K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

TL ;

Một giọng lặp lại , cảm giác nhàm chán

HT

1 tháng 10 2021

nghĩa của từ đơn điệu:

nó lặp đi lặp lại 1 vấn đề nào đó và cảm thấy nó thật nhàm chán...

hc tốt

._.

6 tháng 10 2016

theo mình lá là một bộ phận giống như trong cơ thể con người

còn chín là nghĩ cái cái gì cũng phải nghĩ kĩ rồi hãy nói

 

Thùng thư

Hộp thư

Lá thư

Xe thư

 

9 tháng 11 2016

thùng thư : hòm treo ở những nơi có nhiều người qua lại để bỏ thư , cho nhân viên bưu điện chuyển đi.

tem thư: miếng giấy nhỏ , thường hình chữ nhật , có in tranh ảnh và giá tiền , do bưu điện phát hành , dùng để dán lên các bưu phẩm làm chứng từ cước phí.

thư thái : thong thả và dễ chịu.

thư sinh: người học trò trẻ tuổi thời trước .

thư từ : thư gửi cho nhau nói chung.

thư pháp : phép viết chữ hán

thư mục : 1) bản kê tên các sách trong một thư viện

2) danh sách hệ thống hóa những đầu đề các chương trình nghiên cứu về một tác gia , một tác phẩm,...

như thế này đầy đủ chưa bạn hahahahahahahaha

31 tháng 10 2017

dang nhe phai la tu hepl me

14 tháng 1 2022

Ít thay đổi, lặp đi lặp lại cùng một kiểu, gây cảm giác buồn chán

14 tháng 1 2022

Đơn điệu :

(âm thanh) chỉ có một điệu, một giọng lặp đi lặp lại, gây cảm giác nhàm chán

ít thay đổi, lặp đi lặp lại cùng một kiểu, gây cảm giác tẻ nhạt và buồn chán

7 tháng 12 2021

B

7 tháng 12 2021

B

8 tháng 9 2021

Bài giải:

Từ ngữ trong bài Bài học đường đời đầu tiên được dùng rất sáng tạo. Một số từ ngữ được dùng theo nghĩa khác với nghĩa thông thường. Chẳng hạn nghèo trong nghèo sứcmưa dầm sùi sụt trong điệu hát mưa dầm sùi sụt. Giải thích nghĩa thông thường của nghèomưa dầm sùi sụt và nghĩa trong văn bản của những từ này:

Nghĩa của từ nghèo: có rất ít tiền của, không đủ để đáp ứng những yêu cầu tối thiểu của đời sống vật chất. Trong văn bản, nghèo sức được hiểu là sức khỏe yếu kém, yếu đuối, nhút nhát. 

Nghĩa của từ mưa dầm sùi sụt: tiếng mưa nhỏ những kéo dài, rả rích. Trong văn bản này, điệu hát mưa dầm sùi sụt được hiểu là điệu hát kéo dài xen lẫn chút buồn bã. 

16 tháng 9 2021

âu 1 - Trang 20: Kẻ bảng dưới đây vào vở và điền các từ in đậm trong đoạn văn sau vào ô phù hợp:

Từ đơnTừ phúc
Từ ghépTừ láy
   


Trả lời:

Từ đơnTừ phúc
Từ ghépTừ láy
Tôi, nghe, ngườibóng mỡ, ưa nhìnhủn hoẳn, phành phạch, giòn giã, rung rinh


Câu 2 - Trang 20: Trong Bài học đường đời đầu tiên có những từ láy mô phỏng âm thanh như: véo von, hừ hừ. Hãy tìm thêm những từ láy khác thuộc loại này ở trong văn bản.
Trả lời:
Các từ láy khác là: phanh phách, phành phạch, giòn giã, ngoàm ngoạp, văng vẳng, thảm thiết.

Câu 3 - Trang 20: Tìm và nêu tác dụng của từ láy trong các câu sau:
- Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ.
- Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.
- Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu.

Trả lời:
- Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi cô cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ.
Từ láy: thỉnh thoảng, phanh phách
Tác dụng: cho thấy sự khỏe mạnh của Dế Mèn.
- Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.
Từ láy: ngoàm ngoạp
Tác dụng: gợi tả âm thanh tiếng nhai của Dế Mèn.
- Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu.
Từ láy: dún dẩy
Tác dụng: gợi tả hành động của Dế Mèn.

Câu 4 - Trang 20: Từ ngữ trong Bài học đường đời đầu tiên được sử dụng rất sáng tạo. Một số từ ngữ được dùng theo nghĩa khác với nghĩa thông thường, chẳng hạn nghèo trong nghèo sức, mưa dầm sùi sụt trong điệu hát mưa dầm sùi sụt.
Hãy giải thích nghĩa thông thường của từ nghèo, mưa dầm sùi sụt và nghĩa trong văn bản của những từ ngữ này.

Trả lời:
- nghèo:
nghèo: có rất ít tiền của, không đủ để đáp ứng những yêu cầu tối thiểu của đời sống vật chất.
nghèo sức: yếu ớt, không có sức lực để làm bất cứ việc gì.
- Mưa dầm sụt sùi:
Mưa dầm sụt sùi: tiếng mưa nhỏ, kéo dài rả rích.
điệu hát mưa dầm sụt sùi: tiếng hát kéo dài có chút buồn bã.

Câu 5 - Trang 20: Đặt câu với các thành ngữ sau: ăn xổi ở thì, tắt lửa tối đèn, hôi như cú mèo.
Trả lời:
- Giải thích:
Ăn xổi ở thì: cách sống tạm bợ cho qua ngày, không tính đến ổn định lâu dài
Tắt lửa tối đen: chỉ tình huống bất trắc, khó khăn, cần sự giúp đỡ của những người xung quanh.
Hôi như cú mèo: không sạch sẽ, hối hám như cú mèo.
- Đặt câu:
Anh ta không có người thân nên cứ sống ăn xổi ở thì vậy thôi.
Hàng xóm nên biết yêu thương, phòng khi tắt lửa tối đèn còn có người giúp đỡ.
Anh ta hôi như cú mèo vậy.

Câu 6 - Trang 20: Trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên có những hình ảnh so sánh thú vị, sinh động. Hãy tìm một số câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong văn bản này và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Trả lời:
- Những ngọn cỏ hãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.
- Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.
- Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.
- Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê.
- Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được.
- Đến khi định thần lại, chị mới trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau.
- Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất.
- Như đã hả cơn tức, chị Cốc đứng rỉa lông cánh một lát nữa rồi lại bay là xuống đầm nước, không chút để ý cảnh khổ đau vừa gây ra.

 Tags: Soạn văn 6 sách Kết nối tri thứcsoạn ngữ văn lớp 6Soạn bài từ đơn từ phúc

  Ý kiến bạn đọc

15 tháng 11 2018

Nghĩa gốc là nghĩa của từ ấy lúc ban đầu . Nghĩa chuyển là nghĩa biến đổi của từ ấy qua thời gian , cách dùng của nhiều trường hợp khác nhau.

1. Lỗi lặp từ
Sử dụng từ đó quá nhiều lần, dẫn đến câu văn bị lặp, rườm rà, gây cảm giác nằng nề.
- Chữa lỗi này:
+ Bỏ từ lặp viết lại câu văn sử dụng các từ thay thế như này, đó...
+ Thay thế từ ngữ lặp bằng các đơn vị đồng nghĩa
2. Lỗi lẫn lộn các từ gần âm
- Mặt âm thanh, hình thức cấu tạo và mặt ý nghĩa của từ có quan hệ chặt chẽ với nhau. Dùng từ chính xác cũng có nghĩa là phải đảm bảo mối quan hệ giữa các mặt này. Phải phân biệt được các đơn vị từ gần âm để tránh nhầm lẫn. Bởi vì âm sai thì cái được biểu đạt (ý nghĩa) cũng không thể chính xác.
Ví dụ: - Ngày mai, chúng em sẽ đi thăm quan Viện bảo tàng của tỉnh.
Phân biệt hai từ thăm quan và tham quan: trong tiếng Việt không có từ thăm quan, trường hợp này người sử dụng lẫn với từ tham quan
- Cách sửa: đọc nhiều sách báo để có vốn kiến thức rộng hơn, tránh để từ bị sai.

*Từ đơn là từ được cấu tạo bởi chỉ một tiếng. 
VD: sách, bút, tre, gỗ.... 
* Từ phức là từ được cấu tạo từ hai tiếng trở lên. 
VD: xe đạp, bàn gỗ, sách vở, quần áo, lấp lánh... 
* Phân biệt các loại từ phức: Từ phức đựoc chia ra làm hai loại là Từ ghép và Từ láy. 
+ Từ ghép: là những từ có cấu tạo từ hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt nghĩa. 
Căn cứ vào quan hệ mặt nghĩa giữa các tiếng trong từ ghép, người ta chia làm hai loại: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ 
VD: sách vở, bàn ghế, quần áo ( từ ghép đẳng lập) 
Xe đạp, lốp xe, ( từ ghép chính phụ) 
+ Từ láy: là những từ được cấu tạo bởi hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt âm. Trong từ láy chỉ có một tiếng gốc có nghĩa, các tiếng khác láy lại tiếng gốc 
VD: Lung linh, xinh xinh, đo đỏ.. 
Từ láy chia ra làm hai loại: Láy bộ phận ( láy âm và láy vần) và láy toàn bộKết quả hình ảnh cho Vẽ sơ đồ bài danh từ.

25 tháng 10 2016

Các chi tiết đặc biệt trong truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Tiếp đến, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây cũng là mội chi tiết thần kì. Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc. Chi tiết bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé cũng là một chi tiết đặc biệt. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Bên cạnh đó, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao đông rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh phi thường, vùi chôn quân giặc. Lúc xung trận, khi roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Chi tiết này khẳng định rằng: gậy sắt là vũ khí của người anh hùng nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí. Điều đó thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo trong chiến đấu của nhân dân ta. Trong nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, cha ông ta đã dùng đến cả gậy tầm vông, giáo mác, cày, cuốc,... để đối chọi với súng ống, xe tăng của giặc. Và cuối cùng Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời.

Chúc bn học tốt!!

25 tháng 10 2016

Các chi tiết đặc biệt trong truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Tiếp đến, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây cũng là mội chi tiết thần kì. Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc. Chi tiết bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé cũng là một chi tiết đặc biệt. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Bên cạnh đó, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao đông rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh phi thường, vùi chôn quân giặc. Lúc xung trận, khi roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Chi tiết này khẳng định rằng: gậy sắt là vũ khí của người anh hùng nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí. Điều đó thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo trong chiến đấu của nhân dân ta. Trong nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, cha ông ta đã dùng đến cả gậy tầm vông, giáo mác, cày, cuốc,... để đối chọi với súng ống, xe tăng của giặc. Và cuối cùng Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời.