K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 1 2016

- Thủy lợi, làm hồ chứa nước

- Xử lý nước thải trước khi đưa trả về cho môi trường, hạn chế việc sử dụng hóa chất độc trong nông nghiệp. 

- Tài nguyên khoáng sản : Quản lý chặt chẽ việc khai thác khoáng sản. Tránh lãng phí tài nguyên và làm ô nhiễm môi trường từ khâu khai thác, vận chuyển tới chế biến.

- Tài nguyên du lịch : Bảo tồn, tôn tạo giá trị tài nguyên du lịch và bảo vệ cảnh quan du lịch khỏi bị ô nhiễm, phát triển du lịch sinh thái.

- Khai thác, sử dụng hợp lý và bền vững các nguồn tài nguyên khác như tài nguyên khí hậu, tài nguyên biển…

8 tháng 2 2017

- Tài nguyên nước:
+ Rất quan trọng đối với sản xuất và đời con người (như cung cấp nước cho các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, giải trí,...).
+ Cần sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên nước, đảm bảo cân băng nước và phòng chống ô nhiễm nước.
-Tài nguyên khoáng sản:
+ Là nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành công nghiệp, tạo ra máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất và đời sống con người.
+ Quản lí chặt chẽ việc khai thác khoáng sản. Tránh lãng phí tài nguyên và làm ô nhiễm môi trường (trừ khâu khai thác, vận chuyển tới chế biến).
-Tài nguyên du lịch:
+ Phục vụ nhu cầu tham quan, vui chơi giải trí, nghiên cứu khoa học,...
+ Cần bảo tồn, tôn tạo giá trị tài nguyên du lịch và bảo vệ cảnh quan du lịch khỏi bị ô nhiễm, phát triển du lịch sinh ihái.
-Tài nguyên khí hậu:
+ Các yếu tố khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, lượng mưa,...) ( cho phép xác định và khai thác có hiệu quả cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
+ Cần giữ gìn bầu không khí trong lành, tránh gây ỗ nhiễm do các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ,...
-Tài nguyên biển:
+ Cho phép khai thác nguồn tài nguyên sinh vật biển phong phú và đạng; phát triển giao thông vận tải biển, du lịch biển, khai thác khoáng sản vùng thềm lục địa và sản xuất muối.
+ Cần có những quy định và quản lí chặt chẽ trong việc khai thác, tránh làm ô nhiễm môi trưởng biển.

Chúc bn hc tốt nha !!!

câu 2 

 *  Nhiễm trùng thực  phẩm là sự sâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm 

*  biện pháp phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm là  :   + rửa tay sạch trước khi ăn

                                                                                        + vệ sinh nhà bếp

                                                                                         + rửa kĩ thực phẩm

                                                                                          + nấu chín thực phẩm

                                                                                          + đậy thức ăn cẩn thận

                                                                                          + bảo quản thực phẩm chu đáo 

 câu 5 

 * thực đơn là bảng ghi lại  tất cả món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa tiệc , cỗ liên hoan , bữa ăn hằng ngày ,.... 

* Nguyên tắc xây dựng thực đơn  :

 +  thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn

+  thực đơn phải có đủ các loại món ăn chính theo cơ cấu  của bữa ăn

+ thực đơn phải đảm bao yêu cầu về mặt dinh dưỡng của bữa ăn và hiệu quả kinh tế

13 tháng 4 2016
Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Trước hết, chúng ta nên ăn chín uống sôi. Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn hay sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã lót. Đối với trẻ bú bình cần phải rửa sạch, đun sôi bình sữa trước khi cho trẻ bú. Những người chế biến thực phẩm phải rửa tay thật kỹ sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã lót hay sau khi chăm sóc vật nuôi trước khi xử lý thực phẩm để chế biến thức ăn, nếu không, người chế biến có thể gây ô nhiễm thực phẩm bởi các vi sinh vật có trong phân.
Cải thiện vệ sinh môi trường sống, sử dụng nguồn nước sạch, cung cấp thiết bị vệ sinh cho cộng đồng. Cần phải giáo dục tập quán vệ sinh ăn uống, cách bảo quản thực phẩm cho các cơ sở, những người hành nghề cung cấp và chế biến thực phẩm. Tránh dùng thực phẩm hay nguyên liệu không an toàn như trứng bị vỡ dập, thịt cá, hải sản không tươi. Phải phân biệt khu vực cho nguyên liệu sống và thực phẩm chín để tránh nhiễm khuẩn chéo. Không nên để thực phẩm đã chế biến ở nhiệt độ phòng quá lâu, nên xem hạn sử dụng in trên bao bì là chỉ số an toàn, chất lượng của thực phẩm.
Quy định chặt chẽ về vệ sinh cho bữa ăn công nghiệp cho công nhân, học sinh, bếp ăn tập thể :
• Không nên uống sữa chưa tiệt trùng hay dùng các thực phẩm có chứa sữa chưa được tiệt trùng.
• Đối với trái cây, rau, củ, quả tươi phải rửa thật kỹ dưới vòi nước sạch trước khi dùng.
• Các loại thực phẩm đã nấu sẵn, thức ăn ngay hay thực phẩm dễ ôi thiu thì phải dùng càng sớm càng tốt.
• Nên rửa tay, dao, thớt ngay sau khi xử lý xong thực phẩm tươi sống (thịt, cá, gia cầm sống).
• Đối với thức ăn là các loại hải sản thì phải nấu chín để làm giảm nguy cơ ngộ độc không nên ăn sống vì dễ nhiễm ký sinh trùng.
• Thực phẩm được bảo quản trong tủ lạnh phải giữ nhiệt độ 4oC hoặc thấp hơn, tủ đông nhiệt độ khoảng 0oC hoặc thấp hơn.
• Cần phải làm lạnh thực phẩm kịp thời không nên để thức ăn ở nhiệt độ phòng quá 2 giờ.
Đối với những người chuẩn bị đi vào vùng dịch thì nên chủng ngừa vắc xin chống vi trùng.
Để ngăn chặn việc lây nhiễm trong cộng đồng, gia đình, bạn bè hay đồng nghiệp thì người bệnh phải rất thận trọng nên nghỉ học hoặc nghỉ làm trong thời gian mắc bệnh.  
13 tháng 4 2016

cách phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm là: 

1. rửa tay sạch trước khi ăn

2. rửa kĩ, sạch thực phẩm

3. bảo quản thực phẩm nơi chu đáo

4. nấu chín thực phẩm để loại vi khuẩn và chất độc

5. đậy nắp thức ăn cẩn thận

6. vệ sinh nhà bếp, nơi nấu ăn

đấy là theo cảm nghĩ của mik một lần mik học thuộc để kiểm tra miệng nên nhớ, nếu tin mik đúng thì tick cho mik nhé! vui

26 tháng 1 2016

a. Thời gian hoạt động của bão ở nước ta:

- Mùa bão bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 11

- Bão tập trung nhiều nhất vào tháng 9, sau đó đến các tháng 10 và tháng 8. Tổng số cơn bão của ba tháng này chiếm tới 70% số cơn bão trong toàn mùa. Mùa bão ở Việt Nam chậm dần từ Bắc vào Nam.

b. Hậu quả:

 - Ở vùng trung tâm, bão có gió mạnh kèm theo mưa lớn. Lượng mưa do một cơn bão gây nên thường đạt 300 – 400 mm, có khi tới trên 500 – 600 mm.

- Những cơn bão đổ bộ vào đồng bằng Bắc Bộ có diện mưa rộng nhất. Vùng ven biển Trung Bộ có diện mưa bão hẹp hơn, nhưng lượng mưa bão rất lớn, trung bình chiếm tới trên 1/3 lượng mưa cả năm của vùng.

- Trên biển, bão gây sóng to dâng cao 9 – 10 m có thế lật úp tàu thuyền. Gió bão làm mực nước biển dâng cao thường tới 1,5 – 2 m gây ngập mặn vùng ven biển.

- Nước dâng tràn đê kết hợp nước lũ do mưa lớn trên nguồn dồn về làm ngập lụt trên diện rộng.

- Bão lớn, gió giật mạnh đổi chiều tàn phá cả những công trình vững chắc như nhà cửa, công sở, cầu cống, cột điện cao thế ...

Vì vậy, bão là một thiên tai gây tác hại rất lớn cho sản xuất và đời sống nhân dân ta, nhất là ở vùng ven biển.

c. Biện pháp phòng chống.

- Để tránh thiệt hại do bão gây ra, khi đi trên biển các tàu thuyền phải gấp rút tránh xa vùng tâm bão, trở về đất liền.

- Vùng ven biển cần củng cố công trình đê biển.

- Nếu có bão mạnh cần khẩn trương sơ tán dân.

- Chống bão luôn kết hợp chống lụt, úng ở đồng bằng và chống lũ, chống xói mòn ở miền núi.

 

4 tháng 9 2019

Hoạt động của bão ở Việt Nam:

  • Trên toàn quốc thì bão diễn ra chủ yếu bắt đâu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 11, tuy nhiên có khi bão sớm vào tháng 4 và kết thúc muộn vào tháng 12 nhưng cường độ yếu.
  • Bão tập trung chủ yếu vào tháng 9, ít hơn là tháng 10 và tháng 8
  • Bão hoạt động mạnh nhất ở vùng ven Trung Bộ
  • Trung bình mỗi năm có 3-4 cơn bão độ bộ vào nước ta, nhiều là 7-8 cơn bão.

Hậu quả của bão ở nước ta:

  • Bão thường có gió mạnh và lượng mưa lớn
  • Bão gây sóng to trên biển, gây ngập úng tàu thuyền
  • Mực nước biển tăng cao khi có biển, gây lũ lụt ở nhiều nơi
  • Bão lớn tàn phá những công trình, nhà máy, nhà cửa, cầu cống,…
  • Bão gây rất nhiều thiệt hại về tài sản

Biện pháp phòng chống bão:

  • Dự báo chính xác thời gian và hướng đi của bão
  • Khi có bão, các tàu thuyền trên biển phải tìm nơi trú ẩn an toàn
  • Khẩn trương sơ tán người dân khi có bão lớn để không có thiệt hại về người
  • Chống bão phải đi đôi với chống lụt.
30 tháng 3 2016

- Miền Bắc khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế. Miền Bắc còn làm nghĩa vụ căn cứ địa của cách mạng cả nước và nghĩa vụ quốc tế với Lào và Camphuchia trong thời kì mới.

- Miền Nam: Tiếp tục vùng giải phóng từ thành thị đến nông thôn, hải đảo,.. thành lập chính quyền cách mạng và các đoàn thể quần chúng ở các cấp; xóa bỏ chế độ phong kiến, tịch thu tài sản và ruộng đất của bọn phản động...

24 tháng 6 2019

bạn tra google nó sẽ nói hết ak

26 tháng 1 2016

a. Phải thực hiện phân bố lại dân cư cho hợp lý vì:

Sự phân bố dân cư chưa hợp lý ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng hợp lí nguồn lao động và khai thác tài nguyên của mỗi vùng. Vì vậy, việc phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước là rất cần thiết.

b. Một số phương hướng và biện pháp đã thực hiện trong thời gian qua

- Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ gia tăng dân số, đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương chính sách, pháp luật về dân số và kế hoạch hóa gia đình.

            - Xây dựng chính sách di cư phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng.

            - Xây dựng quy hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.

            - Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn, có giải pháp mạnh và chính sách cụ thể mở rộng thị trường xuất khẩu lao động. Đổi mới mạnh mẽ phương thức đào tạo người lao động xuất khẩu có tác phong công nghiệp.

            - Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi, phát triển công nghiệp ở nông thôn để khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước.

28 tháng 12 2016

Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù.Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động ! Tre, anh hùng chiển đấu.
+ Chỉ ra : đoạn văn sử dụng phép tu từ
- Điệp ngữ : “ tre”( 7 lần), “ giữ” ( 4 lần ), anh hùng( 2 lần)
- Nhân hoá : Tre chống lại, xung phong, giữ làng, giữ nư­ớc, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa, hi sinh, anh hùng lao động, anh hùng chiến đấu.
+ Tác dụng : Tạo ra cách diễn đạt sinh động, hấp dẫn, nhấn mạnh công dụng của cây tre.
- Cây tre trở thành vũ khí đắc lực, có mặt khắp nơi, xông pha tung hoành trong khói lửa: “ Chống lại sắt thép quân thù”, “ xung phong vào xe tăng đại bác”, “giữ làng, giữ nư­ớc, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”.
- Tre mang tầm vóc dũng sĩ, xả thân để bảo vệ quê h­ơng, đất nư­ớc “ Giữ làng, giữ nư­ớc, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con ng­ời”.
- Trong lao động sản xuất, trong chiến đấu để bảo vệ Tổ Quốc, tre mang bao phẩm chất cao quý của con ngư­ời Việt Nam.Tre sừng sững như­ một t­ượng đài đ­ược tôn vinh và ngưỡng mộ “ Tre anh hùng lao động, tre anh hùng chiến đấu”.
> Tre là biểu t­ượng tuyệt đẹp về đất n­ước và con ngư­ời Việt nam anh hùng, về ngư­ời nông dân cần cù, dũng cảm, giàu tình yêu quê hư­ơng, đất nư­ớc.

30 tháng 3 2016

tác giả sử dụng biện pháp tu từ rất hợp lí làm cho tre có hành động đức tính như người làm nổi bật hình ảnh của cây tre

29 tháng 2 2016

a. Nghĩa quân Tây Sơn đã hoàn thành nhiệm vụ thống nhất đất nước

            * Lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong (1771 – 1783)

            - Năm 1771 cuộc khởi nghĩa do ba anh em Nguyễn Nhac, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo bùng nổ ở ấp Tây Sơn (Bình Định). Năm 1773, nghĩa quân Tây Sơn kiểm soát phần lớn phủ Quy Nhơn.

            - Từ năm 1776 – 1783: Quân Tây Sơn dốc toàn lực lượng đánh vào Đàng Trong. Chính quyền chúa Nguyễn bị tiêu diệt.

            * Lật đổ chính quyền Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài (1786 – 1788)

            Từ năm 1786 – 1788, Nguyễn Huệ dẫn quân ra Đàng Ngoài, phá bỏ ranh giới sông Gianh, lũy Thầy; lần lượt lật đỏ tập đoàn phong kiến Trịnh – Lê và cơ bản lập lại nền thống nhất đất nước.

            b. Nghĩa quân Tây Sơn hoàn thành việc bảo vệ Tổ quốc:

            * Đánh bại quân Xiêm (1785)

            - Do Nguyễn Ánh cầu cứu, năm 1784, vua Xiêm cử tướng chỉ huy 5 vạn quân sang xâm lược nước ta

            Tháng 1 – 1785 Nguyễn Huệ tiến quân vào Gia Định. Được sự ủng hộ của nhân dân, Nguyễn Huệ tổ chức trận phục kích trên sông Tiền đoạn Rạch Gầm – Xoài Mút, đánh tan quân Xiêm. Miền Nam trở lại yên bình.

            * Đánh tan quân Thanh (1789)

            - Do vua Lê Chiêu Thống cầu cứu, năm 1788, nhà Thanh huy động 29 vạn quân sang xâm lược nước ta.

            - Sau khi nhận được tin quân Thanh xâm lược, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, thống nhất đại quân, khẩn trương lên đường ra Bắc diệt giặc, trên đường đi có dừng lại ở Nghệ An, Thanh Hóa để tuyển thêm quân.

            - Vào đêm 30 tết, 5 mũi tiến công của quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy được lệnh xuất hiện. Sau 5 ngày (bắt đầu từ đêm 30 đến trưa mồng 5 Tết Kỉ Dậu), tiến công thần tốc, chiến đấu quyết liệt và với chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, nghĩa quân Tây Sơn đã đánh bại quân Thanh, tiến vào Thăng Long.

            c. Vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong phong trào Tây Sơn

            - Là người giữ vai trò quan trọng trong việc đánh đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong và vua Lê – chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, thống nhất đất nước.

            - Là người chỉ huy tài tình trong các cuộc kháng chiến chống quân Xiêm và quân Thanh ở cuối thế kỉ VXIII.

            - Đã đưa ra các chính sách hợp lí nhằm phát triển đất nước.

29 tháng 2 2016

Nghĩa quân Tây Sơn đã hoàn thành nhiệm vụ thống nhất đất nước:

            * Lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong (1771 – 1783)

            - Năm 1771 cuộc khởi nghĩa do ba anh em Nguyễn Nhac, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo bùng nổ ở ấp Tây Sơn (Bình Định). Năm 1773, nghĩa quân Tây Sơn kiểm soát phần lớn phủ Quy Nhơn.

            - Từ năm 1776 – 1783: Quân Tây Sơn dốc toàn lực lượng đánh vào Đàng Trong. Chính quyền chúa Nguyễn bị tiêu diệt.

            * Lật đổ chính quyền Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài (1786 – 1788)

            Từ năm 1786 – 1788, Nguyễn Huệ dẫn quân ra Đàng Ngoài, phá bỏ ranh giới sông Gianh, lũy Thầy; lần lượt lật đỏ tập đoàn phong kiến Trịnh – Lê và cơ bản lập lại nền thống nhất đất nước.

 Nghĩa quân Tây Sơn hoàn thành việc bảo vệ Tổ quốc:

            * Đánh bại quân Xiêm (1785)

            - Do Nguyễn Ánh cầu cứu, năm 1784, vua Xiêm cử tướng chỉ huy 5 vạn quân sang xâm lược nước ta

            Tháng 1 – 1785 Nguyễn Huệ tiến quân vào Gia Định. Được sự ủng hộ của nhân dân, Nguyễn Huệ tổ chức trận phục kích trên sông Tiền đoạn Rạch Gầm – Xoài Mút, đánh tan quân Xiêm. Miền Nam trở lại yên bình.

            * Đánh tan quân Thanh (1789)

            - Do vua Lê Chiêu Thống cầu cứu, năm 1788, nhà Thanh huy động 29 vạn quân sang xâm lược nước ta.

            - Sau khi nhận được tin quân Thanh xâm lược, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, thống nhất đại quân, khẩn trương lên đường ra Bắc diệt giặc, trên đường đi có dừng lại ở Nghệ An, Thanh Hóa để tuyển thêm quân.

            - Vào đêm 30 tết, 5 mũi tiến công của quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy được lệnh xuất hiện. Sau 5 ngày (bắt đầu từ đêm 30 đến trưa mồng 5 Tết Kỉ Dậu), tiến công thần tốc, chiến đấu quyết liệt và với chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, nghĩa quân Tây Sơn đã đánh bại quân Thanh, tiến vào Thăng Long.

Vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong phong trào Tây Sơn:

            - Là người giữ vai trò quan trọng trong việc đánh đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong và vua Lê – chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, thống nhất đất nước.

            - Là người chỉ huy tài tình trong các cuộc kháng chiến chống quân Xiêm và quân Thanh ở cuối thế kỉ VXIII.

            - Đã đưa ra các chính sách hợp lí nhằm phát triển đất nước.

banh

24 tháng 4 2016

Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới vì:
+ Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp.Nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh đã nổ ra liên tiếp nhưng thất bại
+ Nguyễn Tất Thành không nhất trí với chủ trương,con đường cứu nước mà các bậc tiền bối đã lựa chọn
+ Nguyễn Tất Thành muốn sang Phương Tây tìm hiểu xem nước Pháp và nước khác làm như thế nào rồi sẽ về giúp đồng bào mình.Tìm hiểu những bí ẩn đằng sau những từ :"Tự do - Bình đẳng - Bác ái"
_Sự khác biệt giữ hướng đi của người với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó:
+ Hướng đi của các nhà yêu nước chống Pháp trước đó là tìm đường cứu nước ở các nước tư bản phương Đông ;lấy Pháp,Nhật để cứu nước
+ Người đi sang phương Tây để tìm hiểu xem vì sao nước Pháp thống trị nước mình và thực chất các từ: "Tự do - Bình đẳng - Bác ái" ,tìm ra con đường để tự cứu lấy nước mình..

Chúc bạn học tốt

24 tháng 4 2016

Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vì:+ Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp.Nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh đã nổ ra liên tiếp nhưng thất bại+ Nguyễn Tất Thành không nhất trí với chủ trương,con đường cứu nước mà các bậc tiền bối đã lựa chọn+ Nguyễn Tất Thành muốn sang Phương Tây tìm hiểu xem nước Pháp và nước khác làm như thế nào rồi sẽ về giúp đồng bào mình.Tìm hiểu những bí ẩn đằng sau những từ :"Tự do - Bình đẳng - Bác ái"
_Sự khác biệt giữ hướng đi của người với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó:
+ Hướng đi của các nhà yêu nước chống Pháp trước đó là tìm đường cứu nước ở các nước tư bản phương Đông ;lấy Pháp,Nhật để cứu nước
+ Người đi sang phương Tây để tìm hiểu xem vì sao nước Pháp thống trị nước mình và thực chất các từ: "Tự do - Bình đẳng - Bác ái" ,tìm ra con đường để tự cứu lấy nước mình..