K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1 2024

a. Thị nở (Chí Phèo – Nam Cao)

- Xuất thân: là người có dòng giống mả hủi.

- Ngoại hình: là người xấu xí, ngẩn ngơ, là người khó có được hạnh phúc bởi một con người mang trên mình toàn những điều bất lợi.

- Phẩm chất: là con người với phẩm chất tốt đẹp, giàu tình người.

- Đánh giá giá trị nhân đạo của nhà văn Nam Cao:

+ Tác giả xây dựng hình tượng nhân vật Thị Nở xấu ma chê quỷ hờn không phải để miệt thị mà nhằm làm nổi bật nội tâm đầy tình thương của Thị Nở. Chính tình thương và sự quan tâm khiến Thị trở nên có duyên trong mắt Chí đồng thời cũng thể hiện khát khao hạnh phúc về một mái ấm gia đình.

+ Thị là nhân vật góp phần làm nổi bật chủ đề tác phẩm: bi kịch cuộc đời Chí Phèo nhân vật thúc đẩy sự phát triển của câu chuyện, đồng thời cho người ta cảm nhận sâu sắc hơn bi kịch của nhân vật chính: Chí Phèo

= > Nam Cao hướng ngòi bút của mình vào miêu tả những cái nhỏ nhặt, xoàng xĩnh cuộc sống hàng ngày, từ đó đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, những triết lý sâu sắc về con người, cuộc sống, nghệ thuật. Thể hiện sự xót thương đối với những người thấp cổ, bé họng, bị chèn ép như Chí Phèo và phản ánh sự thối nát, chèn ép của xã hội phong kiến đương thời. Đồng thời khẳng định, đề cao nhân tính, đề cao con người, mang ý nghĩa hiện thực và triết lí sâu sắc: lật đổ xã hội tàn bạo để bảo toàn nhân tính của con người.

b. Hình tượng nhân vật thị (Vợ nhặt – Kim Lân)

- Nguồn gốc: không có quê hương, gia đình, sống trong nạn đói năm 1945. Tên tuổi cũng không có và gọi là “vợ nhặt”

- Hoàn cảnh: Không việc làm cụ thể, cuộc sống bấp bênh, bị nạn đói dồn dập đẩy đang trên bờ vực cái chết. Thị là nạn nhân của nạn đói với số phận bi thảm, đáng thương.

- Ngoại hình: Thân hình gầy nhom, quần áo tả tơi, là người không mấy dễ nhìn, là hiện thân của sự nghèo đói, khốn khổ.

- Hành động, cử chỉ: Cái đói khổ không chỉ làm biến dạng ngoại hình mà cả nhân cách con người, khiến người ta mất đi cả lòng tự trọng, sĩ diện và sự e thẹn, dịu dàng vốn có của người phụ nữ.

- Phẩm chất, vẻ đẹp tâm hồn của Thị:

+ Là người có khát vọng sống mãnh liệt, sau khi lấy Tràng trở thành một người có ý tứ và nết na. Tuy cái đói có thể cướp đi nhân phẩm trong khoảnh khắc nào đó chứ không vĩnh viễn cướp đi được tâm hồn con người.

+ Thị là người có niềm tin vào tương lai: kể chuyện phá kho thóc trên Thái Nguyên, Bắc Giang để thắp lên hi vọng cho cả gia đình, đặc biệt là cho Tràng.

- Đánh giá giá trị nhân đạo của tác giả Kim Lân: Nhân vật người vợ nhặt là nhân vật thể hiện giá trị hiện thực và nhân đạo trong tác phẩm, tiêu biểu cho những người nghèo khổ, khốn cùng bị cái đói, cái chết đe dọa, dồn đẩy đến bước đường cùng. Thị luôn khao khát hạnh phúc gia đình, đem đến làn gió tươi sáng, ấm áp cho gia đình anh Tràng và cả người dân ở xóm ngụ cư trong hoàn cảnh bi đát nhất.

⇒ Kim Lân thể hiện niềm cảm thương, đồng cảm sâu sắc của nhà văn trước số phận của những người nghèo khổ. Nói lên tiếng nói khẳng định, đề cao những tình cảm cao đẹp của người lao động nghèo khổ: đó là tình yêu thương đùm bọc, tình mẫu tử, khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc. Từ đó thể hiện niềm tin, niềm hi vọng vào cuộc sống vào tương lai dù ở trong tình cảnh khốn khó nhất đồng thời cũng lên án tố cáo tội ác dã man của thực dân Pháp và phát xít Nhật đã gây ra nạn đói khủng khiếp.

31 tháng 8 2023

3. Theo tác giả, Việt Nam chỉ “nhỏ bé” ở giai đoạn lịch sử nào?

A. Trước thế kỉ XX

B. Từ đầu thế kỉ XX đến trước năm 1945

C. Từ năm 1945 đến trước đổi mới (1986)

D. Từ năm 1986 đến năm 2006 (20 năm đổi mới)

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1 2024

- Cách lựa chọn hành động của Cai Tuất thể hiện ông là một người có tấm lòng yêu nước sâu sắc, không thể bị lôi kéo bởi lợi ích hay tiền tài. Ông có thể mất hết tất cả nhưng không thể đánh mất đi được lòng trung trinh và đất nước.

- Tác phẩm giúp ta thấy được ý thức và khát vọng tự cường dân tộc của danh nhân Việt Nam vào đầu thế kỉ XX vô cùng mãnh liệt, họ mang trong mình lòng yêu quê hương, đất nước lớn lao.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

- Nhân vật Thị Kính: Đẹp người, đẹp nết, hết lòng yêu thương gia đình nhưng bị gia đình chồng nghi oan.

- Cách tác giả dân gian xây dựng nhân vật: Chia theo hai tuyến: Một tuyến là nhân vật đầy tâm sự, gánh chịu nhiều bi kịch trong cuộc đời và một tuyến là nhân vật có đức hạnh, kiên định trong niềm tin và tôn trọng lễ nghi.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1 2024

- Việc tự xác nhận rằng “tôi không biết” luôn tạo nên nguồn động lực lớn, thúc đẩy mỗi cá nhân và con người nói chung không ngừng khám phá, tìm hiểu về thế giới, từ đó có những phát kiến, phát minh đem lại sự hiểu biết và hạnh phúc cho nhân loại.

- Tác giả đã nêu những bằng chứng hết sức thuyết phục, từng được nhiều người biết nhưng không phải mấy ai cũng thấy ý nghĩa của nó.

24 tháng 6 2019

Thi nhân đọc thơ trong sự hào hứng, có phần tự đắc:

Đương cơn tự đắc đọc đã thích

Trời nghe, trời cũng lấy làm hay

Chửa biết con in ra mấy mươi

- Giọng của thi nhân truyền cảm, hóm hỉnh, sảng khoái, cuốn hút

Thái độ của chư tiên khi nghe Tản Đà đọc thơ:

- Trời khen nhiệt thành: văn thật tuyệt, chắc có ít, đẹp như sao băng...

- Chư tiên xúc động, tán thưởng và hâm mộ: Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi

   + Hằng Nga, Chức Nữ chau đôi mày

   + Song Thành, Tiểu Ngọc lắng tai nghe

→ Tản Đà là người “ngông” khi lên lên Trời khẳng định tài năng thơ văn của mình.

- Nhà thơ ý thức về tài năng, thơ văn của mình, dám thể hiện cái tài đó

- Đó là phản ứng của người nghệ sĩ tài hoa, có cốt cách, tâm hồn không muốn chấp nhận sự bằng phẳng, sự đơn điệu, nên thường tự đề cao, phóng đại cá tính của mình

- Giọng thơ của Tản Đà cũng thể hiện niềm khát khao chân thành trong tâm hồn thi sĩ. Giữa chốn hạ giới rẻ như bèo, thân phận bị rẻ rúng, khinh bỉ, ông không tìm được tri kỉ

- Giọng kể của tác giả: đa dạng, hóm hỉnh có phần ngôn nghênh, tự đắc

Khác với thơ ca trung đại có tính phi ngã thì trong thơ của Tản Đà có tính phi ngã

21 tháng 7 2017

Tình huống truyện độc đáo:

- Mở đầu với tình huống nhầm lẫn của cặp đôi người Pháp trong chuyến tàu điện ngầm

+ Nhìn người An Nam (nhân vật tôi) và nghĩ đó là vua Khải Định

+ Tình huống ngỡ như nhầm lẫn, vô lí nhưng thực chất lại có lí: người Tây không phân biệt được người da vàng

+ Tình huống nhầm lẫn vừa lột tả khách quan vừa hài hước, sâu cay khiến nhân vật tôi hiểu nhiều điều qua câu chuyện thầm tinh quái của họ.

+ Vua Khải Định xuất hiện trong truyện như sự tình cờ, ngẫu nhiên nhưng truyện dựng được chân dung hình ảnh y cụ thể, châm biếm

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

* Sự khác nhau giữa người kể chuyện trong truyện ngắn và truyện kí.

- Người kể chuyện trong truyện ngắn thường tập trung vào một câu chuyện cụ thể và phát triển các nhân vật và sự kiện trong câu chuyện đó.

- Trong truyện kí, người kể chuyện thường ghi lại các sự kiện và hiện tượng một cách khách quan hơn, không tập trung vào việc xây dựng nhân vật và câu chuyện.

* Em ấn tượng nhất với truyện “Chiều sương” vì câu chuyện ánh lên ngọn lửa hi vọng về sự sống và hi vọng giản đơn của những người dân chài. Tác giả đã mô tả một cách tinh tế những xúc cảm của nhân vật, tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp về cuộc sống của những người dân chài và hy vọng của họ trong cuộc sống.