K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 11 2019

* Hậu quả của chiến tranh lạnh:

- Thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, đứng trước nguy cơ bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới mới.

- Lãng phí tài sản, của cải vào chạy đua vũ trang.

- Rất nhiều người phải chung sống với dịch bệnh, đói nghèo, thiên tai, mù chữ,…

⇒ Từ đó đời sống nhân dân nhiều nước bị giảm sút, tình hình xã hội bất ổn do sự đầu tư quá lớn về tiền của và sức người vào cuộc chạy đua vũ trang, phục vụ cho tham vọng của giới cầm quyền.

TL
27 tháng 11 2019

Trước hết cần tìm hiểu:chiến tranh lạnh là gì?

Chiến tranh Lạnh là một cuộc đối đầu về ý thức hệ, kinh tế và địa chính trị giữa 2 phe: chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản sau Thế chiến thứ hai. Đây có lẽ là cuộc chiến tranh lạnh được nhiều người biết đến trong lịch sử của thế kỷ 20. Bản chất chung của cuộc chiến là sự mâu thuẫn giữa Mỹ và Liên bang Xô Viết những năm sau chiến tranh của Thế chiến thứ hai.

Hậu quả:

- Thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, có lúc đứng trước nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới mới.

- Các cường quốc phải chi một khối lượng khủng về tiền, của, sức người để sản xuất vũ khí hủy diệt, xây dựng căn cứ quân sự trong khi loài người vẫn phải chịu khó khăn do nghèo đói, ô nhiễm môi trường, bệnh tật gây ra...

Chúc bạn học tốt!

26 tháng 9 2018

- Một thời gian ngắn sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai cường quốc Liên Xô và Mĩ đã nhanh chóng chuyển từ đồng minh chống phát xít sang tình trạng mâu thuẫn, đối đầu nhau gay gắt. Đó là tình trạng "chiến tranh lạnh" giữa hai phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, kéo dài trên 40 năm (1945 - 1989).

- Chiến tranh lạnh là chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Mĩ và các nước đế quốc ráo riết chạy đua vũ trang, tăng cường ngân sách quân sự, thành lập các khối quân sự, các căn cứ quân sự bao quanh Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ; đồng thời gây ra những cuộc chiến tranh đàn áp phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

- Chiến tranh lạnh đã gây ra những hậu quả hết sức nặng nề:

     + Thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, có lúc đứng trước nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới mới.

     + Các cường quốc đã chi một khối lượng khủng về tiền, của, sức người để sản xuất vũ khí hủy diệt, xây dựng căn cứ quân sự.

     + Loài người phải chịu khó khăn do nghèo đói, ô nhiễm môi trường, bệnh tật gây ra...

16 tháng 3 2021

undefined

TL
13 tháng 3 2020

* Tác động đối với cục diện thế giới và Việt Nam.

- Cuộc chiến tranh lạnh đã chi phối toàn cục thế giới, làm tình hình thế giới luôn căng thẳng trong xu thế đối đầu hai phe : Tư bản chủ nghĩa do Mĩ đứng đầu và Xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu. Không một nước nào có thể hoàn toàn đứng ngoài cuộc đấu tranh này và ít nhiều đều phụ thuộc vào quan hệ này.

- Cuộc chiến tranh lạnh, trong những thời điểm lịch sử nhất định của nó đã giúp đỡ, đẩy mạnh và thúc đẩy phong trào đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội phát triển, nhưng mặt khác nó ngăn cản sự đối thoại, hợp tác, tính độc lập tự chủ của mọi quốc g ia trong xu thế toàn cầu hóa của thời đại khoa học - kỹ thuật phát triển.

- Cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ của Việt Nam chịu tác động sâu sắc của chiến tranh lạnh.

+ Pháp được Mĩ giúp sức, quay trở lại xâm lược Việt Nam, sau đó Mĩ trực tiếp lôi kéo các nước đồng minh vào cuộc.

+ Ngược lại, Việt Nam cũng được Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN khác viện trợ..

=> 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam chịu ảnh hưởng rất lớn từ quan hệ "chiến tranh lạnh"

25 tháng 11 2018

Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ hai , Mỹ thực hiện "chiến tranh lạnh "?

– Từ liên minh cùng nhau chống phát xít, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai cường quốc Liên Xô và Mĩ nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu, dần dần đi đến tình trạng Chiến tranh lạnh.

– Mĩ và Liên Xô cùng phát triển mạnh mẽ nhưng có lợi ích, mục tiêu chiến lược đối lập nhau. Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bả0 vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới. Mĩ ra sức chống phá Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào cách mạng, nhằm thực hiện mưu đồ làm bá chủ thế giới.

– Mĩ hết sức lo ngại ảnh hưởng to lớn của Liên Xô cùng những thắng lợi của các cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu, đặc biệt là sự thành công của cách mạng Trung Quốc với sự ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Chủ nghĩa xã hội đã trở thành một hệ thống thế giới, trải dài từ Á sang Âu. Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới dâng cao.

– Cũng ngay sau Chiến tranh, Mĩ đã vươn lên trở thành một nước tư bản giàu mạnh nhất, vượt xa các nước tư bản khác, nắm độc quyền vũ khí nguyên tử. Mĩ tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới…

– Mĩ và các nước tư bản phương Tây đã cấu kết với nhau để chống lại sự “đe dọa của chủ nghĩa cộng sản”. Nếu phát động “chiến tranh nóng” mang tính toàn cầu thì với sự hủy diệt của bom nguyên tử, cả Mĩ và Liên Xô đều bị thất bại.

– Mĩ đã khởi xướng cuộc Chiến tranh lạnh trên phạm vi toàn cầu, dẫn đến tình trạng đối đầu căng thẳng với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

Cuộc " chiến tranh lạnh " diễn ra như thế nào ?

– Sự kiện được xem là khởi đầu cho chính sách chống Liên Xôm gây nên chiến tranh lạnh của Mĩ là thông điệp của Tổng thống Mĩ Truman ngày 12 – 3 – 1947; khẳng định sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn và đề nghị viện trợ cho Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì, biến hai nước này thành căn cứ tiền phương chống Liên Xô….

– Tháng 6 – 1947, Mĩ đề ra “Kế hoạch Mácsan” giúp các nước Tây Âu khôi phục kinh tế, lôi kéo các nước này vào Liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu. Việc thực hiện “Kế hoạch Mácsan” tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế, chính trị giữa các nước Tây Âu tư bản chủ nghĩa và các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa.

– Ngày 4 – 4 – 1949, Mĩ cùng các nước Tây Âu thành lập khối quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây nhằm chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

– Tháng 1 – 1949, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế để hợp tác và giúp đỡ nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa.

– Tháng 5 – 1955, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Tổ chức Hiệp ước Vácsava, một liên minh chính trị – quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu.

Hậu quả

Việc chấm dứt Chiến tranh lạnh tạo nên những chuyển biến quan trọng trong quan hệ quốc tế và cục diện chính trị thế giới :

– Quan hệ giữa 5 nước Uỷ viên thường trực Hội đồng bảo an đã chuyển từ đối đầu sang đối thoại, thoả hiệp, hợp tác, giải quyết những tranh chấp xung đột quốc tế.

– Khối Vácsava tự giải thể (3 – 1991) nên không còn các khối quân sự đối đầu nhau.

– Các tranh chấp, xung đột khu vực chuyển dần sang giải quyết bằng đối thoại, hợp tác như Xô – Mĩ hợp tác, thoả hiệp giải quyết các vụ xung đột khu vực : Nam Phi, Ápganixtan, Trung Đông, Campuchia, Namibia,…

– Liên Xô không can thiệp vào Đông Âu, chấm dứt thực hiện những cam kết với các nước xã hội chủ nghĩa.

20 tháng 12 2019

Một thời gian ngắn sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai cường quốc Liên Xô và Mĩ đã nhanh chóng chuyển từ đồng minh chống phát xít sang tình trạng mâu thuẫn, đối đầu nhau gay gắt. Đó là tình trạng "chiến tranh lạnh" giữa hai phe : tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, kéo dài trên 40 năm (1945 — 1989).
- Chiến tranh lạnh là chính sách thù địch vé mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Mĩ và các nước đế quốc ráo riết chạy đua vũ trang, tăng cường ngân sách quân sự, thành lập các khối quân sự, các căn cứ quân sự bao quanh Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ; đồng thời gây ra những cuộc chiến tranh đàn áp phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
-Chiến tranh lạnh đã gây ra những hậu quả hết sức nặng nề :
+ Thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, có lúc đứng trước nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới mới.
+ Các cường quốc đã chi một khối lượng khủng về tiền, của, sức người để sản xuất vũ khí hủy diệt, xây dựng căn cứ quân sự.
+ Loài người phải chịu khó khăn do nghèo đói, ô nhiễm môi trường, bệnh tật gây ra...

21 tháng 12 2023

Tham khảo

- Trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành theo xu hướng “đa cực”.

- Hầu như các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế.

- Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới mới “một cực” làm bá chủ thế giới. Nhưng trong bối cảnh lúc đó, Mĩ không dễ dàng thực hiện được tham vọng đó.

- Tình hình chính trị ở nhiều khu vực không ổn định, diễn ra các cuộc nội chiến, xung đột. Sự xuất hiện của chủ nghĩa khủng bố với những nguy cơ khó lường.

8 tháng 1 2019

Chiến tranh lạnh là cuộc đối đầu căng thẳng, sự chạy đua vũ trang giữa 2 phe TBCN do Mỹ đứng đầu và XHCN do Liên Xô đứng đầu. Cuộc Chiến tranh lạnh diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực từ chính trị, quân sự đến kinh tế, văn hóa tư tưởng…ngoại trừ xung đột trực tiếp bằng quân sự giữa hai siêu cường…Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh tuy không xảy ra chiến tranh thế giới nhưng quan hệ quốc tế luôn trong tình trạng căng thẳng, chiến tranh cục bộ diễn ra ở nhiều nơi

8 tháng 1 2019

-Chiến tranh Lạnh là tình trạng tiếp nối xung đột chính trị, căng thẳng quân sự, và cạnh tranh kinh tế

20 tháng 11 2018

Chiến tranh lạnh diễn ra khiến cho thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới bùng nổ, các vấn đề an sinh xã hội không được quan tâm đúng mức. Đây là hậu quả lớn nhất mà Chiến tranh lạnh gây ra cho lịch sử nhân loại.

Đáp án cần chọn là: A