K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 1 2016

*ĐNA có vị trí địa lý thuận lợi và cũng được coi như 1 nguồn lực để hình thành cơ cấu kinh tế đa ngành điều này thể hiện
như sau: ĐNA gồm 10 nước. Trong đó có 5 nước nằm trên bán đảo Trung ấn như : Việt nam, Lào, thái lan, Căm pu chía, mi an Ma,
còn lại các nước khác thì nằm trên bán đảo và quần đảo Mã lai
.

- ĐNA là khu vực từ lâu đời chịu ảnh hưởng của nền văn hoá phương Đông và phương Tây: trước thế kỷ 15 ĐNA chịu ảnh
hưởng nặng của nền văn hoá Trung Hoa, Nhật Bản, ấn độ. Từ thế kỷ 15, 16 đến thế kỷ 19 ĐNA chịu ảnh hưởng mạnh của nền văn
hoá Tây ban Nha, Bồ đào Nha và sau đó ảnh hưởng văn hoá Pháp, Mỹ. Vì vậy, ĐNA có nền văn hoá đa dạng nhiều ngôn ngữ nhiều
bản sắc khác nhau.

- Các nước ĐNA nói chung đều nằm trên giao điểm của đường hàng không, hàng hải quốc tế từ TBD sang ấn độ dương. Đặc
biệt có eo biển malatca và có vai trò quan trọng như eo biển Gibranta (giữa Bồ Đào Nha với Châu Phi) và cũng như kênh đào Xuy
ê, đồng thời lại có singapo là cảng quá cảnh lớn nhất ĐNA. Vì vậy, ĐNA loà nơi hội tụ gặp gỡ giao thoa không những bởi nhiều
nền văn minh thế giới mà còn là nơi hội tụ của nhiều tài nguyên sinh vật, khoáng sản từ Bắc xuống, Nam lên, Đông sang, tây tới.

-ĐNA hiện nay là khu vực được coi là khu vực dang diễn ra nhiều sôi động nhất thế giới về mặt kinh tế và xã hội của châu
á và thế giới và nằm trong vùng kinh tế năng động nhất của châu á vì rất gần các nước NIC Châu á, gần Trung Hoa, Niu di lân và
ốt trây li a cho nên ĐNA hiện nay là khu vực được cả thế giới quan tâm đầu tư phát triển .
Tuy vậy, về mặt vị trí địa lý của ĐNA cũng gây nhiều khó khăn cho phát triển kinh tế xã hội , trước hết :

+ĐNA nằm trong khu vực được coi là khu vực có nhiều thiên tai nhất thế giới. Đó là bão lụt và thuộc vào vành đai lửa của
Châu á và thế giới, cho nên trong phát kinh tế xã hội của các nước ĐNA luôn luôn phải đầu tư lớn để hạn chế phòng ngừa thiên tai.

+ĐNA là nơi hội tụ giao thoa của nhiều nền văn minh thế giới từ lâu đời, do vậy, ĐNA có nhiều dân tộc với nhiều sắc tộc,
nhiều phong tục tập quán ngôn ngữ khác nhau, cho nên ĐNA đã và đang diẽn ra nhiều phức tạp trong quan hệ chính trị, xã hội, tôn
giáo.... cũng là nhân tố gây hạn chế sự tăng trưởng kinh tế xã hội.

*điều kiện tự nhiên tài nguyên thiên nhiên của ĐNA có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nền kinh tế nhiều ngành biểu
hiện như sau:

-ĐNA là khu vực rất giàu tài nguyên khoáng sản mà mỗi quốc gia ở ĐNA có những kháng sản và giá trị khác nhau:

+Các nước giàu nhất về quặng Vônpham và Thiếc có ở Việt Nam, Mi an ma, Thái lan, Ma laixi a. Trong đó, đặc biệt
Malaixia có trữ lượng Thiếc chiếm tới 50% trữ lượng Thiếc của toàn thế giới .

+Các nước giàu quặng Crôm và Niken nhất là Phi Líp Pin

+Các nước giàu quặng Bô xít nhất là việt nam và In đô nê xia

+Các nước nhiều sắt và than đá nhất là Việt nam, In đô nê xi a

+Các nước nhiều dầu mỏ nhất cũng là VN, Inđô

Tóm lại, các nước DNA nhìn chung là rất phong phú, đa dạng bởi nhiều khoáng sản kim loại, phi kim loại ở cả trên đất liền
và dưới biển. Chính là cơ sở để đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng với chế biến khoáng sản.

-Các nước ĐNA đều có nguồn tài nguyên nông nghiệp phong phú, biểu hiện như sau:

+Các nước đều có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiều nắng, nhiều mưa nhiệt độ cao nên các nước này đều rất thuận lợi để
phát triển một ngành nông nghiệp nhiệt đới đa canh, nhiều vụ có khả năng xen canh, tăng vụ, gối vụ , xoay vòng đất liên tục.

+Các nước ĐNA cũng đều có đất đai đa dạng về loại hình với nhiều đất feralit, đất phù sa và hàu hết nước nào cũng có đất
đỏ đá vôi, đất đỏ bazan, cho nên đều có thể sản xuất cây công nghiệp nhiệt đới đặc sản như cà phê, cao su. Các nước ĐNA có
nhiều đồng bằng lớn nổi tiếng trên thế giới như đồng bằng sông Mê Kông như Việt Nam, Căm Pu chia; đồng bằng sông mê nam
(Thái lan) đồng bằng Isaoadi (Thái lan). Những đồng bằng này đất phù sa rất màu mỡ và được coi là vựa lúa lớn nhất Đông nam á.

-Do có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa lại có sông ngòi dày đặc nhiều sông lớn nên ĐNA nước nào cũng phong phú về
nguồn nước tưới và làm thoả mãn cho nhu cầu về nền nông nghiệp nhiệt đới, đặc biệt là nền nông nghiệp lúa nước. Do tài nguyên
nông nghiệp phong phú đa dạng như vậy nên ĐNA có khả năng phát triển một nền nông nghiệp có cơ cấu cây trồng vật nuôi đa
dạng, trong đó cây lương thực chính là Lúa, cây công nghiệp có giá trị như cà phê, cao su, dừa, tiêu, điều. Gia súc, gia cầm mạnh
nhất là Bò, Trâu, Gà, Vịt.

-Tài nguyên lâm nghiệp :

-ĐNA vì có tthiên nhiên nhiệt đới ẩm, gió mùa nóng nắng quanh năm nên cũng có nguồn tài nguyên lâm sản rát phong phú.

+Hầu hết các nước ĐNA đều có nhiều rừng, mà là rừng nhiệt đới ẩm, thường xanh, có nhiều tầng với S rừng trên 30% so
với cả nước trong đó có nước nhiều rừng nhất như lào, Inđonêxia...

+rừng của ĐNA nhiều gỗ quý điển hình như gỗ Tếch, Lim, Nghiến, táu... Trong rừng rất phong phú về các loại động vật như
Hổ, Voi, Bò tót, Trâu rừng...

Nguồn tài nguyên lâm sản quý giá này không những có giá trị to lớn điều tiết môi trường giữ cân bằng sinh thái mà còn có
ý nghĩa to lớn tạo ra nguồn nguyên liẹu gỗ lâm sản thúc đẩy nhiều ngành công nghiệp chế biến gỗ phát triển và xuất khẩu.
(thiếu hảI sản)

+Cho nên trữ lượng của hải sản ĐNA lớn vào loại nhất thế giới, mặt khác ĐNA là vùng hội tụ gặp gỡ của nhiều luồng sinh
vật của thế giới, cho nên ĐNA càng phong phú về các nguồn tài nguyên thuỷ hảI sản. Chính vì vậy, mà 9 nước có biển thì nước nào
cũng có ngành công nghiệp đánh bắt nuôi trồng, chế biến hải sản mạnh và được coi là mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế .

- tài nguyên du lịch: ĐNA không những có thiên nhiên nhiệt đới ẩm, gió mùa đa dạng, giàu tièm năng, tạo nên cảnh quan
thiên nhiên rất hấp dẫn với loài vật trên thế giới. Hầu hết nước nào cũng có những di sản thiên nhiên thế giới, trước hết nguồn tài
nguyên phong cảnh của thiên nhiên là cơ sở để phát triển 1 ngành du lịch quốc tế xuyên á và xuyên thế giới. Mặt khác, để phát triển
du lịch thì ngoàI tàI nguyên phong cảnhđa dạng hấp dẫn, ĐNA có nguồn tài nguyên lịch sử, văn hoá nhân văn lâu đời và rất đa
dạng hấp dẫn du lịch phương tây.

-Tuy vậy, thiên nhiên của ĐNA , bên cạnh cái đa dạng, hấp dẫn, giàu tiềm năng như nêu trên thì vẫn gặp rất nhiều khó
khăn, đặc biệt là thiên tai khắc nghiệt, tài nguyen, khoáng sản, thuỷ hải sản, lâm sản muốn khai thác được cần phải có vốn, có kỹ
thuật công nghệ cao mà các nước ĐNA hiện nay vẫn là các nước còn thiếu nhiều vốn, thiếu công nghệ hiện đại... chính đó là những
khó khăn, hạn chế để hình thành một nền kinh tế nhiều ngành nhưng sự phân tích trên cũng khẳng định rằng ĐNA có 1 nền côngnông
nghiệp đa ngành.

28 tháng 1 2016

* Khái quát:
- ĐBSCL có diện tích tự nhiên rộng gần 4 triệu ha, dân số tính đến năm 99 là 16,1 triệu người, chiếm 21,1% dân số cả nước
còn diện tích tự nhiên chiếm 11,9% so với cả nước.

- ĐBSCL là vùng lãnh thổ của 12 tỉnh đó là:
               + Long An với tỉnh lị Tân An
               + Tiền Giang - Mỹ Tho
               + Bến tre - Bến Tre
               + Trà Vinh - thị xã Trà Vinh
               + Sóc Trăng - thị xã Sóc Trăng
               + Bạc Liêu - thị xã Bạc Liêu
               + Cà Mau - thị xã Cà Mau
               + Kiên Giang - thị xã Rạch Giá
               + An Giang - Châu Đốc, Long Xuyên
               + Đồng Tháp - Cao Lãnh
               + Vĩnh Long - thị xã Vĩnh Long
               + Cần Thơ - TP Cần Thơ
- ĐBSCL là vùng lãnh thổ mới được khai thác và là vùng đất rất giầu tiềm năng thiên nhiên như đất rừng thuỷ hải sản mà
chưa được đầu tư khai thác triệt để, nhưng cũng là vùng rất nhiều khó khăn và trở ngại với phát triển kinh tế - xã hội và khó khăn
nhất vùng này là thiếu nước ngọt vào mùa khô, diện tích đất phèn cần phải cải tạo rất lớn và lũ lụt triền miên vào mùa mưa.

* Những đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ở ĐBSCL ( Chứng minh vùng ĐBCL là vùng giầu tiềm năng thiên
nhiên).

- VTĐL:
+ ĐBSCL là vùng lãnh thổ cực nam của tổ quốc nằm gần xích đạo hơn gần chí tuyến cho nên thiên nhiên ở vùng này là
nhiệt đới cận xích đạo nóng nắng quanh năm.

+ ĐBSCL cũng nằm ở hạ lưu của 2 hệ thống sông lớn đó là Tiền Giang, Hậu Giang nên đất đai của vùng này luôn được phù
sa của 2 sông này bồi đắp rất màu mỡ.

+ ĐBSCL lại nằm gần đường biển quốc tế (eo biển Malacca khá tiện lợi trong việc mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế.

+ ĐBSCL lại nằm gần TPHCM là trung tâm công nghiệp lớn cả nước nên TPHCM vừa là nơi cung cấp thiết bị công nghệ
nguồn lao động có tay nghề cao cho ĐBSCL vừa là thị trường tiêu thụ lớn các nguồn lương thực thực phẩm của ĐBSCL...
Tuy vậy ĐBSCL vẫn nằm trong khu vực được coi là nhiều thiên tai nhất TG vì vậy vùng này cũng như cả nước luôn luôn bị
thiên tai khắc nghiệt đe doạ mà điển hình là lữ lụt, bão, khô hạn...

- Tài nguyên đất đai:
+ Đất đai ĐBSCL rộng lớn có thể được chia làm 2 phần chính đó là phần thượng châu thổ và phần hạ châu thổ.
Phần thượng châu thổ là vùng đất nằm ngoài phạm vi tác động của thuỷ triều sóng biển có độ cao từ 2- 4m đó là lãnh thổ
của các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, nhưng vùng này vẫn bị ngập nước vào mùa mưa, còn mùa khô thì nước vẫn còn
đọng lại thành những vũng nhỏ ít có giá trị tưới tiêu. Còn đất đai ở vùng thượng châu thổ chủ yếu là đất phèn ít được đầu tư khai
thác.

. Phần hạ châu thổ là vùng đất luôn bị ảnh hưởng của thuỷ triều và sóng biển đó là đất đai của các tỉnh từ Long An, Tiền
Giang đến Cà Mau. Đất đai trong vùng chủ yếu là đất ngập mặn và những cồn cát thích hợp với nuôi trồng thuỷ sản và trồng hoa
màu.

. Vùng đất tốt của ĐBSCL là dải đất phù sa ngọt có khoảng 1 triệu ha nằm ven sông tiền, sông Hậu thuộc các tỉnh Vĩnh
Long, Cần Thơ... rất tốt với phát triển lương thực thực phẩm.
Nhìn chung đất đai ở ĐBSCL khá màu mỡ nhưng chủ yếu là do phù sa bồi đắp rất ít được cày xới chăm bón do vậy đất thiếu
dinh dưỡng, đất quá chặt và thiếu các chất ion sắt, Al, Mg...

- Khí hậu:

+ Khí hậu ở ĐBSCL là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa mang tính chất cận xích đạo nên nóng nắng quanh năm với nền nhiệt
cao với tổng số giờ nắng trong năm có thể đạt trung bình từ 2200®2700 giờ trung bình một ngày có thể đạt từ 6-7 giờ nắng. Tỉnh
có số giờ nắng nhiều nhất là tỉnh Trà Vinh có 3000 giờ trong năm và tỉnh có số giờ nắng ít nhất là tỉnh Sóc Trăng có 1700 giờ trong
năm. Do có nguồn nhiệt cao vậy nên có khả năng xen canh, tăng vụ gối vụ quay vòng đất quanh năm với hệ thống cây lương thực
thực phẩm nhiệt đới đa dạng mà điển hình là 3 vụ lúa trong năm.

- Do là khí hậu nhiệt đới ẩm nên mưa nhiều với lượng mưa trung bình năm từ 1400- 1800mm. Nhưng lượng mưa trong vùng
phân bố không đều theo mùa trong đó mùa khô thiếu nước nghiêm trọng dẫn đến nước mặn ngày càng có xu hướng lấn sâu vào đất
liền.

+ Nhưng khí hậu ĐBSCL nhìn chung là khá ôn hoà ít bão không sương muối vì thế năng suất sản lượng lương thực thực
phẩm khá ổn định.

- Nguồn nước trên sông ngòi.
+ Nhờ lượng mưa trung bình năm lớn lại có mật độ sông ngòi dày đặc với 2 sông lớn là Tiền Giang và Hậu Giang với trữ
lượng nước sông lớn (riêng trữ lượng nước của Sông Cửu Long là 505000 m3/năm và có hơn 1000triệu tấn phù sa/năm. Nếu đầu tư
phát triển thuỷ lợi thì vẫn đảm bảo đủ nước tưới vào mùa khô.

- Tài nguyên S/vật hoang dã trên đất liền ở ĐBSCL còn rất phong phú đó là loài chim, ong, nhiều loài bò sát đặc biệt là các
loại thuỷ sản nước ngọt rất phong phú và hiện nay vẫn còn nhiêù sân chim lớn. S/vật dưới biển rất phong phú mà điển hình đó là hải
sản dưới biển rất phong phú (sản lượng của vùng này đã chiếm tuý tới 42% so với cả nước với 2 ngư trường lớn nhất cả nước tập
trung ở vùng này là Kiên Giang, Minh Hải, NThuận - Bình Thuận. Nguồn tài nguyên hải sản này là cơ sở để phát triển CN đánh bắt
và chế biến với quy mô lớn.

- Tài nguyên khoáng sản:
+ Khoáng sản trên đất liền ở vùng này chưa phát hiện hết mới phát hiện có than nâu trữ lượng nhỏ, than bùn có trữ lượng
lớn mà lớn nhất tập trung ở rừng chàm U Minh - Cà Mau. Ngoài ra còn có một số vật liệu xây dựng điển hình là đá vôi Hà Tiên là
nguyên liệu làm xi măng rất tốt.

+ Khoáng sản dưới biển thì rất phong phú vì ta phát hiện có 2 bể trầm tích chứa dầu mỏ, khí đốt. Đó là bể trầm tích - Nam
Côn Đảo với nhiều mỏ nổi tiếng như Bạch Hổ, Đại Hùng... bể trầm tích vùng trũng Cửu Long và vùng thổ Chu Ma Lai, trong đó
đang khai thác lớn quy mô lớn ở mỏ Bạch Hổ và mỏ Rồng...

- Tài nguyên du lịch: Do thiên nhiên nhiệt đới ẩm đa dạng giàu tiềm năng, đặc biệt có tài nguyên sông ngòi, rừng chàm,
rừng đước Cà Mau và đặc biệt có khu 7 núi Hà Tiên là những phong cảnh thiên nhiên rất hấp dẫn với du lịch sinh thái, du lịch xanh.

- Qua chứng minh trên ta thấy thiên nhiên ở ĐBSCL đa dạng giàu tiềm năng, trong đó tiềm năng đa dạng, phong phú nhất
là:
+ Tiềm năng nhiệt ẩm dồi dào.
+ Tiềm năng đất nông nghiệp rất phong phú.
+ Tiềm năng thuỷ sản với trữ lượng nhất cả nước.
+ Khoáng sản dầu khí cả nước.

Nhưng vùng này rất nhiều khó khăn và trở ngại khó khăn lớn nhất là:
- Thiếu nước ngọt vào mùa khô
- Diện tích đất nhiễm phèn rất lớn cần phải được cải tạo mà lại thiếu nước ngọt để thau chua và rửa phèn.
- Lũ lụt triền miên vào mùa mưa và hiện nay chưa có biện pháp cải tạo hợp lý.
 

28 tháng 1 2016

Khái quát:
-DHMT là vùng lãnh thổ kéo dài từ tỉnh Thanh Hoá đến Bình Thuận gồm nhiều Tỉnh:
       + Các Tỉnh Bắc Trung Bộ là: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thùa Thiên Huế.
      +Các tỉnh Duyên hải nam trung bộ là: T. P Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam (Tỉnh lỵ thị xã Tam Kỳ) tỉnh Quảng Ngãi, Tỉnh Bình
 định (thủ phủ Quy Nhơn) Phú Yên (Tuy Hoà) Khánh Hoà (Nha Trang) Ninh Thuận (Phan Rang) Bình Thuận (Phan Thiết)

-DHMT có S tự nhiên rộng khoảng 9,6 triệu ha với dân số gần 20 triệu người (1999) với mật độ trung bình gần 200 người/
km2

- DHMT được coi là vùng giầu tiềm năng thiên nhiên như đất, rừng, khoáng sản, hải sản nhưng cũng là vùng nhiều thiên tai,
là vùng chịu hậu quả nặng nề nhất của những cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.

*Các nguồn lực tự nhiên tàI nguyên thiên nhiên
-Thuận lợi:
       +Vị trí địa lý:
            .Duyên hải miền trung có vị trí địa lý rất đặc biệt, là cùng có tính chất cầu nối liền giữa Bắc bộ với Nam bộ, cho nên Duyên
hải miền Trung là vùng lãnh thổ có tính chất giao thoa gặp gỡ của nhiều luồng sinh vật, nhiều nền văn minh từ phương Bắc xuống
Nam, vì vậy Duyên hải miền Trung có nguồn tàI nguyền thiên nhiên văn hoá xã hội rất phong phú và đa dạng.
            .Duyên hải miền Trung có vị trí địa lý quan trọng như là một cửa ngõ thông ra biển của Tây Nguyên và của Lào, vì vậy
vùng lãnh thổ này có tính chất quá cảnh không những từ Bắc vào Nam, từ Nam ra Bắc mà cả của Lào
Vì vậy, vị trí địa lý ở Duyên hải miền Trung có tầm giá trị to lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội cả nước, của nước bạn
Lào và đặc biệt có ý nghĩa to lớn trong việc vảo vệ an ninh quốc phòng .
        +Tài nguyên khí hậu:
            . Trước hết khí hậu Duyên hải miền Trung là khí hậu nhiệt ẩm, gió mùa, với nền nhiệt ẩm cao, với nhiệt độ trungbình năm
từ 25- 26 0 C (BTB) 28- 290c (NTBộ), vì vậy rất thuận lợi với phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng, đặc biệt là những
cây lương thực, cây công nghiệp ưa nóng như Lúa, Mía, Lạc, Cà phê, Cao su...

-Khí hậu Duyên hải miền Trung không những phân hoá theo mùa và phân hoá rất rõ theo hướng Bắc Nam. Vì có dãy
Bạch Mã là ranh giới giữa Bắc trung Bộ và Nam Trung Bộ, cho nên vùng BTB khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh cho phép sản
xuất được nhiều cây ưa lạnh diển hình là rau vụ Đông. Nhưng các tỉnh NTB thì không có mùa Đông lạnh nên hệ thống cây trồng
chủ yếu là cây nhiệt đới ưa nóng như Lúa, Tiêu, Điều

        + Tài nguyên đất:
Trước hết đất đai đa dạng về loại hình vì có đất phù sa ngọt, phù sa ngập mặn ở ven biển, rất thuận lợi với sản xuất lương
thực, thực phẩm và nuôi trồng thuỷ sản. Trong đó có đất phù sa cát, rất thuận lợi với trồng các cây lương thực và cây công nghiệp
ngắn ngày như Lạc, Mía, Khoai, Sắn ... ở vùng gò đồi và rìa đồng bằng lại có đất đỏ bazan (ở Nghệ An, Quảng Bình, Quảng trị rất
thích hợp với trồng các cây công nghiệp lâu năm như cà phê cao su, chè búp.
. Đặc biệt duyên hải miền Trung có vùng gò đồi trước núi rộng lớn, là địa bàn rất tốt để chăn thả Trâu Bò.
        +Tài nguyên nước: vùng này có tới 14 hệ thống sông với 54 con sông lớn, nhỏ mà điển hình là Sông Mã, Sông Cả, Sông
Gianh, Sông Thu Bồn, sông Đà Rằng với tổng trữ lượng nước khoảng 10 tỉ m3, cho nên nếu có thể phát triển thuỷ lợi tốt thì vẫn
dảm bảo đủ nước tưới cho nông nghiệp vào mùa khô. Sông ngòi vùng này tuy ngắn nhưng dốc nên có trữ năng thuỷ điện khá lớn,
cho phép xây dựng nhiều nhà máy thuỷ điện cỡ vừa và nhỏ như thuỷ điện Bàn Thạch, sông Hinh, thuỷ điện Vĩnh Sơn.
         +Tài nguyên sinh vật: duyên hải miền Trung được coi là vùng có tài nguyên rừng lớn thứ 2 cả nước sau Tây Nguyên với S
đất Lâm nghiệp là 6 triệu ha , trong đó đất có rừng hiện nay là 3 triệu ha, trong rừng có nhiều loại gỗ quí nổi tiếng như Đinh, Lim,
Sến Táu, và đặc biệt có trữ lượng Tre, Nứa nổi tiếng như Thanh Hoá. Rừng ở duyên hải miền Trung có nhiều loài thú quý như Voi,
Bò tót, Hổ, Tê tê. Các nguồn sinh vật quý hiếm này hiện nay được coi là tài nguyên rất có giá trị với phát triển nhiều nguồn công
nghiệp khai thác gỗ, lâm sản, vì thế ở vùng này xuất hiện nhiều trung tâm công nghiệp chế biến gỗ lớn nhất cả nước, nổi tiếng như
Vinh, Đà Nẵng, Quy Nhơn...

- Tài nguyên sinh vật dưới biển rất phong phú vì có vùng biển rộng bờ biển kéo dài với tổng số bãi cá, bãi tôm chiếm tới
77% cả nước nổi tiếng với nhiều ngư trường lớn như Ninh Thuận- Bình Thuận, Hoàng Sa- Trường Sa, với trữ lượng trong vùng
khoảng 600000 tấn/năm với nhiều hải sản quí như cá thu, chim, ngừ, trích, đặc biệt có nguồn hải sản tôm mực phong phú nhất cả
nước.
         + Tài nguyên khoáng sản: Được coi là rất phong phú vì trong vùng có nhiều mỏ khoáng sản lớn tầm cỡ quốc gia, điển hình
là mỏ sắt Thạch Khê lớn nhất cả nước; Thiếc Quỳ Hợp, Nghệ An trữ lượng chiếm 60% trữ lượng Thiếc cả nước, Măng Gan có
nhiều ở Nghệ An; vàng có nhiều ở Bồng Miêu, Than đá có nhiều ở Quảng Nam, đá quí có ở Quỳ Châu, Quỳ Hợp; Crôm ở Cổ Định
(thanh hoá), ven biển rất phong phú về cát thuỷ tinh. BTB rất phong phú về đá vôi là nguyên liệu làm ra xi măng rất tốt.
.Dưới thềm lục địa có bể trầm tích Quảng Nam- Đà Nẵng đã phát hiện trữ lượng dầu khí khá lớn... cho nên duyên hải miền
Trung nếu dược đầu tư khai thác thì có nhiều triển vọng hình thành 1 cơ cáu kinh tế công nghiệp đa năng.
        +Tài nguyên du lịch: Do lãnh thổ kéo dài trên 10 vĩ độ, thiên nhiên đa dạng, phân hoá sâu sắc từ Bắc vào Nam tạo nên nhiều
cảnh quan rất hấp dẫn, nổi tiếng nhiều núi có nhiều hang động đẹp như núi Ngũ Hành Sơn, núi Bạch Mã, nhiều hang động đẹp như
động Từ Thức (Nga Sơn Thanh Hoá) động Phong Nha (Quảng Bình, đặc biệt có bờ biển vừa dài vừa khúc khuỷu với nhiều bãi tắm
nổi tiếngnhư Sầm Sơn, Cửa lò, Nha Trang... rất hấp dẫn với khách du lịch.

-Khó khăn:
      + Về vị trí địa lý duyên hải miền Trung nằm trong vùng thiên tai nhất của cả nước cho nên vùng này có khí hậu diễn biến
thất thường, khắc nghiệt nhiều thiên tai, đặc biệt là bão lũ lụt, hạn hán gió Lào, vì vậy gây khó khăn cho đời sống và phát triển kinh
tế xã hội trong vùng.
     + Tự nhiên: đất đai trong vùng không những có S hẹp mà lại phân bố, địa hình từ Đông Trường Sơn ra biển nên đã bị xói
mòn rửa trôi, bạc màu cho nên gây nhiều khó khăn cho việc đầu tư thâm canh tăng năng suất sản lượng cây trồng.
     + Khoáng sản tuy phong phú nhưng nhìn chung việc khai thác các nguồn tàI nguyên này rất khó khăn vì hầu hết các khoáng
sản đều nằm sâu dưới đất, gần bờ biển, gần khu dân cư, cho nên khi khai thác khoáng sản dễ gây đảo lộn sinh thái, ô nhiễm môi
tường, làm cạn kiệt nhiều nguồn tài nguyên khác.

*Các điều kiện kinh tế xã hội của duyên hải miền Trungu

- Thuận lợi:
+Dân cư lao động không những dồi dào về số lượng mà nguồn lao động ở vùng này vốn có bản chất rất cần cù và tích luỹ
được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất cũng như trong chống chọi với thiên tai và địch hoạ, cho nên nguồn lao dộng vùng này hiện
nay là dộng lực chính để chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ một nền nông nghiệp lạc hậu sang cơ cấu kinh tế nông- công nghiệp đa dạng.

+Dân cư trong vùng nhiều dân tộc, ngoài dân tộc Kinh là chính còn nhiều dân tộc ít người như Thái, (Nghệ An) Vân Kiều
(Quảng Bình) người Pacô (Thừa Thiên Huế) cho nên duyên hải miền Trung có nền văn hoá rất đa dạng giàu bản sắc, rất hấp dẫn với
du lịch nhânvăn.

+Duyên hải miền Trung nổi tiếng với nhiều di sản văn hoá như Có đo Huế, thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An là những di
sản văn hoá được cả thế giới biết đến. Cho nên con người và tài nguyên nhân văn trong vùng được coi là nguồn tài nguyên có giá
trị với phát triển du lịch trong nước và thế giới.

+CSHT: duyên hải miền Trung vì là vùng chịu nhiều hậu quả nặng nề ở cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước cho nên có
thể nói CSHT trong vùng mới chỉ được khôi phục và phát triển từ năm 1975 đến nay, nhưng trong những năm qua hệ thống CSVC
HT của duyên hải miền Trung điển hình như mạng lưới giao thông đường bộ (quốc lộ 1A) đường sắt Thống Nhất đã góp phần to
lớn trong việc lưu thông và phát triển kinh tế trong vùng và thêm vào đó nhiều công trình mới đang tiếp tục được xây dựng như
nhà máy xi măng Bỉm Sơn, Thuỷ điện sông Hinh, đập nước Thạch Nham, khu lọc dầu Dung Quất... là nền tảng CSVCHT để thực
hiện công nghiệp hoá trong vùng.

+Đường lối chính sách của Đảng nhà nước thì DHMT được coi là vùng có trình độ dân trí cao trung thành với Đảng và Nhà
nước cho nên đã vận dụng sáng tạo triệt để mọi chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước cho mục đích thực hiện
công nghiệp hoá trong vùng.

-Khó khăn:
+Về lao động: nhìn chung lao động trong vùng có trình độ kỹ thuật tay nghề còn non yếu thể hiện rõ nhất là BTB lại chưa
thật quen với tác phong côngnghiệp, chưa thật quen với cơ chế thị trường nhiều khi còn thể hiện tính bảo thủ trì trệ nên đã làm giảm
tốc độ kt trong vùng.

+CSHT trong vùng vẫn kém phát triển chưa hàn gắn những vết thương chiến tranh, đặc biệt thiếu năng lượng , thiếu kinh
nghiệm nhất là từ khi chưa có đường dây cao áp 500 kv, vì vậy mà nền công nghiệp trong vùng hiện nay vẫn kém phát triển chưa
lôi cuốn được các nguồn tàI nguyên để phát triển kinh tế xã hội.

+Về đường lối chính sách của đảng Nhà nước: do tính đặc thù của duyên hải miền Trung là phân hoá làm 2 vùng BTB và
DHNT bộ trong đó đặc biệt là vùng DHNTB do trình độ dân trí chưa cao nhiều phức tạp về tôn giáo, về phong tục tập quán nên
nhiều chủ trương đường lối chính sách của Đảng chưa được vận dụng triệt để và còn rất nhiều phức tạp trong các quan hệ chính trị
xã hội...
 

21 tháng 12 2019

-Đặc điểm: độ cao địa hình giảm dần từ tây bắc xuống đông nam, giàu tài nguyên

-Thuận lợi: nhiều tài nguyên để phát triển kinh tế: đất badan, khí hậu cận xích đạo, biển nhiều hải sản, dầu khí ở thềm lục địa,...

-Khó khăn: trên đất liền ít khoáng sản, diện tích rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ thấp, nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp và đô thị ngày càng tăng

16 tháng 2 2021

*Thuận lợi:

-Đất phù sa màu mỡ,khí hậu,thủy văn thuận lợi cho thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp.

-Thời tiết mùa đông rất phù hợp cho một số cây trồng ưa lạnh.

-Nhiều khoáng sản có giá trị: Sét,cao lanh,đá nâu,than nâu,......

-Tài nguyên biển được khai thác có hiệu quả nhờ phát triển nuôi trồng,đánh bắt thủy sản,du lịch.

*Khó khăn:

-Thời tiết diễn biến thất thường,hay có bão lụt,ít tài nguyên khoáng sản.

30 tháng 12 2019

HƯỚNG DẪN

Trung du và miền núi Bắc Bộ có tài nguyên thiên nhiên đa dạng để phát triển nhiều ngành kinh tế như: công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện; nông nghiệp nhiệt đới với cả sản phần cận nhiệt và ôn đới; phát triển tổng hợp kinh tế biển, du lịch.

a) Tài nguyên khoáng sản

− Có nhiều khoáng sản cho phép phát triển được nhiều ngành công nghiệp khác nhau.

− Các loại khoáng sản chủ yếu

+ Khoáng sản năng lượng: tập trung ở Quảng Ninh, trữ lượng lớn và chất lượng tốt; một số mỏ than khác ở Thái Nguyên, Lạng Sơn…

+ Khoáng sản kim loại: sắt, kẽm – chì, đồng – vàng, thiếc, bôxit, đất hiếm…

+ Khoáng sản phi kim loại: apatit (Lào Cai)…

+ vật liệu xây dựng: đá vôi, sét, sỏi…

b) Tiềm năng thủy điện

− Tiềm năng thủy điện lớn nhất so với các vùng trong cả nước.

− Hệ thống sông Hồng chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện của cả nước (11 triệu kW), riêng sông Đà chiếm gần 6 triệu kW.

c) Tài nguyên đất, khí hậu… thuận lợi cho trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới.

− Đất: phần lớn diện tích là đất feralit trên đá phiến, đá vôi…; ngoài ra còn có đất phù sa cổ (ở trung du), đất phù sa (dọc các thung lũng và các cánh đồng ở miền núi, thích hợp để trồng nhiều loại cây.

− Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hướng sâu sắc của điều kiện địa hình cùng núi, là thế mạnh đặc biệt để phát triểm các cây công nghiệp, cây ăn quả, rau, hoa có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới; các cây thuốc quý (tam thất, đương quy, đỗ trọng…).

− Nguồn nước được đảm bảo, có nhiều giống cây quý…

d) Tiềm năng về chăn nuôi: có nhiều đồng cỏ, chủ yếu trên các cao nguyên ở độ cao 600 – 700m ,thuận lợi để phát triển chăn nuôi trấu, bò (lấy thịt và lấy sữa), ngựa dê.

e) Tiềm năng phát triển kinh tế biển: Vùng biến Quảng Ninh giàu tiềm năng để phát triển mạnh về đánh bắt hải sản xa bờ và nuôi trồng thủy sản. Tài nguyên du lịch tự nhiên giàu có để phát triển mạnh du lịch biển: Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, vườn quốc gia (Cát Bà, Bái Tử Long), suối khoáng (Quang Hanh), bãi biển đẹp (Trà Cổm, Bãi Cháy…).

c) Giải thích vì sao tuy có nhiều tiềm năng tài nguyên thiên nhưng sự phát triển kinh tế của vùng còn nhiều hạn chế

− Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, khó khăn cho giao thông và sản xuất; các hiện tượng thời tiết cực đoan, khó khăn cho phát triển kinh tế.

− Là vùng thưa dân, có nhiều dân tộc thiểu số, trình độ lao động thấp nên hạn chế về thị trường tại chỗ và lao động lành nghề.

− Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật còn hạn chế, đặc biệt ở vùng núi

12 tháng 1 2018

HƯỚNG DẪN

a) Thuận lợi

− Đất badan

+ Diện tích rộng, tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng.

+ Phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn thuận lợi cho việc thành lập các vùng chuyên canh quy mô lớn.

− Khí hậu

+ Cận Xích đạo, nhiệt lượng cao quanh năm.

+ Có một mùa khô kéo dài thuận lợi để phơi sấy, bảo quản sản phẩm.

+ Sự phân hóa theo độ cao tạo thuận lợi cho việc phát triển cả cây công nghiệp nhiệt đới, cận nhiệt đới…

− Tài nguyên rừng: Độ che phủ rừng lớn, trong rừng có nhiều gỗ quý (cẩm lai, gụ mật, nghiến, trắc, sến), nhiều chim, thú quý (voi, bò tót, gấu…).

− Tài nguyên khoáng sản: Bôxit có trữ lượng lớn.

− Tiềm năng thủy điện: Trữ năng thủy điện đứng thứ hai trong cả nước, tập trung chủ yếu trên các sông Xê Xan, Xrê Pôk và thượng nguồn sông Đồng Nai.

b) Khó khăn

− Thiếu nước về mùa khô, xói mòn đất về mùa mưa.

− Tài nguyên rừng bị suy giảm…

13 tháng 2 2016

a) Những thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế biển.

- Nguồn lợi sinh vật biển phong phú, giàu thành phần loài (cá, tôm và các loại đặc sản ,...) ; nhiều loài có giá trị kinh tế cao, một số loài quý hiếm.

- Có nhiều loại khoáng sản (dầu mỏ, khí tự nhiên, oxit titan, cát trắng..._

- có nhiều vũng, vịnh, cửa sông thuận lợi cho xây dựng cảng.

- Có bờ biển dài với khoảng 125 bãi biển, có hơn 4.000 hòn đảo, thuận lợi cho phát triển du lịch biển, đảo.

b) Vai trò của hệ thông đảo và quần đảo trong sự phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển.

* Đối với kinh tế :

- Là cơ sở để khai thác hiệu quả nguồn lợi của vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.

- Là căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương, tạo điều kiện phát triển kinh tế biển (khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo, khai thác tài nguyên khoáng sản, phát triển du lịch biển, giao thông vận tải biển)

* Đối với an ninh :

- Là hệ thông tiền tiêu bảo vệ đất liền

- Là cơ sở để khẳng định chủ quyền đất nước đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo và quần đảo.

29 tháng 1 2016

*Việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở các nước ĐNA cần thiết phải có sự hợp tác giữa các nước trong
khu vực vì những lý do sau đây
:
-Trước hết các nước ĐNA đều nằm trong 1 khu vực có vị trí địa lý giống nhau là trên giao điểm của những đường hàng
không, hàng hải quốc tế, nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa nằm ở vùng kinh tế năng động... cho nên các các nước
ĐNA có nhiều đặc điểm về thiên nhiên, về lịch sử văn hoá nhân văn giống nhau. Do vậy, muốn sử dụng hợp lý lợi thế về vị trí địa
lý cần phải có sự hợp tác giữa các nước với nhau (vì Lào không có biển mà muốn thông ra biển phải quan hệ với Việt Nam để mở
cảng quốc tế Vinh- Đà nẵng)

- Các nước ĐNA đều tiến hành khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản chế biến khoáng sản trên đất liền dưới biển đều
dựa vào kỹ thuật của nước ngoài, cho nên, rất tốn kém, hiệu quả thấp. Vì vậy, cũng cần phải hợp tác với nhau để tìm ra biện phát tự
lực, tự cường để khai thác các nguồn tài nguyên này nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

- Các nước Đông Nam á nhìn chung nước nào cũng đa dạng, phong phú về tài nguyên mà lại tương đối giống nhau, vì thế
cần phải hợp tác với nhau để sản xuất và chế biến để tìm ra những thế mạnh nhất cho mỗi nước.

- Các nước Đông Nam á nước nào cũng đông, dân số tăng nhanh, trình độ dân trí chưa đồng đều, sắc tộc, tôn giáo, văn hoá,
đa dạng, phức tạp, cho nên lại càng phải hợp tác với nhau để tìm ra những giải pháp chính trị phù hợp cho tăng trưởng kinh tế và xã
hội

-Vấn đề khai thác và sử dụng biển Đông được coi là vấn đề có tính thời sự liên quan tới 9 nước thuộc khu vực Đông Nam á
mà biển Đông rất giàu về hải sản và khoáng sản, lại nằm trong đường giao thông hàng hải quốc tế, vì vậy khai thác, sử dụng biển
Đông có liên quan ảnh hưởng tới các nước có biển. Do đó các nước này phải có sự hợp tác để khai thác, sử dụng hơp lý tài nguyên                    biển, không tranh chấp không làm ô nhiễm, xâm phạm chủ quyền của nhau.

Vấn đề sử dụng tàI nguyên N2 ở mỗi nước cũng là vấn đề cấp bách vì hiện nay nước nào cũng đang diễn ra nạn phá rừng, đốt
nương, làm rẫy du canh, du cư gây đảo lộn gây đảo lộn hệ sinh thái gây ô nhiễm môi trường theo quy mô toàn khu vực. Cho nên vấn
đề sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên cũng là vấn đề có tính thời sự cần phải hợp tác với nhau để tìm ra những biện pháp hiệu quả
nhất.

-Các nước Đông nam á tuy nằm trong các vựa lúa lớn nhất thế giới nhưng vấn đề giải quyết lương thực ở mỗi nước cũng rất
khó khăn, nước nào cũng bị nạn đói đe doạ thường xuyên. Vì vậy, cần phải hợp tác để sản xuất lương thực một cách hiệu quả để giải
quyết nạn đói ở trong khu vực

- Các nước Đông nam á nước nào cũng đang bùng nổ dân số với tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao vì vậy các nước Đông nam
á cũng cần phải hợp tác, học tập kinh nghiệm để giải quyết những vấn đề về dân số có hiệu quả nhất làm giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự
nhiên dẫn đến ổn định dân số trong khu vực.

Các nước Đông nam á đều có thể sản xuất được các cây lương thực cũng như các cây nông nghiêp, công nghiệp giông nhau
vì vậy các nước này cũng cần hợp tác với nhau để tìm các phát triển vừa cạnh tranhv lành mạnh để cùng phát triển.
 

11 tháng 3 2017

HƯỚNG DẪN

− Đất đai:

+ Đất badan: Chiếm 40% diện tích đất của vùng, màu mỡ.

+ Đất xám bạc màu trên phù sa cổ, thoát nước tốt, phân bố thành vùng lớn ở Tây Ninh và Bình Dương.

− Khí hậu: cận Xích đạo, lượng nhiệt dồi dào quanh năm.

− Gần các ngư trường lớn: Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu; Cà Mau – Kiên Giang.

− Có điều kiện lí tưởng để xây dựng các cảng cá.

− Ven biển có rừng ngập mặn, thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước lợ.

− Tài nguyên rừng: là nguồn cung cấp gỗ củi và nguyên liệu giấy…; có Vườn quốc gia Cát Tiên và Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ.

− Tài nguyên khoáng sản: Dầu khí có trữ lượng lớn trên vùng thềm lục địa; ngoài ra còn có sét và cao lanh.

− Tiềm năng thủy điện: trữ năng thủy điện lớn trên hệ thống sông Đồng Nai.