Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Con người sinh ra trên đời ai cũng có những ước mơ cho riêng mình, và em cũng vậy, ước mơ lớn nhất của em chính là có thể trở thành một bác sĩ. Trong tiềm thức của em thì bác sĩ là một người vô cùng vĩ đại, vì bác sĩ chính là người chữa trị cho tất cả mọi người khi bị ốm đau, bệnh tật. Đã có lần em bị ốm nặng, ho nhiều, người thì rất khó chịu. Bố mẹ đã đưa em đi đến bác sĩ, sau khi được bác sĩ thăm khám và cho uống thuốc thì em đã đỡ rất nhiều, không còn khó chịu như lúc trước nữa, vài ngày sau thì em đã khỏi ốm. Em càng ngưỡng mộ nghề này hơn. Một lí do khác mà em ước trở thành bác sĩ, đó chính là em muốn giúp đỡ cho các bạn, các bác, các cô nghèo nhưng không có tiền đi bệnh viện. Những người đó vô cùng đáng thương vì dù bệnh nặng đến đâu cũng chỉ có thể tự mình cắn răng chịu đựng, không có tiền đi khám khiến cho bệnh tình ngày càng trở nặng hơn. Em sẽ nỗ lực, cố gắng học tập thật tốt để có thể trở thành một người bác sĩ giỏi. Để thực hiện được ước mơ của mình sẽ phải trải qua rất nhiều khó khăn nhưng khi còn có mơ ước thì em sẽ cố gắng thực hiện đến cùng.
tham khảo:
- Nội dung câu chuyện: Tình bạn kì diệu của cô bé và lũ quạ.
- Những điều làm em xúc động: Những chú quạ hiểu và biết ơn cô bé Ga-bi vì cô bé thường cho lũ quạ ăn. Vì vậy chúng đã tặng quà để trả ơn cho cô bé.
Tham khảo!
Ký bị liệt hai cánh tay từ nhỏ. Thấy các bạn được cắp sách đến trường, Ký thèm lắm. Em quyết định đến lớp xin vào học.
Sáng hôm ấy, cô giáo Cương đang chuẩn bị viết bài học vần lên bảng thì thấy một cậu bé thập thò ngoài cửa. Cô bước ra, dịu dàng hỏi:
- Em muốn hỏi gì cô phải không?
Cậu bé khẽ nói:
- Thưa cô, em xin cô cho em vào học. Có được không ạ?
Cô giáo cầm tay Ký. Hai cánh tay em mềm nhũn, buông thõng, bất động. Cô giáo lắc đầu: Khó lắm em ạ. Em hãy về nhà. Đợi lớn lên ít nữa xem sao đã.
Cô thoáng thấy đôi mắt Ký nhòe ướt. Em quay ngoắt lại, chạy về nhà. Hình như em vừa chạy, vừa khóc.
Cô giáo trở vào lớp. Suốt buổi học hôm ấy, hình ảnh cậu bé với hai cánh tay buông thõng luôn hiện lên trước mắt cô.
Mấy hôm sau, cô giáo đến nhà Ký. Bước qua cổng cô vừa ngạc nhiên, vừa xúc động: Ký đang ngồi giữa sân hí hoáy tập viết. Cậu cặp một mẩu gạch vào ngón chân và vẽ xuống đất những nét chữ ngoằn ngoèo. Cô giáo hỏi thăm sức khỏe của Ký rồi cho em mấy viên phấn.
Thế rồi, Ký lại đến lớp. Lần này em được nhận vào học. Cô giáo dọn một chỗ ở góc lớp, trải chiếu cho Ký ngồi tập viết ở đó. Em cặp cây bút vào ngón chân và tập viết vào trang giấy. Cây bút không làm theo ý muốn của Ký. Bàn chân em giẫm lên trang giấy, cựa quậy một lúc là giấy nhàu nát, mực giây bê bết. Mấy ngón chân Ký mỏi nhừ. Cô giáo thay bút chì cho Ký. Ký lại kiên nhẫn viết. Mấy ngón chân quắp lại giữ cho được cây bút đã khó, điều khiển cho nó viết thành chữ còn khó hơn, nhưng Ký vẫn gắng sức đưa bút theo nét chữ. Bỗng cậu nằm ngửa ra, chân giơ lên, mặt nhăn nhó, miệng xuýt xoa đau đớn. Cô giáo và mấy bạn chạy vội tới. Thì ra, bàn chân Ký bị chuột rút, co quắp lại, không duỗi ra được. Các bạn phải xoa bóp mãi mới ổn. Cái giống “chuột rút” làm khổ Ký rất nhiều. Nó đã rút một lần thì sau quen cứ rút mãi. Có lần đau tái người, Ký quăng bút vào góc lớp định thôi học. Nhưng cô giáo Cương an ủi, khuyến khích em hãy kiên nhẫn tập dần từng tí một. Các bạn cũng mỗi người nói một câu, giúp một việc. Lời khuyến khích dịu dàng của cô giáo, những cử chỉ thân thương của bè bạn tiếp sức cho Ký. Ký lại quắp bút vào ngón chân hì hục tập viết. Ký kiên nhẫn, bền bỉ. Ngày nắng cũng như ngày mưa, người mệt mỏi, ngón chân đau nhức, có lúc chân bị chuột rút liên hồi... nhưng Ký không nản lòng. Buổi học nào cũng vậy, trong góc lớp, trên mảnh chiếu nhỏ không bao giờ vắng mặt Nguyễn Ngọc Ký.
Nhờ luyện tập kiên trì, Ký đã thành công. Hết lớp Một, Ký đã đuổi kịp các bạn. Chữ Ký viết ngày một đều hơn, đẹp hơn. Có lần Ký được 8 điểm, 9 điểm rồi 10 điểm về môn Tập viết. Bao năm khổ công, thế rồi Ký thi đại học, trở thành sinh viên Trường Đại học Tổng hợp.
Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương sáng về ý chí vượt khó. Ngày Bác Hồ còn sống, đã hai lần gởi tặng huy hiệu của Người cho cậu học trò dũng cảm giàu nghị lực ấy.
Hiện nay, ông Nguyễn Ngọc Ký là Nhà giáo Ưu tú, dạy môn Ngữ văn của một trường trung học ở Thành phố Hồ Chi Minh. Ông là tác giả bài thơ Em thương trong sách Tiếng Việt 3, tập hai.
Những điều em thấy xúc động: Cuốn sách “Làm một người biết ơn” là một trong mười chủ đề, bao gồm 20 câu chuyện thú vị, giúp chúng ta nhận thức được nhiều bài học quý giá:
- Cần phải biết ơn những người đã bỏ qua, không tính toán những sai lầm của chúng ta, vì họ đã cho chúng ta cơ hội được làm lại từ đầu.
- Bài học từ một danh nhân nổi tiếng mang tấm lòng biết ơn lớn lao đối với cô giáo của mình, còn chúng ta thì sao? Chúng ta đã có hành động gì để báo đáp thầy cô của mình, người mà ngày đêm không quản ngại vất vả dạy dỗ chúng ta nên người hay chưa?
- Chúng ta cần phải biết cảm ơn người đã giúp đỡ chúng ta, nhất là người luôn yêu thương, gần gũi và chăm sóc chúng ta hàng ngày.
- Khi được nhận sự giúp đỡ từ người khác chúng ta nên cảm ơn họ, không được tham lam vô độ.
- Sự giúp đỡ của người khác không phải là điều hiển nhiên, mà chỉ có lòng biết ơn mới đền đáp được sự giúp đỡ đó.
- Khi chúng ta mang theo lòng biết ơn để làm việc gì đó, dù là việc nhỏ đến đâu đi nữa thì cuối cùng cũng sẽ được tích tụ thành một nguồn sức mạnh to lớn.
- Lời phê bình không hề đáng sợ, điều đáng sợ là chúng ta nhìn nhận lời phê bình đó như thế nào? Chúng ta dùng tấm lòng cảm ơn để đón nhận lời phê bình, thì ta sẽ phát hiện ra rằng những lời phê bình ấy chính là dưỡng chất tốt nhất trên con đường trưởng thành của mình.
- Đừng quên cảm ơn người ngay cạnh chúng ta.
- Hãy thể hiện lòng biết ơn bằng hành động thiết thực.
- Luôn thể hiện thái độ hiếu kính, cảm tạ công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của bố mẹ. Là đứa trẻ ngoan chúng ta phải biết đền đáp, báo hiếu công ơn chăm sóc dưỡng dục của thầy cô, của bố mẹ.
- Trong cuộc sống cần lắm những trái tim biết ơn và lương thiện.
- Dù chúng ta có thất bại ở lĩnh vực nào đó thì cuộc sống vẫn còn có rất nhiều điều tốt đẹp.
- Làm người nhất định phải giữ chữ tín. Khi ta nhận được sự giúp đỡ từ người khác thì nhất định ta phải báo đáp lại. Khi ta giúp đỡ người khác không cần báo đáp thì sẽ luôn được nhận lại nhiều hơn thế nữa.
- Điều quan trọng hơn lòng biết ơn đó là lòng tốt không phân địa điểm, thời gian. Chỉ có người có lòng biết ơn mới có thể lan tỏa lòng biết ơn cho nhiều người.
- Chúng ta phải biết ơn và quý trọng những người bạn tốt với ta trong cuộc đời này.
- Cảm ơn những tháng ngày nghèo khó, cảm ơn những tấm lòng và sự quan tâm chân thành đã dành cho chúng ta.
Xoay quanh chủ đề “Làm một người biết ơn!” Đã giúp cho trẻ có cái nhìn đa chiều về mảnh ghép của cuộc sống, tố chất cấu thành lòng biết ơn và biện pháp thực hành như thế nào?
Nội dung : Nêu tình cảm ,tình "thương ng như thể thương thân"của 2 chị em.
'.'