và hình ảnh của Việt Bắc trong trí nhớ của người về là quê hương cách mạng, là căn cứ địa kháng chiến, là niềm tin là hi vọng của cả dân tộc.
Người về cũng không quên trả lời câu hỏi gay cấn của Việt Bắc:
“Mình về mình lại nhớ ta
Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào” (2)
(Trả lời cho câu hỏi “Mình đi mình có nhớ mình”)
Nghĩa là người về muốn nhắn nhủ với Việt Bắc là dù xa cách dù về thành thị xa xôi thì người các bộ kháng chiến năm xưa vẫn giữ gìn và phát huy phẩm chất tốt đẹp của người cán bộ cách mạng.
Như vậy là với biến tấu của giai điệu hai, tác giả đã khép lại phần một của bài thơ”Việt Bắc”. Và chủ đề chung thủy – chung thủy với cách mạng của bài thơ “Việt Bắc” đã đạt đến độ sâu sắc ngay trong phần một này.
“Việt Bắc” là một kiệt tác của Tố Hữu mà cũng là kiệt tác của thơ ca cách mạng, thơ ca kháng chiến. Bài thơ thể hiện tài hoa nhiều mặt của nhà thơ Tố Hữu. Thể thơ lục bát được tác giả phô diễn những tình cảm, tư tưởng mới mà vẫn đậm đà bản sắc dân tộc. Lối hát đối đáp tạo ra giai điệu phong phú cho bài thơ. Nhiều biện pháp tu từ được tác giả vận dụng khéo léo. Ngôn ngữ trong sáng, nhuần nhị, và có nhiều nét cách tân (đặc biệt là hai đại từ Ta – Mình). Tiếng nói yêu thương – nét nổi bật trong phong cách thơ Tố Hữu – không có bài nào thấm thía hơn “Việt Bắc”. Bài thơ còn thể hiện tư tưởng mới mẻ với những dự báo sáng suốt được biểu hiện bằng hình ảnh phong phú và tấu lên băng âm nhạc làm say mê lòng người.
Những bài thơ lớn của Tố Hữu đều sáng tác vào những điểm mốc của lịch sử cách mạng Việt Nam. Bài thơ “Việt Bắc” – kiệt tác của Tố Hữu cúng được sáng tác trong một thời điểm trọng đại của đất nước. Năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, hoà bình được lập lại. Chủ tịch Hồ Chí Minh, trung ương Đảng, cán bộ, bộ đội rời Việt Bắc trở về Thủ đô Hà Nội. Trong không khí chia tay đầy nhớ thương lưu luyến giữa nhân dân Việt Bắc và những người cán bộ cách mạng, nhà thơ Tố Hữu đã sáng tác bài thơ “Việt Bắc”. Với tầm nhìn của một nhà thơ cách mạng, một nhà tư tưởng, Tố Hữu đã phản ánh sâu sắc hiện thực kháng chiến mười lăm năm của Việt Bắc và dự báo những diễn biến tư tưởng trong hoà bình.
Đoạn trích bài thơ “Việt Bắc” miêu tả cuộc chia li đầy thương nhớ lưu luyến giữa Việt Bắc và những người cán bộ kháng chiến và gợi lại những kỉ niệm kháng chiến anh hùng mà đầy tình nghĩa.
Tác giả đã chọn thể thơ lục bát và lối hát đối đáp như trong ca dao dân ca và hình tượng hoá Việt Bắc và những người cán bộ kháng chiến là Ta – Mình. Cuộc chia li giữa nhân dân Việt Bắc và những người chiến sĩ cách mạng như là cuộc chia tay của một đôi bạn tình đầy bịn rịn, nhớ nhung, lưu luyến.
Mở đầu là lời của Việt Bắc. Để cho Việt Bắc – người ở lại – mở lời trước là rất tế nhị, vì trong chia tay thì người ở lại thường không yên lòng đối với người ra đi
“Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?”
Bài thơ “Việt Bắc” có hai giai điệu chính. Câu thơ mở đầu “Mình về mình có nhớ ta” là giai điệu chính thứ nhất. Câu thơ mới đọc thoáng qua tưởng không có gì nhưng sâu sắc lắm. Một trăm cặp tình nhân chia tay cũng đều nói lời này. Tố Hữu mượn màu sắc của tình yêu mà phô diễn tình cảm cách mạng.
Đại tư Mình và Ta đứng ở hai đầu câu thơ, đã thấy xa cách. Từ “nhớ” được điệp lại ba lần đã tạo ra âm hưởng chủ đạo của bài thơ: lưu luyến, nhớ thường, ân tình ân nghĩa.
Người về lặng đi trước những câu hỏi nặng tình nặng nghĩa của Việt Bắc:
“Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”
Việt Bắc lại hỏi:
“Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?”
Để cho Việt Bắc hỏi là một cách nhà thơ khơi gợi lại những ngày kháng chiến gian khổ. Chỉ vài hình ảnh “mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù” là khung cảnh rừng núi hiện lên ảm đạm trong những ngày đầu kháng chiến. Mình và Ta đã từng chịu chung gian khổ “miếng cơm chấm muối”, đã cùng chung lưng đấu cật để chống kẻ thù chung “mối thù nặng vai”.
Vẫn còn là lời hỏi của Việt Bắc, nhưng tứ thơ chuyển:
“Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già.
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son”
Biện pháp tu từ nhân hoá “rừng núi nhớ ai” nói lên tình cảm thắm thiết của Việt Bắc với những người kháng chiến. Mình về thì núi rừng Việt Bắc trống vắng “Trám bùi để rụng, măng mai để già”. Quả trám (trám xanh và trám đen) và măng mai là hai món ăn thường nhật của bộ đội và cán bộ kháng chiến. Mượn cái thừa để nói cái thiếu, thật hay! Hình thức đối lập giữa cái bên ngoài (hắt hiu lau xám) và bên trong (đậm đà lòng son) biểu hiện chân thật cuộc sống lam lũ, nghèo đói của người dân Việt Bắc, nhưng trong lòng thì thuỷ chung son sắt với cách mạng.
Cuối lời Việt Bắc hỏi người về:
“Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?”
Giai điệu chính thứ hai của bài thơ xuất hiện: “Mình đi, mình có nhớ mình”. Nếu giai điệu một là đạo lí của dân tộc với tư tưởng ân nghĩa thì giai điệu hai là cách mạng. Việt Bắc nhắn nhủ với người về là chẳng những “nhớ ta” mà còn phải “nhớ mình’, nói theo ngôn từ của tình yêu thì chẳng những phải “nhớ em” mà còn phải “nhớ anh” nữa. Cái “anh” mà hồi ở với em. Mình đã sống với Ta mười lăm năm, tình nghĩa biết mấy, anh hùng biết mấy! Mình với Ta viết lên những trang sử oai hùng của dân tộc “Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa”. Bây giờ xa cách, Mình về thành thị, nhớ đừng thay lòng đổi dại với Ta, mà cũng đừng thay lòng đổi dạ với chính mình:
“Mình về thành thị xa xôi
Nhà cao, còn thấy núi đồi nữa chăng?
Phố đông, còn nhớ bản làng
Sáng đèn còn nhớ mảnh trăng giữa rừng?”
Để cho Việt Bắc ướm hỏi dè chừng như vậy là một cách khéo léo nhà thơ Tố Hữu dự báo những diễn biến tư tưởng trong hoà bình.
“Mình đi, mình có nhớ mình”
Đó là câu thơ hay nhất của bài thơ “Việt Bắc” mà cũng là một sáng tạo tuyệt vời của Tố Hữu!
Đón hết những lời ân tình ân nghĩa của Việt Bắc, bây giờ người về mới mở lời. Lời người về cũng chí tình chí nghĩa:
“Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh,
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu…”
Hai đại từ Ta – Mình cứ xoắn xuýt, quấn quýt “Ta với mình, mình với ta” thật là nồng nàn. Ý nghĩa lại không rạch ròi để rồi nhập lại làm một:
“Mình đi, mình lại nhớ mình”
(Trả lời cho câu hỏi: “Mình về mình có nhớ ta”)
Diễn ra ngôn ngữ của tình yêu là “Anh đi anh lại nhớ em”. Nỗi nhớ của người đi thật là dào dạt, nghĩa tình của người đi đối với Việt Bắc thật là bất tận “Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu”. Người đi trả lời như vậy hẳn làm yên lòng người ở lại – Việt Bắc.
Như vậy là biến tấu của giai điệu một đã hình thành và mở rộng đến vô cùng. Tất nhiên đấy chỉ là một thủ pháp để nhà thơ miêu tả mối quan hệ khăng khít giữa Việt Bắc và cách mạng, miêu tả lại bản anh hùng ca kháng chiến của quân dân Việt Bắc.
Để xua tan những hoài nghi của người ở lại, người về phải nói những lời thật nồng thắm, phải so sánh với những tình cảm cao quý nhất của con người:
“Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương”
Từ “nhớ” được điệp lại trùng trùng và mỗi từ lại gợi lên không biết bao nhiêu kỉ niệm thân thương giữa Ta với Mình. Những chi tiết nhỏ nhặt đã được hồi tưởng (mà cái nhỏ trong tình yêu chính là cái lớn).
“Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”
Con người Việt Bắc trong lòng người về mới đáng yêu đáng quý làm sao:
“Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.”
Một tiếng mõ trâu giữa rừng chiều, một tiếng chày đêm ngoài suối âm vang mãi trong lòng người ra về:
“Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa…”
Nói gọn lại là người về nhớ thiên nhiên Việt Bắc tươi đẹp, thơ mộng hữu tình(1); nhớ con người Việt Bắc giản dị, tình nghĩa, thủy chung.
Từ giọng điệu anh hung ca. Cuộc kháng chiến anh hùng của Ta và Mình được tái hiện trong hòai niệm của người về:
“Nhớ khi giặc đến giặc lung
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.”
Thiên nhiên Việt Bắc như có linh hồn là nhờ tác giả sử dụng phép nhân hóa. Núi rừng Việt Bắc tươi đẹp đã trở thành lũy sắt bảo vệ và che chở cho bộ đội. “vây”, “đánh” quân thù. Mỗi một tên núi, tên sông, tên phố, tên bản là một chiến công lừng lẫy của quân dân Việt Bắc. Rồi những đêm hành quân, những đoàn dân công, những đòan xe vận tải tấp nập sôi động:
“Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.”
Tác giả lại chuyển sang giọng điệu thơ trang trọng, thiêng liêng để diễn tả nỗi nhớ của người về đối với Trung ương Chính phủ – Cụ Hồ. Và hình ảnh của Việt Bắc trong trí nhớ của người về là quê hương cách mạng, là căn cứ địa kháng chiến, lừ niềm tin là hi vọng của cả dân tộc.
Người về cũng không quên trả lời câu hỏi gay cấn của Việt Bắc:
“Mình về mình lại nhớ ta
Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào”
(Trả lời cho câu hỏi “Mình đi mình có nhớ mình”)
Nghĩa là người về muốn nhắn nhủ với Việt Bắc là dù xa cách dù về thành thị xa xôi thì người các bộ kháng chiến năm xưa vẫn giữ gìn và phát huy phẩm chất tốt đẹp của người cán bộ cách mạng.
Như vậy là với biến tấu của giai điệu hai, tác giả đã khép lại phần một của bài thơ”Việt Bắc”. Và chủ đề chung thủy – chung thủy với cách mạng của bài thơ “Việt Bắc” đã đạt đến độ sâu sắc ngay trong phần một này.
“Việt Bắc” là một kiệt tác của Tố Hữu mà cũng là kiệt tác của thơ ca cách mạng, thơ ca kháng chiến. Bài thơ thể hiện tài hoa nhiều mặt của nhà thơ Tố Hữu. Thể thơ lục bát được tác giả phô diễn những tình cảm, tư tưởng mới mà vẫn đậm đà bản sắc dân tộc. Lối hát đối đáp tạo ra giai điệu phong phú cho bài thơ. Nhiều biện pháp tu từ được tác giả vận dụng khéo léo. Ngôn ngữ trong sáng, nhuần nhị, và có nhiều nét cách tân(đặc biệt là hia đại từ Ta – Mình). Tiếng nói yêu thương – nét nổi bật trong phong cách thơ Tố Hữu – không có bài nào thấm thía hơn “Việt Bắc”. Bài thơ còn thể hiện tư tưởng mới mẻ với những dự báo sáng sưốt được biểu hiện bằng hình ảnh phong phú và tấu lên băng âm nhạc làm say mê lòng người.
Tác giả Tố Hữu được biết đến là nhà thơ trữ tình chính trị với nhiều tác phẩm tái hiện chân thực chặng đường cách mạng. Việt Bắc, kiệt tác nghệ thuật của Tố Hữu, được sáng tác trong giai đoạn lịch sử quan trọng- thời kì kháng chiến chống Pháp cứu nước của dân tộc. Với tầm nhìn của nhà tư tưởng, tâm hồn nghệ sĩ, Tố Hữu miêu tả sâu sắc mà cảm động cuộc chia ly của những người lính kháng chiến với căn cứ cách mạng Việt Bắc, cũng như hiện thực chiến tranh suốt 15 năm kháng chiến.
Biểu hiện tính dân tộc trong thơ Việt Bắc (Tố Hữu):
Nội dung:
- Vẻ đẹp đặc trưng tâm hồn, cốt cách dân tộc Việt Nam:
+ Tình cảm tha thiết gắn bó với cội nguồn, quá khứ, gian khổ
+ Tình cảm gắn bó, ngọt bùi, đồng cam cộng khổ
+ Tinh thần đoàn kết đồng lòng chung sức kháng chiến
+ Niềm tự hào dân tộc trước sự trưởng thành Cách mạng
- Tính dân tộc thể hiện qua việc Tố Hữu đề cập tới những phương diện đặc trưng nhất đời sống con người
- Bức tranh thiên nhiên Việt Bắc đặc trưng, độc đáo, kỉ niệm với những người dân Việt Bắc
Phương diện nghệ thuật
- Thể thơ lục bát, giọng thơ uyển chuyển, giàu nhạc tính, dễ nhớ, dễ thuộc
- Hình thức đối đáp trong ca dao trữ tình
- Cách xưng hô ta- mình mộc mạc, dân dã, thấm tính quân dân
- Ngôn ngữ thuần Việt, giản dị, hình ảnh gần gũi, nhiều sức gợi
- Tình yêu thiên nhiên, con người Việt Bắc sâu nặng, nghĩa tình
Phân tích đoạn về vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc:
- Lời đoạn thơ như khúc hát ân tình, tha thiết về Việt Bắc, quê hương cách mạng trong thời kháng chiến
- Bên cạnh bức tranh đậm chất sử thi về cuộc sống đời thường gần gũi, tình cảm của người lính cách mạng là vẻ đẹp của tự nhiên
+ Bức tranh tứ bình về Việt Bắc được tái hiện đạt tới sự tinh tế
+ Bức tranh mùa xuân ấm áp, rực rỡ: hoa chuối đỏ tươi
+ Mùa xuân với gam màu trắng của hoa mơ, hoa mận gợi lên cảnh núi rừng tràn đầy sức xuân, sự tinh khiết
+ Bức tranh mùa hè với màu vàng rực rỡ của rừng cây vào thu, hòa quyện với âm thanh tiếng ve kêu nét đặc trưng mùa hè
+ Hình ảnh con người nổi bật giữa không gian núi rừng càng khiến câu thơ trẻ nên ngọt ngào, thi vị hơn
+ Với hình ảnh của những khung cảnh Việt Bắc xuất hiện trước mắt người đọc với tiếng hát của con người, sự hài hòa giữa cảnh và người tạo nên sự nổi bật cho nhau.
+ Bức tranh thứ tư rừng thu Việt Bắc trở nên mênh mông, nhưng không hề lạnh lẽo bởi có tiếng hát hòa quyện với hình ảnh ánh trăng êm đềm, thanh bình
- Việt Bắc được xem là sự tài hoa của Tố Hữu, nhà thơ thể hiện sự tinh tế của mình bởi sự dẫn dắt của một điệu tâm hồn đầy tình nghĩa, bức tranh thiên nhiên gắn liền với vẻ đẹp, tâm hồn của con người.
Tố Hữu là một nhà thơ lớn của nền thơ ca hiện đại nước nhà, một cây bút trữ tình chính trị nổi bật với những bài thơ lưu lại trong trái tim người đọc nhiều dấu ấn, cảm xúc. “Việt Bắc” là một tác phẩm tiêu biểu trên chặng đường thơ ông, góp phần khẳng định tên tuổi, tâm hồn và tài năng của hồn thơ này. Trong tác phẩm, đoạn thơ thứ năm đã thực sự để lại nhiều nghĩ suy trong tâm hồn mỗi bạn đọc, góp vào sự sâu sắc và độc đáo của bài thơ.
Nhà thơ Tố Hữu là người con đất Quảng Điền, Thừa Thiên – Huế, cái nôi của văn học dân gian Việt Nam. Có lẽ những nét đẹp của mảnh đất ấy đã bồi tụ nên một hồn thơ dạt dào cảm xúc, sáng tác nên những vần thơ, trang thơ đượm sâu tình cảm, cảm xúc. Nói đến Tố Hữu và sự nghiệp văn học của ông, nhiều người nói chặng đường thơ ông gần như song hành với những giai đoạn lịch sử quan trọng, đáng nhớ của dân tộc. Những tác phẩm ở mỗi thời kỳ của nhà thơ đều có những nét đẹp riêng lưu lại nhiều ấn tượng. Việt Bắc, cái nôi của Cách mạng Việt Nam, cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến chống Pháp, miền đất ấy, con người ấy đã chắp cánh cho hồn thơ người nghệ sĩ, người cán bộ cách mạng Tố Hữu viết nên bài thơ “Việt Bắc”. Đoạn thơ thứ năm trong tác phẩm được đánh giá là một đoạn thơ đặc sắc với nhiều giá trị nội dung, nghệ thuật ý nghĩa.
Nghĩ về người con Việt Bắc, những đồng bào thân thương một thời gắn bó thủy chung, nghĩa tình, một nỗi nhớ da diết, đậm sâu bỗng trào dâng trong trái tim, tâm hồn người cán bộ cách mạng, hay có lẽ cũng chính là tiếng lòng Tố Hữu. Nhà thơ gợi ra hình ảnh người mẹ của nhân dân, người mẹ nuôi bộ đội với hình ảnh gần gũi và rất đỗi thiêng liêng:
“Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô”
Một người mẹ chịu thương chịu khó. Một người mẹ tảo tần vì con, vì bộ đội, vì đất nước, nhân dân. Đó là người mẹ Việt Bắc từng ngày lao động miệt mài đóng góp cho cuộc kháng chiến, từng ngày nuôi giấu cán bộ cách mạng. Viết về người mẹ ấy, nhà thơ Tố Hữu có hình ảnh “nắng cháy lưng”. Không tả rõ nét dáng hình người mẹ Việt Bắc, chỉ ba chữ đó thôi cũng đã đủ tái hiện lên chân thực, trọn vẹn vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp lao động của người mẹ Việt Nam thời chiến. Gần gũi, bình dị nhưng vô cùng mạnh mẽ, trang thơ Tố Hữu cho ta thấy mẹ là một phần của những trang sử hào hùng, là hậu phương đắp bồi yêu thương, sức mạnh cho những người lính chắc tay súng ra chiến trường giành lại tự do cho dân tộc, đất nước.
Tiếp nối trong dòng chảy ký ức dạt dào, thiết tha ấy, nhà thơ Tố Hữu gợi ra một bức tranh Việt Bắc với khung cảnh, với nhịp sống, âm thanh quen thuộc:
"Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya thắp sáng những giờ liên hoan”
Bên cạnh cái khốc liệt của khói lửa chiến tranh, cái tang thương của mất mát, hy sinh, vẫn còn rộn rã ở đó một cuộc sống ngập tràn âm thanh nơi miền cao Việt Bắc. Bên cạnh những giờ tập luyện mệt nhoài chuẩn bị cho cuộc chiến, những giây phút căng thẳng khi đối mặt địch, các cán bộ cách mạng của ta cũng hòa mình vào cuộc sống nơi núi rừng Việt Bắc, cùng đồng bào, cùng nhân dân xây dựng cuộc sống. Những người cán bộ đến gieo hy vọng về ngày độc lập. Họ gieo con chữ, họ thắp niềm tin, những lớp Nha bình dân học vụ để xóa mù chữ cho đồng bào vì thế mà được mở ra ở khắp mọi nơi. Hồ hởi, phấn chấn và ngập tràn hy vọng, không khí đó dường như ắp đầy khắp các bản làng Việt Bắc, ngập tràn trong hình dung tưởng tượng của mỗi người đọc khi đến với trang thơ giàu hình ảnh, cảm xúc của Tố Hữu.
“Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa...”
Với vốn ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh của mình, nhà thơ Tố Hữu đã giúp người đọc hình dung ra không gian, không khí rộn ràng niềm vui của quân dân Việt Bắc sau những giờ phút chiến đấu ác liệt. Văng vẳng trong không gian thanh bình ấy là tiếng “mõ rừng chiều” gọi trâu về của người lao động. Âm thanh tiếng giã gạo đêm khuya, tiếng chày tiếng cối hòa cùng tiếng suối xa càng đậm tô thêm bức tranh sinh hoạt thân thương, gần gũi, tràn đầy sức sống nơi núi rừng Việt Bắc. Những âm thanh ấy cùng hòa quyện lại, một cách rất riêng, tạo nên một khúc nhạc ấn tượng mà chỉ riêng núi rừng Việt Bắc có, do những con người Việt Bắc cùng cán bộ cách mạng thời kỳ kháng chiến xây đắp nên.
Bài thơ “Việt Bắc” đã gieo vào trái tim người đọc bao thế hệ rất nhiều cảm xúc, nghĩ suy khác nhau. Ở mỗi đoạn thơ, mỗi hình ảnh, nhịp điệu thơ đều chứa chan tâm tư người chiến sĩ hay cũng chính là nhà thơ. Khổ thơ thứ năm đã góp phần đem đến sự thành công cho tác phẩm, những giá trị nội dung, nghệ thuật của “Việt Bắc” đã góp phần làm tăng sự giàu có, đa dạng trong chùm thơ kháng chiến đồng thời khẳng định tài năng, sự tinh tế trong hồn thơ Tố Hữu.
Phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.
Đó là tâm trạng của những người xa quê. Những cái bình thường quen thuộc hàng ngày tưởng như chẳng có gì đáng nhớ nhưng đến khi xa rồi mới biết chẳng thể nào quên. Những nỗi nhớ quê ấy ở mỗi người có một sắc thái xúc cảm khác nhau. Có khi là hình ảnh dung dị một bát canh rau muống, một chén cà dầm tương,... Có khi lại là một ánh trăng quê... Còn riêng với Bằng Việt, trong những năm tháng du học ở Liên Xô, nhà thơ nhớ da diết bếp lửa của bà:
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm...
Cảm xúc về bếp lửa của Bằng Việt bắt đầu từ đây. Chúng ta hãy cùng đọc và khẽ ngâm lên từng lời thơ để hòa nhập hồn mình bâng khuâng theo dòng cảm xúc đang trào dâng của tác giả.
Thật xúc động biết bao! Từ một đất nước công nghiệp chỉ toàn bếp điện, bếp hơi, với những ống khói con tàu, tác giả nhớ về một bếp lửa đang chờn vờn sương sớm. Và từ bếp lửa nhớ đến kỉ niệm ấu thơ: Cháu thương bà biết mấy nắng mưa. Cả một thiên hồi ức hiện về trong tâm trí nhà thơ, suốt một quãng đời vất vả bà cháu bên nhau: Mới lên bốn tuổi đã quen mùi khói. Làng đói kém, bố đi đánh xe thật vất vả - Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay. Hồi tưởng lại những năm tháng bà cháu cùng sớm hôm có nhau. Tác giả nhớ từng câu chuyện bà kể. Những ngày ở Huế, bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học, bà dặn cháu viết thư cho bố ở chiến khu, bà sớm chiều nhen bếp lửa... Lời kể sao mà tha thiết thế! Nó gợi trong lòng người bao niềm xúc động sâu xa. Làm sao quên được: Những năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi. Bà đã dặn cháu:
Bố ở chiến khu, bố còn việc bố
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên.
Hình ảnh người bà hiện lên trong lời thơ ấy đẹp làm sao! Bà lúc nào cũng sẵn sàng chịu đựng. Bà là thế đấy! Suốt một đời tận tụy vì con, vì cháu. Nhưng không chỉ có thế. Vượt lên trên tình thương ấy, bà con là người làm việc âm thầm, lặng lẽ, biểu lộ ý thức trách nhiệm của mình đối với Tổ quốc. Bà đà cùng chịu đựng gian khổ, cùng chia sẻ hi sinh cho cuộc kháng chiến này. Càng lớn khôn, tác giả càng nhân thức rõ tấm lòng cao quý của bà, người đã lận đận biết mấy nắng mưa để nhen nhóm trong lòng đứa cháu yêu quý của mình ngay từ tuổi thơ một tình cảm rộng lớn hơn tình bà cháu thông thường. Đó là một ngọn lửa chứa chan niềm tin dai dẳng đối với đất nước, con người:
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm thương yêu khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng bếp lửa!
Hình ảnh bếp lửa được lặp lại nhiều trong bài thơ có giá trị tu từ độc đáo. Đây là hình ảnh tả thực trong cuộc sống đời thường. Song, đối với người đi xa quê hương lại là một dấu ấn khó phai mờ - Bởi vì chính bên cạnh bếp lửa hồng ấy, hình ảnh người bà “chờn vờn trong sương sớm” in đậm tâm trí tác giả từ tuổi nhỏ. Nhờ bếp lửa mà thời thơ ấu tác giả êm đềm, ấm áp như những câu chuyện cổ tích mà bà thường hay kể. Bếp lửa và người bà chính là nguồn sáng tâm hồn, nuôi dưỡng tình cảm thương yêu cho người cháu.
Điều đáng nói nhất về bài thơ chính là ý nghĩa tượng trưng của hình tượng bếp lửa. Đó là ngọn lửa niềm tin, ngọn lửa tình yêu, ngọn lửa của tâm hồn dân tộc đã nhóm lên đã nhóm lên trong tâm hồn trẻ thơ những cảm xúc và suy nghĩ chân tình, đẹp đẽ. Hình ảnh bếp lửa trong quá khứ, trong hiện tại đan cài vào nhau, nâng cảm xúc và tư duy nhà thơ bay bổng dạt dào, hướng về gia đình, về nguồn cội, về quê hương đất nước. Sức hấp dẫn của bài thơ chính là ở đó. Vời giọng thơ ân tình thiết tha, nhà thơ hồi tưởng những năm tháng cùng bà “nhóm lửa”. Hình ảnh chim tu hú kêu trên những cánh đồng xa gợi lên không khí của một buổi sớm tinh mơ, vắng vẻ, quạnh hiu.. cùng với hình ảnh chim tu hú, hình ảnh bà cũng hiện lên lụi cụi, vất vả. Các vần nối tiếp nhau để diễn tả cảm xúc ấy: Xa, nhà, Huế, thế,về... tạo âm hưởng kéo dài liên tục không dứt. Nhạc điệu buồn, tha thiết, trầm lặng thể hiện nỗi nhớ nhung bà:
Giờ cháu đi xa có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà,niềm vui trăm ngã
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?
Chính tình bà cháu cao đẹp và thiêng liêng kì diệu đã nhen nhóm trong lòng nhà thơ niềm tin yêu cuộc sống, con người, tình yêu quê hương đất nước. Đây là một bài thơ dạt dào cảm xúc. Tác giả đã khéo léo sử dụng cách gieo vần, láy điệp từ và những hình ảnh có sức liên tưởng độc đáo tạo nên giá trị cho bài thơ. Ta cảm nhận được tấm lòng biết ơn, nỗi nhớ nhung của nhà thơ dành cho người bà yêu dấu của mình. Bếp lửa đã khơi dậy trong ta một tình cảm cao đẹp đối với gia đình, quê hương, đất nước. Đặc biệt là lòng biết ơn sâu sắc đối với người bà.
Hẳn ai cũng có một quá khứ bên người thân, gia đình. Trong thời kỳ đất nước chống giặc ngoại xâm, biết bao người đã rời khỏi gia đình để nhập ngũ, dốc sức vì đất nước. Nhà thơ Bằng Việt cũng có một tuổi thơ mà bố mẹ ông đều đi đánh giặc.
Một mình sống với bà nhưng ông không hề cảm thấy cô đơn mà còn rất tự hào và vui sướng vì được sống bên bà. Ông đã sáng tác nên bài thơ “Bếp lửa” để nói lên tình cảm của ông giành cho bà cũng như khẳng định rằng bếp lửa không chỉ làm ấm tình cảm bà cháu mà còn sưởi ấm một đời người.“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượmCháu thương bà biết mấy nắng mưa”Ngay ba câu thơ đầu, điệp ngữ “một bếp lửa” đã đi liền với các từ láy chờn vờn, ấp iu… gợi cho ta cái cảm giác ấm áp với tình cảm chứa chan. Và ngay lập tức, hình ảnh người bà đã hiện lên. Ở đây, bà không hiện lên như một bà tiên mà hiện lên trong trái tim của người cháu nhớ về người bà gian nan. Từ hồi ức dần dần trở về dưới những dòng thơ của tác giả:
“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”
Trong tình cảnh nạn đói của đất nước, gia đình tác giả cũng không phải là ngoại lệ. Bố ông còn con ngựa để đi đánh xe là may mắn lắm. Nhưng cái không khí nghèo túng của toàn xã hội đã bao phủ tất cả. Gần hai mươi năm sau, khói vẫn làm cay mắt tác giả. Cái “cay” này không phải là cái “cay” do củi ướt, củi tươi mà cái cay đắng của những kỉ niệm đói khổ của nhiều người, trong đó có hai bà cháu tác giả.
“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế”
“Cháu cùng bà nhóm lửa”, nhóm lên ngọn lửa của sự sống và của tình yêu bà cháy bỏng của một cậu bé hồn nhiên, trong trắng như một trang giấy.Chính hình ảnh bếp lửa quê hương, bếp lửa của tình bà cháu đó đã gợi nên một liên tưởng khác, một hồi ức khác trong tâm trí thi sĩ thuở nhỏ. Đó là tiếng chim tu hú kêu. Tiếng tu hú kêu như giục giã lúa mau chín, người nông dân mau thoát khỏi cái đói, và dường như đó cũng là một chiếc đồng hồ của đứa cháu để nhắc bà rằng: “Bà ơi, đến giờ bà kể chuyện cho cháu nghe rồi đấy!”. Từ “tu hú” được điệp lại ba lần làm cho âm điệu cấu thơ thêm bồi hồi tha thiết, làm cho người đọc cảm thấy như tiếng tu hú đang từ xa vọng về trong tiềm thức của tác giả.Tiếng “tu hú” lúc mơ hà, lúc văng vẳng từ những cánh đồng xa lâng lâng lòng người cháu xa xứ. Tiếng chim tu hú khắc khoải làm cho dòng kỉ niệm của đứa cháu trải dài hơ, rộng hơn trong cái không gian xa thẳng của nỗi nhớ thương.
“Mẹ cùng cha công tác bận không về
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc
Tu hú ơi, chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa!”
Qua đoạn thơ này ta thấy hiện lên một căn nhà quạnh quẽ giữa đồng, chỉ hẩm hút có một già một trẻ. Đứa trẻ thì “ăn chưa no, lo chưa tới”, còn bà thì ốm yếu hom hem. Bà phải xoay sở nuôi thân mình và nuôi cả cháu. Vậy mà bà còn “bảo cháu làm, chăm cháu học” bên cạnh cái bếp lửa. Hình ảnh bếp lửa ở đây không ghi dấu đắng cay nữa mà đó là hình ảnh của một căn nhà ấm áp, nương náu để hai bà cháu sinh sống.
Trong tám năm ấy, đất nước có chiến tranh, hai bà cháu phải rời làng đi tản cư, bố mẹ phải đi công tác, cháu vì thế phải ở cùng bà trong quãng thời gian ấy, nhưng dường như đối với đứa cháu như thế lại là một niềm hạnh phúc vô bờ.? cùng bà, ngày nào cháu cũng cùng bà nhóm bếp. Và trong cái khói bếp chập chờn, mờ mờ ảo ảo ấy, người bà như một bà tiên hiện ra trong câu truyện cổ huyền ảo của cháu. Nếu như đối với mỗi chúng ta, cha sẽ là cánh chim để nâng ước mơ của con vào một khung trời mới, mẹ sẽ là cành hoa tươi thắm nhất để con cài lên ngực áo thì đối với Bằng Việt, người bà vừa là cha, vừa là mẹ, vừa là cách chim, là một cành hoa của riêng ông. Cho nên, tình bà cháu là vô cùng thiêng liêng và quý giá đối với ông. Trong những tháng năm sống bên cạnh bà, bà không chỉ chăm lo cho cháu từng miếng ăn, giấc ngủ mà còn là người thầy đầu tiên của cháu. Bà dạy cho cháu những chữ cái, những phép tính đầu tiên. Không chỉ thế, bà còn dạy cháu những bài học quý giá về cách sống, đạo làm người. Những bài học đó sẽ là hành trang mang theo suốt quãng đời còn lại của cháu. Người bà và tình cảm mà bà dành cho cháu đã thật sự một chỗ dựa vững chắc về cả vật chất lẫn tinh thần cho đứa cháu bé bỏng. Cho nên khi bây giờ nghĩ về bà, nhà thơ càng thương bà hơn vì cháu đã đi rồi, bà sẽ ở với ai, ai sẽ người cùng bà nhóm lửa, ai sẽ cùng bà chia sẻ những câu chuyện những ngày ở Huế,… Nhà thơ bổng tự hỏi lòng mình: “Tu hú ơi, chẳng đến ở cùng bà?”. Một lời than thở thể hiện nỗi nhớ mong bà sâu sắc của đứa cháu nơi xứ người. Chỉ trong một khổ thơ mà hai từ “bà”, “cháu” đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần gợi lên hình ảnh hai bà cháu sóng đôi, gắn bó, quấn quýt không rời.