Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Giai đoạn 1954 - 1960:
- Hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh.
- Nông nghiệp: Nông dân hăng hái khẩn hoang, sắm sửa nông cụ, xây dựng nhiều công trình thủy lợi.
- Công nghiệp: Khôi phục và mở rộng hầu hết các nhà máy, xí nghiệp bị phá hỏng, xây dựng thêm một số nhà máy mới: cơ khí Hà Nội, gỗ Cầu Đường...
- Thủ công nghiệp, thương nghiệp: Khôi phục, bảo đảm cung cấp nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân. Mở rộng ngoại thương.
- Giao thông vận tải: Khôi phục các tuyến đường sắt, sửa chữa và làm mới đường ôtô, đường hàng không quốc tế được khai thông.
- Văn hóa, giáo dục, y tế được đẩy mạnh, hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được quan tâm xây dựng.
* Giai đoạn 1961 - 1965:
- Công nghiệp:
+ Giai đoạn 1961 - 1965, có 100 cơ sở sản xuất mới được xây dựng, nhiều nhà máy được mở rộng.
+ Công nghiệp quốc doanh chiếm tỉ trọng 93% trong tổng giá trị sản lượng công nghiệp toàn miền Bắc, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.
+ Công nghiệp nhẹ cùng với tiểu thủ công nghiệp đã giải quyết được 80% hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân.
- Nông nghiệp:
+ Thực hiện chủ trương xây dựng hợp tác xã sản xuất nông nghiệp bậc cao.
+ Áp dụng nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
+ Hệ thống thủy nông phát triển, nhiều công trình được xây dựng.
+ Năng xuất tăng cao, vượt 5 tấn thóc trên 1 hécta.
- Thương nghiệp quốc doanh được Nhà nước ưu tiên phát triển, chiếm lĩnh được thị trường, góp phần vào phát triển kinh tế, củng cố quan hệ sản xuất mới, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân.
- Hệ thống giao thông được củng cố. Việc đi lại trong nước và giao thông quốc tế thuận lợi hơn trước.
- Hệ thống giáo dục từ phổ thông đến đại học phát triển nhanh.
- Hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe được đầu tư phát triển, khoảng 6 000 cơ sở y tế được xây dựng.
- Miền Bắc đã làm tròn nhiệm vụ chi viện cho tiền tuyến miền Nam, phục vụ sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Công nghiệp:
+ Giai đoạn 1961 - 1965, có 100 cơ sở sản xuất mới được xây dựng, nhiều nhà máy được mở rộng.
+ Công nghiệp quốc doanh chiếm tỉ trọng 93% trong tổng giá trị sản lượng công nghiệp toàn miền Bắc, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.
+ Công nghiệp nhẹ cùng với tiểu thủ công nghiệp đã giải quyết được 80% hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân.
- Nông nghiệp:
+ Thực hiện chủ trương xây dựng hợp tác xã sản xuất nông nghiệp bậc cao.
+ Áp dụng nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
+ Hệ thống thủy nông phát triển, nhiều công trình được xây dựng.
+ Năng xuất tăng cao, vượt 5 tấn thóc trên 1 hécta.
- Thương nghiệp quốc doanh được Nhà nước ưu tiên phát triển, chiếm lĩnh được thị trường, góp phần vào phát triển kinh tế, củng cố quan hệ sản xuất mới, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân.
- Hệ thống giao thông được củng cố. Việc đi lại trong nước và giao thông quốc tế thuận lợi hơn trước.
- Hệ thống giáo dục từ phổ thông đến đại học phát triển nhanh.
- Hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe được đầu tư phát triển, khoảng 6 000 cơ sở y tế được xây dựng.
- Miền Bắc đã làm tròn nhiệm vụ chi viện cho tiền tuyến miền Nam, phục vụ sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Nông nghiệp:
+ Chính phủ đề ra chủ trương khuyến khích sản xuất. Chăn nuôi là ngành chính.
+ Các hợp tác xã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học-kỹ thuật, năng suất tăng đạt từ 6 đến 7 tấn trên một hécta.
- Công nghiệp: Được khôi phục nhanh chóng, đầu tư xây dựng nhiều công trình nhà máy thủy điện. Các ngành công nghiệp trọng điểm có bước phát triển, giá trị sản lượng công nghiệp năm 1971 tăng 142%.
- Giao thông vận tải được khẩn trương khôi phục.
- Văn hóa, giáo dục, y tế nhanh chóng được phục hồi và phát triển. Đời sống nhân dân ổn định.
* Thành tựu
- Phong trào xây dựng hợp tác xã diễn ra sôi nổi. Cuối năm 1960, có trên 85% hộ nông dân với 70% ruộng đất vào hợp tác xã nông nghiệp.
- Cải tạo thành phần tư sản dân tộc. Cuối năm 1960, có hơn 95% số hộ tư sản vào công tư hợp doanh.
- Phát triển thành phần kinh tế quốc doanh. Năm 1960, miền Bắc có 172 xí nghiệp quốc doanh và hơn 500 xí nghiệp địa phương.
- Văn hóa, giáo dục, y tế phát triển: Năm 1960, số học sinh tăng 80%, số sinh viên tăng gấp đôi, cơ sở y tế tăng 11 lần so với năm 1955.
* Hạn chế:
- Đồng nhất cải tạo với xóa bỏ tư hữu và các thành phần kinh tế các thể.
- Thực hiện sai các nguyên tắc xây dựng hợp tác.
- Chưa phát huy được tính chủ động, tích cực, sáng tạo của xã viên trong lao động sản xuất.
* Hoàn cảnh chung :
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô bị hậu quả chiến tranh tàn phá nặng nề : 27 triệu người chết, 1.710 thành phố và hơn 70.000 làng mạc bị tiêu hủy, gần 32.000 nhà máy, xí nghiệp bị tàn phá.
- Nhưng với tinh thàn tự lực tự cường, nhân dân Liên Xô đã hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế ( 1946-1950) trong 4 năm 3 tháng.
* Những thành tựu chính :
Từ năm 1950, Liên Xô thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn nhằm tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội và đã thu được nhiều thành tựu to lớn.
- Về công nghiệp : Đến giữa những năm 1970, Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ 2 trên thế giới sau Mĩ.
- Về nông nghiệp : Riêng năm 1970, Liên Xô đạt được sản lượng và năng suất ngũ cốc chưa từng có với 186 triệu tấn ngũ cốc.
- Về khoa học - kĩ thuật : Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái đất, mở đầu kỹ nguyên trinh phục vũ trụ của loài người. Năm 1960, đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin bay vòng quanh Trái Đất.
- Về xã hội : Có nhiều biến đổi, tỉ lệ công nhân chiếm 55% số người lao động trong cả nước. Trình độ học của nhân dân không ngừng nâng cao.
* Ảnh hưởng đến các nước :
- Có điều kiện giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa về vật chất và tinh thần trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Có điều kiện ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ La tinh
- Là chỗ dựa cho phong trào đấu tranh bảo vệ hòa bình
- Khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng.
- Góp phần làm thay đổi bộ mặt đất nước.
- Cải thiện đời sống nhân dân.
- Tăng niềm tin của nhân dân dưới sựu lãnh đạo của Đảng.
Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương
Ngay từ đầu Mĩ mở rộng chiến tranh , miền Bắc đã kịp thời chuyển mọi hoạt động sang thời chiến, thực hiện quân sự hóa toàn dân, đào đắp công sự chiến đấu, hầm hào phòng tránh, triệt để sơ tán, phân tán những nơi đông dân để tránh thiệt hại về người và của.
Chống lại những hành động phá hoại của địch là nhiệm vụ của các lực lượng phòng không, không quân, hải quân với vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại, của cả lực lượng tự vệ, dân quân và toàn dân với vũ khí thông thường. Địch đến là đánh, ai không trực tiếp chiến đấu thì phục vụ chiến đấu, bình thường thì toàn dân sản xuất.
Trong chiến đấu và sản xuất, trên miền Bắc Bộ dấy lên phong trào thi đua chống Mĩ, cứu nước, thể hiện sáng ngời chân lí “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Qua phong trào thi đua, quân dân ta tỏ ra sức mạnh của một dân tộc giàu truyền thống, lao động cần cù, sáng tạo, chiến đấu thông minh, dũng cảm, đã lập được nhiều thành tích to lớn trong chiến đấu và sản xuất.
Trong hơn 4 năm (từ ngày 5-8-1964 đến ngày 1-11-1968), miền Bắc bắn rơi, phá hủy 3 243 máy bay, trong đó có 6 máy bay B52, 3 máy bay F111; bắn cháy, bắn chìm 143 tàu chiến. Ngày 1-11-1968, Mĩ phải tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc.
Trên mặt trận sản xuất, miền Bắc cũng lập được những thành tích quan trọng.
Trong nông nghiệp, diện tích canh tác được mở rộng, năng suất lao động không ngừng tăng lên, ngày càng có nhiều hợp tác xã , nhiều địa phương đạt “ba mục tiêu” (5 tấn thóc, 2 đầu lợn, 1 lao động trên 1 héc ta gieo trồng trong 1 năm).
Năm 1965, miền Bắc có 7 huyện, 640 hợp tác xã đạt mục tiêu 5 tấn thóc/1 héc ta gieo trồng trong hai vụ; đến năm 1967, tăng lên 30 huyện và 2 485 hợp tác xã.
Trong công nghiệp, năng lực sản xuất ở một số ngành được giữ vững. Các cơ sở công nghiệp lớn đã kịp thời sơ tán, phân cách, sớm đi vào sản xuất, đpá ứng nhu cầu thiết yếu của chiến đấu, sản xuất và đời sống. Công nghiệp địa phương và công nghiệp quốc phòng đều phát triển. Mỗi tính trở thành một đơn vị kinh tế tương đối hoàn chỉnh.
Giao thông vận tải, mộ trong những trọng điểm bắn phá của địch, được quân và dân ta bảo đảm thường xuyên thông suốt.
Là hậu phương lướn của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, miền Bắc luôn hướng về miền Nam. Vì miền Nam ruột thịt, miền Bắc phấn đấu “mỗi người làm việc bằng hai”. Vì tiền tuyến kêu gọi, hậu phương sẵn sàng đáp lại “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”.
Tuyến đường vận chuyển chiến lược Bắc –Nam mang tên Hồ Chí Minh trên bộ (dọc theo dãy núi Trường Sơn) và trên biển (dọc theo bờ biển) bắt đầu khai thông từ năm 1959, dài hàng nghìn cây số, nối liền hậu phương tiền tuyến.
Qua hai tuyến đường vận chuyển chiến lược đó, trong 4 năm (1965-1968) miền Bắc đã đưa vào miền Nam hơn 30 vạn cán bộ, bộ đội tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, xây dựng kinh tế, văn hóa tại các vùng giải phóng, cùng hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, xăng dầu, lương thực, thực phẩm, thuốc men và nhiều vật dụng khác. Tính chung, sức người, sức của từ miền Bắc chuyển vào miền Nam trong 4 năm đã tăng gấp 10 lần so với giai đoạn trước.