K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 7 2021

-Bài thơ thể hiện tấm lòng quê hương đất nước và mẹ của anh chiến sĩ

- Nói đến sự vất vả của nhân dân ta trước đây

* Cảm nghĩ của mình

13 tháng 7 2021

Đây chính là câu chuyện về người mẹ hết lòng thương con. Khi các thi sĩ dừng chân ở nhà bầm, bầm đã dành giường cho họ và chuyển xuống bếp ngủ. Tối về cụ dùng lá chuối khô bện lại để nàm nệm nằm cho đỡ lạnh. Tuy nhiên khi ấy cứ đêm đêm mọi người lại nghe thấy tiếng khóc nỉ non của cụ. Hỏi ra mới vỡ lẽ rằng, cụ nhớ đứa con trai của mình. Con trai của cụ tham gia vệ quốc quân nhưng lâu ngày không có tin tức. Chính vì vậy khi ấy các nhà thơ đã đề nghị Tố Hữu sáng tác một bài thơ như là một bức thư của người con trai để cụ an lòng. Đó cũng chính là hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

(Anh on nè bé)

7 tháng 9 2021

hello tớ là Bùi Phương Anh nè 

7 tháng 9 2021

cậu có phải Ly hoc lớp 5a không

10 tháng 6 2019

Trả lời

Từ "trăm"và từ "ngàn"trong hai câu thơ trên k có nghĩa laf 99+1 và 999+1

Hai câu thơ trên sử dụng bện pháp nghệ thuật so sánh,nhằm giúp ta thấy người con vượt bao gian nan thử thách,cũng k sao sánh đc vs những vất vả ,khó nhọc của mẹ nơi quê nhà,cho ta thấy sự yêu quý,kính trọng và trân trọng những việc mà mẹ đã lm,đã hi sinh

10 tháng 6 2019

Theo em từ trăm và từ ngàn không có nghĩa là 99+1 hay 999+1 mà từ trăm và từ ngàn là hai từ so sánh : anh chiến sĩ đi nhiều nơi , đi qua rất nhiều kẽ núi , hang động , gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn không bằng người mẹ già tháng ngày mong chờ con về . Qua đó tác giả còn sử dụng biện pháp nghệ thuật qua từ "CHƯA BẰNG" , cách viết đó giúp em biết được rằng không có gì so sánh được với tình yêu con của cha mẹ du bạn muốn trả cũng không bao giờ trả được !!!

20 tháng 4 2022

Bầm ơi có rét không bầm, Heo heo gió núi lâm thâm mưa phùn Bầm ra ruộng cấy bầm run, Chân lội dưới bùn tay cấy mạ non Trong mỗi nhịp đập của trái tim mình, ta luôn thấy hình bóng của mẹ yêu. Tình yêu của người mẹ hiền dành cho mỗi chúng ta không thể nói hết bằng lời. Qua khổ thơ trên, Tố Hữu đã viết về bầm, một cái tên vô cùng quen thuộc. Để làm rõ những ý nghĩa sâu xa của tình mẹ, Tố Hữu đã dùng các từ láy như" heo heo" , " lâm thâm". Dù cho trời rét đến đâu, dù cho sương muối có cứa nhọn vào bàn tay của bầm, bà vẫn một mình gặt mạ, một mình chịu rét chịu mưa để có thể một ngày được gặp lại đứa con của mình. 2 từ láy heo heo, lâm thâm dã được tố hữu làm rõ nét cái thời tiết khắc nghiệt của mưa phùm miền Bắc, làm rõ cái thấm khổ của người mẹ vì con mà chịu hi sinh tất cả, 2 từ láy ấy đã giúp cho bài thơ thêm có hồn, sinh động, sáng tạo và mang một ý nghĩa nhân đạo sâu sắc cho mội tấm lòng người đọc.

24 tháng 12 2020

nụ cười của mẹ đẹp và dịu dàng như mùa xuân , mỗi khi nhớ về nụ cười ấy làm cho lòng em trở nên ấm áp. Mẹ cười rất nhiều ,nụ cười như mang đi hết muộn phiền , khổ đau trong lòng em . Em đã thấy rất nhiều nụ cười , nhưng đẹp nhất vẫn là nụ cười của mẹ

nhớ chọn mik nha

23 tháng 9 2018

No-man Mo-ri-xơn (Norman Morrison) sinh ngày 19-12-1933 ở Ơ-ri-ê (Erie) thuộc bang Pen-xin-va-ni-a (Pensylvania), nước Mỹ. Năm 1959, ông nhận bằng Cử nhân Thần học tại Trường Pít-xbớc Se-mi-na-ry (Pittsburgh Seminary) và gia nhập Hội “Những người bạn”, một tổ chức gồm những tín đồ Thánh giáo. Năm 1961-1962, ông dạy Kinh Tân ước và Cựu ước tại một trường trung học. Ông là một trong những người hoạt động tích cực trong phong trào biểu tình phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của chính quyền Giôn-xơn.

Từ năm 1965, khi đế quốc Mỹ ồ ạt đưa quân vào miền Nam và dùng không quân đánh phá tràn lan ra các tỉnh miền Bắc nước ta, ông đã nhiều lần xuống đường phản đối, nhưng cuộc chiến tranh ngày một khốc liệt hơn. Mo-ri-xơn nghĩ rằng, khẩu hiệu, băng rôn và các cuộc tuần hành không làm những người cầm quyền chú ý thì anh phải dùng tới biện pháp cuối cùng: Ngọn lửa của thân thể mình! Thời điểm đó, Mo-ri-xơn đã có vợ và hai đứa con gái, cháu bé tên Ê-mi-li (Emily) mới mười tám tháng tuổi. Cuối chiều 2-11-1965, Mo-ri-xơn bế bé Ê-mi-li đến sát Lầu Năm góc, trụ sở của Bộ Quốc phòng Mỹ, bên dòng sông Pô-tô-mác, sau khi đã viết bức thư gửi lại cho vợ. Mo-ri-xơn để cháu Ê-mi-li ra xa rồi tưới xăng, châm lửa tự thiêu, ánh lửa bùng lên như một thông điệp của người dân Mỹ đòi chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.


Chỉ năm ngày sau khi Mo-ri-xơn tự thiêu, ngày 7-11-1965, nhà thơ Tố Hữu đã viết một bài thơ đầy cảm động đăng ở báo Nhân Dân ngày 8-11-1965. Đó là bài thơ:Ba tuần sau khi Mo-ri-xơn hy sinh, bạn bè của ông đã tổ chức một lễ tưởng niệm. Giôn Rô-mơ (John Roemer) đã lý giải về hành động tự thiêu của Mo-ri-xơn: “Trong một xã hội mà mọi thứ đều trở nên bình thường khi con người thả bom xuống mục tiêu chính là đồng loại của mình… Đối với Mo-ri-xơn thì như thế là không bình thường và thông điệp của anh ấy là kêu gọi hãy dừng lại”.

23 tháng 9 2018

Cảm ơn Linh Thùy_208_ nhé.

19 tháng 5 2021

Biện pháp tu từ: Điệp cấu trúc "con đi", "chưa bằng", biện pháp so sánh không ngang bằng "con đi trăm núi ngàn khe/Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm", "Con đi đánh giặc mười năm/Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi". 

b. Với việc sử dụng biện pháp tu từ điệp cấu trúc và so sánh trên, tác giả vừa tạo nhịp điệu cho câu thơ vừa thể hiện những hi sinh nhọc nhằn, vất vả cùng công lao to lớn của người mẹ dành cho con. Tác giả khẳng định, dù con có đi "trăm núi ngàn khe" cùng không thể nào sánh được với những nỗi đớn đau, nỗi tê tái mà mẹ phải chịu đựng. Hơn hết, dù con có đi đánh giặc mười năm, đối diện với sự hiểm nguy và chết chóc thì cũng không bằng với quãng thời gian sáu mươi năm khó nhọc của mẹ. Qua đây, tác giả bộc lộ tình yêu thương đối với mẹ đồng thời ca ngợi về sự hi sinh cùng ơn dưỡng dục to lớn của mẹ.

19 tháng 5 2021

ko k cho mik à

6 tháng 10 2017

         Đoạn thơ bộc lộ cảm xúc dạt dào của tác giả trước những vẻ đẹp bình dị trên đất nước Việt Nam thân yêu. Hình ảnh “biển lúa” rộng mênh mông gợi cho ta nièm tự hào về sự giàu đẹp, trù phú của quê hương. Hình ảnh “cánh cò bay lả dập dờn” gợi vẻ nên thơ, xao xuyến mọi tấm lòng. Đất nước còn mang niềm tự hào với vẻ đẹp hùng vĩ của “đỉnh Trường Sơn” cao vời vợi sớm chiều mây phủ. Đoạn thơ đã giúp ta cảm nhận được tình cảm thiết tha yêu quý và tự hào về đất nước của tác giả Nguyễn Đình Thi.Đất nước Việt Nam ta hiện ra trong khổ thơ trên của nhà thơ Nguyễn Đình Thi thật giàu đẹp và đáng yêu, thật nên thơ và hùng vĩ. Sự giàu đẹp và đáng yêu đó đựoc thể hiện qua những hình ảnh: Biển kúa mênh mông hứa hẹn một sự no đủ, cánh cò bay lả rập rờn thật thanh bình, giản dị và đáng yêu. Sự hùng vĩ và nên thơ được thể hiện qua hình ảnh đỉnh Trường Sơn cao vời vợi sớm chiều mây phủ. Đất nước Việt Nam ta tươi đẹp biết nhường nào!

5 tháng 10 2017

Bài thơ được viết dưới thể lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, bay bổng nhưng cũng không kém phần sôi nổi, trầm hùng. Câu thơ mở đầu như câu hát ca ngợi da diết:

 
 


Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.

Từ lâu, 4 câu thơ trên đã đi vào tiềm thức mỗi người dân Việt Nam như một niềm tự hào về quê hương. Nhà thơ đã tinh tế vẽ nên một bức tranh màu sắc hài hòa, tươi đẹp, rất đặc trưng của làng quê Việt. Giữa nền xanh biếc “biển lúa” là hình ảnh đàn cò trắng chao nghiêng rập rờn. Cánh cò ấy không cao vút tầng không mà “bay lả” giữa cánh đồng, dưới những đám mây mờ bị che phủ bởi đỉnh núi, mở ra khung cảnh về một đất nước thanh bình.

Để có được sự thanh bình ấy, dân tộc ta đã phải trải qua bao đau thương, mất mát, chịu bao gông xiềng của phong kiến, đế quốc. Hình ảnh “mảnh áo nâu nhuộm bùn” như minh chứng cho sự gian lao, tảo tần, cho đức hy sinh của những con người thật thà, chất phác. Trước muôn vàn khổ đau, mảnh đất nghèo biến những con người bé nhỏ thành những anh hùng bất khuất, không chịu lùi bước trước bạo tàn mà “chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên”. Trong mọi hoàn cảnh, lòng yêu nước luôn được đặt lên trên hết.

Chiến thắng của nhân dân ta cũng chính ở tinh thần tự cường và ý chí gan dạ ấy. Vần thơ Nguyễn Đình Thi độc đáo ở chỗ, bên cạnh những cụm từ nhanh, mạnh còn là những gam màu nóng của “áo nâu”, “máu lửa”, “đất đen”, thể hiện bản lĩnh kiên định của người dân chân chất yêu chuộng hòa bình. Cao cả hơn là tính nhân văn được tác giả gói gọn trong câu thơ “súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”. Những con người không chỉ anh dũng trong chiến đấu mà còn biết vượt qua mất mát chiến tranh, chịu thương, chịu khó cùng nhau xây dựng đất nước hòa bình, hạnh phúc.

Từ bức tranh làng quê tươi đẹp, thanh bình ở hiện tại, tác giả gợi lại hình ảnh quá khứ hào hùng của dân tộc, để rồi sau đó lại hòa âm điệu nhẹ nhàng, thanh thoát vào nhịp sống mới mẻ. Đó là một Việt Nam chan hòa ánh nắng, nơi “hoa thơm, cỏ ngọt bốn mùa trời xanh”, nơi con người “yêu trọn tấm tình thủy chung”. Đất nước còn mang vẻ hữu tình bởi vô vàn cảnh sắc tươi mới: màu đen đôi mắt trở nên “long lanh” đầy cảm xúc, bàn tay rắn rỏi trong đau thương cũng như có “phép tiên”… Tất cả dệt nên một cuộc sống tinh khôi.

Quê hương không chỉ là nơi ta sinh ra, mà còn là nơi in dấu tuổi thơ, nơi của những “bâng khuâng chuyến đò” mà đêm đêm vọng câu hò Trương Chi. Mảnh đất “chôn rau, cắt rốn” ấy chan chứa bao nghĩa tình, khiến ai đi xa cũng phải nhớ về. Điệp từ “ta đi ta nhớ” càng nhấn mạnh tình yêu son sắt, sự gắn bó bền chặt:

Ta đi ta nhớ núi rừng

Ta đi ta nhớ dòng sông vỗ bờ

Từ nỗi nhớ nước non đến nỗi nhớ những điều dung dị, mộc mạc:

Nhớ đồng ruộng, nhớ khoai ngô

Bát cơm rau muống quả cà giòn tan

“Ta” lớn lên nhờ đồng ruộng và khoai ngô, nhờ bữa cơm đạm bạc của rau muống, quả cà dầm tương. Thức quà của làng quê giản dị mà nuôi nấng biết bao thế hệ nên người. Dù mai này cất bước đến đâu, bữa cơm ấy vẫn luôn hiện hữu như sợi dây gắn kết để gợi nhớ quê hương. Yêu đất nước cũng chính là yêu từ bao điều bình dị như thế.

Đất nước ngày một khang trang, đời sống nhân dân cũng đổi thay rõ rệt. Vậy nhưng, hình ảnh hào hùng trong quá khứ và niềm vui của con người những năm đầu hòa bình sẽ mãi trường tồn với thời gian. Để mỗi chúng ta có thể tự hào rằng, Việt Nam đất nước ta ơi/ Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn…

10 tháng 6

Qua đoạn thơ trên em thấy câu trả lời của tác giả đối với mẹ thể hiện một tình yêu thương, trân trọng và lòng hiếu thảo sâu sắc của người con dành cho mẹ. Mẹ khen ngợi "Dạo này ngoan thế!", thể hiện sự hài lòng của mẹ trước những việc làm của con khi mẹ vắng nhà. Tuy nhiên, tác giả lại trả lời "Không, mẹ ơi! Con đã ngoan đâu!", thể hiện sự khiêm tốn, không tự mãn với những gì mình đã làm bởi vì sự cố gắng chăm ngoan của tác giả không thể sánh với công sức khó nhọc của mẹ dành cho con. Tác giả miêu tả hình ảnh "Áo mẹ mưa bạc màu/ Đầu mẹ nắng cháy tóc" để lí giải cho câu trả lời của mình. Hình ảnh này cho thấy sự vất vả, tảo tần của mẹ, qua đó thể hiện lòng thương cảm, xót xa của tác giả dành cho mẹ. Cuối cùng, tác giả khẳng định "Mẹ ngày đêm khó nhọc/ Con chưa ngoan, chưa ngoan!".
Lời khẳng định này thể hiện lòng biết ơn của tác giả đối với những hy sinh thầm lặng của mẹ, đồng thời thể hiện ý thức trách nhiệm của bản thân cần phải cố gắng hơn nữa để xứng đáng với sự yêu thương, chăm sóc của mẹ. Câu trả lời của tác giả không chỉ thể hiện tình cảm yêu thương, trân trọng mà còn thể hiện lòng hiếu thảo sâu sắc của người con dành cho mẹ. Qua đó, tác giả cũng muốn nhắn nhủ đến mỗi người con cần phải biết yêu thương, trân trọng và hiếu thảo với cha mẹ của mình.

Chúc bạn học tốt !!!!!!
 

26 tháng 9 2021

Trả lời :

Là học sinh, ta đã quá quen thuộc với những chiếc bút màu giúp những bức tranh chúng ta thêm sống động. Mà ta còn thấy được qua bài thơ Sắc màu em yêu được liệt kê với đủ loại màu sắc như những mảng màu không thể thiếu trong cuộc sống được tả dưới con mắt chân thật của một bạn nhỏ có thể thấy được trong những vần thơ vô tư của tác giả Phạm Đình Ân.

Một bảng màu sắc hiện ra mỗi màu đều mang ý nghĩa riêng đều tượng trưng cho hình ảnh riêng, bạn nhỏ nhanh chóng chọn được màu đỏ với suy nghĩ khá hồn nhiên mà thực tế là màu máu con tim, màu cờ tổ quốc,khăn quàng đỏ đeo trên cổ. Tiếp theo,màu xanh của đồng bằng bao la, của biển xanh, bầu trời quê hương thân thương. Và màu vàng được quan sát tỉ mỉ là nắng vàng rực rỡ, của màu hoa cúc, của đồng lúa chín dưới sự chăm sóc của người lao động. màu không thể thiếu màu trắng liên tưởng là trang giấy vật quen thuộc,là màu của những bông hồng bạch, và đặc biệt được chìm trong làn tóc trắng mượt mà của người bà minh chứng rõ ràng của thời gian.Một tông màu trầm gần gũi từ hòn than đen, của đôi mắt của màn đêm cao vợi. Là màu tím của sự thủy chung của hoa cà, hoa sim, đến chiếc khăn, và màu mực. Và màu cuối cùng được cất lên là màu nâu của áo mẹ, của đất đai, màu của gỗ. Kết thúc bảng màu vô số màu sắc dưới sự thích thú của bạn nhỏ, ta thấy nó gắn với những thứ quá đỗi thường xuyên và khắc sâu trong tâm trí mỗi con người rồi. Dường như không thể thiếu một màu nào để làm nên bức tranh hoàn hảo ấy, cũng như những vần thơ đẹp đẽ ấy. Qua cách diễn tả ta có thể cảm thấy tình yêu tuy nhỏ bé nhưng rất tinh tế với từng thứ trong cuộc sống của người bạn nhỏ. Cũng là thông điệp ngợi ca lên tình yêu với đất nước từ thế hệ trẻ thấy rõ trong đoạn văn cuối “Trăm nghìn cảnh đẹp” và thấy được ý thức từ hành động nhỏ nhất có thể làm được của bạn nhỏ rất “Ngoan” và sự tự nhắc nhở nhẹ nhàng phải tích cực và nâng cao ý thức vừa chăm học vừa phải biết nghe lời và hoạt động tích cực tuổi nhỏ làm việc nhỏ để giúp đỡ người xung quanh.

Qua bài thơ, tác giả mượn lời bạn nhỏ đem đến cho người đọc một sự đồng cảm về suy nghĩ qua những sắc màu liên tưởng rộng ra là tình cảm về con người và sự vật xung quanh, thể hiện tình yêu rất cao quý của thế hệ trẻ dành cho đất nước và phấn đấu thực hiện thể hiện tình yêu ấy rõ nét hơn bằng những hành động thực tế.

~ HT ~