Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian, ra đời sau truyện thần thoại, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo, các nhân vật, sự kiện đều liên quan đến lịch sử, là những truyện truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại.
Truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian, ra đời sau truyện thần thoại, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo, các nhân vật, sự kiện đều liên quan đến lịch sử, là những truyện truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại.
Truyện cổ tích : loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc :
- Nhân vật bất hạnh ( như : người mồ côi, người con riêng, người em út, người có hình dạng xấu xí,...)
- Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ
- Nhân vật thông minh và nhân vật ngố nghếch
- Nhân vật là động vật (con vật biết nói năng, hoạt động, tính cách như con người).
Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công
Truyện cổ tích (tiếng Anh: Fairy Tales; Hán Việt: 童話; Đồng Thoại) là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu thế hư cấu, bao gồm cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích loài vật. Đây là loại truyện ngắn, chủ yếu kể về các nhân vật dân gian hư cấu, như tiên, yêu tinh, thần tiên, quỷ, người lùn, người khổng lồ, người cá, hay thần giữ của, và thường là có phép thuật, hay bùa mê.
- Truyện cười (còn gọi là truyện tiếu lâm) là một lĩnh vực truyện kể dân gian rộng lớn, đa dạng, phức tạp bao gồm những hình thức được gọi bằng những danh từ khác nhau như truyện tiếu lâm, truyện khôi hài, truyện trào phúng, truyện trạng, giai thoại hài hước...
- Truyện ngụ ngôn là truyện kể có tính chất thế sự, dùng cách ẩn dụ để thuyết minh cho một chủ đề luân lý,triết lý một quan niệm nhân sinh hay một nhận xét về thưc tế xã hội.
Mỗi bài hát có 1 chu kỳ tuần hoàn giữa phách mạnh và phách yếu khác nhau.
Nhịp 2 /4 là nhịp có 2 phách trong mỗi ô nhịp: 1: Phách mạnh 2: Phách Yếu . Số 4 ở mẫu số ( phân số ghi nhịp) cho biết giá trị của mỗi phách là bao nhiêu? Cụ thể : Nốt tròn / 4= 1= nốt đen
Như vậy nhịp 2 bốn sẽ có 2 phách, giá trị của mỗi phách là 1 nốt đen
VD Bài : Nối vòng tay lớn: Rừng núi giang tay nối lại biển khơi, ta đi từ đồng hoang vu vượt hết núi đồi...
Các từ ở phách mạnh là: núi, tay, lại, khơi, đi, hoang, hết, đồi.
TRONG BẢN NHẠC CÁC TỪ NÀY ĐỨNG NGAY SAU VẠCH NHỊP ( Khoảng cách giữa 2 vạch nhịp là 2 phách nốt đen)
+ Danh từ chỉ đơn vị gồm 2 nhóm là:
-Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên( còn gọi là loại từ);
-Danh từ chỉ đơn vụ quy ước. Cụ thể là:
+ Danh từ chỉ đơn vị chính xác;
+ Danh từ chỉ đơn vị ước chừng.
Danh từ chỉ đơn vị dùng để đếm, tính, đo lường sự vật.
Ví Dụ : nắm, mét, mớ, lít, bầy, gam, .....
Ngĩa của từ là nội dung( sự vật, hiện tượng, tính chất, quân hệ,...) mà từ biểu thị
Từ nhiều nghĩa: từ mũi
Mũi1: chỉ bộ phận trên cơ thể con ngừoi dùng để thở, ngửi
Mũi2: là bộ phận sắc nhọn của vũ khi,...
Nghĩa khác của từ xuân: Làm cho đất nước càng ngày càng xuân
Bài thơ chỉ tả cảnh thiên nhiên, đến cuối bài mới hiện ra hình ảnh con người:
Bố em đi cày về
Đội sấm
Đội chớp
Đội cả trời mưa
Ông bố chỉ là một người nông dân bỗng nhiên trở nên lớn lao khác thường, ông đội cả sấm, cả chớp, cả một trời mưa. Hình ảnh người nông dấn có tầm vóc lớn lao tư thế vững vàng, hiên ngang, như là một vị thần đội trời đạp đất có sức mạnh có thể sánh với thiên nhiên. Trong con mắt nhìn của một em bé chín tuổi, người cha đi cày quả là một tráng sĩ có vẻ đẹp lớn lao, kỳ vĩ.
- Phó từ là những từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa.
VD : Các từ: đã, cũng, vẫn, chưa, thật, được, rất, ...
- So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.
VD: Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan
- Nhân hoá là gọi hay tả sự vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người là cho sự vật (cây cối, loài vật, đồ vật…) trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
VD: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
(Viếng lăng Bác -Viễn Phương)
Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
(Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử)
Số từ là từ chỉ số lượng hay số thứ tự
Vd :
Số thứ tự : Ông Sáu đang chạy xe .
Số từ : Sáu .
:)
Học vui !
Kết bạn nha !