Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu trả lời của em=>Dựa trên những đặc tính sinh học là khả năng phân chia, biệt hóa của tế bào động vật mà người ta có thể nuôi cấy được mô tế bào trong phòng thí nghiệm.
Hiện tượng cảm ứng thực vật được con người ứng dụng trong rất nhiều mặt của đời sống như:
- Ứng dụng tính hướng sáng của thực vật để tạo hình cây bonsai, trồng xen canh các cây ưa sáng và ưa bóng để tận dụng triệt để nguồn ánh sáng.
- Ứng dụng tính hướng nước để trồng cây thủy sinh, cây gần bờ ao, mương nước.
- Ứng dụng tính hướng tiếp xúc để làm giàn cho các cây leo như: bầu, bí, mướp …
-Hướng tiếp xúc: cần làm giàn khi trồng một số loài thân leo như hoa thiên lí, cây dưa chuột.
-Tính hướng sáng; đối với cây ưa sáng mạnh thì trồng ở nơi quang đãng, còn đối với cây ưa sáng yếu thì trồng ở nơi có nhiều bóng tối
-Tính hướng hóa: một số loài cây cần bón phân sát bề mặt đất như cây lúa, cây dừa
Một số ví dụ ứng dụng tập tính ở động vật trong chăn nuôi và giải thích cơ sở của những ứng dụng đó:
Ví dụ về ứng dụng tập tính trong chăn nuôi | Cơ sở của ứng dụng |
Dùng đèn bẫy côn trùng | Tập tính bị thu hút bởi ánh sáng của một số côn trùng như muỗi, bướm, mối,… |
Dùng tiếng kêu của chuông/kẻng để gọi động vật như gọi cá ngoi lên mặt nước để ăn, gọi trâu/ bò/ gà về chuồng khi trời tối. | Tập tính hình thành thói quen ở động vật với một số tín hiệu nếu được lặp lại nhiều lần. |
Nhìn mật độ gà tập trung ở trung tâm chuồng để điều chỉnh nhiệt độ chuồng nuôi cho phù hợp. | Tập tính tản ra khi nhiệt độ chuồng nuôi gà quá cao hoặc gà dồn vào trung tâm đàn là khi nhiệt độ quá thấp. Khi đó, người chăn nuôi sẽ điều chỉnh nhiệt độ chuồng gà bằng hệ thống đèn chiếu sáng. |
- Các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật được ứng dụng trong thực tiễn: giâm cành, chiết cành, ghép cành, nuôi cấy mô tế bào thực vật.
Ví dụ:
- Giâm cành: Cây mía, cây sắn (khoai mì), thuốc bỏng, hoa hồng, cây chè,...
- Chiết cành: Cam, bưởi, hoa đào, hoa hồng, xoài,...
- Ghép cành: Hoa giấy, hoa hồng,...
- Nuôi cấy mô: Cây thuốc lá, cây khoai môn, cây cà phê, cây tùng bách,...
- Một số ứng dụng của sinh sản hữu tính trong thực tiễn như tạo ra giống mới có năng suất cao, đặc tính tốt thông qua lai tạo, chọn lọc.
- Ví dụ:
+ Lai tạo và chọn lọc những giống lúa, ngô cho năng suất cao.
+ Lai tạo và chọn lọc những giống bò cho sữa với chất lượng tốt.
+ Lại tạo vào chọn lọc cho lợn cho tỉ lệ nạc cao.
Ứng dụng của sinh sản hữu tính trong chăn nuôi, trồng trọt
- Điều hòa tăng tỉ lệ thụ tinh thành công của cá
- Thụ tinh nhân tạo cho thực vật
- Chủ động thời gian chiếu sáng để tăng khả năng thụ phấn cho thực vật.
- Vật nuôi đẻ con: Chó, heo, bò, dê,...
- Vật nuôi đẻ trứng: chim cút, ngan, ngỗng, gà, vịt,...
---
Vai trò của sinh sản hữu tính đối với sinh vật và trong thực tiễn.
+ Với sinh vật:
- Sinh sản hữu tính giúp đảm bảo cho số lượng loài được sinh sản liên tục.
- Sinh sản hữu tính cũng giúp duy trì giống tốt cho loài.
+ Trong thực tiễn
- Tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau khi môi trường sống luôn biến đổi.
- Tạo sự đa dạng di truyền cung cấp nguồn vật liệu phong phú cho chọn lọc tự nhiên và tiến hóa.
Những thành tựu trong thực tiễn nhờ ứng dụng nuôi cấy mô tế bào:
- Ứng dụng trong việc nhân nhanh các giống cây cảnh có giá trị cao như cây hoa lan, hoa hồng, …
- Ứng dụng trong việc nhân nhanh các giống cây ăn quả như chuối, dâu tây, dứa,…
- Ứng dụng trong việc nhân nhanh các giống cây dược liệu như đinh lăng, sâm Ngọc Linh,…