Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
https://hoc24.vn/ly-thuyet/bai-viet-so-5-van-lop-8.2366/
bn vào link này tham khảo nha !
Tham khảo nhé !
Có một màu hoa đỏ đang rực cháy trong sân trường, trong trái tim tôi và dù đã đi qua bao mùa hoa đỏ như thế trong lòng tôi vẫn luôn cảm thấy bâng khuâng, xao xuyến. Đó là màu đỏ tươi thắm của những bông hoa phượng, cây phượng nơi góc sân trường đã bao lần trổ hoa, bao lần chào đón và tiễn đưa các thế hệ học sinh, âm thầm lặng lẽ ghi dấu biết bao kỉ niệm vui buồn. Cây phượng cũng chỉ như bao loài cây khác nhưng nhờ có con người mà chúng đã trở nên thật đặc biệt với những ý nghĩa vô cùng sâu sắc.
Chúng ta đã quá quen thuộc với hình ảnh cây phượng trên khắp mọi nơi, từ Bắc vào Nam, từ đường phố, công viên trường học hay ngay trong vườn nhà cũng có cây phượng, thế nhưng đã mấy ai biết về nguồn gốc của loài cây này. Nơi được coi là quê hương của loài cây phượng nằm ở Madagascar - một đảo quốc nằm gần Châu Phi trên Ấn Độ Dương. Từ đây họ hàng của cây phượng đã được phân tán đi khắp nơi trên thế giới, bởi vậy mà nó có rất nhiều tên gọi khác nhau, ở Việt Nam thường gọi là “hoa phượng” hay “phượng vĩ”, “phượng vỹ”, còn bên Trung Quốc họ gọi hoa phượng là “phượng hoàng mộc”, tên tiếng Anh của loài hoa này là “flamboyant”. Phượng là một loài cây cổ thụ, với giống phượng đại thân cây có thể cao đến 20 mét, gốc cây bằng cả một người ôm. Thân cây phượng dù già cỗi cũng không bị xù xì xấu xí, bởi chúng được thay áo liên tục với lớp vỏ mới trông khá nhẵn nhụi, khi cạo nhẹ lớp vỏ màu nâu sẽ thấy ngay màu xanh của thân cây. Thân cây càng lớn thì tán cây càng to, cây phượng ít phát triển chiều cao mà chủ yếu là phát triển mặt tán, càng lớn càng muốn tán của mình che được nhiều hơn, ôm trọn một mái nhà hay góc vườn nào đó. Tán của nó rất dày, rất ít những tia nắng có thể lọt qua được, nó tạo nên những bóng râm rộng và mát mẻ. Người ta trồng phượng cái chính là bóng râm nhưng chủ yếu cũng là ngắm hoa, chẳng ai lại không bị thu hút ánh nhìn bởi hoa phượng bởi cái màu đỏ chót chói lọi rực rỡ của nó dù không muốn nhìn cũng cố tình chen vào tầm mắt. Phượng mọc hoa thành từng chùm lớn, mỗi chùm 4-5 cành hoa, hoa phượng rực rỡ nhưng mỏng manh, những cánh hoa dài cuống nhỏ với 4 cánh nhỏ màu đỏ tươi còn một cánh hoa to lốm đốm màu trắng. Nhìn bông hoa phượng giống như những vũ công mặc chiếc váy xòe màu đỏ đang nhún nhảy. Lá phượng lại giống đuôi chim, lá phức nhỏ li ti màu xanh nhạt, ở Việt Nam phượng thường có thời kì rụng lá đến trơ trụi cả cây. Quả phượng rất dài, khoảng 30-50cm, quả già thường cứng, dẹt và có màu nâu sẫm. Có thể nói phượng là loài cây “dễ tính”, tuy chúng chỉ phát triển ở vùng nhiệt đới hay cận nhiệt đới nhưng lại có thể chịu hạn, chịu mặn tốt. Cây phượng đã đi vào cuộc sống của con người ngày một gần gũi, thân thương, nó được đem trồng ở khắp nơi, làm bóng mát, làm cây cảnh ở hè phố, cơ quan trường học hay vườn nhà. Đặc biệt hoa phượng nơi sân trường đã là một biểu tượng cho mùa hè, cho thời học sinh, ve kêu hoa phượng nở, học sinh tạm chia tay nhau nghỉ hè. Những xúc cảm mà hoa phượng mang đến đã được các nghệ sĩ nắm bắt trọn vẹn, có người đã viết ca khúc về hoa phượng, làm thơ về phượng vĩ như bài hát “Mùa hoa phượng nở” của nhạc sĩ Hoàng Vân, bài thơ “Phượng hồng” của Quốc Phương. Còn đối với những người học trò, có ai lại chưa từng nhặt hoa phượng ép cánh hoa vào trang sách rồi chờ cánh hoa khô trao tặng cho nhau làm kỉ niệm. Dưới gốc cây phượng chơi trốn tìm, dưới bóng cây phượng ngồi kể chuyện cho nhau nghe rồi đến khi nghỉ hè chia tay lại tặng nhau những bông hoa phượng để tình bạn sẽ mãi tươi thắm như những cánh hoa.
Cây phượng nói chung và hoa phượng nói riêng xứng đáng là một người bạn, là tri kỷ gắn bó với bao người. Mỗi mùa hoa phượng nở rồi tàn đã gieo vào lòng người bao cảm xúc, nỗi niềm thương nhớ, tiếc nuối xen lẫn hy vọng.
Em tham khảo:
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh -> vào
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.
Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát, -> này
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông. -> kia
Tay bưng đĩa muối mà lầm
Vừa đi vừa húp té ầm xuống mương. -> ngã
Ngó lên Hòn Kẽm Đá Dừng
Thương cha nhớ mẹ quá chừng bậu ơi. -> bạn
Tay bưng dĩa muối dĩa gừng -> đĩa
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.
=> Các câu này sử dụng từ ngữ ở các địa phương Trung và Nam Bộ