K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 9 2017

a. Tình hình nước Anh trước cách mạng

* Nguyên nhân gián tiếp:

- Kinh tế: đầu thế kỷ XVII, nền kinh tế nước Anh phát triển nhất châu Âu.

- Xã hội: tư sản, quý tộc mới giàu lên nhanh chóng.

- Chính trị: chế độ phong kiến kìm hãm lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Mâu thuẫn giũa tư sản, quý tộc mới với phong kiến. Cách mạng bùng nổ

- Sự phát triển của công trường thủ công dần lấn át phường hội. Sản phẩm tăng nhanh về số lượng và chất lượng kích thích hoạt động ngoại thương phát triển nhất là ngành len dạ, buôn bán nô lệ da đen.

- Sự phát triển ngành len dạ kéo theo sự phát triển của nghề nuôi cừu. Do vậy một bộ phận quý tộc Anh chuyển sang kinh doanh hàng hóa theo hướng TBCN, trở thành quí tộc tư sản mới.

- Chế độ phong kiến ( quý tộc, giáo hội Anh cản trở sự làm giàu của tư sản và quý tộc mới, vua Sạc lơ I đặt ra thuế mới, nắm độc quyền thương mại… duy trì đặc quyền phong kiến …)

* Nguyên nhân trực tiếp:

- Tháng 4-1640 Vua Sac lơ I triệu tập quốc hội để tăng thuế nhằm đàn áp cuộc nổi dậy của người Xcốt- len.

- -Quốc hội không phê duyệt, và công kích chính sách bạo ngược của nhà vua, đòi kiểm soát quân đội, tài chính và giáo hội.

- Sac lơ I dùng vũ lực đàn áp Quốc hội, bị thất bại phải chạy lên phía Bắc Luân Đôn chuẩn bị lực lượng phản công.

b. Diễn biến của cách mạng

+ Năm 1642 - 1648: nội chiến ác liệt (Vua - Quốc hội)

+ Năm 1649: xử tử vua, nước cộng hòa ra đời, cách mạng đạt đến đỉnh cao.

+ 1653-1658: Crôm -oen lập nền độc tài (một bước tụt lùi)

+ Năm 1688: Quốc hội tiến hành chính biến đưa Vin-hem Ô-ran-giơ lên ngôi vua, sau đó chế độ quân chủ lập hiến được xác lập.

c. Ý nghĩa

- Lật đổ chế độ phong kiến mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở Anh phát triển.

- Mở ra thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản.

Quân chủ lập hiến: vua "trị vì" mà không "cai trị" do không có thực quyền. Quyền lực chính trị tập trung trong tay quốc hội lập hiến của giai cấp tư sản. Dù còn có những hạn chế nhất định song cách mạng tư sản Anh vẫn có ý nghĩa trọng đại đối với lịch sử thế giới.

Năm 1814, Xti- phen- xơn chế tạo ra xe lửa đầu tiên tại Anh

năm 1825, Xti-phen-xơn chế tạo ra xe lửa đầu tiên ở Anh

24 tháng 12 2016

hướng phát triển của cách mạng Hà Lan, cách mạng Anh,cách mạng Pháp là: đánh đổ ché độ quân chủ chuyên chế mục nát tạo diều kiện dể phát triển nền kinh tế theo hướng tư bản chủ nghĩa

cuộc cách mạng dành độc lập của các nước Bắc Mĩ dành lại nền độc lập và tạo điều kiện cho sự phát triển nền tu bản chủ nghĩa

đó là hướng phát triển của cuộc cách mạng Hà Lan, cuộc cách mạng tư sản Anh,cuộc cách mạng dành độc lập của cách mạng ở Bắc Mĩ,cuộc cách mạng tư sản Pháp

7 tháng 11 2021

* Những phát minh về máy móc

 

Máy kéo sợi Jenny

* Luyện kim: 

- Năm 1735, phát minh ra phương pháp nấu than cốc luyện gang thép.

- Năm 1784, lò luyện gang đầu tiên được xây dựng.

* Giao thông vận tải

- Tàu thuyền, tàu hỏa dùng máy móc hơi nước đua nhau ra đời, công nghiệp toàn thế giới nhanh chóng bước vào "thời đại máy hơi nước".

 

Tàu thủy chạy bằng hơi nước

- Năm 1814, Xti-phen-xơn chế tạo thành công đầu máy xe lửa.

- Năm 1825, nước Anh khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên.

 

Chiếc tàu hỏa đầu tiên

=> Giữa thế kỷ XIX Anh trở thành công xưởng thế giới. Luân Đôn trở thành một trung tâm thương mại với 80 vạn dân.

Tác động: 

+ Đưa sản xuất phát triển nhanh chóng, của cải ngày càng dồi dào.

+ Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, Anh trở thành nước công nghiệp phát triển bậc nhất thế giới.

 

31 tháng 10 2016
Cách mạng tư sảnCách mạng công nghiệp

Cách mạng tư sản, theo học thuyết Marx, là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo nhằm thay thế chế độ phong kiến, thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

Cách mạng tư sản bắt đầu từ thế kỷ 16 kéo dài tới thế kỷ 20. Nó đã thiết lập nền dân chủ tư sản và tạo ra phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, đồng thời có một tiến bộ vượt bậc về phương thức sản xuất, là một bước tiến có ý nghĩa lịch sử trong xã hội nhân loại. Mặc dù vậy, những học giả chủ nghĩa xã hội khoa học cho rằng cách mạng tư sản vẫn là sự thay thế chế độ bóc lột phong kiến bằng chế độ bóc lột tư bản chủ nghĩa, chưa giải quyết được vấn đề cơ bản của xã hội là xóa bỏ chế độ người bóc lột người.

Cách mạng công nghiệp là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất; là sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế-xã hội, văn hóa và kỹ thuật, xuất phát từ nước Anh sau đó lan tỏa ra toàn thế giới.

 

1 tháng 11 2016

mấy câu kia nữa đi

 

5 tháng 12 2021

 Tác dụng của cuộc cách mạng công nghiệp Anh:

    - Cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh làm cho nền kinh tế nước Anh bước vào thời kì công nghiệp hóa, năng suất lao động ngày càng tăng.

    - Chính cuộc cách mạng này đã củng cố địa vị của giai cấp tư sản Anh, làm cho chủ nghĩa tư bản ra đời sớm ở Anh và có điều kiện vươn lên cạnh tranh với các nước tư bản khác.

    - Đến giữa thế kỉ XIX, nước Anh được mệnh danh là “công xưởng của thế giới”. Luân Đôn trở thành một trung tâm thương mại với 80 vạn dân và là thủ dô đầu tiên ở châu Âu tiến lên con đường công nghiệp hóa.

21 tháng 3 2018

Nguyên nhân:
Sau khi kí hiệp ước Hac-mang và Patonot
- Pháp: thiết lập chế độ bảo hộ và bộ máy chính quyền thực dân trên Bắc Kì và Trung Kì.
- Nhân dân, các quan lại, văn thân, sĩ phu yêu nước: tiếp tục đấu tranh.
- Triều đình: chuẩn bị mọi công tác để chống Pháp. Gồm có 2 bộ phận: Phái chủ hòa và phái chủ chiến.
* phải chủ chiến (do Tôn Thất Thuyết đứng đầu): mạnh tay hành động, loại bỏ những ông vua thân Pháp, đưa vua Hàm Nghi lên ngôi. Chuẩn bị lực lượng để kháng chiến chống Pháp.
-> Pháp quyết định tiêu diệt phái chủ chiến.
-> Biết đc ý đồ của Pháp nên Tôn Thất Thuyết quyết định ra tay trước.

+ Diễn biến:
- Đêm 4, rạng 5-7-1885, phải chủ chiến tấn công quân Pháp tại kinh thành Huế (đồn Mang Cá, Tóa Khâm Sứ) nhưng thất bại.
-> TTT đưa vua Hàm Nghi chạy ra Sơn Phòng Tân Sở (Quảng Trị).
- ngày 13-7-1885: TTT lấy danh vua Hàm Nghi ban chiếu Cân Vương.
-> Từ đó thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước trong nhân dân thành phong trào Cần Vương sôi nổi.

+ Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương:
a, giai đoạn 1 (1885 - 1888)
- Đặc điểm: có sự chỉ đạo thống nhất của triều đình.
- Lãnh đạo: các văn thân sĩ phu yêu nước.
- Lực lượng: toàn thể nhân dân ta.
- Địa bàn: Bắc Kì và Trung Kì.
- Kết quả: vua Hàm Nghi bị bắt do sự phản bội của Trương Quang Ngọc -> bị đày sang An-giê-ri.
b, giai đoạn 2 (1888 - 1896)
- Đặc điểm: ko còn sự chỉ đạo thồng nhất của triều đình.
- Lãnh đạo và lực lượng: văn thân, sĩ phu và toàn thể nhân dân.
- Địa bàn: thu hẹp, chuyển lên vùng trung du miền núi -> quy tụ thành những trung tâm lớn.