K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo:

Với sự phát triển của khoa học - công nghệ, con người càng có nhiều cơ hội để tiếp cận với kho tri thức đồ sộ của nhân loại. Bởi vậy mà chúng ta cũng cần phải có những phương pháp học tập phù hợp, hiệu quả. Phương pháp học tập là cách thức, đường lối có tính hệ thống giúp con người lĩnh hội được tri thức một cách hiệu quả nhất. Phương pháp học tập truyền thống nhất được giữ gìn từ xưa đến nay là lắng nghe lời giảng của thầy cô giáo, kết hợp với ghi chép. Phương pháp này sẽ giúp chúng ta nắm vững được lượng kiến thức cơ bản nhất. Nhưng hiện nay, con người cần nhiều hơn là thế. Bởi vậy việc tìm ra các phương pháp học tập mới là vô cùng cần thiết. Việc học tập kết hợp với thực hành, hay việc học tập thông qua trao đổi nhóm, đặc biệt là tự học tập… đều là những phương pháp cần thiết mà chúng ta có thể áp dụng. Phương pháp học tập nghiên cứu giúp cho chúng ta lĩnh hội thêm nhiều kiến thức, rèn luyện các kỹ năng cần thiết. Ông cha ta có câu “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” nhằm để cao vai trò của việc tự khám phá, tìm hiểu trong cuộc sống. Như vậy, có thể khẳng định, phương pháp học tập nghiên cứu là cần thiết trong quá trình học tập.

2 tháng 1 2022

giúp đi mình đang cần gấp

 

2 tháng 1 2022

Em tham khảo:

Học ăn, học nói, học gói, học mở là câu tục ngữ nói về những điều cơ bản trong cuộc sống mà con người ta phải học để có được cách ăn ở, giao tiếp, cách đối nhân xử thế sao cho lịch sự, tế nhị, văn minh.
– Học ăn: học những phép lịch sự trong ăn uống.
– Học nói: học nói những điều hay, lẽ phải.
– Học gói: học cách tiết kiệm, giữ gìn, không lãng phí.
– Học mở: học tính rộng lượng, bao dung, sẵn sàng giúp đỡ người khác.
– Học gói, học mở: cũng có ý nghĩa là học để biết cách làm cái gì trước, cái gì sau, cách sắp xếp công việc, có gói rồi mới đến mở, trong cuộc sống phải biết trước biết sau, chỉ chung sự khéo léo trong công việc, cách đối nhân xử thế cuộc sống hàng ngày.

          Câu tục ngữ là một lời nhắc nhở kín đáo, giúp chúng ta hoàn thiện bản thân hơn để tiến tới làm việc, học tập thật tốt trong môi trường hiện đại.. 

30 tháng 3 2019

tôn sư trọng đạo dc ko

30 tháng 3 2019

Tục ngữ: đi một ngày đàng học một sàng khôn

giải thích: 

                   

Xã hội loài người phát triển được như ngày nay là nhờ quá trinh tìm hiểu nhận thức, tích luỹ và không ngừng nâng cao tri thức của tất cả các dân tộc trên thế giới. Tri thức rất cần thiết đối với con người. Muốn có tri thức thì phả học hỏi. Học trong sách vở, học từ thực tế cuộc sống, ông cha ta xưa kia để nhận thức rất đúng đắn về sự cần thiết của việc mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết đối với mỗi người nên đã khuyên nhủ, động viên con cháu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

   Xã hội Việt Nam trước đây là xã hội phong kiến còn nhiều bảo thủ, lạc hậu. Người dân quanh năm suốt tháng chỉ quanh quẩn trong luỹ tre xanh, ranh giới của cộng đồng làng xã. Có người suốt đời chẳng bước ra khỏi cổng làng, số người được đi xa để ăn học hoặc làm việc rất hiếm hoi. Vì vậy, trình độ hiểu biết của mọi người nói chung rất thấp vá khó mà mở rộng hoặc nâng cao lên được.

   Tuy vậy, trong sự ràng buộc của tư tưởng bảo thủ, lạc hậu, vẫn loé lên những tia sáng nhận thức về sự cần thiết phải học hỏi để nâng cao hiểu biết. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Chỉ cần đi một ngày đàng (ý nói thời gian ít ỏi và quãng đường không xa là bao so với nơi ta sinh sống) thì ta đã học được một sàng khôn. Đây là hình ảnh cụ thể, gần gũi được dùng để thể hiện một khái niệm trừu tượng là sự hiểu biết của con người. Nếu chịu khó đi xa thì ta sẽ học được nhiều bài học bổ ích trong cuộc đời, bởi trên khắp các nẻo đường đất nước, nơi nào cũng có vô vàn những điều hay, điều lạ.

   Để động viên tinh thần học hỏi của con cháu, ông cha xưa đã có những câu ca dao nội dung tương tự như câu tục ngữ trên: Làm trai cho đáng nên trai. Phú Xuân cùng trải, Đồng Nai cũng từng; Làm trai đi đó đi đây, Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn. Điều đó chứng tỏ ông cha ta đã nhận thức được việc đi xa để học hỏi là điều quan trọng, cần thiết và đáng khuyến khích.

   Trình độ hiểu biết tạo điều kiện cho ta làm việc tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn, giúp ích cho gia đình, xã hội được nhiều hơn. Hiểu biết càng nhiều, con người càng có cách xử thế đủng đắn trong quan hệ gia đình và xã hội.

   Trong giai đoạn đổi mới hiện nay, việc học tập để mở mang nhận thức va hiểu biết của mỗi người càng trở nên cấp bách. Muốn xoá bỏ tình trạng lạc hậu, muốn rút ngắn sự cách biệt giữa nước ta và các nước phát triển trên thế giới, chúng ta chỉ có một con đường là học: Học, học nữa, học mãi như lời Lênin đã dạy. Vấn đề đặt ra là phải học những điều hay, lẽ phải, những điều thiết thực, bổ ích cho sự nghiệp xây dựng đất nước. Không nên học theo điều dở, điều xấu, có hại đến bản thân, gia đình và xã hội.

   Hiện nay, việc đi đó đi đây không còn là chuyện hiếm có như ngày xưa. Ai cũng có quyền tự do đi lại, học hành, kể cả ra nước ngoài. Học hỏi bằng con đường tham quan, du lịch; học hỏi bằng con đường du học... Nhưng mục đích cuối cùng vẫn là để tiếp thu những kinh nghiệm, những kiến thức khoa học mới mẻ, tiên tiến của nhân loại, nhằm phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển Việt Nam thành một đất nước giàu mạnh mà vẫn giữ được bản sắc và truyền thống dân tộc.

   Học hỏi không phải là chuyện ngày một, ngày hai mà là chuyện của cả đời người. Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở cuộc sống. Việc nâng cao hiểu biết là rất quan trọng và cần thiết đối với mỗi người. Vì vậy chúng ta phải có mục đích và phương pháp học tập đúng đắn để đạt được hiệu quả cao. Có tri thức, chúng ta mới làm chủ được bản thân, mới đóng góp hữu ích cho gia đình, xã hội. Học vấn làm đẹp con người - đó cũng là điều ông cha muốn nhắn gửi đến chúng ta. Câu tục ngữ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn là lời khuyên quý báu của người xưa; đến nay nó vẫn là bài học quý báu đối với tuổi trẻ trên con đường tạo dựng sự nghiệp.

hok tốt

#~DCT3,14~

14 tháng 4 2022

bạn tham khảo nha.

1. Mở bài

Giới thiệu về câu tục ngữ “Cái răng cái tóc là góc con người”.

2. Thân bài

- Giải thích:

“Cái răng, cái tóc” đều là những bộ phận trên cơ thể con người. Thể hiện vẻ đẹp ngoại hình của con người.“Góc con người”: là tính cách, phẩm chất làm nên con người.

- Ý nghĩa: Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chăm chút ngoại hình bên ngoài thể hiện đến tính cách bên trong.

- Lời khuyên: Con người phải biết chăm sóc đến vẻ bên ngoài hơn.

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ trên.

14 tháng 4 2022

Cảm ơn

11 tháng 3 2019

I. Mở bài 
- Truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam lấy chữ nhân làm gốc.
- Một trong những nét đẹp của phẩm giá là tình thương yêu con người và đức vị tha.
- Ông bà, cha mẹ thường khuyên nhủ con cháu : Thương người như thể thương thân.
II. Thân bài 
a) giải thích ý nghĩa câu tục ngữ. 
-Thân là bản thân. Thương thân là thương mình, khi cảm nhận nỗi khổ của mình khi đói không cơm, lạnh không áo, ốm không thuốc. 
- Thương người : người là người xung quanh. Thương người là thương xót, cảm thông, chia sẻ nỗi vất vả, cơ cực của người khác, nếu có điều kiện thì sẵn sàng giúp đỡ.
Thương người như thể thương thân : ta yêu quý bản thân mình như thế nào thì mình phải thương người khác như thế. Nếu đã từng trải qua đau khổ, bệnh tật, túng thiếu,... thì khi thấy người khác lâm vào cảnh ấy, ta hãy cảm thông, giúp đỡ, quan tâm tới họ như đối với chính bản thân ta. 
b) Tác dụng của câu tục ngữ : 
Là lời nhắc nhở phải biết Yêu thương, trân trọng người khác như yêu thương, trân trọng chính bản thân mình. 
Phải biết đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc sống. 
Cội nguồn của tình yêu thương là lòng nhân ái
c) chứng minh nội dung câu tục ngữ. 
Một cá nhân không thể sống tác rời cộng đồng gia đình, xã hội, nhất là lúc cơ nhỡ, khó khăn ( từ đoạn này bắt đầu lấy dẫn chứng cụ thể qua sách báo, phim ảnh,.... mà bạn biết) 
Mối quan hệ giữa bản thân với mọi người xung quanh là mối quan hệ hữu cơ, khăng khít. Mình có thông cảm, yêu thương, giúp đỡ người khác thì mới nhận được cách đối xử như vậy ( Tiếp tục đưa ra dẫn chứng ) 
Hiện nay, phong trào từ thiện được nhân rộng khắp đất nước. Đó là biểu hiện cụ thể của truyền thống nhân ái và đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
III. Kết bài 
Tình giai cấp, nghĩa đồng bào là yếu tố quan trọng hành đầu tạo nên sức mạnh trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
Tinh thần tương thân tương ái là nét đẹp nổi bật trong bản sắc của dân tộc ta. 
Trong thời đại mới, tinh thần ấy nâng cao, mở rộng thành tình yêu nhân loại.

11 tháng 3 2019

Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ và nội dung chính của câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công”

Thân bài: Giải thích câu tục ngữ

Nghĩa đen: coi thất bại là người mẹ (của thành công)

Nghĩa hàm ẩn: Mỗi lần vấp ngã chính là kinh nghiệm, vốn sống quý báu để trưởng thành, chín chắn hơn.

- Dẫn chứng những tấm gương vượt qua thất bại của bản thân để thành công:

    + Michael Jordan là cầu thủ bóng rổ nổi tiếng nhất thế giới từng bị các HLV không nhận vì quá thấp.

    + Albert Einstein biết nói rất chậm, ông từng bị đuổi khỏi trường học vì tiếp thu quá chậm, sau này ông trở thành vĩ nhân được nhắc tới với nhiều cống hiến vĩ đại cho thế giới

Kết bài: Câu tục ngữ như nguồn động lực cổ vũ con người vượt lên khó khăn, thất bại để đạt được mục tiêu mà mình mong muốn.

Bạn học lớp 7 ah! Mà cụ thể là lp 7 j?

Tham khảo:

Cuộc sống có muôn vàn khó khăn và gian nan vất vả mỗi người chúng ta cần phải cố gắng vượt qua nó và làm nên những điều có giá trị và ý nghĩa nhất, khi chúng ta vấp ngã không nên nản chí mà hãy đứng dạy và tiếp tục cố gắng bởi đúng như câu tục ngữ này đã nói: “thất bại là mẹ thành công”.

Câu tục ngữ trên đã nhắc nhở mỗi chúng ta khi thất bại không nên nản chí mà hãy tiếp tục phấn đấu để chinh phục được nó, nghĩa đen của nó nói lên thất bại là mẹ của thành công, qua nghĩa đen muốn thể hiện đó là thất bại là người mẹ, thành công là người con, muốn thành công thì cần có người mẹ thất bại để ra nó. Nhưng ý nghĩa của câu nói này để lại cho chúng ta vô cùng to lớn và mang ý nghĩa quan trọng đang nhắc nhở chúng ta cần phải có thái độ sống tốt và đúng đắn hơn, cuộc đời phúc tạp và vô cùng khó khăn chính vì vậy thất bại là nền tảng là động lực để chúng ta cố gắng vượt qua tất cả.

Truyền thống quý báu này đã xuất hiện từ xưa đến nay nó như một lời nhắc nhở mỗi chúng ta cần phải có thái độ đúng đắn trước những giông tố của cuộc sống. Cuộc sống của chúng ta vô cùng phức tạp và để làm được điều mà chúng ta đã hàng mơ ước, thì chúng ta cần phải làm nên được những điều có giá trị cần thiết và nó có ý nghĩa mạnh mẽ nhất đối với mỗi con người, trong cuộc sống của chúng ta có biết bao nhiêu thử thách luôn đang dành giật và ập đến mỗi ngày, nhưng chúng ta biết đứng vững trên đôi chân của mình, vượt qua mọi thử thách và khó khăn thì chúng ta mới cảm nhận được những điều tuyệt vời và có ý nghĩa nhất mà cuộc sống này đem tặng cho mỗi người, những giá trị niềm tin và sức sống của mỗi người đã được thể hiện một cách mạnh mẽ và có giá trị nhất, trong cuộc đời của mỗi con người giá trị về niềm tin và sự vững chắc bước trên đôi chân của mình ngày phải được cải thiện và nó sẽ phát triển mạnh mẽ và có ý nghĩa hơn.

Những giá trị đó không chỉ làm cho chúng ta có niềm tin hơn về chính cuộc sống này, mà nó đem lại những điều tốt lành và tuyệt vời nhất, như những lúc chúng ta cảm thấy mệt mỏi vì nhiều chuyện trong cuộc sống quá phức tạp chúng ta thường nản chí, và bị hoang mang trước những điều đó, nhưng rồi, phải cố gắng vượt qua được nó chúng ta mới cảm thấy cuộc đời của mình có ý nghĩa hơn, khi chúng ta đặt ra niềm tin và những điều có giá trị vào trong chính cuộc đời này, thì điều đó góp phần nên những điều tuyệt vời nhất. Nó là động lực cho chúng ta cố gắng, là nguồn cổ vũ tinh thần cho mỗi chúng ta, bởi không có việc gì khó chỉ sợ lòng không bền đào núi và lấp biển quyết chí ắt làm nên, chúng ta phải làm nên được tất cả những điều có giá trị và ý nghĩa trong cuộc sống có như vậy cuộc đời của mình mới thực sự có ý nghĩa và chúng ta trở thành những con người mạnh mẽ và có giá trị hơn.

Mỗi ngày chúng ta nên rèn luyện những điều tốt lành nhất cho chính bản thân mình, từ đó làm nên những điều vô cùng lớn lao và nó để lại những bài học to lớn cho mỗi người, những giá trị niềm tin và những động lực bước qua mọi khó khăn mà thử thách đang bao vây trong cuộc đời của mình, bước qua những khó khăn đó chúng ta cảm thấy cuộc đời của mình mạnh mẽ và chúng ta trở thành những con người kiên trì. “Trên bước đường thành công không có dấu chân của những kẻ lười biếng” quả đúng như vậy trên con đường thành công chúng ta cần phải bỏ thời gian công sức để rèn luyện từ đó tạo dựng cho mình nền tảng vững chắc để dám đối mặt với vô vàn những gian nan vất vả đang bủa vây chính mình.

 

Những điều tưởng chừng như nhỏ bé nhưng nếu chúng ta biết rèn luyện và tạo cho mình nhiều thói quen tốt hơn thì cuộc sống này sẽ chứa tran những điều vô cùng có ý nghĩa và nó có nhiều giá trị nhất, cuộc sống của mỗi chúng ta sẽ ngày càng được nâng cao và cải thiện nhiều hơn. Câu tục ngữ trên hoàn toàn đúng nó đã để lại cho con người những bài học quý giá và cần thiết nhất, khi bước trên đường đời họ không cảm thấy bỡ ngỡ và khi gặp khó khăn họ không hề sợ bị thất bại, bởi thất bại chính là mẹ thành công, thất bại sẽ để lại cho họ những bài học kinh nghiệm quý báu để họ không bao giờ mắc phải nó nữa.

Trong cuộc sống chúng ta gặp rất nhiều người luôn luôn kiên trì vượt qua mọi thử thách của cuộc sống nhưng lại có những người khi gặp khó khăn họ nản chí, và thất bại làm cho họ không muốn tiếp tục cố gắng nữa đây là những con người không kiên trì.

Chúng ta cần phải rèn luyện bản thân mình nhiều hơn, và không sợ thất bại bởi thất bại chính là động lực và nền tảng để chúng ta tiếp tục cố gắng để chinh phục những khó khăn và thử thách đang đặt ra trước mắt mình.

29 tháng 3 2022
CÂU TỤC NGỮ “ĂN QUẢ NHỚ KẺ TRỒNG CÂY”

Lòng biết ơn là một truyền thống, đạo lí tốt đẹp của ông cha ta từ xưa đến nay. Để khuyên con cháu sống biết ơn với thế hệ trước, với những gì thế hệ trước để lại, ông cha ta đã dạy: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Đúng vậy, câu tục ngữ tuy ngắn gọn nhưng mang một ý nghĩa sâu sa. Ông cha ta đã khéo léo sử dụng nghệ thuật ẩn dụ để nhắc nhở con cháu về truyền thống, đạo lí tốt đẹp. Về nghĩa đen, khi chúng ta được thưởng thức những trái cây ngọt ngào thì phải nhớ tới những người đã dày công gieo trồng, chăm sóc cho cây đơm hoa kết trái. Về nghĩa bóng, mượn hình ảnh này, ông cha ta muốn khuyên nhủ chúng ta phải biết kính trọng, nâng niu quá khứ, những thành quả lao động mà người đi trước để lại. Nếu không có họ thì chúng ta sẽ không có được những giá trị tốt đẹp như ngày hôm nay. Lãng quên quá khứ cũng chính là cách chúng ta quên đi chính mình, trở thành những kẻ vô ơn bạc nghĩa.

Truyền thống biết ơn đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam, trở thành lối sống tốt đẹp của người dân từ xưa đến nay. Ngày Giỗ tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3) hằng năm là ngày nhân dân ta tỏ lòng thành kính, biết ơn các vị vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước. Ngày 27 tháng 7 là ngày thương binh liệt sĩ, ngày để mỗi chúng ta tri ân các vị anh hùng dân tộc đã đổ xương máu, hy sinh tính mạng của mình để giữ vững nền độc lập tự do cho dân tộc. Vào ngày lễ hội Đền Trần tháng 8 âm lịch hằng năm, là ngày mà con cháu cả nước nhớ về công ơn của các vị vua đời Trần đã ba lần đánh thắng quân Nguyên – Mông, viết tiếp vào trang lịch sử hào hùng của nước nhà những mốc son chói lọi.

Lòng biết ơn những vị anh hùng đã hy sinh xương máu được Đảng và nhà nước ta thể hiện bằng những hành động thiết thực như tôn vinh các bà mẹ Việt Nam anh hùng, phục dưỡng để các mẹ yên hưởng tuổi già. Rồi phong trào đền ơn đáp nghĩa được lan rộng khắp mọi nơi với những ngôi nhà tình nghĩa được xây dựng từ miền ngược đến miền xuôi. Những đội tình nguyện ngày đêm miệt mài tìm hài cốt của đồng đội, đưa họ về với mảnh đất quê hương yêu dấu. Tất cả những nghĩa cử cao đẹp là một lẽ sống cao đẹp, thể hiện lòng biết ơn đối với các thế hệ đi trước.

Lòng biết ơn không chỉ là lời nói mà còn phải được thực hiện bằng những hành động cụ thể: con cháu phải biết ơn ông bà cha mẹ, học sinh phải biết ơn thầy cô giáo, nhân dân phải biết ơn những người đã hy sinh cho dân tộc để ta có được cuộc sống hạnh phúc như ngày hôm nay. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn tồn tại những kẻ “vô ơn bạc nghĩa”, “ăn cháo đá bát”, “ăn quả” mà không nhớ đến người “trồng cây”, “uống nước” mà không nhớ đến “nguồn”. Những kẻ đó có cuộc sống ấm no hạnh phúc mà quên đi thành quả của người đi trước để lại. Họ đã “bắn vào quá khứ bằng súng lục” thì chắc chắn “tương lai sẽ bắn lại bằng đại bác” như lời Gamzatov đã từng nói. Họ sẽ bị xã hội lên án và khi xám hối thì lương tâm cũng trở nên vô cùng cắn rứt.

Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” tuy ngắn nhưng để lại cho chúng ta bài học sâu sắc về lòng biết ơn. Đó là tình cảm cao quý, thiêng liêng, là thước đo phẩm chất, giá trị con người. Lòng biết ơn không phải tự nhiên mà có, mà là kết quả của một quá trình tu dưỡng lâu dài suốt cả cuộc đời.

bạn tham khảo nha

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

Một số tác phẩm có cách đặt nhan đề là một vùng đất:

- Việt Bắc (thơ) – Tố Hữu

- Đất Cà Mau (truyện ngắn) – Mai Văn Tạo

- Vàm Cỏ Đông (thơ) – Hoài Vũ

- Cô Tô (Kí) – Nguyễn Tuân

- Hang Én

14 tháng 4 2022

Tham Khảo
Cái răngcái tóc” đều  những bộ phận trên cơ thể con người, thuộc về ngoại hình bên ngoài. Còn “góc con người” ở đây chính  nét tính cách, phẩm chất của mỗi người. Như vậy, câu tục ngữ trên muốn nhấn mạnh rằng đôi khi ngoại hình bên ngoài cũng phần nào thể hiện được nét tính cách bên trong.

14 tháng 4 2022

bạn tham khảo nha

Khi nhắc đến yếu tố ngoại hình của con người, cha ông ta từ xa xưa đã có câu tục ngữ “Cái răng cái tóc là góc con người” - một lời khuyên đầy quý giá.

“Cái răng, cái tóc” chỉ là những bộ phận nhỏ trên cơ thể, gương mặt của con người nhưng chúng lại là điểm nhấn quan trọng để tạo nên vẻ đẹp và tính cách của mỗi người. “Góc con người” là một phần làm nên con người. Câu tục ngữ muốn nhấn mạnh tới việc, con người phải biết chú ý đến vẻ bên ngoài của mình, biết quan tâm, chăm sóc bản thân mình từ những thứ nhỏ bé như vậy. Đó cũng là yếu tố để khẳng định tính cách của mình.

Nếu chúng ta nhìn vào một con người, muốn đánh giá họ có sạch sẽ, gọn gàng, thậm chí đẹp đẽ hay không chỉ cần nhìn vào răng, vào tóc. Với những người chu đáo, quan tâm đến bản thân mình, họ sẽ chú trọng khi xuất hiện trước người khác. Còn những người xuề xòa, luộm thuộm, họ chẳng cần điều ấy. Bởi vậy, cái “góc con người” ở đây là tính cách, phẩm chất mà câu tục ngữ muốn đề cập tới. Cuộc sống hiện đại ngày nay rất dễ dàng giúp con người cải thiện hơn về vẻ bên ngoài. Không thể phủ nhận những dịch vụ chăm sóc sắc đẹp về răng và tóc ngày càng phát triển. Cho nên “góc con người” không khó để trở nên đẹp. Nhưng cái đẹp sẽ chẳng bao giờ trường tồn, cũng chẳng mãi mãi y nguyên như vậy, nếu chúng ta không biết chăm sóc chúng.

Câu tục ngữ vẫn là lời nhắc nhở về cách ăn ở, về những chú ý nho nhỏ làm nên tích cách tốt đẹp ở con người.

1.

Đạo lí làm người của dân tộc ta được thể hiện khá rõ ràng trong kho tàng ca dao, tục ngữ. Nói về lối sống thanh cao, trong sạch, giữ gìn phẩm giá trong hoàn cảnh khó khăn, tục ngữ có câu: Đói cho sạch, rách cho thơm.

   Người xưa mượn hai yếu tố thiết thực nhất trong cuộc sống hằng ngày của con người là ăn và mặc để thông qua đó thể hiện quan niệm sống của mình. Trong xã hội phong kiến trước đây, người lao động chân lấm tay bùn thường bị giai cấp bóc lột khinh thường, rẻ rúng. Bọn chúng cho rằng mọi sự xấu xa trên đời đều bắt đầu từ sự cùng khốn này: Bần cùng sinh đạo tặc, hay Đói ăn vụng, túng làm càn.Thực tế cũng có một số người bị tha hóa trước hoàn cảnh nhưng đó chỉ là rất ít, còn phần lớn người lao động chân chính vẫn giữ vững nếp sống lành mạnh, trong sạch truyền thống của cha ông.

 Lúc đói bản năng tự nhiên của con người trỗi dậy rất mạnh để bảo tồn sự sống. Liệu có còn đủ lí trí để giữ cho sạch sẽ? Khi nghèo nàn, rách rưới, mấy người còn nghĩ tới thơm tho? Không ! Câu tục ngữ này không định đề cập đến nghĩa đen mà cao hơn thế, nó nêu lên một triết lí sống, một quan điểm sống, một nề tảng đạo đức của nhân dân ta.

   Câu tục ngữ lấy đói và rách là hai biểu hiện cụ thể của hoàn cảnh khó khăn trong đời sống vật chất của con người để tượng trưng cho cuộc sống gian truân, vất vả. Nước ta là một nước nông nghiệp, trước đây hơn 90% dân số sống bằng nghề làm ruộng. Quanh năm họ dầu dãi nắng mưa, đổ mồ hôi nước mắt trên đồng ruộng để làm ra củ khoai, hạt lúa. Cực nhọc trăm bề nhưng nghèo đói vẫn hoàn nghèo đói bởi sưu cao, thuế nặng, bởi chính sách áp bức, bóc lột tàn khốc của giai cấp thống trị. Đời người nông dân nghèo, hỏi có mấy khi được ấm no, vui vẻ?

 Sống trong cảnh đói rách kéo dài triền miên như vậy, nếu không giữ gìn phẩm cách, con người sẽ rất dễ bị tha hóa về đạo đức. Trong hoàn cảnh ấy, những lời khuyên nhủ, những bài học nhân sinh là hết sức cần thiết. Người lao động khuyên nhau, nhắc nhở nhau hãy sống cho trong sạch, đúng với bản chất thiên lương, sao cho khỏi cúi xuống thẹn đất, ngẩng lên thẹn trời và trước hết là để cho lương tâm mình không bị cắn rứt bởi tội lỗi xấu xa.

   Quan điểm này đối lập với quan điểm sống tiêu cực của giai cấp boc lột; là sự tự khẳng định và đề cao quan điểm sống thanh cao của người lao động. Không một uy lực nào, một cám dỗ nào có thể làm cho những con người chân chính khuất phục.

   Trong sạch trong lối sống, trong nếp nghĩ. Thơm tho trên phương diện danh dự, đạo lí làm người. Điều đó đã được kết tụ trong cách sống cao thượng của những bậc chính nhân quân tử như Nguyễn Trãi, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến,... Quan niệm sống ấy là quan niệm sống cao đẹp của nhân dân ta từ ngàn xưa truyền lại. Nó giống như những bông hoa sen vươn lên trên đầm lầy với vẻ đẹp thanh cao và mùi hương thơm ngát.

2.

Lời nói là phương tiện đế con người trao đổi tư tưởng, tình cảm và kinh nghiệm với nhau (bao gồm cả kinh nghiệm xử thế, lao động sản xuất, học tập...). Vì thế, nó có giá trị đặc biệt trong đời sống. Để khuyên bảo mọi người cách nói năng sao cho đạt hiệu quả cao nhất trong giao tiếp, ông cha ta đã từng căn dặn:

Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Trong cuộc sống hằng ngày, con người thường xuyên phải dùng ngôn ngữ làm phương tiện giao tiếp. Nếu biết lựa chọn lời nói thích hợp thì mọi người sẽ hiểu nhau hơn, công việc sẽ thuận lợi hơn, kết quả sẽ cao hơn. Mỗi người bình thường đều có khả năng nói lên mọi điều nhưng có lời hay, lời đẹp mà cũng có lời thô, lời vụng. “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”. Ta có thể chọn lựa được lời nói tùy theo ý định và trình độ văn hóa của mình. Ông cha ta nhận thấy lời nói như một thứ công cụ dễ kiếm, dễ chọn trong tầm tay của mọi người. Nếu chọn đúng, lời nói sẽ tạo hiệu quả lớn, còn lựa sai, thì lời nói sẽ làm mất lòng nhau.

Hiệu quả của lời nói đẹp là làm vừa lòng nhau. Lời nói đẹp tạo ra sự cảm thông, sự ăn ý và hiểu biết lẫn nhau. Đó là cơ sở đểcon người đạt được mục đích trong giao tiếp. Để cho vừa lòng nhau, cần phải biết lựa chọn lời nói thích hợp với đối tượng, với hoàn cảnh, với sắc thái tình cảm.

Cùng nói về một hiện tượng là cái chết nhưng có rất nhiều cách diễn đạt khác nhau: sư già đã viên tịch; người chiến sĩ ấy đã hisinh vì Tổ quốc; ông cụ mới khuất núi... Người có văn hóa khi giao tiếp thường biết lựa chọn cách nói thích hợp. Một lời nói hợp cảnh, hợp tình sẽ làm cho quan hệ thêm tốt đẹp và việc làm thêm hiệu quả. Một lời nói hớ hênh, vô ý sẽ làm hỏng hết mọi dự định. Chọn được những lời nói thích hợp chính là ta đã làm tốt việc lựa lời.

Nhưng để có khả năng lựa lời, chúng ta phải học tập, rèn luyện liên tục, lâu dài. Ông cha ta đã từng đểlại rất nhiều lời khuyên về sự cẩn trọng trong cách nói năng của con người: “Ăn phải nhai, nói phải nghĩ”; “Học ăn, học nói, học gói, học mở”...

Tuy chú ý đên việc lựa lời đểđạt được hiệu quả giao tiếp nhưng người xưa không bao giờ cho rằng mục đích giao tiếp chỉ là sự vừa lòng nhau.

Cần phải chọn lời nói thích hợp, nhưng đúng- đắn chứ không phải chỉ quan tâm đến sự đồng tình của người nghe, bởi vì có những khi nói thật mất lòng. Một lời nói êm tai, nhẹ nhàng nhưng giả dối không thể coi là một hành vi giao tiếp đúng đắn. “Nói gần nói xa chẳng qua nói thật”, lời nói thích hợp trước hết phải là lời nói chân thật, sau đó mới là lời nói đẹp.

Lời nói là công cụ giao tiếp, lời nói thể hiện phẩm chất, trình độ của mỗi con người. Biết dùng lời nói thích hợp sẽ tạo được hiệu quả tốt trong giao tiếp. Vì vậy, chúng ta cần phải tự rèn luyện cách nói năng văn minh, lịch sự để đạt được mục đích như mong muốn.

3.

Cuộc đời mỗi người cũng giống như một bức tranh muôn màu, muôn sắc. Sẽ có màu hồng , nhưng cũng sẽ có những vệt đen, đó chính là những khó khăn thử thách trong cuộc sống mà ta cần rầy công tận sức mà mà vượt qua. Muốn vậy, con người ta cần phải có ý chí, nghị lực, quyết tâm để xoá đi được những vệt đen ấy. Chính vì thế, ông cha ta đã có câu “Có chí thì nên”.

Câu tục ngữ nghe có vẻ ngắn gọn và đơn giản nhưng ẩn chứa một tầng ý nghĩa thật lớn lao. “Chí” có thể hiểu là sự quyết tâm, nghị lực, hoài bão, lý tưởng khi thực hiện một kế hoạch hay làm một điều gì đó. “Có chí thì nên”, “nên” ở đây tức là đạt được thành công, đạt được kết quả như mong muốn, như đã đặt ra. Như vậy, cùng với cách nói “Có..thì”, như một lời khẳng định đanh thép, ông cha ta đã đặt ra vài trò của ý chí, nghị lực trong cuộc sống, cụ thể là trên con đường thành công của mỗi người. Con người ta cần có sự kiên trì, quyết tâm, lý tưởng thì mọi khó khăn, gian nan, thử thách, thất bại đều sẽ có thể vượt qua và đạt được kết quả như mong ước.

Đầu tiên, con đường đời của mỗi người không phải lúc nào cũng bằng phẳng, dễ đi, mà sẽ có những khúc cua gập ghềnh, trắc trở. Đứng trước những đoạn đường ấy, chẳng lẽ ta sẽ cứ đứng lại, hoặc quay đầu trở về mà không bước đi nữa? Nếu như vậy, con người ta sẽ chẳng bao giờ có thể đạt được thành công , vĩnh viễn không thể trưởng thành được. Thay vì điều đó, tại sao ta không vững chí, quyết tâm mà leo bước lên, vượt qua những tảng đá cứng nhọn ấy, dù chỉ là mất một khoảng thời gian, dù cho quá trình ấy sẽ có thể đau đớn,cực nhọc làm sao , nhưng cuối cùng ta vẫn sẽ vượt qua và tiếp tục cuộc hành trình.

Nếu có ý chí, nghị lực, sự quyết tâm, có lẽ điều gì cũng sẽ trở nên không quá khó khăn với chúng ta . Nhưng nếu chỉ biết nản lòng, nhụt chí trước mỗi gian nan, thử thách ấy thì liệu ta sẽ làm được gì trong cuộc sống? Từ xa xưa, trong thời chiến, ông cha ta đã kiên cường, anh dũng dựng nước, chống trả lại kẻ thù xâm lược, đó đều là nhờ vào ý chí quyết tâm, đồng lòng, căm thù giặc ngoại xâm, “quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh”, không run sợ trước kẻ thù xâm lăng. Ngày nay, trong thời bình, nhân dân ta cũng đã, đang, và vẫn nhiệt huyết, xây dựng đất nước, đem vinh quang về cho Tổ Quốc. Có lẽ với mỗi người Việt Nam, không ai có thể quên được kỳ tích U23 Châu Á vừa qua, những chàng “dũng sĩ” quần đùi áo số ấy đã đem về vinh quang cho dân tộc khi lên đường thi đấu với một ý chí, quyết tâm , vượt qua sự khắc nghiệt của thời tiết, kiên cường thi đấu đến giọt mồ hôi cuối cùng, vĩnh viễn không từ bỏ và cuối cùng họ đã thành công, có thể không phải thành công ở đấu trường ấy, nhưng đã thành công khi lay động bao trái tim hàng triệu người hâm mộ Việt Nam vì ý chí, nghị lực của họ.

Một tấm gương điển hình khác đó là thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, tuy bị liệt cả hai tay, nhưng bằng nỗ lực, sự phấn đấu vì ham học, trải qua bao đau đớn, thầy đã tập viết bằng chân và bây giờ đã trở thành thầy giáo ưu tú, tài ba. Như vậy, có thể thấy, mọi thất bại, mọi bất hạnh, mọi khó khăn, gian khổ sẽ không phải là điều gì mà chúng ta không thể vượt qua, đánh ngã chúng ta bất cứ lúc nào, chỉ cần ta có quyết tâm. Ta có hoài bão, lý tưởng, ta vẫn sẽ đạt được mục tiêu, đạt được khát vọng mà ta mong muốn.

Mỗi lần vấp ngã sẽ cho ta kinh nghiệm, mỗi thử thách sẽ cho ta biết cách suy nghĩ để vượt qua thử thách đó, càng khổ cực thì vinh quang sẽ càng lớn lao. Đừng từ bỏ bất cứ một điều gì khi ta vẫn còn chưa tới được đích, đừng nản lòng, run sợ khi gặp khó khăn, vì nếu thế cánh cửa của thành công sẽ đóng lại ngay trước mắt bạn. Tất nhiên ta không thể cứ mãi theo đuổi những điều mà ngoài khả năng của mình, dù bạn có ý chí, nghị lực nhưng nếu không có kỹ năng, trình độ , không có tri thức thì sự kiên trì ấy cũng chẳng thể đi đến được thành công mà chỉ làm tiêu tốn thời gian của ta mà thôi. Muốn vậy, cần phải rèn luyện, tu dưỡng bản thân thật tốt, để có đủ trình độ, tri thức làm hành trang vững trãi vì thành công mà chỉ có ý chí, sự kiên trì là không đủ. Luôn tin tưởng vào bản thân mình, lạc quan , không run sợ ,tự ti rồi ta sẽ đạt được thành tựu như ta mong muốn mà thôi.

Chẳng có gì là ngoài tầm với, chỉ là bạn có muốn với lấy nó hay không thôi. Muốn vậy thì cần phải “có chí”, có quyết tâm, kiên trì. Câu tục ngữ của ông cha ta mới thật đúng đắn mà giàu ý nghĩa làm sao.

4.

Học tập không bao giờ là dễ dàng đối với mỗi người. Con đường học tập rất dài và đầy những gian nan. Để có thể đi trên con đường đó thì chúng ta phải cố gắng học thật tốt. Có ý thức tự giác trong học tập và rèn luyện nó trở thành một thói quen không thể bỏ của bản thân. Để có thể làm được việc đó thì cần phải hiểu rõ trình độ học tập và trách nhiệm của bản thân trong học tập.

   Tự giác trong học tập là tự mình tiến hành công việc học tập và rèn luyện mà không đợi người khác nhắc nhở hay giúp đỡ. Muốn xây dựng tính tự giác, ta phải lập một thời khóa biểu học tập thời gian hợp lí và rõ ràng. Cần siêng năng học tập, làm đầy đủ những yêu cầu thầy cô đưa ra, soạn bài mới trước khi đến lớp. Tăng cường đọc nhiều sách và kiên trì nghiên cứu học tập để có thể hiểu biết thêm.

   Không chỉ trong học tập mà ngay cả công việc hay đời sống hàng ngày cũng rất cần ý thức tự giác. Đối với học sinh chúng ta, tự giác học vô cùng quan trọng. Tự giác cũng là một trong những bậc thang dẫn đến thành công. Nếu ta biết tự giác học tập thì sẽ luôn được thầy cô và cha mẹ quý mến. Siêng năng cần cù làm theo lịch học và vui chơi của bản thân đặt ra. Hãy tự giác ngay bây giờ, đừng để chần chừ sang ngày mai và rồi ngày kia và ngày kia nữa, vẫn mãi không thể làm được.

   Ngày nay, ý thức tự giác của học sinh đang ngày càng giảm sút bởi những thứ như mạng xã hội hay trò chơi điện tử đang dần lấy đi tuổi trẻ và làm sao lãng việc học của học sinh. Phụ huynh và giáo viên cũng góp phần rất quan trọng cho tính tự giác của trẻ nhỏ. Học sinh cũng không nên học quá nhiều và cũng không nên chơi quá nhiều, vì vậy cần phải lập một kế hoạch giữa chơi và học hợp lí và kiên trì làm theo mỗi ngày.

    Để có thể tự giác thì trước tiên là nên hiểu ý nghĩa của việc học rồi mới có thể tự học. Hậu quả của việc không làm theo kế hoạch và không tự giác học đó chính là học sinh không thể sáng tạo trong việc học dẫn đến tình trạng học thuộc nhưng không hiểu bài giảng, cảm thấy nhàm chán khi học và kết quả học tập giảm sút, thất bại trong học tập.

    Nếu chúng ta có ý thức tự giác học tập thì chúng ta chắc chắn sẽ thành công và nâng cao được tri thức của bản thân. Tự học giúp cho chúng ta có thể mở rộng tương lai của chính mình.


 

3 tháng 4 2020

1 giải thích câu tục ngữ " Đói cho sạch ,rchs cho thơm

-> giải thích là khuyên rằng có nghèo cũng không làm điều ác ,ăn cướp và có nghèo cũng phải vượt qua chính mình để vươn lên cuộc sống ,giúp đỡ mọi người.

2 tục ngữ có câu

Lời nói chẳng mất tiền mua,

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"

em hiểu lời khuyên đó nhứ thế nào?

-> chúng ta hãy những lời tốt đẹp hay lựa những lời hay để chúng ta không giận nhau nhữ thế vừa lòng nhau được

3 giải thích câu tục ngữ " có trí thì nên"

-> giải thích: Có chí thì nên là giúp ta luôn có chí  vươn lên  mới làm được như ( ví dụ) nhưng học còn kém nên sẽ quyết tâm học bài chăm chỉ hơn mà đã xuất sắc hơn và đã trở thành một học sinh giỏi.

4 Em hãy nêu nững tấm gương sáng về tinh thần tự học .theo em tinh thaanfd học có cần thiết không?

->  chúng ta phải đặt mục tiêu ,chăm chỉ học bài những bài chưa hiểu chúng ta có thể hỏi thầy cô hoặc trên mạng để dạt được mục đã đặt ra chúng ta phải cố gắng 

 - theo em tinh thần tự học rất cần thiết  nên chúng ta sẽ có gắng .

CHÚC BẠN HỌC TỐT