Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Các trung tâm công nghiệp lớn và cơ cấu ngành của mỗi trung tâm:
- Hà Nội: Luyện kim đen, cơ khí, sản xuất ô tô, điện tử, hóa chất, vật liệu xây dựng, sản xuất giấy, xenlulô, dệt, may, chế biến nông sản.
- Hải Phòng: Nhiệt điện, luyện kim đen, cơ khí, đóng tàu, điện tử, vật liệu xây dựng, dệt, may, chế biến nông sản.
- Tp Hồ Chí Minh: Nhiệt điện, luyện kim đen, luyện kim màu, cơ khí, đóng tàu, điện tử, sản xuất ô tô, hóa chất, vật liệu xây dựng, sản xuất giấy, xenlulô, dệt, may, chế biến nông sản.
- Biên Hòa: Cơ khí, điện tử, hóa chất, vật liệu xây dựng, sản xuất giấy, xenlulô, dệt, may, chế biến nông sản.
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Luyện kim đen, cơ khí, đóng tàu, hóa chất, vật liệu xây dựng, dệt, may, chế biến nông sản.
b. Các vùng công nghiệp nước ta
Theo quy định của Bộ Công nghiệp (năm 2001), cả nước được phân thành 6 vùng công nghiệp:
-Vùng 1 : Các tỉnh Trung du và miền núi Bắc Bộ, trừ Quảng Ninh
-Vùng 2 : Các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh
- Vùng 3 : Các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận
- Vùng 4 : Các tỉnh Tây Nguyên trừ Lâm Đồng
- Vùng 5 : Các tỉnh Đông Nam Bộ, Bình Thuận, Lâm Đồng
- Vùng 6 : Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long .
– Các trung tâm công nghiệp, các điểm công nghiệp theo giá trị sản xuất được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu, phương pháp này cho phép định vị chính xác vị trí địa lí của các trung tâm và điểm công nghiệp, đồng thời thể hiện được cả quy mô và cơ cấu ngành của từng trung tâm công nghiệp. Quy mô của các trung tâm công nghiệp được tính theo giá trị sản xuất thông qua 4 bậc quy ước từ dưới 9 nghìn tỉ đồng; 9-40 nghìn tỉ đồng; 40-120 nghìn tỉ đồng và trên 120 nghìn tỉ đồng. Trong các vòng tròn còn có kí hiệu các ngành công nghiệp được biểu hiện bằng các kí hiệu hình học và kí hiệu trực quan. Thông qua các bậc và kí hiệu này, người đọc có thể tìm hiểu được sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp:
+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất trong cả nước. Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hóa khác nhau lan tỏa theo nhiều hướng dọc các tuyến giao thông huyết mạch. Đó là hướng Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả (cơ khí – khai thác than), Đáp Cầu – Bắc Giang (vật liệu xây dựng, phân hóa học), Đông Anh – Thái Nguyên (cơ khí, luyện kim), Việt Trì – Lâm Thao (hóa chất – giấy), Hòa Bình – Sơn La (thủy điện), Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hóa (dệt – may, điện, xi măng).
+ Ở Nam Bộ hình thành dải công nghiệp, trong đó nổi lên các trung tâm công nghiệp hàng đầu của nước ta như Thành phố Hồ Chí Minh (lớn nhất cả nước về giá trị sản xuất công nghiệp), Biên Hòa, Vũng Tàu (hai trung tâm lớn) và Thủ Dầu Một. Hướng chuyên môn hóa ở đây rất đa dạng, trong đó có một vài ngành công nghiệp tương đối non trẻ, nhưng lại phát triển mạnh như khai thác dầu khí, sản xuất điện từ khí.
+ Dọc theo duyên hải miền Trung, ngoài Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp quan trọng nhất, còn có một vài trung tâm khác (Vinh, Quy Nhơn, Nhà Trang…).
– Ngoài ra, ở trong trang 21 còn có biểu đồ cột thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp từ năm 2000 – 2007 và hai biểu đồ tròn phản ánh giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế và giá trị sản xuất công nghiệp phân theo nhóm ngành công nghiệp (năm 2000, 2007). Các biểu đồ làm cho người đọc hiểu sâu sắc hơn về các khía cạnh của nền công nghiệp Việt Nam.
a) 10 điểm công nghiệp và cơ cấu ngành của từng điểm
- Hà Giang : chế biến nông sản
- Tĩnh Túc : luyện kim màu
- Sơn La : sản xuất vật liệu xây dựng
- Đồng Hới : sản xuất vật liệu xây dựng
- Hòa Bình : Thủy điện
- Đà Lạt : dệt may
- Bảo Lộc : chế biến nông sản
- Gia Nghĩa : khai thác, chế biến lâm sản
- Tuy Hòa : chế biến nông sản
- Tam Kỳ : sản xuất vật liệu xây dựng
b) 5 Trung tâm công nghiệp lớn nhất của nước ta và cơ cấu ngành của mỗi trung tâm
- tp Hồ Chí Minh : Luyện kim đen, luyện kim màu, chế biến nông sản,nhiệt điện, sản xuất giấy, xenlulo, cơ khí, điện tử, dệt may, hóa chất, phân bón, đóng tàu, sản xuất ôtô, sản xuất vật liệu xây dựng.
- Hà Nội : Cơ khí, sản xuất ôtô. hóa chất, phân bón, chế biến nông sản, dệt, may, sản xuất giấy, xenlulo, điện tử, sản xuất vật liệu xây dựng, luyện kim đen
- Hải Phòng : Cơ khí, luyện kim đen, chế biến nông sản, điện tử, dệt, may, sản xuất vật liệu xây dựng, đóng tàu
- BIên Hòa : Dệt, may, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, hóa chất, phân bón, điện tử, sản xuất giấy, xenlulo, chế biến nông sản
- Vũng Tàu : luyện kim đen, chế biến nông sản, nhiệt điện, cơ khí,đóng tàu, dệt may, hóa chất, phân bón, sản xuất vật liệu xây dựng
c) Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội là 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta vì :Hai thành phố này hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp :
* Vị trí thuận lợi
- Hà Nội nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, là một trong ba đỉnh tam giác tăng trưởng kinh tế.
- tp Hồ Chí Minh nằm ở trung tâm của vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
* Hà Nội là thủ đô của nước ta, có sức hút đầu tư trong và ngoài nước. Tp Hồ Chí Minh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, đầu mối giao thông lớn nhất phía Nam
* Tài nguyên :
- Hà Nội nằm gần cơ sở nguyên liệu, năng lượng của miền núi trung du phía Bắc, nguồn thủy năng trên hệ thống sông Hồng và có nguồn nguyên liệu nông - lâm - thủy sản khá dồi dào của vùng Đồng bằng sông Hồng
- tp Hồ Chí Minh nằm trong vùng Đông Nam Bộ, nơi có tài nguyên dầu khí, vật liệu xây dựng, tài nguyên thủy điện, nguồn thủy sản, điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp, liền kề với Đồng bằng sông Cửu Long, vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm
- Là hai thành phố có số dân đông nhất ( năm 2008, số dân của Hà Nội là 6.116,2 nghìn người, tp Hồ Chí Minh là 6.611,6 nghìn người) có nguồn lao động dồi dào, trình độ tay nghề cao
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ công nghiệp có chất lượng tốt nhất và hoàn thiện nhất cả nước
- Đây là hai thành phố thu hút mạnh đầu tư từ bên ngoài
- Hà Nội và tp Hồ Chí Minh là nơi tập trung nhiều ngành công nghiệp, trong đó có nhiều ngành trọng điểm.
- Có nhiều chính sách năng động trong phát triển kinh tế, đặc biệt là công nghiệp.
Đáp án: B
Giải thích: So sánh đặc điểm khu công nghiệp:
- Khu công nghiệp ra đời trong thập niên 90 của thế kỉ XX. TTCN ra đời trong quá trình công nghiệp hóa.
- TTCN là hình thức ở trình độ cao, có nhiều ngành chuyên môn hóa, các xí nghiệp nòng cốt, ứng dụng nhiều tiến bộ KHKT.
- KCN có ranh giới địa lí rõ ràng. TTCN gắn với đô thị vừa và lớn, ranh giới không rõ ràng, mang tính quy ước.
Như vậy, các nhận định ở đáp án A, C, D sai và B đúng.
a) Kể tên
- Các nhà máy nhiệt điện, thủy điện
+ Nhà máy thủy điện : Trị An (trên sông Đồng Nai), Thác Mơ, Cần Đơn (trên sông Bé)
+ Nhà máy nhiệt điện : Phú Mỹ (1,2,3,4), Bà Rịa (Bà Rịa - Vũng Tàu), Thủ Đức (tp Hồ Chí Minh)
- Các vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển
+ Các vườn quốc gia : Bù Gia Mập ( Bình Phước), Lò - Gò Xa - Mát (Tây Ninh), Cát Tiên (Đồng Nai), Côn Đảo ( Bà Rịa - Vũng Tàu)
+ Khu dự trữ sinh quyển : Cần Giờ (tp Hồ Chí Minh), Cát Tiên (Đồng Nai)
- Các mỏ dầu và mỏ khoáng sản :
+ Các mỏ dầu : Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng
+ Mỏ khoáng sản : sét, cao lanh, đá axit, boxit
- Các cửa khẩu quốc tế : Hoa Lư, Xa Mát, Mộc Bài
- Các tuyến giao thông huyết mạch :
+ Đường sắt Thống Nhất
+ Đường ô tô : quốc lộ 1, 13,14,20, 51
+ Đường biển : tp Hồ Chí Minh - Hải Phòng, tp Hồ Chí Minh - Xingapo, tp Hồ Chí Minh - Hồng Kong
+ Đường hàng không : tp Hồ Chí Minh - Hà Nội, tp Hồ Chí Minh - Băng Cốc, tp Hồ Chí Minh - Xitni,...
b) Các trung tâm công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ
- Tp Hồ Chí Minh : Rất lớn trên 120 nghìn tỉ đồng. Luyện kim đen, luyện kim màu, chế biến nông sản, nhiệt điện, sản xuất giấy, xenlulo, cơ khí, điện tử, dệt, may, hóa chất, phân bón, đóng tàu, sản xuất ô tô, sản xuất vật liệu xây dựng.
- Biên Hòa : Lớn từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng. Luyện kim đen, luyện kim màu, dệt, may, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, hóa chất, phân bón, điện tử, sản xuất giấy, xenlulo
- Thủ Dầu Một : Lớn từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng : Cơ khí, điện tử, chế biến nông sản, hóa chất, phân bón, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt, may, sản xuất giấy, xenlulo
- Vũng Tàu : Lớn từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng : Luyện kim đen, chế biến nông sản, nhiệt điện, cơ khí, đóng tàu, dệt, may, hóa chất, phân bón, sản xuất vật liệu xây dựng
* Giải thích :
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta vì có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển :
- Có vị trí địa lí thuận lợi :
+ Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là đỉnh của tam giác tăng trưởng kinh tế tp Hồ Chí Minh - Biên Hòa - Vũng Tàu
+ Có thể giao lưu dễ dàng với các vùng trong nước và với thế giới thông qua mạng lưới giao thông vận tải rất phát triển
- Nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kĩ thuật đông đảo cả nước, có nhiều doanh nhân giỏi. Nhờ sớm tiếp xúc với nền kinh tế thị trường nên người lao động ở đây rất năng động và thích ứng nhanh với cơ chế thị trường trong thời kì Đổi mới.
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ công nghiệp vào loại tốt nhất nước ta. Ở đây có sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và cảng Sài Gòn - một cảng lớn, hiện đại nhất nước ta. Tp Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông quan trọng nhất ở các tỉnh phía Nam và ở vị trí đầu mút của các tuyến đường sắt xuyên Á.
- Nguồn nguyên liệu, nhiên liệu ở vùng phụ cận dồi dào(dầu khí, nguyên liệu công nghiệp, thủy sản,..)
- Cơ chế, chính sách về công nghiệp năng động
- Thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) lớn nhất so với các tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong giai đoạn 1986-2006, tp Hồ Chí Minh nhận được 17 tỉ USD vốn đầu tư nước ngoài chiếm 21,7% so với cả nước
- Đứng đầu cả nước về tỉ trọng công nghiệp
a) Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận
- Mức độ tập trung công nghiệp : vào loại cao nhất cả nước
- Kể tên các trung tâm công nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận
- Từ Hà Nội công nghiệp tỏa đi theo các hướng với các ngành chuyên môn hóa khác nhau của từng trung tâm công nghiệp và cụm công nghiệp
+ Hướng đông : Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả ( cơ khí, chế biến thực phẩm, khai thác than, vật liệu xây dựng)
+ Hướng đông bắc : Hà Nội - Bắc Ninh - Bắc Giang ( vật liệu xây dựng, hóa chất, phân bón)
+ Hướng Bắc : Hà Nội - Thái Nguyên (luyện kim đen)
+ Hướng Tây Bắc : Hà Nội - Phúc Yên - Việt Trì ( hóa chất, giấy, xenlulo, chế biến thực phẩm)
+ Hướng tây nam : Hà Nội - Hà Đông - Hòa Bình (Thủy điện)
+ Hướng nam và đông nam : Hà Nội - Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hóa ( cơ khí, dệt may, nhiệt điện, vật liệu xây dựng)
b) những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng
- Vị trí địa lí : nằm trong vùng kih tế trọng điểm Bắc Bộ, có thủ đô Hà Nội nên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng
- Nằm trong vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm lớn thứ hai của cả nước nên có nguồn nguyên liệu dồi dào từ sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
- Cơ sở hạ tầng phát triển mạnh với các tuyến giao thông huyết mạch đường bộ, đường sắt.
- Tập trung nhiều đô thị lớn, đông dân và có nguồn lao động kĩ thuật đông đảo
- Cơ cấu ngành công nghiệp khá đa dạng
* Các trung tâm công nghiệp chính ở nước ta là:
Hiện nay ở nước ta đã hình thành được khoảng hơn 30 trung tâm công nghiệp khác nhau. Trong đó có 2 trung tâm công
nghiệp lớn là Hà Nội và TPHCM, 9 trung tâm công nghiệp cỡ trung bình như Đà Nẵng, Vinh, Huế...và nhiều trung tâm công nghiệp
cỡ nhỏ .
- Các trung tâm công nghiệp cỡ lớn thường thì trong cơ cấu ngành của chúng có từ 6 - 8 ngành công nghiệp quan trọng.
+ TPHCM được coi là trung tâm công nghiệp lớn: dệt, may, CBTP, cơ khí, điện tử, hóa chất, du lịch, sản xuất vật liệu xây
dựng...
+ Hà Nội: cơ khí, chế biến nông lâm sản, sản xuất hàng tiêu dùng, điện tử, hóa chất...
- Các trung tâm công nghiệp cỡ trung bình là thường có từ 4-6 ngành quan trọng
+ Hải Phòng: Cơ khí đóng tầu, chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng, du
lịch...
+ Hạ long: Cơ khí mỏ, khai thác than, du lịch, nghỉ mát, chế biến hải sản.
+ Vinh: Dệt, chế biến hải sản, du lịch, sản xuất vật liệu xây dựng.
+ Huế: Chế biến thực phẩm, du lịch thắng cảnh, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí sửa chữa, sản xuất vật liệu xây dựng.
+ Đà Nẵng: Được coi là trung tâm công nghiệp lớn nhất miền Trung: cơ khí, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng,
du lịch, nghỉ mát, vật liệu xây dựng, điện tử.
+ Biên Hòa: cơ khí, điện tử, chế biến thực phẩm, du lịch, điện năng.
+ Vũng Tàu: dầu khí, du lịch, chế biến thực phẩm, điện năng.
+ Cần Thơ là trung tâm công nghiệp trung bình lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long: công nghiệp cơ khí nông nghiệp, chế
biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, điện năng, du lịch xanh.
+ Việt Trì: hóa chất, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến thực phẩm và sản xuất điện năng, vật liệu xây dựng...
+ Thái Nguyên: Công nghiệp luyện kim đen, luyện kim màu, có nông sản điển hình như chế biến khai thác gỗ, du lịch thắng
cảnh.
- Các trung tâm công nghiệp cỡ nhỏ với cơ cấu ngành của mỗi trung tâm thường có từ 1-3 ngành quan trọng điển hình là
công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Các trung tâm công nghiệp cỡ nhỏ chính là
các thành phố, tỉnh lị, thị xã do địa phương quản lý.
* Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.
- Hà Nội được coi là trung tâm công nghiệp lớn nhất miền Bắc, lớn thứ 2 cả nước được hình thành trong các điều kiện sau
đây:
+ Hà Nội có vị trí địa lý thuận lợi vì Hà Nội là thủ đô của cả nước là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn nhất cả nước
nên nó có sức lôi cuốn mạnh mẽ các nguồn nhiên liệu, nguyên liệu, năng lượng, nhân lực từ mọi miền đất nước.
+ Hà Nội tiếp giáp với những vùng rất giàu tài nguyên thiên nhiên, vùng Đông bắc rất giàu than đá, hải sản, phíaTây bắc rất
giàu về thuỷ điện, với đồng bằng sông Hồng rất giàu về nhân lực và nguồn lương thực thực phẩm.
+ Hà Nội có đội ngũ công nhân đông đảo, lành nghề có trình độ dân trí cao, chuyên môn khoa học kỹ thuật tay nghề cao vào
loại nhất nhì cả nước.
+ Hà Nội có cơ sở vật chất hạ tầng vững mạnh vì là thủ đô nên được Đảng và Nhà nước đầu tư phát triển hiện đại
+ Trên cơ sở tác động tổng hợp của các điều kiện trên mà Hà Nội đã hình thành được một cơ cấu ngành công nghiệp rất đa
dạng và nhiều ngành mũi nhọn mà điển hình là cơ khí, chế biến lương thực thực phẩm điện tử, hóa chất, sản xuất hàng tiêu dùng.
- Thành phố HCM cũng là trung tâm công nghiệp cỡ lớn của cả nước được hình thành trong các điều kiện thuận lợi như sau:
- TPHCM có vị trí địa lý thuận lợi vì TPHCM có cửa thông ra biển là Cảng Sài Gòn lớn nhất cả nước, lại nằm rất gần đường
biển quốc tế đó là eo biển Malacca, thuận lợi trong giao lưu quan hệ hợp tác quốc tế bằng đường biển.
+ TPHCM tiếp giáp với những vùng rất giầu tài nguyên thiên nhiên đó là thềm lục địa phía Nam rất giầu về khí đốt, dầu mỏ,
tiếp giáp với Tây Nguyên rất giầu về gỗ lâm sản, cây công nghiệp tiếp giáp với đồng bằng sông Cửu Long và vựa lúa lớn nhất cả
nước. Tiếp giáp với Campuchia nên thuận lợi trong giao lưu quan hệ với nước bạn.
+ TPHCM có nguồn lao động dồi dào lại có trình độ chuyên môn kỹ thuật tay nghề cao nhiệu thợ giỏi, thợ bậc cao và rất
quen với tác phong làm ăn công nghiệp và cơ chế thị trường.
+ TPHCM có cơ sở hạ tầng rất hiện đại và lại ít bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh đặc biệt là kiến trúc đô thị rất hiện đại.
+ TPHCM có vị trí địa lý thuận lợi lại thích ứng nhanh với cơ chế thị trường nên có khả năng thu hút nhiều nguồn vốn đầu
tư nước ngoài, nhiều dự án liên doanh nhất cả nước.
+ Trên cơ sở tác động tổng hợp của các điều kiện thuận lợi trên TPHCM đã hình thành ở 1 cơ cấu ngành công nghiệp rất đa
dạng và nhiều ngành mũi nhọn điển hình là dệt may, chế biến thực phẩm, cơ khí, điện tử, hóa chất cũng trên cơ sở phát huy tổng
hợp các nguồn lực thuận lợi trên mà TPHCM đã đạt được các chỉ tiêu công nghiệp so với cả nước thể hiện bằng các số liệu.
Qua các số liệu trên ta thấy hầu hết các chỉ tiêu phát triển công nghiệp của TPHCM đều lớn hơn nhiều lần so với chỉ tiêu
phát triển của cả nước, đặc biệt chỉ tiêu giá trị sản lượng công nghiệp chiếm gần 30% tổng giá trị sản lượng công nghiệp cả nước, vì
thể ta khẳng định TPHCM cũng là một trong những trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.
Qua phân tích tình hình phát triển công nghiệp của Hà Nội và TPHCM ta thấy hầu hết các chỉ tiêu phát triển công nghiệp
của TPHCM đều lớn hơn so với Hà Nội, đặc biệt giá trị sản lượng công nghiệp của TPHCM lớn gấp 4 lần so với Hà Nội. Chứng tỏ
TPHCM là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước, Hà Nội lớn thứ nhì.
* Sự giống nhau và khác nhau giữa 2 trung tâm này.
- Giống nhau:
+ Cả 2 trung tâm đều có vị trí địa lý thuận lợi trong khi Hà Nội là thủ đô cả nước có sức lôi cuốn mạnh mẽ các nguồn
nguyên liệu, nhiên liệu... từ 7 miền đất nước thì TPHCM lại có cảng thông ra biển là Sài Gòn lớn nhất cả nước có sức hấp dẫn đối
với sự mở rộng hợp tác quan hệ quốc tế.
+ Cả 2 trung tâm đều có nguồn lao động dồi dào nhiều thợ giỏi, thợ bậc cao vào loại nhất cả nước.
+ Cả 2 trung tâm đều tiếp giáp với những vùng rất giàu tài nguyên thiên nhiên điển hình Hà Nội tiếp giáp với vùng than
Quảng Ninh thì TPHCM tiếp giáp với vùng dầu mỏ khí đốt Vũng Tàu.
+ Cả 2 trung tâm đều có cơ sở vật chất hạ tầng vững mạnh trong khi Hà Nội được Đảng và Nhà nước đầu tư xây dựng hiện
đại thì TPHCM được đế quốc Mỹ xây dựng hiện đại trong chiến tranh.
+ Cả 2 trung tâm đều có khả năng thu hút nhiều nguồn vốn, dự án đầu tư quốc tế.
+ Cả 2 trung tâm đều có cơ cấu ngành đa dạng nhất cả nước và nhiều ngành mũi nhọn nhất cả nước.
+ Cả 2 trung tâm đều đạt những chỉ tiêu phát triển công nghiệp lớn nhất cả nước.
+ Cả 2 trung tâm hiện nay đều được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư phát triển hiện đại nhất cả nước làm cơ sở cho việc
thực hiện công nghiệp hoá và mở rộng hợp tác kinh doanh.
- Khác nhau:
+ Địa lý: Hà Nội nằm ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc TPHCM nằm ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
+ Nguồn lao động ở TPHCM dồi dào hơn về số lượng (Hà Nội 2,4 triệu dân, TPHCM gần 4 triệu) và có thể nói TPHCM có
nhiều thợ giỏi bậc cao lành nghề hơn Hà Nội và quen với tác phong làm ăn công nghiệp với cơ chế thị trường hơn ở Hà Nội.
+ Cơ sở vật chất hạ tầng thì ở TPHCM hiện đại hơn, hoàn chỉnh hơn so với Hà Nội vì Hà Nội mới bắt đầu được xây dựng và
bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh.
+ TPHCM có cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng hơn với nhiều ngành mới hơn, hấp dẫn hơn so với Hà Nội điển hiển là điện
tử và đặc biệt TPHCM có ngành sản xuất đồ chơi cho trẻ em rất hiện đại ngang tầm quốc tế.
+ TPHCM đạt được chỉ tiêu phát triển công nghiệp lớn nhiều lần so với Hà Nội đặc biệt là giá trị sản lượng công nghiệp của
TPHCM lớn gấn 4 lần Hà Nội.
+ Hiện nay TPHCM vẫn được coi là trung tâm công nghiệp có khả năng thu hút nhiều nguồn vốn và các hợp tác đầu tư nhất
cả nước và cụ thể là hiện đang có nhiều công ty liên doanh nước ngoài đóng trên địa bàn lớn hơn nhiều lần so với Hà Nội.
a) Kể 20 trung tâm công nghiệp có ngành thực phẩm
Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hạ Long, Mộc Châu, Nam Định, Thanh Hóa, Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết, Vũng Tàu, tp Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bến Tre, Sóc Trăng, Rạch Giá, Cà Mau.
b) Nhận xét và giải thích
- Nhận xét :
Phân bố chủ yếu ở các đô thị, tập trung ở đồng bằng, ven biển
- Giải thích :
+ Thị trường tiêu thụ lớn. Nguồn lao động dồi dào
+ Nguồn nguyên liệu phong phú
Giải thích: Mục 3, SGK/127 địa lí 12 cơ bản.
Đáp án: C
* Đặc điểm :
- Gắn với đô thị vừa và lớn, có vị trí thuận lợi.
- Bao gồm khu công nghiệp, điểm công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật và công nghệ.
- Có các xí nghiệp nòng cốt (hay hạt nhân)
- Có các xí nghiệp bổ trợ và phục vụ
* Phân loại :
- Dựa vào vai trò của trung tâm công nghiệp trong sự phân công lao động theo lãnh thổ, có thể phân thành các nhóm sau đây :
+ Các trung tâm có ý nghĩa quốc gia gồm Hà Nội và tp Hồ Chí Minh
+ Các trung tâm có ý nghĩa vùng như Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ,,...
+ Các trung tâm có ý nghĩa địa phương như Việt Trì, Thái Nguyen, Vinh, Nha Trang,...
- Dựa vào giá trị sản xuất công nghiệp, có thể chia ra :
+ Các trung tâm công nghiệp rất lớn : tp Hồ Chí Minh
+ Các trung tâm công nghiệp lớn : Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu
+ Các trung tâm trung bình : Việt Trì, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ
- Phân biệt khu công nghiệp và trung tâm công nghiệp
+ Khu công nghiệp có ranh giới địa lí xác định, không có dân cư sinh sống
+ Trung tâm công nghiệp: thường gắn với các đô thị vừa và lớn, có thể bao gồm các khu công nghiệp và điểm công nghiệp
+ Các dấu hiệu phân biệt khác
- Các trung tâm công nghiệp lớn ở nước ta : Hà Nội, Hải Phòng, Vũng Tàu, Biên Hòa, Thủ Dầu Một
1)Quan niệm về KCN là tập trung các xí nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp có ranh giới xác định ko có dân cư sinh sống do chính phủ ủy quyền quyết định thành lập.
-Đây là khu vực có ranh giới rõ ràng khoảng vài trăm ha
-Có vị trí thuận lợi (gần cảng biển lớn, quốc lộ, sân bay...)
-Tập trung tương đối nhiều các xí nghiệp với khả năng hợp tác sản xuất cao và sử dụng chung kết cấu hạ tầng...
-Các xí nghiệp nằm trong KCN đc hưởng quy chế ưu đãi riêng về đất, thuế quan
-SX các sản phẩm vừa để tiêu dùng trong nước vừa XK
-Có ban quản lí thống nhất
-Có phân cấp về quản lí và tổ chức sản xuất
-KCN thường ko có dân cư sinh sống
2. -Trung tâm công nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao.
-Bao gồm các KCN, điểm CN và nhiều xí nghiệp, CN có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ.
-Thường gắn liền với các đô thị vừa và lớn, có vị trí địa lí thuận lợi trong đó CN là ngành chủ chốt, là các ngành chuyên môn hóa của đô thị đó.
-Có các xí nghiệp nòng cốt, có vai trò hạt nhân tạo nên trung tâm
-Có các xí nghiệp bổ trợ và phục vụ
3. Các trung tâm công nghiệp lớn ở nước ta: Ở nước ta đã hình thành nhiều trung tâm CN trong đó số lượng nhiều nhất phải kể đến ĐBSH, khu vực NBộ, DHMTrung.
Căn cứ vào vai trò của trung tâm CN chia ra làm 3 loại:
-Các trung tâm có ý nghĩa quốc gia: TP.HCM, HN
-Các trung tâm có ý nghĩa vùng như HP, Đà Nẵng, Cần Thơ...
-Các trung tâm có ý nghĩa địa phương: Việt Trì, Thái Nguyên, Vinh, Nha Trang...
Căn cứ vào giá trị sản xuất, chia ra làm 4 loại:
-Rất lớn: TP.HCM
-Lớn: HN, HP
-Trung bình: Đà Nẵng, Việt Trì...
-Nhỏ: Vinh, Nha Trang,...