K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 11 2023

Câu thơ

Phiên âm

Dịch nghĩa

3 - 4

Ba lãng kiêm thiên dũng >< Phong vân tiếp địa âm

Sóng tung vọt trùm bầu trời >< gió mây sà xuống khiến mặt đất âm u

5 - 6

Tùng cúc lưỡng khai >< cô chu nhất hệ

Tha nhật lệ >< cố viên tâm

(B T T >< T B B)

Khóm cúc nở hoa đã hai lần >< con thuyền lẽ loi thắt chặt (cái tĩnh >< cái động)

Tuôn rơi nước mắt ngày trước – tấm lòng nhớ về vườn cũ (cái cụ thể >< cái trừu tượng)

Ý nghĩa của bài thơ không bị ảnh hưởng nhiều nhưng các câu thơ trong phần dịch thơ có phần vượt trội hơn, chau chuốt hơn.

  
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 12 2023

Dịch nghĩa

Dịch thơ

Sương móc trắng xoá làm tiêu điều cả rừng cây phong

Lác đác rừng phong hạt móc sa

=> chưa dịch sát nghĩa từ “điêu thương” – gợi không khí âm u, ảm đạm

Núi Vu, kẽm Vu hơi thu hiu hắt

Ngàn non hiu hắt, khí thu loà

=> Không có tên núi cụ thể

Giữa lòng sông, sóng vọt lên tận lưng trời

Lưng trời sóng rợn lòng sông thẳm

=> chữ “thẳm” diễn đạt chưa trọn vẹn nghĩa

Trên cửa ải, mây sa sầm giáp mặt đất

Mặt đất mây đùn cửa ải xa

=> Dịch chưa sát nghĩa từ “sa sầm”

Khóm cúc nở hoa đã hai lần tuôn rơi nước mắt ngày trước

Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ

=> dịch thiếu từ “lưỡng khai” (lặp lại)

Con thuyền lẻ loi buộc mãi tấm lòng nhớ nơi vườn cũ

Con thuyền buộc chặt mối tình nhà

=> dịch thiếu cữ “cô” (lẻ loi, cô đơn)

Chỗ nào cũng rộn ràng dao thước để may áo rét

Lạnh lùng giục kẻ tay dao thước

Về chiều, thành Bạch Đế cao, tiếng chày đập áo nghe càng dồn dập

Thành Bạch, chày vang bóng ác tà

=> dịch thiếu chữ “dồn dập”

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 11 2023

- nhân nghĩa: tình thương người và cách đối nhân xử thế theo lẽ phải.

- dấy nghĩa: tổ chức quân đội nổi lên chống lại kẻ thù xâm lược dựa theo lẽ phải.

- cờ nghĩa: cờ làm hiệu lệnh, đại diện cho quân đội theo lẽ phải.

- đại nghĩa: chính nghĩa cao cả.

3 tháng 3 2023

Vai trò: Tái hiện lại bức tranh thiên nhiên có sự kết hợp hài hòa giữa âm thanh, giữa cảnh vật với con người. Màu xanh mát của hoa hòe làm nền nổi bật lên sắc đỏ của hoa thạch lựu, tiếng lao xao chợ cá hòa cùng với tiếng ve kêu. Tất cả như đang hòa trộn vào nhau trong không gian đầy sức sống để rồi làm bật lên sự nhộn nhịp của của sống của những ngư dân làng chài.

Đọc các văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.- Văn bản 1 : (trang 121 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)\a) Hãy tìm hai đoạn có cấu trúc (cách tổ chức) câu, hình tượng tương tự nhau của bài Nơi dựa.b) Những hình tượng (người đàn bà – em bé, người chiến sĩ – bà cụ già) gợi lên những suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống ?- Văn bản 2 : (trang 122 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 )a) Theo...
Đọc tiếp

Đọc các văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.

- Văn bản 1 : (trang 121 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)\

a) Hãy tìm hai đoạn có cấu trúc (cách tổ chức) câu, hình tượng tương tự nhau của bài Nơi dựa.

b) Những hình tượng (người đàn bà – em bé, người chiến sĩ – bà cụ già) gợi lên những suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống ?

- Văn bản 2 : (trang 122 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 )

a) Theo anh (chị), các câu sau đây hàm chứa ý nghĩa gì ?

- Kỉ niệm trong tôi 

  Rơi

       như tiếng sỏi

                           trong lòng giếng cạn

- Riêng những câu thơ

                                  còn xanh

   Riêng những bài hát 

                                  còn xanh

(đối sánh với hai câu mở đầu của bài, chú ý từ xanh)

b) Qua bài Thời gian, Văn Cao định nói lên điều gì ?

- Văn bản 3 : (trang 123 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)

a) Giải thích rõ quan niệm của Chế Lan Viên về mối quan hệ giữa người đọc (mình) và nhà văn (ta) ở các câu 1, 2.

b) Nói rõ quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học và tác phẩm văn học trong tâm trí của người đọc ở các câu 3, 4.

1
21 tháng 2 2018

Văn bản “Nơi dựa”

- Hai đoạn gần như đối xứng nhau về cấu trúc câu: Mở- Kết

- Hình tượng nhân vật:

    + Người mẹ trẻ: dựa vào đứa con chập chững biết đi

    + Anh bộ đội: dựa vào cụ già bước run rẩy không vững

→ Gợi suy ngẫm về “nơi dựa” chỗ dựa tinh thần, niềm vui, ý nghĩa cuộc sống

Bài “Thời gian”

    + Đoạn 1: Sức tàn phá của thời gian

    + Đoạn 2: Những giá trị bền vững tồn tại mãi với thời gian

- Thời gian trôi chảy từ từ, nhẹ, im, tưởng như yếu ớt “thời gian qua kẽ tay” thời gian “làm khô những chiếc lá”

    + “Chiếc lá” một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng

    + Chiếc lá khô hay chính là cuộc đời không thể tránh khỏi vòng sinh diệt

- Kỉ niệm và những cuộc đời ngắn ngủi cũng bị rơi vào quên lãng

- Có những thứ còn tồn tại mãi với thời gian: câu thơ, bài hát

Đó là nghệ thuật khi đạt tới độ kết tinh xuất sắc tươi xanh mãi mãi, bất chấp thời gian

- Câu kết tạo bất ngờ: “Và đôi mắt em, như hai giếng nước”. “Hai giếng nước” chứa kỉ niệm, tình yêu, sức sống đối lập với hình ảnh “lòng giếng cạn” quên lãng thời gian

c, Qua văn bản “Thời gian” tác giả muốn thể hiện: thời gian có thể xóa đi tất cả, chỉ có văn học, tình yêu có sức sống lâu bền

Văn bản “Mình và ta”

- Văn bản là bài thơ tứ tuyệt của nhà thơ Chế Lan Viên trong tập Ta gửi cho mình. Bài thơ nói về lí luận thơ ca, nghệ thuật

- Hai câu thơ đầu thể hiện mối quan hệ của người đọc (mình) và nhà văn (ta). Trong quá trình sáng tạo, nhà văn luôn có sự đồng cảm với độc giả, ngược lại, độc giả có sự đồng cảm trong “sâu thẳm” với nhà văn.

- Hai câu tiếp sau là quan niệm của tác giả về văn bản văn học, tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc.

- Nhà văn viết tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật theo những đặc trưng riêng. Những điều nhà văn muốn nói đều gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật, chỉ có giá trị gợi mở.

- Người đọc cần suy ngẫm, tìm hiểu, phân tích để tìm ra ý nghĩa của văn bản.

- Hai câu cuối là quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học, tác phẩm trong tâm trí người đọc

- Quan niệm trên của Chế Lan Viên được phát biểu bằng tuyên ngôn, hình tượng thơ ca.

22 tháng 4 2018

Ngữ liệu 1 và 2, cách sắp xếp từ ngữ có đặc điểm là sự phân chia thành các vế câu đều đặn, có sự đối ứng chỉnh

Sự phân chia hai vế câu vừa cân đối, vừa có sự gắn kết với nhau, hoặc từ loại, về ý nghĩa khiến cho câu văn hài hòa với nhau

b, Ở trong ngữ liệu 3, câu 2, 4 đều tồn tại phép đối. Phương thức đối từ loại:

Khuôn trăng/ nét ngài; đầy đặn/ nở nang…

- Ở ngữ liệu 4, phép đối được xây dựng theo kiểu đối ý, đối thanh

c, Phép đối trong “Hịch tướng sĩ”:

“Ta thường đến bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.

Trong Bình Ngô đại cáo:

    + Dối trời lừa dân, đủ muôn nghìn kế/ Gây binh kết oán, trải hai mươi năm

    + Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phơi

Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào

- Truyện Kiều

Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh

Giật mình, mình lại thương mình xót xa

Râu hùm, hàm én, mày ngài

Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.

d, Phép đối là cách sắp xếp từ ngữ, cụm từ, câu ở vị trí cân xứng nhau, tạo nên hiệu quả giống nhau trái ngược nhau nhằm gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh, hài hòa, diễn đạt nội dung nào đó.

10 tháng 6 2017

Câu ba và câu bốn nói lên quy luật đời người: sinh, lão, bệnh, tử theo quan niệm Phật giáo.

   + Con người trải qua thời gian sẽ tới tuổi già

   + Thời gian vẫn trôi chảy không ngừng dù con người có già đi

- Cuộc đời con người được ví như ảo ảnh

→ Hai câu thơ cuối là sự bâng khuâng tiếc nuối bởi thời gian tạo hóa vô tận, còn đời người thì ngắn ngủi

6 tháng 12 2017

So với bản dịch thơ của Nguyễn Công Trứ (phiên âm và dịch nghĩa):

- Ưu điểm: Bản dịch thơ khá sát với tinh thần của bài thơ, thể hiện được sự sắc sảo khi sử dụng ngôn ngữ

Nhược điểm: Một số chênh lệch so với bản phiên âm:

   + Câu đầu tiên, tác giả chưa dịch sát nghĩa từ “điêu thương- đây là tính từ nhưng lại đóng vai trò làm động từ trong câu thơ. Cần phải diễn đạt được sắc thái tàn phá khắc nghiệt của sương đối với rừng phong.

   + Chữ “thẳm” diễn đạt chưa trọn vẹn nghĩa, nó khiến âm hưởng bài thơ bị kéo xuống

   + Câu 5, khi dịch tác giả làm mất từ “lưỡng khai” quan trọng, từ này có ý nghĩa nhấn mạnh vào sự lặp lại

   + Câu 6, tác giả không truyền tải được hết sự trống trải, cô đơn của kẻ li hương trong chữ “cô” phần phiên âm