Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Một số nhân vật lịch sử được mọi người gọi là anh hùng là: Hai Bà Trung, Vua Hùng, Lý Nam Đế (Lý Bí), Thánh Gióng, Ngô Quyền.
- Sở dĩ họ được tôn xưng như vậy vì họ là người đại diện cho chính nghĩa, cho nhân dân, họ có công lớn với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Nhân vật người anh hùng trong sử thi được miêu tả là đại diện cho cộng đồng, danh dự cộng đồng thường được đặt trên danh dự cá nhân, điều đó được thể hiện trong đoạn trích Ra-ma là:
* Hoàn cảnh của cuộc tái hợp với Xi-ta:
- Xi-ta đứng trước mọi người trong cộng đồng như một bị cáo
- Ra-ma ngự trên ngôi như một vị thủ lĩnh, một quan tòa có quyền kết án.
- Ra-ma trong tư cách kép: Một người chồng - một người anh hùng, một đức vua
- Ra-ma trong ràng buộc kép: bổn phận người chồng nhưng vẫn phải giữ tròn bổn phận của một đức vua, anh hùng
* Tâm trạng Ra-ma
+ Trước khi Xi-ta lên giàn hỏa thiêu:
- Khi đứng trước cộng đồng:
+ Khẳng định chiến thắng và tài nghệ của mình
+ Tuyên dương công trạng những người giúp đỡ mình
→ Lời lẽ rành mạch, tự hào
- Khi đứng trước Xi-ta
Lời nói:
+ Xưng hô: ta-phu nhân; cách xưng hô trịnh trọng nhưng rất xa cách
+ Nhấn mạnh mục đích chiến đấu không phải vì danh dự, phẩm giá của bản thân và cộng đồng “ta làm điều đó vì nhân phẩm của ta”
+ Bộc lộ nghi ngờ, ghen tuông về trinh tiết của Xi-ta: “nàng đã lưu lại lâu trong nhà kẻ xa lạ, đôi mắt tội lỗi của hắn hau háu nhìn nàng”
+ Lăng nhục Xi-ta, không nhận làm vợ và đuổi nàng đi: “ta không ưng nàng nữa, ta không cần đến nàng nữa”
→ Lời nói lạnh lùng, tàn nhẫn
Dáng vẻ, hành động;
+ Thấy người vợ xinh đẹp “lòng Ra-ma đau như cắt”
+ Ra-ma đức hạnh nghe người nọ người kia thì thào bàn tán, ngồi suy nghĩ ủ ê, thầm rỏ nước mắt
→ Thái độ đau đớn, xót xa
→ Sự đối lập trong lời nói, dáng vẻ, hành động buộc Ra-ma phải chọn giữa một bên là bổn phận của một quốc vương, một bên là tình yêu, hạnh phúc cá nhân
+ Khi Xi-ta lên giàn hỏa thiêu
- Kiên quyết không nói một lời, ngồi câm lặng “mắt dán xuống đất”
- Ra-ma tê dại “nom chàng khủng khiếp như thần chết”
→ Giữa tình yêu và danh dự, chàng đã chọn danh dự, một con người hi sinh hạnh phúc cá nhân để bảo vệ đạo đức xã hội.
- Được thể hiện qua lời nói của Ra-ma, dù thương vợ và lòng đau như cắt nhưng vì danh dự, chàng phải buộc tội Xi-ta, tuyên bố từ bỏ nàng vì không còn giữ trọn vẹn danh tiết và phẩm hạnh: “...Nay ta phải nghi ngờ tư cách của nàng...trông thấy nàng, ta không chịu nổi... ta không ưng có nàng nữa....”
Các chi tiết liên quan đến nhân vật An Dương Vương:
+ An Dương Vương xây thành nhiều lần nhưng đều bị lở.
+ Vua được thần Kim Quy giúp xây thành và cho vuốt để làm lẫy chế nỏ thần.
+ Nhờ nỏ thần, vua đánh thắng Triệu Đà lần thứ nhất.
+ Vua chủ quan khi Triệu Đà đem quân đánh lần thứ hai
+ Vua mang con bỏ chạy, nhờ thần Kim Quy cứu và chém chết Mị Châu.
a) -Do sớm có ý thức giữ gìn đất nước, lo xây thành để chống giặc ngoại xâm mà An Dương Vương được thần linh giúp đỡ.
- Kể về sự giúp đỡ thần kì đó, dân gian muốn thể hiện cách đánh giá về nhà vua: biết ơn, ca ngợi công lao xây thành, chế nỏ để chống giặc giữ nước.
b) Sự mất cảnh giác của nhà vua được biểu hiện qua các chi tiết:
- Vua đồng ý lời cầu hôn, gả con gái Mị Châu cho con trai Đà là Trọng Thủy, lại cho Thủy ở rể. ⇒ Vua mơ hồ trước âm mưu muốn xâm chiếm Âu Lạc một lần nữa của kẻ thù.
- Khi Triệu Đà đem quân đánh lần thứ hai, vua không kiểm tra lại vũ khí để đến khi quân giặc kéo sát thành, phải mang Mị Châu bỏ chạy. ⇒ Vua chủ quan khinh địch, không có cái nhìn sáng suốt với tình thế.
c) Qua các chi tiết sáng tạo, nhân dân muốn biểu lộ thái độ, tình cảm:
+ Chi tiết vua nghe theo lời kết án của thần Kim Quy, rút gươm chém Mị Châu: gửi gắm lòng kính trọng đối với vị vua anh hùng, dám hy sinh tình cảm cha con thiêng liêng để giữ tròn bổn phận với đất nước.
+ Các chi tiết liên quan đến Mị Châu:
Phê phán thái độ mất cảnh giác, quá xem trọng tình cảm cá nhân của Mị Châu.
Giải thích nguyên nhân, xoa dịu nỗi đau mất nước một cách nhẹ nhàng.
Cảnh Đăm San múa khiên, đoạn cuối tả hình ảnh, sức khỏe chàng
- Trong ba đoạn, nổi bật nhất nghệ thuật miêu tả nhân vật anh hùng của sử thi:
+ Thủ pháp so sánh:
Chàng múa trên cao gió như bão
Chàng múa dưới thấp, gió như lốc
Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang, bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang sức voi đực
- Thủ pháp phóng đại: “Một lần xốc tới, chàng vợt một đồi tranh”, khi chàng múa nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh dễ bật tung…
- Thủ pháp trùng điệp: Nội dung và cách thức thể hiện. Các hành động, đặc điểm của Đăm San luyến láy nhiều lần tạo nên sự kì vĩ, lớn lao
+ Chàng vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây
- Sự kết hợp linh hoạt của các biện pháp nghệ thuật cùng trí tưởng tượng phong phú của tác giả dân gian, góp phần tôn lên vẻ đẹp của người anh hùng sử thi
- Giải thích: Câu nói nêu lên hậu quả của việc lãng phí thời gian.
- Bàn luận:
+ Nếu biết tận dụng thời gian, con người sẽ tạo ra nhiều giá trị quan trọng, từ vật chất đến tinh thần, phục vụ cho cuộc sống của mình và cho xã hội.
+ Nếu lãng phí thời gian, nghĩa là ta đang lãng phí tất cả các giá trị vật chất lẫn tinh thần: tiền bạc, sức khỏe, thành công, hạnh phúc…
+ Hơn nữa, cuộc đời hữu hạn nên mỗi giây phút trôi qua là ta đang mất đi một phần đời của chính mình.
- Bài học: Cần biết quý trọng thời gian và sử dụng thời gian một cách hiệu quả.
Phương pháp giải:
- Hồi tưởng những nhân vật lịch sử hoặc nhân vật văn học thường được mọi người gọi là anh hùng mà bạn biết.
- Khái quát về nhân vật đó để hiểu được lí do vì sao họ được tôn xưng là anh hùng.
Lời giải chi tiết:
Một vài nhân vật lịch sử hoặc nhân vật văn học thường được mọi người gọi là anh hùng:
- Nhân vật lịch sử:
+ Đinh Tiên Hoàng (924 – 979): là vị hoàng đế sáng lập triều đại nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam; ông có công dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn à Đại Cồ Việt là nhà nước mở đầu cho thời đại độc lập, tự chủ.
+ Hồ Chí Minh (1890 – 1969): là nhà cách mạng, người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20.
+ Lê Thái Tổ (1385 – 1433): là vị hoàng đế đầu tiên của nhà Hậu Lê – triều đại lâu dài nhất trong lịch sử Việt Nam; dưới sự lãnh đạo của ông, nghĩa quân sau 10 năm chiến đấu gian khổ đã đánh bại quân Minh và giành lại độc lập cho người Việt.
- Nhân vật văn học:
+ Hình tượng người tráng sĩ thời Trần thuộc thời đại Đông A trong thi phẩm Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão) hiện lên với vẻ đẹp hùng tráng, hào sảng với những khát vọng cháy bỏng và nhân cách cao đẹp; mang hoài bão, ước mơ muốn giúp chúa xoay chuyển tình thế, khôi phục đất nước.
+ Anh hùng Đăm Săn trong Sử thi Đăm Săn: một người lãnh đạo lý tưởng toàn thiện toàn mỹ với vẻ đẹp, sức mạnh, tài năng, lòng dũng cảm cùng những khát vọng lớn lao đại diện cho lý tưởng của cộng đồng dân tộc.
Những nhân vật được gọi là anh hùng: Thánh Gióng, Sơn Tinh…
- Họ được tôn sùng là những vị anh hùng vì có công với cộng đồng, có những đóng góp và giúp đỡ con người. Từ đó nhận được sự tin yêu, quý mến và kính trọng.