Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phở là một trong những món ăn truyền thống của VN. Phở ngon và có thương hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam là phở Hà Nội với hương vị tuyệt vời. Phở được làm từ bánh phở, thịt bò hoặc thịt gà và những gia vị khác. Phở là một món nước, vì thế sẽ ngon hơn khi ăn cùng với giá. Ăn phở với gia đình không chỉ phản ánh truyền thống người Việt mà còn tạo nên không khí ấm cúng. Vào cuối tuần, tôi và bạn bè thường đi ra tiệm ăn phở vì phở được bán ở rất nhiều hàng quán tại VN. Có 2 loại phở chính đó là phở bò và phở gà, cả hai đều ngon và bổ dưỡng. Phở là món ăn yêu thích của hầu hết người Việt và thường được phụ vụ như bữa sáng. Hơn nữa, phở còn phổ bién ở thị trường quốc tế bởi vị ngon và giá thành phải chăng. Du khách nước ngoài đến VN và họ rất thích hương vị phở ở đây. Tôi rất tự hào về điều đó. Trong tương lai, tôi mong phở sẽ càng nổi tiếng ở các nước khác để họ có thể thưởng thức và hiểu hơn về văn hoá Việt.
Sự sáng tạo khoa học của Lương Thế Vinh được truyền khẩu qua câu chuyện ông tiếp đón sứ nhà Minh là Chu Hy. Hy đã nghe nói về Lương Thế Vinh, không những nổi tiếng về văn chương âm nhạc, mà còn tinh thông toán học, nên thách đố Vinh cân một con voi. Lương Thế Vinh đưa voi lên một chiếc thuyền rồi đánh dấu mép nước bên thuyền, sau đó dắt voi lên. Tiếp theo, ông ra lệnh đổ đá hộc xuống thuyền, cho đến lúc thuyền chìm xuống đến đúng dấu cũ. Việc còn lại là đưa từng viên đá lên cân và cộng kết quả. Chu Hy thán phục ông nhưng tiếp tục đố ông đo bề dày của một tờ giấy xé ra từ một quyển sách. Khi nghe ông nói chỉ cần đo bề dày cả cuốn sách rồi chia đều cho số tờ là ra ngay kết quả, Chu Hy ngửa mặt lên trời than: "Nước Nam quả có lắm người tài!".
*Ryeo*
Câu 2 :
Trong bài “Qua Đèo Ngang” cụm từ “ta với ta” biểu hiện nổi cô đơn sâu sắc của nhà thơ,mang một nỗi niềm riêng, “ Một mảnh tình riêng” giữa cảnh trời cao đất rộng,trước thiên nhiên hoang sơ ,vắng vẻ . “Ta” ở đây chỉ cùng một người,chỉ chủ thể .Còn”ta với
ta”trong câu thơ của Nguyễn Khuyến là sự đồng cảm, đồng điệu của hai người bạn. “Ta”Trong câu thơ này là mình cũng là bạn.
giong nhau : đều kết thúc bằng cụm từ ta với ta, đều trực tiếp thể hiện cảm xúc,tâm trạng của chủ thể trữ tình
khác nhau :
-trong bài bạn đến chơi nhà của nguyễn khuyến :
+ ta : tác giả ( nguyễn khuyến )
+ ta : khách (bạn)
=> quan hệ gắn bó hòa hợp. chỉ 2 người, nhưng thể hiện sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách.
-trong bài qua đèo ngang của bà huyệt thanh quan:
+ ta : đều chỉ tác giả (bà huyện thanh quan)
=> tâm trạng buồn, cô đơn.chỉ 1 người,1 tâm trạng
Cụm từ ta với ta:
+ Bà Huyện Thanh Quan: một mình đối diện với chính mình biểu lộ sâu sắc và thấm thía sự cô
đơn của tác giả trớc khung cảnh thiên nhiên trời đất mênh mông hoang vắng nơi xứ lạ
+ Nguyễn Khuyến: tôi với bác là chúng ta với nhau, thể hiện một tình bạn gắn bó keo sơn vừa
kín đáo bộc lộ một chút tự hào chân chính về tình bạn ấy. Ta với ta trong thơ Nguyễn Khuyến là sự
gặp gỡ giao lu của một đôi bạn tri âm tri kỉ.
Giống: Cụm từ ta vs ta đều đc đặt ở vị trí cuối bài
Khác:
*Qua Đèo Ngang:
- Tuy hai mà một (tác giả đối diện vs chính mình)
- Thể hiện sự nhỏ bé, thưa thớt của con người trc thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ, heo hút chốn Đèo Ngang
*Bạn đến chơi nhà
- Tuy một mà hai (Chủ và khách)
- Thể hiện tình bạn đậm đà thắm thiết. Đó như một tiếng cười xòa và tiếng reo vui khi bạn đến nhà chơi
Câu 1 :
Sống trong ngọc đá kim cương
Không bằng sống giữa tình thương bạn bè
Câu ca dao đã nêu bật được một tình cảm thiêng liêng đáng quý - Tình bạn chân thành thắm thiết. Nguyễn Khuyến, một vị quan về ở ẩn mang nỗi cô đơn u hoài, sống hiu quạnh nơi nông thôn, cũng cảm xúc dạt dào khi gặp lại bạn cũ. Ta hãy lắng nghe tiếng nói chân thành mộc mạc của nhà thơ khi nói với bạn:
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra hoa, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Bác đến chơi đây ta với ta
Bài thơ đã khơi dậy trong ta niềm xúc động trước tấm chân tình của nhà thơ Nguyễn Khuyếnẵ
Một chút nhẹ nhàng tự nhiên hóm hỉnh được tác giả mở đầu bằng câu thơ:
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Câu thơ như một lời chào hồ hởi thân mật vừa bộc lộ nỗi vui bất ngờ vừa tỏ ý trân trọng, quý mến bạn. Đã bấy lâu nay có nghĩa là một thời gian dài, một thời gian nhà thơ không gặp bạn, giờ đây có dịp gặp nhau làm sao mà không xúc động, không vui mừng cho được. Từ lúc cáo quan về vui sống với cảnh điền viên, ông chỉ biết lấy thiên nhiên làm bạn. Trái tim ông gửi trọn cho đất nước quê hương, nên tâm hồn luôn khắc khoải u hoài. Trong những giây phút ấy mà không ai không muốn có một người bạn để tâm sự, để an ủi. Người bạn đó đã đến với ông - Còn nỗi vui mừng nào hơn. Chính nỗi vui mừng, bất chợt mà Nguyễn Khuyên đã thốt ra lời bông đùa với bạn một cách dí dỏm cho thoả lòng trông đợi.
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu không có.
Mới nghe qua, ta thấy dường như nhà thơ tỏ ý làm tiếc rằng đã lâu lắm rồi bạn mới tới nhà vậy mà không có một thứ gì để tiếp, bạn để thết đãi bạn cả: chợ thì xa, người nhà trẻ con đều đi vắng cả, ao thì sâu mà nước lớn, nên không chài bắt được cá; vườn rộng thênh thang thì khó mà bắt được gà. Đến một cây cải, mớ cà hoặc một quả bầu, một trái mướp cũng không sẵn; thậm chí một miếng trầu để tiếp khách cũng không có. Tác giả đang phân trần, giải thích sự thiếu sót của mình. Thực ra đây chỉ là cách nói cường điệu như vậy mà đã đùa với bạn, vừa tỏ thái độ nhớ mong chờ đợi bấy lâu mà thôi. Và qua những lời trần tình ấy ta cũng hiểu được cuộc sống của tác giả ở làng quê: đạm bạc, giản dị, luôn gắn bó với nông thôn.
Nhịp thơ đều đặn 4-3 nhẹ nhàng êm ái như một lời thủ thỉ, kèm theo là nụ cười hóm hỉnh, cười vui của tác giả. Đối lập với những cái "không" ấy là cái có thật đáng quý.
Bác đến chơi đây, ta với ta...
Câu thơ bộc lộ thật rõ nét tình cảm chân thành của tác giả đối với bạn. Đó là một tình cảm thiêng liêng cao quý. Quan hệ bạn bè ở đây được xây dựng trên cơ sở vững chắc là tình cảm yêu thương chân thật không màng đến vật chất. Bác đến chơi đây không có gì cả, chỉ có ta với ta khiến ta nhớ đến câu kết trong bài Qua đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan khi đứng trước cảnh đèo ngang hoang vắng cô liêu, đang mang nặng một nỗi u buồn, niềm suy tư khôn cả, không thể tâm sự cùng ai, nên bà tự quay về với lòng mình “ta với ta”. Còn “ ta với ta” mà nhà thơ Nguyễn Khuyến sử dụng nhằm chỉ nhà thơ và người bạn tuy hai mà một, tuy một mà hai, nó gắn bó quyện chặt vào nhau, không gì chia cắt được. Ở đây chỉ có ta với ta nhưng lại có tất cả. Bởi vì tình bạn giữa ta với ta mới là cao quý, nó không đòi hỏi bất kì một điều kiện vật chất nào cả, thậm chí cả một miếng trầu làm đầu câu chuyện để tiếp bác cũng không. Qua đó ta mới thấy nghệ thuật trào lộng của Nguyễn Khuyến thật là hóm hỉnh nhẹ nhàng mà tế nhị sâu sắc.
Bài thơ thể hiện sự thành công của tác giả trong bút pháp trào phúng. Ngôn ngữ được sử dụng một cách đặc sắc. Tuy là bài thơ Đường với khuôn mẫu bó buộc nhưng lời thơ lại bình dị như lời ăn tiếng nói hằng ngày. Những sản vật của nông thôn được đưa vào thơ ông thật đậm đà hương vị làng quê. Ngôn ngữ quần chúng kết hợp với âm a (nhà, xa, cá, gà, hoa, ta) thể hiện rõ nét chất phác thật thà đôn hậu của một con người. Chính yếu tố âm điệu, nhịp điệu bài thơ phối hợp nhịp nhàng tạo ra một mạch thơ liên tục, thanh thoát, tự nhiên như lời nói chuyện tâm tình của nhà thơ với người bạn tri âm tri kỷ của mình.
Đây là một trong những bài thơ hay về tình bạn trong sáng chân thành thắm thiết của Nguyễn Khuyến. Bài thơ làm nổi bật một nét đẹp trong cuộc đời và thơ văn Nguyễn Khuyến. Ông xứng đáng là một nhà thơ của làng quê Việt Nam. Tình bạn cao cả tuyệt vời của nhà thơ sẽ là bài học giúp ta tìm và cảm nhận được những tình cảm thiêng liêng đáng quý đó.
tk
Mùa đông, gió mùa đông bắc tràn về cùng với cái lạnh khắc nghiệt và đường phố cũng vắng vẻ hơn thường lệ. Buổi sáng, Mặt Trời lười biếng vẫn còn đang ngủ, không chịu dậy để ban phát những tia nắng ấm áp cho cỏ cây hoa lá. Ra đường, cụ già, trẻ em và cả các thanh niên sung sốc... tất cả đều mặc những chiếc áo len, áo khoác dày, quàng khăn, đội mũ sùm sụp để có thể làm giảm đi cái rét cắt da cắt thịt. Hai hàng bàng ven đường đã trút bỏ bộ cánh già cỗi từ lâu, chỉ còn trơ lại những chiếc cành khẳng khiu nhẫn nại chịu đựng giá rét. Bên đường, hàng phở tấp nập người ra vào, cô bán hàng làm luôn tay, nào lấy bánh, nào chan nước... trông có vẻ rất vui vì bán hàng chạy, các bát phở nóng hổi bốc hơi nghi ngút chờ đợi mọi người thưởng thức. Ai ra về cũng đều rất hài lòng vì được phục vụ chu đáo. Dường như họ đã tạm quên đi cái lạnh giá của mùa đông.
“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”
Bài ca dao là một thông điệp mà những người mẹ muốn nhắn nhủ với đứa con thân yêu qua lời ru, tiếng hát ngọt ngào, sâu lắng. Trong hai cầu đầu của bài ca dao:
“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.”
Bài ca dao đã cụ thể hoá công lao của cha mẹ bằng việc so sánh với núi, với biển. Đó là những hình ảnh to lớn, mênh mông tượng trưng cho sự vĩnh hằng: “Công cha” được ví với chiều cao không cùng của "núi ngất trời", “nghĩa mẹ” được tả với chiều rộng vô bờ bến của "nước ngoài biển Đông", chiều nào cũng tận, như công lao của cha mẹ không gì đo đếm được. Hai câu thơ trên ngụ ý nhắc nhở công lao trời biển của mẹ cha đối với con cái. Còn trong hai câu cuối:
“Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”
Hai câu trên là lời khuyên cho những người con phải ý thức đền đáp công ơn sinh thành của cha mẹ. Phận làm con phải đặt chữ hiếu làm đầu, nghĩa là phải kính cha yêu mẹ và sống sao cho xứng đáng với công ơn trời bể của cha mẹ, của chín chữ cù lao. Hình ảnh “núi”, “biển” được miêu tả bổ sung bằng những định ngữ chỉ mức độ: núi - ngất trời, cao; biển - rộng mênh mông, khiến ta cảm nhận thấy công lao cha mẹ to lớn dường nào. Hơn nữa lời nhắc nhở răn dạy được thể hiện qua hình thức bài hát dân gian. Với âm điệu tâm tình, thành kính, sâu lắng, lời răn dạy đó dễ đi vào tâm hồn của người đọc. Đối với tuổi thơ mỗi người Việt Nam, ca dao về tình cảm gia đình là dòng sữa ngọt ngào, vỗ về, an ủi tâm hồn ta. Nhờ lời ru của mẹ trong bài ca dao trên, chúng ta đã lớn dần và trưởng thành, đã hiểu về công lao dưỡng dục to lớn của cha mẹ và bổn phận, trách nhiệm của người làm con. . .
tình cảm của cha mẹ đồi với con cái luôn là những tình cảm sâu nặng và thiêng liêng nhất của mỗi con người.
Nhà văn Lí Lan sinh ra, lớn lên và trưởng thành ở Sài Gòn, chị viết Cổng trường mở ra và cho đăng lên báo Yêu trẻ nhân mùa tựu trường năm học 2000 - 2001. Bài văn như những dòng thư, những dòng nhật kí nhẹ nhàng ghi lại nỗi lòng của người mẹ trước ngày đầu tiên đến trường của con. Mẹ thì nao nao, con thì háo hức. Con thì an giấc thanh thoát còn mẹ lại không ngủ được khi liên tưởng đến kí ức xa xôi ngày đầu tiên mẹ cùng bà ngoại đến trường. Mẹ luôn có những cảm xúc thật khó tả khi nghĩ đến ngày mai.
Trước đêm khai trường của con, người mẹ đã không ngủ được và báo cho con biết rằng rồi con sẽ hiểu nguyên nhân điều đó và thông báo cho con biết "vào một ngày kia, còn xa lắm ấy" con cũng sẽ không ngủ được. Cùng một khoảng không gian và thời gian nhưng người mẹ thì không ngủ được còn con thì an giấc như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. Người mẹ thật giàu cảm xúc và suy tư. Nghệ thuật so sánh được tác giả vận dụng càng làm nồi bật tuổi ăn tuổi ngủ của cậu bé. Cùng với đó, càng làm nổi bật lên tâm trạng và hình ảnh người mẹ trong tác phẩm.
Mạch cảm xúc và suy nghĩ "Ngày mai con vào lớp Một" vẫn kéo dài trên trang văn. Cảm xúc và suy nghĩ của mẹ còn hình ảnh thì là của con. Từ sự việc hiện tại của con, mẹ lại liên tưởng đến quá khứ. Việc con chuẩn bị vào lớp Một mẹ liên tưởng đến việc con đi chơi xa. Việc chuẩn bị quần áo mới, sách vở mới, mọi thứ khiến con cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường. Con cũng nóng lòng và háo hức "Nhưng cũng như trước một chuyến đi xa, trong lòng con không có một mối bận tâm nào khác ngoài chuyện sáng mai thức dậy cho kịp giờ". Điều đó có nghĩa là con chưa có một ấn tượng cụ thể nào về việc sắp trở thành cậu học sinh lớp Một. Qua lời kể của mẹ, ta thấy được sự chu đáo, yêu thương, đồng thời cũng rất thấu hiểu đứa con trai bé bỏng của mình.
Lý Lan viết tiếp "Mẹ lên giường và trằn trọc". Tại sao mẹ lại thế? Có phải mẹ lo cho con ngày đầu tiên đến trường không? Không "Bởi vì con đã đi học từ ba năm trước hồi mới ba tuổi vào lớp mẫu giáo con đã biết thế nào là trường, lớp, thầy, bạn. Ngay cả ngôi trường mới con cũng được làm quen từ những ngày hè" Trường lớp thầy bạn, con đã từng làm quen với khung cảnh ấy. Vả lại, mẹ đã chuẩn bị hết tất cả mọi thứ giúp con trước ngày khai trường. Những câu văn giải thích ấy có nhằm tô đậm thêm lí do "không ngủ được" của mẹ khi hễ cứ nhắm mắt lại là lại nghe tiếng đọc bài trầm bổng: "Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường lại rụng nhiều, mẹ tôi lại âu yếm nắm tay tôi đi trên con đường làng dài và hẹp. Có phải mẹ không ngủ được là do kí ức ấy lại hiện về? Đúng vậy kí ức ngày khai trường đã khiến mẹ không ngủ được. Kí ức ấy thật khó quên nhất là khi bên cạnh mẹ lại có con. "Mẹ còn nhớ sự nôn nao khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hoảng hốt khi cổng trường đóng lại". Đó là tâm trạng của mẹ trong khoảng thời gian ngắn, đúng là rất ngắn nhưng mẹ vẫn không quên. Mỗi năm cứ đến ngày tựu trường, những kỉ niệm ấy lại sống dậy khiến mẹ bâng khuâng. Một mình mẹ đã như vậy đối với kỉ niệm huống chi giờ đây còn có cả con ở bên cạnh nữa. Ngày mai, mẹ sẽ đóng vai bà ngoại như hồi trước còn con sẽ đóng vai mẹ. Mẹ đã không được học mẫu giáo như con trước khi vào lớp Một. "Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên được gặp thầy mới bạn mới". Như vậy có thể nói, mẹ giờ đây đang sống lại với những kí ức, những hoài niệm mà ngày xưa mẹ đã từng trải qua. Mẹ rất yêu thương con và mong muốn con sẽ được sống trọn vẹn trong chính khoảng thời gian đặc biệt này.
Trong khoảng thời gian không ngủ được ấy, mẹ nhớ ngày khai trường của mẹ hồi trước, so sánh với ngày khai trường của con. Dòng văn tâm sự vẫn được tiếp tục với không gian của ngày khai trường được mở rộng. Mẹ viết cho con về ngày khai trường ở Nhật Bản mà mẹ được biết. Đó là ngày lễ của toàn xã hội. Tất cả quan chức, người lớn đều chăm lo cho trẻ em. Từ đường phố cho tới các trường tiểu học đều được dọn sạch sẽ và trang trí cẩn thận như một ngày lễ lớn. Mọi người đều hớn hở đến trường dự lễ, riêng các quan chức còn gặp gỡ Ban giám hiệu, thầy cô giáo, và phụ huynh học sinh để lắng nghe những ý kiến của họ nhằm điều khiển kịp thời về chính sách giáo dục. "Bằng hành động đó họ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ tương lai".
Và để chứng tỏ: "Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục đều ảnh hưởng đến thế hệ tương lai và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này". Người mẹ không chỉ thấu hiểu con mà còn là người biết tìm tòi, nâng cao kiến thức của bản thân để hướng dẫn con của mình. Mẹ thật tuyệt vời và đáng ngưỡng mộ.
Không chỉ có như vậy, mẹ như một người bạn tâm tình, trò chuyện cùng con và dùng tất cả kinh nghiệm sống của mình để giảng giải cho đứa con bé bỏng của mình. Mẹ muốn làm tăng thêm ấn tượng về ngày khai trường của con "mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến". Hai câu văn tự sự chứa cả tâm tư của mẹ. Và rồi đúc kết bằng tất cả kinh nghiệm, mẹ đã nói một câu: "bước qua cổng trường là cả một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Phải chăng đây là cảm xúc, kinh nghiệm của người mẹ cũng như của chính tác giả Lí Lan?
Bình tâm nghĩ lại, kể từ khi ngày đầu tiên đến trường, đúng là cả một thế giới kì diệu đã mở ra trước mắt em. Về giao tiếp: em gặp được nhiều bạn bè, thầy cô, xây dựng một tình cảm mới đầy yêu thương đoàn kết, sau tình cảm gia đình. Biết thêm nhiều hình thức giao tiếp, cách cư xử với mọi người. Về tri thức, em học được các môn khoa học tự nhiên, giải thích được các hiện tượng trong đời sống và mở rộng kiến thức của chính mình. Được hiểu biết về âm nhạc, được học vẽ, được tiếp xúc với cả máy tính và các công nghệ đặc biệt. Trường học quả là một điều thú vị.
http://thuthuat.taimienphi.vn/phan-h-nhan-vat-nguoi-me-trong-cong-truong-mo-ra-41514n.aspx
Người mẹ trong tác phẩm này thật tuyệt vời với bao phẩm chất đáng quý đáng trân trọng. Mẹ không trực tiếp nói với con hay với một ai khác mà là với tất cả. Tác phẩm như một bức thư được viết bằng lối văn tự sự, trữ tình gửi tới người đọc về tầm quan trọng của giáo dục đối với tương lai mỗi người, mỗi đất nước và mỗi xã hội.
Nguyễn Trãi đã ra đời và đã sống với đất nước, với dân tộc, với nhân dân; Nguyễn Trãi, người anh hùng vào hàng số một của cuộc khởi nghĩa Lam sơn, quét sạch quân Minh xâm lược ra khỏi bờ cõi, Nguyễn Trãi người sáng tác ra bản “Thiên cổ hùng văn” “Bình Ngô đại cáo”:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Hơn 600 năm qua, lịch sử nước ta:
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau.
Song hào kiệt đời nào cũng có
Nguyễn Trãi chính là hào kiệt trong số những hào kiệt đó. Đúng như Nguyễn Đăng Tĩnh, trong bài tựa Ức Trai di tập đã nhận định: “ Ở nước ta từ Đinh, Lê, Lý, Trần…đời nào cũng có những anh hùng mở nước và giữ nước nhưng tìm một người toàn tài toàn đức như Ức Trai tiên sinh, thật là ít lắm”
Một nhà chính trị lỗi lạc, một nhà chiến lược thiên tài, một nhà ngoại giao xuất sắc, một nhà tư tưởng văn hóa tiêu biểu cho những truyền thống ưu tú nhất của dân tộc, một nhà văn nhà thơ để lại những áng văn chương “làm vẽ vang cho đất nước”, một tấm gương trong sáng tuyệt vời về đạo đức và nhân phẩm…Tất cả những mệnh đề trên đây góp lại đều đúng với Nguyễn Trãi.
Có thể nói, Nguyễn Trãi là kết tinh cao đẹp nhất cả tài năng và khí phách của dân tộc trong thời đại ông và mãi sau này.Nguyễn Trãi không sợ thời gian. Nguyễn Trãi sẽ sống mãi trong tâm trí và tình cảm của người Việt Nam.
Nhớ Nguyễn Trãi, chúng ta nhớ người anh hùng cứu nước, người cùng Lê Lợi làm nên sự nghiệp “Bình Ngô”, người thảo “ Bình Ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi là một người yêu nước sâu sắc, mạnh mẽ, thiết tha, với tâm hồn và khí phách của người anh hùng. Đối với Nuyễn Trãi yêu nước là thương dân, để cứu nước phải dựa vào dân đem lại thái bình cho dân, cho mọi người. Triết lý nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, cuối cùng chẳng qua là lòng yêu nước thương dân: cái nhân, cái nghĩa lớn nhất là phấn đấu đến cùng chống ngoại xâm, diệt tàn bạo, vì độc lập của nước, hạnh phúc của dân.
Nguyễn Trãi suốt đời mang một hoài bão lớn: làm gì cho dân. Bắt đầu Bình Ngô đại cáo có câu: “Việc nhân nghĩa cốt ở an dân” chữ ‘an” ở đây có nghĩa là an cư lạc nghiệp, cùng một ý với câu cuối cùng của Bình Ngô đại cáo : “ Nền thái bình muôn thuở”.
Nguyễn Trãi là người anh hùng cứu nước, đồng thời là nhà văn lớn, nhà thơ lớn của nước ta. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi bao gồm nội dung phong phú. Các tác phẩm ông viết trong khoảng bốn mươi năm đầu thế kỉ XV, tức là trong giai đoạn lịch sử sôi sục của cuộc kháng chiến chống Minh và tiếp đó là xây dựng tổ quốc được giải phóng và phục hưng nền văn hiến của dân tộc.
Là một chiến sĩ của độc lập dân tộc, là một người đấu tranh vì quyền lợi của nhân nhân, Nguyển Trãi đã thể hiện trong tác phẩm của mình tinh thần của nền văn hóa việt, chủ nghĩa nhân đạo, chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng của dân Việt. Nguyễn Trãi đã gắn văn chương với sự nghiệp, gắn việc làm văn với nhiệm vụ làm người. Văn chương không tách rời hành động “Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược”, văn chương gắn liền với phẩm chất “có nhân, có trí, có anh hùng”. Và ông đã nói về ý nghĩa chiến đấu của văn chương khi nhắc đến các bức thư gửi giặc Minh như sau:
Đao bút phải dùng tài đã vẹn,
Chỉ thư nẩy chép việc càng chuyên.
Vệ Nam mãi mãi ra tay thước,
Điện Bắc đà đà yên phận tiên.
( Bảo kính cảnh giới, bài số 6)
Ông đã dùng “đao bút” viết “chỉ thư” tức là những bài văn tờ lệnh mà người đời sau gọi là Quân trung từ mệnh, “cố ra tay thướt” có nghĩa là tỏ tài khéo mà chiến đấu với tư tưởng ngoan cố của quân giặc, góp phần “vệ Nam”, tức bảo vệ nước Nam, và “điện Bắc”, tức là dẹp yên giặc Bắc. Nguyễn Trãi quả là có ý thức về tính chiến đấu của văn chương, và đã tự hào là mình biết dùng ngòi bút là vũ khí.
Tự hào về vai trò của người cầm bút, Nguyễn Trãi lại nhấn mạnh khả năng của văn nghệ. Văn nghệ phải giúp cho người đời nhìn hiện thực một cách phong phú hơn, sâu sắc hơn.. Nguyễn Trãi đã từng làm như vậy trong tác phẩm của mình. Và ông đã phát biểu về vấn đề như sau:
Nhàn lai vô sự bất thanh nga,
Trần ngoại phong lưu tự nhất gia.
Khuê bích thiên trùng khai điệp hiến,
Pha lê vạn khoảnh vạn tình ba.
Quản huền tào lạp lâm biên điểu
La ỷ phương phân ổ lý hoa.
Nhãn để nhất thời thi liệu phú,
Ngâm ông thùy dữ thế nhân đa .”
(Hỷ đề)
Nghĩa là :
Khi nhàn thì không gặp sự việc gì thì không ngân nga,
Ngoài cõi bụi, phong lưu tự thành một nhà.
Núi lớp lớp giăng nghìn trùng ngọc khuê ngọc bích,
Nước phẳng lặng bày muôn khoảng treong như pha lê.
Đàn sáo rôn rịp như chimhot1 bên rừng,
Gấm vóc rực rỡ là hoa nở trong khóm.
Trong đáy mắt một lúc nguồn thi liệu dồi dào,
Nhà thơ và đời người ai có nhiều hơn ai”
Qủa thật, văn nghệ làm cho thế giới cao rộng và đáng yêu hơn!
Nguyễn Trãi, trong tác phẩm của mình, kể cả trong các tác phẩm chính luận, luôn có cái nhìn xa rộng, thấu đáo sâu sắc với thiên nhiên, xã hội, đối với cuộc sống của đất nước, của nhân dân. Ông đề cao tác dụng của văn nghệ, đồng thời lại có yêu cầu cao đối với văn nghệ đối với người làm văn nghệ. Yêu cầu ấy trước hết là : Văn nghệ phải gắn bó mật thiết với đời sống của quảng đại quần chúng. Mà chính sự nghiệp văn học của nguyễn trãi được xây dựng trên mối quan hệ mật thiết giữa văn học và đời sống. Ông đã từng phát biểu nhân trình vua Lê Thái Tông quan niệm của mình về nền âm nhạc: “ Thời loạn thì dụng võ, thời bình thì dụng văn. Ngày nay định ra lễ nhạc chính là phải thời lắm. Song không có gốc không thể đứng vững, không có văn không thể lưu hành. Hòa bình là gốc của nhạc, âm thanh là văn của nhạc”. Bản thân Nguyễn Trãi đã thể nghiệm điều ấy. Là một nhà yêu nước vĩ đại, một chiến sĩ kiên cường, ông đã suốt đời đấu tranh vì lợi ích của tổ quốc, của dân tộc. Ông viết để phục vụ cuộc đấu tranh ấy. Và cũng vì thế ông đã có cái “gốc” để sáng tạo ra nhiều tác phẩm hay. Có thể nói rằng, vai trò lớn của Nguyễn Trãi trong lịch sử văn học nghệ thuật của nước ta trước hết là ở những quan điểm của ông. Mang tầm vóc của một nhà văn lớn. Ông đã đóng góp đáng kể vào kho tàng lý luận văn học nghệ thuật của dân tộc.
Bình Ngô đại cáo qua các bức thư gửi tướng tá quân xâm lược đến thơ chữ Hán và chữ Nôm…ngòi bút thần của Nguyễn Trãi đã để lại cho chúng ta những tác phẩm gồm nhiều thể văn và tất cả đều đạt đỉnh cao của nghệ thuật.
Bình Ngô đại cáo là một ca khúc hùng tráng bất hủ của dân tộc ta. Hãy nghe Nguyễn Trãi lên án giặc ngoại xâm:
Tát cạn nước Đông- hải, khôn rữa sạch tanh hôi,
Chặt hết Trúc Nam sơn, khó ghimnđầy tội ác
…
Nghĩ khó đội trời cùng quân địch,
Thề không chung sống sống với giặc thù.
Và đây là mấy câu thơ diễn tả thế thắng của quân ta:
Voi uống mà cạn hết nước sông,
Gươm mài mà khuyết mòn đá núi.
Cứu binh hai lộ kéo sang, chữa quay chân đã bại
Cùng khấu các thành khiếp sợ, đều cởi giáp ra hàng,
Tướng giặc bị tù, vẫy đuôi cọp đói cầu thương hại.
Uy thần chẳng giết, thể lượng trời đức hiếu sinh.
Rồi đến đoạn cuối, lúc dẹp giặc xong:
Nước nhà từ nay bền vững
Non sông bởi đó đẹp tươi,
Càn khôn bĩ cực thái lai,
Nhật nguyệt tối rồi sáng tỏ
Để mở nền thái bình muôn thuở,
Để rửa điều hở thẹn nghìn thu.
Những bức thư gởi tướng tá giặc trong Quân trung từ mệnh tập mà Phan Huy Chú cho là “có sức mạnh như mười vạn quân” là một tài năng hùng biện. Hãy nghe Nguyễn Trãi kể tội Phương Chính:
“Bảo mày giặc dữ Phương Chính: Đạo làm tướng lấy nhân nghĩa làm gốc, trí dũng làm cành. Nay bọn mày chỉ chuyên lừa dối, giết hại kẻ vô tội, hãm người vào chỗ chết mà không xót thương. Việc ấy trời đất không dung, thần dân đều giận, cho nên liền năm chinh phạt, hằng đánh hằng thua”.
Nguyễn Trãi không quên bọn ngụy quân và ngụy quan lúc bấy giờ; trong bức thư gởi chúng, Nguyễn Trãi viết:
“Người xưa có nói:“Qụa đi lại về quê cũ, cáo chết quay đầu về núi”. Cầm thú còn thế, huống nữa là người?...Quân ta đi đến đâu, nghĩa thanh vang dậy, dân chúng bốn phương cõng địu nhau mà kéo đến theo ta. Bọn các ngươi nếu biết sửa lòng đổi dạ, bỏ nghịch theo thuận, hoặc ở làm nội ứng, hoặc ra để đầu hàng thì không hững rửa mối hổ thẹn ngày trước, mà cũng được phần soi xét về sau. Ta không nói lời rồi lại ăn lời. Nếu các người lại còn tiếc tham ngụy chức, chống cự vương sự, thì khi hãm thành tội ác các người tất nặng hơn giặc Ngô đấy’
Phải nói rằng, Nguyễn Trãi một mặt vạch tội ác quân xâm lược, và kiên quyết đánh chúng, mặt khác luôn luôn cố gắng hết sức mình để giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh cứu nước một cách đỡ tổn thất nhất, đồng thời sớm khôi phục bang giao bình thường với nhà Minh. Trong bức thư gửi Vương Thông, người chỉ huy quân xâm lược, Nguyễn Trãi đem hết tài hùng biện của mình để chỉ rõ thế tất bại của địch. Nguyễn Trãi kể sáu điều tất bại ấy như sau: điều 1: quân địch ngày càng suy yếu; điều hai: viện binh sẽ bị tiêu diệt; điều 3: quân của vua Minh phải điều lên phương Bắc để phòng quân Nguyên; điều 4: người dân Trung Quốc bị gánh nặng chiến tranh đè nén trở nên chán nản; điều 5: nội bộ triều Minh không hòa, xương thịt lẫn nhau; điều 6: quân ta trên dưới một lòng.
Nguyễn Trãi quả thật là một nhà chính trị có tầm cao xa, rộng lớn, đồng thời là một nhà ngoại giao khôn khéo. Ở nguyễn Trãi tài và đức thật vẹn toàn. Trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam ít có nhân vật tài đức vẹn toàn như Nguyễn Trãi. Trong suốt cuộc khởi nghĩa chống quân Minh, Nghuyễn Trãi lúc nào cũng là mưu sĩ số một của Lê Lợi. Lê lợi đã dùng “Bình Ngô sách” của Nguyễn Trãi làm cơ sở cho chiến lược, chiến thuật của nghĩa quân Lam Sơn. Dương Bá Cung đã nhận rằng: “Nhà Lê sở dĩ lấy được thiên hạ đều do công sức của Nguyễn Trãi”
Nguyễn Trãi là nhân vật lịch sử duy nhất đã tự mình viết lên những tư tưởng chính trị, quân sự và đạo đức của mình. Về văn học, thơ chữ Hán và chữ Nôm của ông đã thất lạc hoặc ít hoặc nhiều. nhưng về chính trị và quân sự, tác phẩm của Nguyễn Trãi hầu như vẫn còn nguyên vẹn. Quân trung từ mệnh tập là tác phẩm kết tinh tư tưởng chính trị và quân sự của ông. Bài Bình Ngô đại cáo bất hủ vừa là bản anh hùng ca của dân tộc làm phấn khởi và vẻ vang cho dân tộc, vừa là bản tổng kết đanh thép cuộc khởi nghĩa trường kì, gian khổ và thắng lợi chống quân Minh xâm lược.
Về thơ của Nguyễn Trãi, chữ thơ Nôm của Nguyễn Trãi là vốn quý của văn học dân tộc. Bình về thơ tưởng không hay bằng việc đọc hai câu thơ sau:
Nước biếc non xanh, thuyền gối bãi,
Đem thanh nguyệt bạc, khách lên lầu…
Thơ của Nguyễn Trãi hay là như vậy! những vần thơ là tâm hồn của ông trong sáng và đầy sức sống. Có người nói thơ Nguyễn Trãi buồn vì đời của Nguyễn Trãi buồn. Thơ Nguyễn Trãi có bài buồn, có câu buồn, vì lẽ gì chúng ta đều biết, nhưng cả tập thơ Nguyễn trãi là tập thơ của con người yêu đời, yêu người, tâm hồn của Nguyễn Trãi sống một nhịp với non sông đất nước vui tươi.
Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn của Nguyễn Trãi đã ca ngợi Ngợi Nguyễn Trãi như sau: “Gió thanh hây hẩy gát vàng, người như một ông tiên ở trong tòa ngọc. Cái tài làm hay, làm đẹp cho nước, từ xưa chưa có bao giờ…” Nguyễn Trãi không phải là ông tiên, Nguyễn Trãi là người chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ, thông cảm sâu xa với nỗi lòng dân lúc bấy giờ, suốt đời tận tụy cho lý tưởng cao quý. Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, là tinh hoa của dân tộc. Sự nghiệp và tác phẩm của Nguyễn Trãi là một bài ca yêu nước và tự hào dân tộc......
mik sẽ giúp bạn nếu bạn nói: tôi ghét BTS
___________________
_______________
dc ko