Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Con đường dẫn đến Chiến tranh:
- Nguyên nhân sâu xa:
+ Tác động của quy luật phát triển không đều về kinh tế và chính trị giữa các nước tư bản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa,so sánh lực lượng trong thế giới tư bản thay đổi căn bản.
+ Việc tổ chức và phân chia thế giới theo hệ thống Véc-xai - Oa-sinh-tơn không còn phù hợp nữa. Đưa đến một cuộc chiến tranh mới để phân chia lại thế giới.
- Nguyên nhân trực tiếp:
+ Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1932 làm những mâu thuẫn trên thêm sâu sắc dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít với ý đồ gây chiến tranh để phân chia lại thế giới.
+ Thủ phạm gây chiến là phát xít Đức, Nhật Bản Italia. Nhưng các cường quốc phương Tây lại dung túng, nhượng bộ, tạo điều kiện cho phát xít gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.
Đáp án:
D. Diễn tả sự mở rộng liên tục, không cùng của bầu trời và dòng sông
- Mở bài: Nhìn chung phần mở bài có nhiệm vụ giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề
- Thân bài: Sắp xếp các luận điểm, luận cứ trong luận điểm theo một trình tự logic (quan hệ chỉnh thể - bộ phận; quan hệ nhân - quả; diễn biến tâm trạng,…)
- Kết bài: Tóm lược nội dung đã trình bày hoặc nêu những nhận định, bình luận, nhằm khơi gợi suy nghĩ cho người đọc.
Để bài giới thiệu về một bài thơ hoặc một bức tranh pho tượng hấp dẫn người nghe, chúng ta cần:
- Thu hút người nghe bằng một câu nói thú vị hoặc một câu hỏi.
- Giới thiệu về tác giả hoặc nghệ sĩ và lý do tại sao tác phẩm đó nổi tiếng hoặc được đánh giá cao.
- Tạo cảm xúc và thú vị cho người nghe bằng cách sử dụng một số từ ngữ hình tượng hoặc ví dụ.
...
Tham khảo~
Bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ hiện lên qua những hình ảnh đó là: rặng liễu đìu hiu, áo mơ phai dệt lá vàng, sắc đỏ rũa màu xanh, nhánh khô gầy. Xuân Diệu đã sáng tạo nên một hình ảnh đẹp và buồn về liễu. Cây liễu buổi đầu thu được miêu tả qua một dáng hình lặng lẽ, đau thương, một tâm tình cô đơn, sầu khổ. Cả một trời thu mênh mang "đìu hiu đứng chịu tang" cùng liễu.
Chiến tranh thế giới thứ hai (cũng được nhắc đến với tên gọi Đệ nhị thế chiến, Thế chiến II hay Đại chiến thế giới lần thứ hai,...) là cuộc chiến tranh thế giới thảm khốc bắt đầu từ năm 1939 và chấm dứt vào năm 1945 giữa các lực lượng Đồng Minh và phe Trục theo chủ nghĩa phát xít. Hầu hết mọi lục địa trên thế giới đều bị ảnh hưởng của cuộc chiến này, ngoại trừ châu Nam Cực và Nam Mỹ. Cho đến hiện nay, nó là cuộc chiến rộng lớn và gây tàn phá nhất trong lịch sử nhân loại.[1]
Nguyên nhân cuộc chiến được nêu ra thì có nhiều và là một đề tài đang được tranh cãi, trong đó có Hòa ước Versailles, đại khủng hoảng,chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa quân phiệt. Cũng chưa có sự thống nhất trong việc tính ngày bắt đầu cuộc chiến: một số người cho rằng đó là khi Đức xâm lược Ba Lan vào ngày1 tháng 9 năm 1939, một số người khác tính ngày Nhật Bản xâm lược Trung Quốc vào ngày 7 tháng 7 năm 1937, còn một số khác thì tính vào một ngày còn sớm hơn nữa: ngày Nhật xâm lăng Mãn Châu vào năm 1931. Cũng một số người khác cho rằng hai cuộc thế chiến thực ra chỉ là một và được chia ra bởi một cuộc ngừng bắn.[2]
Chiến sự xảy ra tại khắp các khu vực: Đại Tây Dương, châu Âu, Bắc Phi, Trung Đông, Địa Trung Hải, Thái Bình Dương, phần lớn Đông Ávà Đông Nam Á. Trong đó, chiến sự có quy mô lớn nhất, số người thiệt mạng nhiều nhất diễn ra ở khu vực Đông Âu giữa Liên Xô (một nước thuộc khối Đồng Minh) và phe Trục (gồm Đức Quốc Xã và 8 nước chư hầu của Đức). Cuộc chiến kết thúc tại châu Âu khi Đức đầu hàng vào ngày 8 tháng 5 năm 1945 (theo giờ Berlin, còn theo giờ Moskva là ngày 9 tháng 5) nhưng vẫn còn tiếp diễn tại châu Á cho đến khi Nhật đầu hàng vào ngày 2 tháng 9 năm 1945.
Chiến tranh thế giới thứ hai là một cuộc chiến tranh toàn diện, kể cả dân thường không ở mặt trận cũng bị đánh bom hàng loạt. Khoảng 70 triệu người đã chết do cuộc chiến này (con số thương vong vẫn tiếp tục được nghiên cứu), kể cả các hành động tàn sát diệt chủng củaĐức Quốc xã (Holocaust). Trong số thương vong, 60% người chết là thường dân, chết vì bệnh dịch, nạn đói, nạn diệt chủng và bom đạn. Thiệt hại nặng nhất là Liên Xô từ 23 tới 27 triệu người chết, trong khi theo tỷ lệ dân số là Ba Lan với 16% (5,6 triệu người chết so với 34,8 triệu người trước chiến tranh[3]).
Cuộc chiến cũng tạo ra nhiều phát minh lớn cho nhân loại như vũ khí nguyên tử, máy bay phản lực, ra-đa...
Sau cuộc chiến, châu Âu bị chia ra làm hai khối: một phía chịu ảnh hưởng của phương Tây do Hoa Kỳ đứng đầu, còn phía kia chịu ảnh hưởng của Liên Xô. Các nước đồng minh của Hoa Kỳ nằm trong kế hoạch gây ảnh hưởng chính trị thông qua các viện trợ kinh tế mang tên Kế hoạch Marshall trong khi các nước kia trở thành các nước chủ nghĩa cộng sản đồng minh của Liên Xô. Hoa Kỳ liên kết đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, trong khi Liên Xô liên kết đồng minh theo Hiệp ước Warszawa. Các liên minh này đóng vai trò quan trọng trong Chiến tranh Lạnh sau Thế chiến thứ II. Tại châu Á, sự chiếm đóng Nhật Bản của quân đội Hoa Kỳ đã dân chủ hóa nước này. Trong khi đó, do hậu quả của nội chiến, Trung Quốc tồn tại hai nhà nước: Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân quốc tại Đài Loan.
nguyên nhân là do kinh tế bị sụp đổ nên họ bắt đầu tạo ra các thế lực chia rẽ và xâm chiếm giành lấy tài nguyên để giải quyết khó khăn chủ nghĩa phát xít bao gồm Đức Quốc Xã, Phát Xít ý và Đế Quốc NHật Bản đã xâm chiếm gần cả thế giới và cuối cùng bị quân đồng minh Anh, Pháp , Mỹ, Nga tấn công giành lại hòa bình thế giới. Cuộc chiến gây ra hơn 60 triệu người chết
Tui bít thế thui