K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 4 2016

Từ năm 1858, thực dân Pháp xâm lược và từng bước thiết lập chế độ thống trị rất tàn bạo, hà khắc và phản động của chủ nghĩa thực dân trên đất nước ta, xã hội Việt Nam đã có những biến đổi lớn: Từ chế độ phong kiến chuyển sang chế độ thuộc địa nửa phong kiến; hai mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu trong xã hội ngày càng gay gắt. Đó là, mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với đế quốc Pháp xâm lược và giữa nhân dân ta chủ yếu là nông dân với bọn địa chủ, phong kiến tay sai, chỗ dựa của thực dân Pháp. 
Nhiệm vụ chống đế quốc Pháp xâm lược và nhiệm vụ chống bọn phong kiến tay sai là không tách rời nhau. Đó là yêu cầu của cách mạng Việt Nam. Với truyền thống yêu nước nồng nàn, nhân dân ta đã liên tiếp đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược và bọn phong kiến tay sai ở khắp mọi nơi, dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu và các nhà yêu nước đương thời theo nhiều khuynh hướng khác nhau. 
Phong trào Cần Vương ( phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến, do giai cấp phong kiến lãnh đạo ) đã chấm dứt ở cuối thế kỉ XIX với cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng (1896). Sang đầu thế kỉ XX khuynh hướng này không còn là khuynh hướng tiêu biểu nữa. Phong trào nông dân, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám kéo dài mấy chục năm cũng thất bại vào năm 1913. 
- Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các cụ Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh lãnh đạo cũng rơi vào bế tắc. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Nguyễn Thái Học lãnh đạo cũng bị thất bại : Tư tưởng dân chủ tư sản là điều mới mẻ, thu hút sự chú ý của một số tầng lớp nhân dân ta, nhất là với tầng lớp trên. Song, từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển thành chủ nghĩa đế quốc, đẩy mạnh quá trình xâm lược, nô dịch các quốc gia, dân tộc nhỏ yếu và biến các quốc gia, dân tộc đó thành thuộc địa, thi hành chính sách thực dân tàn bạo, thì tư tưởng dân chủ tư sản ngày càng lộ rõ sự lỗi thời. 
Nói chung các phong trào yêu nước sôi sục trong khoảng thời gian từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ở nước ta trên đây phản ánh và nối tiếp truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc ta được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử. Nhưng đứng trước kẻ thù mới, các phong trào đấu tranh đó đều thất bại, nguyên nhân chủ yếu là chưa tìm được con đường cứu nước đúng đắn, chưa có một lực lượng xã hội, một giai cấp tiên tiến và một tổ chức cách mạng chặt chẽ đủ sức lãnh đạo phong trào. Cách mạng Việt Nam đứng trước sự bế tắc và khủng hoảng về đường lối cứu nước.

25 tháng 2 2016

giúp mk với khocroi, mai mk có bài kiểm tra 1 tiết , trong đó chắc chắn sẽ có câu này !

2 tháng 3 2016

Chiến thắng “Điện Biên phủ trên không” còn có ý nghĩa quan trọng đối với phong trào đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH của nhân dân thế giới; là đòn đánh lịch sử, mở đường cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân mới ở Việt Nam; góp phần làm tăng thêm sức mạnh và thế tiến công của phong trào cách mạng thế giới vào chủ nghĩa đế quốc; đem lại lòng tin cho những người trên trái đất đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Chiến thắng Điện Biên phủ trên không” mãi mãi trở thành dấu son chói lọi trong truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta. Chiến thắng đó đã trở thành truyền thống vẻ vang và mềm tin vững chắc trong quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của bộ đội Phòng không - Không quân.

7 tháng 2 2020

Ý nghĩa của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là: Chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc oanh liệt cuộc tiến công đông –xuân 1953 -1954 của ta, đập tan “ Pháo đài không thể công phá ”của giặc Pháp, buộc chúng phải kí hiệp định Giơ-ne-vơ, rút quân về nước, kết thúc 9 năm kháng chiến chống Pháp trường kì gian khổ.

8 tháng 3 2016

Truyện ngắn “ Bức tranh của em gái tôi ” Tạ Duy Anh là truyện ngắn hay . Hay ở lời viết , cách dùng ví von và bình dị có sức lay động xa . Trong hai nhân vật Kiều Phương và người anh đều có nét đáng yêu .Nhưng trong đó nhân vật người anh đã để lại cho người anh nhiều ấn tượng.
Cái biệt hiệu là “ Mèo ” tặng cô em gái đã nói lên được tính hồn nhiên và ngây thơ của tuổi nhỏ nhưng người anh vẫn có tính nhạo báng Kiều Phương . Anh trai của Kiều Phương “khó chịu” khi thấy em gái hay “lục lọi các đồ vật với sự thích thú . Người anh tò mò xét nét “bí mật theo dõi em gái” khi nó tự chế thuốc vẽ . Qua hình ảnh này tác giả thể hiện một cách sinh động rõ nét cho bài văn 
Kể từ khi chú Họa sĩ Tiến Lê phát hiện ra tài năng của Kiều Phương hết lời ca ngợi người bố nhìn bức tranh do Mèo vẽ “ôm thốc” reo lên . Người mẹ vừa đi làm về nghe được dở dang câu chuyện thì mẹ Kiều Phương không kìm nổi xúc động . Chú Tiến Lê hứa sẽ giúp Kiều Phương phát huy tài năng . Mọi người quan tâm hạnh phúc trước tài năng hội họa của em . Người anh nhỏ bé tự thấy mình đau khổ , tủi thân nhiều lúc muốn khóc thầm . Vì thế sinh ra thói ghen ghét , cáu bẳn trước việc làm của em . Qua đây thể hiện một nét tính cách thường thấy trong hàng ngày . Đò là sự ghen tỵ về bản thân khi thấy mình không bằng được người khác .
Cảnh cuối cả gia đình đi nhận giải thưởng . Cảnh này có hai nhân vật người anh .Người anh trong tranh và người anh ở ngoài .Đứng trước bức tranh của người em gái trong kỳ thi vẽ quốc tế , người anh thấy ngỡ ngàng , hãnh diện , sau đó là xấu hổ . Đây là diễn biến tâm lý của người anh . Ngỡ ngàng vì sao trng tranh em lại vẽ về mình nhỉ . Hãnh diện là vì em gái vẽ về mình và cậu bé trong bức tranh kia sao đẹp và thơ mộng thế . Xấu hổ là vì mình đã đối xử với người em không được nhẹ nhàng lắm diễn biến tâm trạng cùng với suy nghĩ “đấy là lòng nhân hậu của em con đấy . Cho thấy người anh đã thức tỉnh để nhận ra những vết nhọ trong tâm hồn mình . Đây là sự thức tỉnh đáng trân trọng của người anh . 
Qua hình ảnh của nhân vật người anh và thức tỉnh trong tâm hồn của nhân vật đó , nhà văn muốn nói với chúng ta . Cần vượt qua mặc cảm ,tự ti, không nên ghen tỵ với người thành công . Như thế thì chúng ta sẽ tìm được niềm vui trân thành . Dưới ánh sáng nghệ thuật của hai anh em Kiều Phương thật đáng yêu như đang cùng tuổi thơ ở khắp mọi miền đất nước cùng hướng về “Tương lai vẫy gọi”

8 tháng 3 2016

Kể từ khi chú Họa sĩ Tiến Lê phát hiện ra tài năng của Kiều Phương hết lời ca ngợi người bố nhìn bức tranh do Mèo vẽ “ôm thốc” reo lên . Người mẹ vừa đi làm về nghe được dơ dang câu chuyện thì mẹ Kiều Phương không kìm nổi xúc động . Chú Tiến Lê hứa sẽ giúp Kiều Phương phát huy tài năng . Mọi người quan tâm hạnh phúc trước tài năng hội họa của em . Người anh nhỏ bé tự thấy mình đau khổ , tủi thân nhiều lúc muốn khóc thầm . Vì thế sinh ra thói ghen ghét , cáu bẳn trước việc làm của em . Qua đây thể hiện một nét tính cách thường thấy trong hàng ngày . Đò là sự ghen tỵ về bản thân khi thấy mình không bằng được người khác .
Cảnh cuối cả gia đình đi nhận giải thưởng . Cảnh này có hai nhân vật người anh .Người anh trong tranh và người anh ở ngoài .Đứng trước bức tranh của người em gái trong kỳ thi vẽ quốc tế , người anh thấy ngỡ ngàng , hãnh diện , sau đó là xấu hổ . Đây là diễn biến tâm lý của người anh . Ngỡ ngàng vì sao tranh em lại vẽ về mình nhỉ . Hãnh diện là vì em gái vẽ về mình và cậu bé trong bức tranh kia sao đẹp và thơ mộng thế . Xấu hổ là vì mình đã đối xử với người em không được nhẹ nhàng lắm diễn biến tâm trạng cùng với suy nghĩ “đấy là lòng nhân hậu của em con đấy . Cho thấy người anh đã thức tỉnh để nhận ra những vết nhọ trong tâm hồn mình . Đây là sự thức tỉnh đáng trân trọng của người anh . Qua hình ảnh của nhân vật người anh và thức tỉnh trong tâm hồn của nhân vật đó , nhà văn muốn nói với chúng ta . Cần vượt qua mặc cảm ,tự ti, không nên ghen tỵ với người thành công . Như thế thì chúng ta sẽ tìm được niềm vui chân thành . Dưới ánh sáng nghệ thuật của hai anh em Kiều Phương thật đáng yêu như đang cùng tuổi thơ ở khắp mọi miền đất nước cùng hướng về “Tương lai vẫy gọi”

 

18 tháng 4 2016

Có ai làm hộ mình với mình sắp kiểm tra học kì rồikhocroi

 

2 tháng 11 2016

bn đăng câu này trong mục Lịch sử nha ^^

26 tháng 4 2016

Nhà thơ Tố Hữu sáng tác bài Lượm vào năm 1949, in trong tập thơ Việt Bắc. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một em bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Lượm là bài thơ tự sự - trữ tình kể về cuộc đời ngắn ngủi nhưng rất anh dũng của chu bé liên lạc, hồn nhiên, nhí nhảnh, yêu đời, dũng cảm đã ngã xuống để bảo vệ sự bình yên cho chính mảnh đất quê hương mình. Hình ảnh nhân vật Lượm xuyên suốt trong bài thơ.

Trong năm khổ thơ đầu, bằng cái nhìn trìu mến thân thương, tác giả đã miêu tả một chú bé rất đáng yêu:

Chú bé loắt choắt

 Cái xắc xinh xinh

 Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh.

Ca nô đội lệch

 Mồm huýt sáo vang

con chim chích

 

Nhảy trên đường vàng...

Nhắc đến Lượm, người đọc nhớ đến hai khổ thơ này, bởi đây là hai khổ thơ đầy ấn tượng về một chú bé liên lạc nhỏ nhắn, xinh xinh, nhanh nhẹn hồn nhiên, nhí nhảnh vui tươi. Những từ láy loát choắt, xinh xinh, thoăn thoát, nghênh nghềnh được dùng rất gợi hình gợi cảm, cùng với thể thơ bốn chữ và nhịp thơ nhanh, tạo âm hưởng vui tươi, nhí nhảnh rất phù hợp với một chú bé như Lượm. Một hình ảnh so sánh đẹp như con chim chích - nhảy trên đường vàng... gợi lên trước mắt chúng ta một chú bé hồn nhiên yêu đời. Thật thú vị! Nhà thơ Lê Đức Thọ cũng có bài thơ Em bé liên lạc, ông cũng hình dung em như một con chim non vui tươi ở những câu kết:

Ngày mai trên quãng đường trắng

Có em bé lại dẫn đường bên anh.

Miệng cười chân bước nhanh nhanh,

Như con chim nhỏ trên cành vui tươi.

Có lẽ không còn hình ảnh nào có thể thay thế cho được hình ảnh con chim nhỏ và chỉ có hình ảnh này mới thể hiện được vẻ đẹp trẻ thơ của chú bé liên lạc. Bao trùm lên tất cả là cái tình của nhà thơ, cái nhìn trìu mến, thân thương của tác giả đối với chú bé. Phải yêu quí Lượm lắm thì mới miêu tả Lượm hay đến như vậy!

Người đọc yêu biết bao cái cười híp mí, má đỏ bồ quân của chú, nhưng càng yêu hơn niềm vui được tham gia kháng chiến của chú bé:

Cháu đi liên lạc Vui lắm chú à Ở đồn Mang Cá Thích hơn ở nhà!

Nhà thơ miêu tả Lượm vui như con chim sổ lồng. Cái ý đi làm liên lạc thích hơn ở nhà, đúng là niềm vui của con chim sổ lồng. Đó là niềm vui chung của cả thế hệ trẻ sau Cách mạng tháng Tám, chứ không riêng gì của chú bé Lượm

Đáng yêu hơn là tiếng chào: Thôi chào đồng chí vừa tinh nghịch dí dỏm, lại vừa đứng đắn nghiêm trang, bởi em đã tham gia kháng chiến như mọi người, như chú của em vậy. Trong tiếng chào ấy ta thấy vang lên một niềm tự hào kiêu hãnh rất trẻ con, và rất đáng yêu-của Lượm.

Ấn tượng của cuộc gặp gỡ vẫn còn giữ nguyên vẹn nét đẹp đẽ, vui tươi, ấm áp trong lòng tác giả, thì bỗng nhiên có tin Lượm hy sinh. Câu thơ bốn tiếng được ngắt làm hai dòng, bị gãy đôi như một tiếng nấc:

Ra thế

Lượm ơi!

Đó là nỗi sửng sốt, xúc động đến nghẹn ngào. Và nhà thơ hình dung ngay ra cảnh tượng chú bé hy sinh trong khi đang làm nhiệm vụ:

Một hôm nào đó Như bao hôm nào Chú đồng chí nhỏ Bỏ thư vào bao Vụt qua mặt trận Đạn bay vèo vèo Thư để “thượng khẩn”

Sợ chi hiểm nghèo?

Để rồi lại nghẹn ngào gọi em một lần nữa:

Bỗng lòe chớp đỏ

Thôi rồi Lượm ơi!

Chú đồng chí nhỏ

Một dòng máu tươi!

Lượm đã hy sinh anh dũng như một chiến sĩ thực thụ ở trên, nhà thơ còn gọi em bằng cháu, và ở đây khi kể lại cảnh Lượm hy sinh. Tố Hữu đã gọi chú bàng những lời xưng hô trang trọng: Chú đồng chí nhỏ và có tới hai lần gọi như thế. Việc làm của em, sự hy sinh cao đẹp của em khiến em xứng đáng được nhà thơ gọi như thế. Phải chăng đó là lòng cảm phục của một cán bộ cách mạng đối với một em thiếu nhi anh hùng.

Nhưng rồi cuối cùng, tình cảm công dân ấy lại quay về tình chú - cháu. Nhà thơ lại gọi Lượm bằng tiếng cháu thân thương khi miêu tả cái chết đẹp đẽ cua em giữa đồng lúa quê hương:

Cháu nằm trên lúa

 Tay nắm chặt bông

Lúa thơm mùi sữa

Hồn bay giữa đồng...

Cánh đồng quê hương như vòng nôi, như vòng tay của mẹ, ấm êm dịu dàng đón em vào lòng. Em chết mà tay vẫn nắm chặt bông lúa, quê hương và hương lúa vẫn bao bọc quanh em như ru em vào giấc ngủ đẹp của tuổi thơ anh hùng. Em chết mà hồn bay giữa đồng, vừa thiêng liêng vừa gần gũi biết bao! Không yêu mến, xót thương, cảm phục Lượm thì không thể miêu tả một cái chết hồn nhiên và lãng mạn đến như thế! Đó là cái chết của những thiên thần nhỏ bé. Thiên thần nhỏ bé ấy đã bay đi để lại bao tiếc thương cho chúng ta, như Tố Hữu đã nghẹn ngào, đau xót gọi em lần thứ ba bằng một câu thơ day dứt:

Lượm ơi còn không?

Câu thơ đứng riêng thành một khổ thơ, như một câu hỏi xoáy sâu vào lòng người đọc. Nếu không có cái tình với Lượm thì nhà thơ làm sao lại day dứt thế được!

Câu hỏi ngân vang ấy, tưởng chừng như không có câu trả lời, nhưng chính tác giả đã trả lời bằng hai khổ thơ cuối khép lại bài thơ:

Chú bé loắt choắt

 Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng.

Hai khổ thơ cuối láy lại khổ thơ thứ hai và khổ thơ thứ ba như một điệp khúc để khẳng định Lượm vẫn còn sống mãi với quê hương đất nước, sống mãi trong lòng tác giả. Bài thơ hết nhưng ý thơ lại mở ra vẫn còn tiếp nối mãi trong lòng người đọc hình ảnh một chú bé liên lạc hồn nhiên mà dũng cảm, đáng yêu và đáng cảm phục. Lượm vẫn còn công mãi trong lòng chúng ta như bài ca bất diệt về tuổi thơ trong sáng đã hiến dâng đời mình cho độc lập, tự do của dân tộc.

Với thể thơ bốn chữ, một thể thơ dân gian truyền thống phù hợp với lối kể chuyện có nhịp kể nhanh. Với cách ngắt đôi câu thơ đột ngột, và nghệ thuật tách câu thơ thành một khổ thơ riêng rất độc đáo, kết hợp với cách sử dụng câu hỏi tu từ, câu cảm thán... Lượm thật sự là một bài thơ hay, cảm động về một tấm gương bé bỏng hy sinh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

 

 

27 tháng 4 2016

Bạn Chipu khánh phương ơi bạn có thể nêu ý nghĩa của từng khổ thơ trong bài thơ Đêm nay Bác ko ngủ dc ko bạneoeo???

 Mai mk thi Văn rùi giúp mk vsgianroi

19 tháng 3 2016

Những nét mới :

Trong cao trào cách mạng này, giai cấp công nhân tích cực tham gia đấu tranh giành độc lập dân tộc. Các đảng cộng sản được thành lập và giữ vai trò lãnh đạo phong trào cách mạng ở một số nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam.

19 tháng 3 2016

Những nét mới :

Trong cao trào cách mạng này, giai cấp công nhân tích cực tham gia đấu tranh giành độc lập dân tộc. Các đảng cộng sản được thành lập và giữ vai trò lãnh đạo phong trào cách mạng ở một số nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam.

12 tháng 4 2016

Quang Trung là Nguyễn Huệ.

12 tháng 4 2016

Quang Trung là tên gọi khi lên ngôi của Nguyễn Huệ

30 tháng 3 2016

Phong trào nông dân Tây Sơn đã xóa bỏ nền thống trị của chúa Nguyễn ở Đàng trong, chúa Trịnh ở Đàng ngoài chấm dứt tình trạng cát cứ phong kiến mở đường cho quá trình thống nhất đất nước sau nhiều thời kỳ bị chia cắt, điều này đưa pk nông dân Tây sơn từ một cuộc khởi nghĩa nông dân giống như bao cuộc khởi nghĩa nông đân khác trở thành một cuộc chiến tranh nông dân lan rộng trên phạm vi toàn bộ lãnh thổ đàng trong và đàng ngoài. Nếu xét về quy mô, lực lượng tham gia trong lịch sử dân tộc chưa có một cuộc khởi nghĩa nông dân nào có quy mô lớn và lượng người tham gia đông nhu Tây Sơn.

Bằng thiên tài quân sự của mình thì Nguyễn Huệ và anh em Tây Sơn đã đưa cuộc khởi nghĩa nông dân đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trong khoảngmột thời gian rất ngắn. Những thắng lợi đó đã khẳng định sức mạnh của giai cấp nông dân và cuộc chiến tranh nông dân của nước ta ở thế kỷ XVIII.

31 tháng 3 2016

mk kiếm trên mạng nên nếu thấy ko chắc chắn thì bn lên tra lại nha