Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các kiểu can vải: can rẽ, can lộn, can cuốn phải.
Cách thực hiện kiểu can rẽ thông dụng:
- Úp 2 mặt phải vào nhau, 2 mép vải trùng nhau.
- May một đường song song và cách mép vải 1cm.
- Mở đôi 2 mảnh vải, cạo rẽ đường can để 2 mép vải nằm về 2 phía.
Cổ áo không bâu thường được may bằng kiểu viền gấp mép có nối vải.
Yêu cầu kĩ thuật gieo trồng:
- Thời vụ: Thường trồng từ tháng 2 – 4 (vụ xuân), tháng 8 – 9 (vụ thu) ở các tỉnh phía Bắc.
Khoảng cách trồng:
Loại đất | Khoảng cách (m) | Mật độ (cây/ha) |
---|---|---|
Đất đồng bằng | 9 x 10; 10 x 10 | 100 – 110 |
Đất đồi | 7 x 8; 8 x 8 | 150 - 180 |
- Đào hố bón phân lót: Tiến hành đào hố, bón phân lót trước khi trồng 1 tháng như đối với cây nhân.
Yêu cầu kĩ thuật chăm sóc:
- Làm cỏ, vun xới kết hợp trồng cây xen với các cây họ Đậu.
- Bón phân thúc cung cấp chất dinh dưỡng cho cây vào thời kì xuất hiện mầm hoa, có quả non và sau khi thu hoạch.
- Tưới nước thường xuyên cho cây phát triển. Trước khi cây ra hoa, hạn chế tưới nước để tạo điều kiện cho cây phân hoá mầm hoa.
- Tạo hình sửa cành: Cắt bỏ các cành vượt, cành bị sâu, bệnh, cành nhỏ.
- Phòng trừ sâu bệnh: Phòng trừ các loại sâu, bệnh phá hại vải giống như ở cây nhãn.
Yêu cầu kĩ thuật thu hoạch: Khi vỏ màu xanh vàng chuyển sang màu hồng hoặc đỏ thẫm là thu hoạch được. Bẻ từng chùm quả, không kèm theo lá vì khoảng cách giữa, các cành quả với phần lá dưới cành quả có các mầm ngủ.
CÁCH VẼ BÂU LÁ SEN ĐỨNG
Vòng cổ thân áo: Vẽ như cổ tròn cơ bản
Bâu áo:
* Dạng tròn
- Gấp đôi vải, mặt phải ở trong. AB = 1/2Vc thân áo - 2,5cm; AA1 = 6cm; A1C = Bản bâu = 8cm.
- Nối A1B; Từ O lấy lên OO1 = 2cm. Vẽ đường chân bâu cong đến từ A1 qua O1 đến B.
- Từ B kẻ đường vuông góc với A1B và lấy BD = 7cm.
Nối CD. I là điểm giữa của CD. Từ I lấy điểm II1 = 2cm. M là điểm giữa của BD lấy ra MM1 = 1,5cm.
Vẽ đường cong CI1DM1B tạo vòng ngoài của bâu lá sen đứng.
* Dạng nhọn
Cách vẽ tương tự bâu dạng tròn, chỉ khác một số điểm:
- Vẽ đầu bâu dạng nhọn: vẽ đường cong CI1O, kéo dài thêm một đoạn DD1 = 3cm.
- Nối D1B tạo bâu dạng nhọn.
CÁCH CẮT BÂU LÁ SEN ĐỨNG
Vòng cổ thân áo: như cổ tròn cơ bản.
Bâu áo: cắt gia đường may xung quanh lá bâu trong 0,5cm; lá bâu ngoài 1cm.
Viền gấp mép
* Cách viền:
Viền gấp mép không nối vải: Gấp mép vải vào mặt trái hai lần: lần thứ nhất gấp xuống một khoảng bằng 0,5cm; gấp tiếp lần thứ hai theo nét vẽ phần vải chừa để may nẹp. May viền: May sát mí cách mép gấp 0,1cm.
Viền gấp mép có nối vải
Dạng đường cong: Cắt vải viền theo hình dạng mép vải cần viền.
Ví dụ: Vòng cổ thân áo
• Úp mặt phải vải viền vào mặt phải cần viền, sắp bằng mép đường cong, may một đường cách mép vải 0,5cm.
• Cắt xơ vải, sửa mép đường cong cho đều, bấm theo đường cong (cách đường may 0,2cm) để khi lộn sang trái, nẹp không bị cộm, dúm.
• May nẹp viền: Cạo sát đường may, lật nẹp viền sang mặt trái vải cần viền, gấp mép vải viền, lược cố định (hình 5.d). May sát mí hoặc khâu vắt, khâu chữ V.
* Yêu cầu kỹ thuật
Vải nẹp cắt đúng hình dạng chỗ cần viền và có bề rộng bằng nhau.
Đường may viền phẳng, êm, không dúm, giữ được hình dạng của chi tiết sản phẩm.
* Ứng dụng: viền cổ áo, gấu áo, váy, quần…
Viền bọc
* Cách viền:
- Cắt vải viền canh xéo (chéo sợi): rộng 2,5÷3cm, dài bằng chỗ cần viền. Nếu không đủ chiều dài thì phải nối vải theo đường chéo để mép viền không bị cộm.
- Úp mặt phải miếng vải viền vào mặt phải sản phẩm chỗ cần viền, sắp hai mép vải bằng nhau.
- May một đường cách mép vải 0,5cm.
- Lật miếng vải viền, dùng móng tay cạo êm đường may ở mặt phải vải; trùm vải viền qua mép vải, gấp mép úp xuống qua đường may thứ nhất 0,2cm; vê cuộn để mép vải nằm gọn ở bên trong; điều chỉnh để nẹp viền gọn, chắc, rộng bằng nhau.
- May đường thứ hai lọt khe đường thứ nhất ở mặt phải vải.
* Yêu cầu kỹ thuật:
- Mũi chỉ lọt khe, thẳng đều.
- Đường viền tròn, chắc đẹp.
- Mặt trái mép vải viền không bị trượt đường may.
* Ứng dụng: viền cổ áo, nách áo, nẹp áo, cổ tay… kết hợp với trang trí.
Can rẽ
- Cách may:
• Úp hai mặt phải vải vào nhau, hai mép vải trùng nhau.
• May đường may song song và cách mép vải 1cm.
• Mở đôi mảnh vải, cạo rẽ đường can để hai mép vải nằm về hai phía. Hoặc làm ẩm mép vải rồi dùng bàn là nóng là ép cố định đường can
- Yêu cầu kỹ thuật
• Mặt phải: Đường can thẳng, mặt vải phẳng.
• Mặt trái: Hai mép vải cách đều đường can và êm.
Can lộn (may nối lộn)
- Cách may:
• Úp hai mặt trái vải vào nhau, hai mép vải trùng nhau.
• May đường may thứ nhất cách mép gấp 0,3÷0,5cm để mép vải gọn vào trong.
• Dùng kéo cắt hết xơ vải (nếu có), lộn vải sang mặt trái, cạo sát đường may
• May đường may thứ hai cách mép gấp 0,5÷0,7cm để mép vải gọn vào trong.
- Yêu cầu kỹ thuật
• Mặt phải: Đường can thẳng, mặt vải phẳng, êm, không lộ mép vải.
• Mặt trái: Đường may cách đều mép gấp.
Can cuốn phải (may nối ép)
- Cách may:
• Đặt hai mặt trái vải vào nhau, mặt phải ra ngoài, mép vải lệch nhau 0,6÷0,8cm.
• Gấp mép mảnh vải ở dưới úp lên sát với mép mảnh vải ở trên.
• Úp mép vải vừa gấp xuống bàn máy, may đường thứ nhất cách đều mép gấp 0,5÷0,7cm.
• Mở hai mảnh vải ra, cạo sát đường may, cắt sửa mép vải, cuộn mép vải vào trong.
• May đường thứ hai sát mí, cách mép cuốn 0,1cm. Ở mặt phải vải có hai đường may cách đều nhau 0,4÷0,6cm
- Yêu cầu kỹ thuật
• Đường may phẳng, chắc.
• Hai đường may cách đều nhau và có cỡ mũi may bằng nhau.