Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nắm ý chính, viết chính xác
Sai lầm lớn nhất của nhiều bạn là không nắm rõ ý nhưng cứ cố “phăng” tứ lung tung trong bài văn. Hay nắm lờ mờ nội dung nhưng rồi cứ viết phóng tay... như thật. Tất nhiên, việc chẳng có ý gì để viết thì thà cứ “phăng vào” trúng được ý nào hay ý đó sẽ tốt hơn để giấy trắng, nhưng điều này cũng chỉ gỡ gạt cho bạn những con điểm lẹt đẹt, an ủi mà thôi
Chính vì thế, với những tác phẩm được thầy cô đặc biệt lưu ý, các bạn tốt nhất là nên nắm rõ nội dung chính. Cụ thể là: học thuộc những câu nói, hay những trích đoạn chính. Nhất là thơ thì cần thuộc lòng, bởi không thể nào “sửa văn” của các tác giả được. Để học nhanh và ngắn gọn nhất, các bạn nên học từ vở bài học ngữ văn. Những ý được đưa ra phân tích đều là những ý quan trọng, mỗi ý là mỗi có điểm đấy!
Biện pháp tu từ so sánh và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:"cái lặng im........như bị gió chặt ra từng khúc"giúp cái lặng im vốn vô hình trở nên rất cụ thể,hữu hình,thấm thía,đáng sợ.
-Biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa:"gió giống như những lát chổi lớn.......lung tung"diễn tả chính xác độ mạnh của gió đêm,đồng thới giúp gió vốn vô hình trở nên rất cụ thể ,hữu tình.
STT | Các phần | Tự sự | Miêu tả |
---|---|---|---|
1 | Mở bài | Giới thiệu về đối tượng sự vật được kể. | Giới thiệu về sự vật, đối tượng được miêu tả. |
2 | Thân bài | Kể chuỗi sự kiện liên quan tới nhân vật. | Miêu tả đặc điểm, tính chất sự vật theo trình tự nhất định (từ khái quát tới cụ thể, hoặc ngược lại). |
3 | Kết bài | Kết quả, suy nghĩ. | Nhận xét, cảm nghĩ |
Một buổi chiều, em đã được gặp hai người bạn mới đến từ phương xa, là mây và sóng. Hai bạn kể cho em nghe về những điều thú vị mà họ đã trải qua. Bạn mây đã rong chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bạn ấy chơi với bình minh vàng và cả vầng trăng bạc nữa. Còn bạn sóng thì ca hát từ sáng sớm cho đến tận hoàng hôn. Rồi lại ngao du nơi này nơi nọ, không biết từng đến nơi nao. Hai bạn ấy có rủ em cùng rong chơi khắp bốn bể, nhưng em đã từ chối. Bởi em tuy cũng rất thích được đi chơi khắp nơi, nhưng hơn cả điều đấy, em vẫn muốn được ở cạnh mẹ hơn. Chỉ cần được ở cùng mẹ, thì chơi gì, làm gì em cũng thấy vui và hạnh phúc.
Tình cảm gia đình luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho những nhà thơ, nhà văn thỏa sức sáng tạo, thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc và những bài học làm người quý giá. Nếu tình cha con thường được khắc họa một cách mạnh mẽ, hùng tráng, có phần đanh thép, cứng rắn, tình chị em máu mủ ruột rà sẻ chia, bao bọc giúp đỡ nhau thì tình mẫu tử luôn mang màu sắc thiêng liêng, cao quý mà gần gũi, thân thương. Với đại thi hào Ta - go, tình mẫu tử của ông xuất phát từ tâm hồn nhạy cảm trước cái đẹp, trước quê hương, con người trong cuộc sống. “Mây và sóng”, một kiệt tác trong sự nghiệp văn chương của ông chính là bản hòa ca ngọt ngào, là lời tâm sự thủ thỉ của một em bé với mẹ, qua đó thể hiện cái hồn nhiên, trong sáng của tuổi thơ, đồng thời là tình cảm thắm thiết, mặn nồng của người con dành cho mẹ.
Bài thơ mang giai điệu trữ tình, ngọt ngào như một bài hát về vùng đất thần tiên mơ mộng, sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú dưới suy nghĩ non nớt của trẻ thơ. Những sự vật xuất hiện trong tác phẩm đều mang hình hài, sắc thái của con người, mang đến cảm giác trong trẻo, đáng yêu.
Tác giả xây dựng bài thơ dưới hình thức một cuộc nói chuyện giữa hai mẹ con, là lời em bé kể cho mẹ về sóng nước, mây trời mà em đã gặp khi đi chơi. Dưới góc nhìn non nớt và trí tưởng tượng phong phú của em, mây trời biết nói, biết cười, biết rủ em tham gia những cuộc vui bất tận.
Mẹ ơi, kìa ai đang gọi con trên mây cao.
Họ bảo: “Chúng ta vui chơi từ tinh mơ đến hết ngày
Chúng ta giỡn với sớm vàng rồi lại đùa cùng trăng bạc”
Con hỏi: “Nhưng mà làm thế nào tôi lên trên ấy được?”
Họ trả lời: “Con hãy đi đến hết cõi đất, rồi giơ tay lên trời con sẽ bay bổng lên mây”
Nhưng con nói: “Mẹ tôi đợi tôi ở nhà, tôi có lòng nào bỏ được mẹ tôi”
Họ bèn mỉm cười, và lơ lửng họ bay đi mất
Minh Huệ với bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là hiện tượng thi sĩ bất tử với một giai phẩm văn chương. Bài thơ gần như một truyện cổ tích vừa thực vừa mộng dẫn hồn ta vào một không khí lung linh huyền thoại: Bác Hồ như một ông tiên với chòm râu im phăng phắc, bỗng cao lung linh trước ngọn lửa hồng chập chờn giữa rừng khuya. Một đêm đông lạnh lẽo mưa lâm thâm thời chiến tranh, loạn lạc. Xung quanh đông lửa là những chiến binh trẻ (tiên đồng) đang nằm ngủ. Việc làm đốt lửa, hành động đi đém chăn, cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng đã bộc lộ tấm lòng yêu thương sâu xa và sự tôn trọng, nâng niu của vị lãnh tụ vĩ đại đối với bộ đội như tình cha - con, tình ông - cháu. Anh đội viên mơ màng trong khoảnh khắc hạnh phúc thần tiên: bên ánh lửa bập bùng, bóng Bác cao lồng lộng in trên vách nứa đơn sơ, vừa chập chờn hư ảo, vừa ấm áp yêu thương. Bác như ông Bụt, ông Tiên xuất hiện giữa khung cảnh phảng phất không khí cổ tích… Lần thứ ba thức dậy, anh đội viên hốt hoảng giật mình khi thấy ngoài trời thì mưa lâm thâm lạnh lẽo, trong mái lều xơ xác,mà suốt đêm, Bác vẫn “Lặng yên bên bếp lửa - vẻ mặt Bác trầm ngâm”. Anh đội viên chưa hiểu vì sao đêm nay Bác trầm ngâm thao thức. Nhưng khi hiểu ra, anh đội viên vui sướng mênh mông khi biết cả giấc ngủ của mình Bác cũng lo cho bộ đội, dân công, lo cho cuộc kháng chiến gian khổ nhưng anh dũng của dân tộc nhằm giành lại chủ quyền độc lập, tự do, cơm áo, hòa bình.Tình nhân ái của lãnh tụ đã soi sáng tâm hồn người lính trẻ. “Anh đội viên nhìn Bác – Bác nhìn ngọn lửa hồng”. Bác đã truyền sang cho anh một sức mạnh, tiếp sức cho anh để ngày mai người lính – người con ấy lên đường và giành lấy thắng lợi. Đoạn thơ cuối khẳng định một chân lí đơn giản mà lớn lao: Bác không ngủ vì một lí do bình thường, dễ hiểu: Bác là Hồ Chí Minh. Nói đến Bác là nói đến tình thương và trách nhiệm rộng lớn, cao cả, không ngủ vì lo việc nước và thương bộ đội, dân công là lẽ thường tình. Cuộc đời Bác đã dành trọn vẹn để lo cho dân ,cho nước,Bác thức vì tình yêu thương và sự lo lắng cho vận mệnh của nước nhà, cho hạnh phúc của nhân dân. Đó chính là lẽ sống nâng niu tất cả chỉ quên mình của Bác mà mọi người dân đều thấu hiểu và kính phục.
Em tham khảo:
Đây là một câu thơ rất độc đáo trong bài. Câu thơ bốn chữ bị ngắt làm đôi. Câu thơ tự nó vỡ ra thành hai nhịp, tự nó cắt rời với những khoảng trống xót xa. “Ra thế” thuộc về câu chuyện chú bé hi sinh, còn “Lượm ơi!” là tiếng khóc thầm thì bật lên thành nức nở.Câu thơ ngắt đôi như tiếng nấc nghẹn ngào, thương xót. Thể hiện sự ngỡ ngàng, tình cảm tiếc thương đau đớn của tác giả khi nghe tin Lượm hi sinh.
Thứ nhất, thế mạnh của các nhà Văn thường là sáng tác, mà Văn ở trường tôi thấy càng học lên cao lại càng chú trọng tới phân tích tác phẩm. Điều đó cũng giải thích tại sao ngày bé, chúng ta thường đạt điểm cao môn Văn, vì hồi đó hầu hết là Văn miêu tả sáng tác. Dạng Văn này giúp đánh thức hạt giống sáng tạo có sẵn bên trong chúng ta.
Thứ hai, hiếm có tác phẩm nào xuất sắc ngay từ đầu. Ngay cả Harry Potter, trước khi nổi tiếng toàn thế giới, J.K Rowling bị từ chối bởi tận 12 nhà xuất bản. Nhiều tác giả dành cả chục năm viết đi viết lại mới ra lò tác phẩm hay, huống chi là những bài kiểm tra bạn chỉ được viết duy nhất một lần? (Nếu thầy cô cho nộp bài qua email, chắc là điểm số sẽ khác) Thứ ba, điểm Văn có cao hay không, phụ thuộc vào người chấm, và đôi khi là… tên tuổi của người nộp bài. Khi J.K Rowling lấy bút danh Robert Galbraith, một nhà xuất bản từ chối bản thảo với lời khuyên chân thành là Robert nên tham dự một khóa viết lách chuyên nghiệp. Nhưng sau khi tiết lộ bút danh Robert Galbraith chính là J.K Rowling, sách lại bán chạy. Và còn nhiều lý do khác nữa khiến ngày càng có nhiều người đánh đồng việc điểm thấp môn Văn, đồng nghĩa với không giỏi Văn, không có năng khiếu viết lách. Làm sao giỏi văn? Có thể năng khiếu sẽ giúp bạn tiến nhanh hơn, nhưng muốn tiến xa, bạn phải kiên trì. Viết lách là một kĩ năng, bạn có thể rèn luyện để giỏi hơn cả những người có năng khiếu! Do đó, thứ bạn cần làm đầu tiên là phải gạt bỏ niềm tin “mình viết kém, mình tệ Văn” sang một bên, dù điểm Văn trên lớp của bạn đang, hoặc đã từng dở tệ; dù mỗi lần cầm bút bạn chẳng biết viết gì; dù mỗi lần nghĩ tới việc viết thôi, bạn đã bủn rủn chân tay. Hãy viết câu “Tôi có thể giỏi Văn, tôi có thể Viết tốt” thật nắn nót, và dán ở chỗ nào đó dễ thấy mỗi ngày!
Bài làm
~ Đây là quan điểm của mik. ~
Phương pháp của mik phải thật yêu đời, yêu mọi người, mik làm văn do tình cảm của mik dành cho sự vật, đồ vật và con người. Với cả văn học thì cần phải viết chữ sao cho thật thật thật là đẹp. Và nhất là một tinh thần viết lách, rèn luyện kĩ năng ăn nói, so sánh, ví dụ,....Còn đây là các bước.
Bước 1: Giới thiệu
Bước 2: Quan sát sự vật, đồ vật, hiện tượng.
Bước 3: Làm văn theo tính cách, đặc điểm, hành động của sự vật, đồ vật, hiện tượng cộng với tình cảm của mik.
# Chúc bạn học tốt #