Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hình tượng Thánh Gióng hiện lên với nhiều chi tiết nghệ thuật hay và để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Không những thế, truyện Thánh Gióng còn chứa đựng những chi tiết thật hoang đường, kỳ ảo. Ban đầu là mẹ của Thánh Gióng đi ra đồng, ướm thử chân mình vào một dấu chân rất to lớn, rồi sau đó về nhà bà mang thai, mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé. Có ai lại mang thai tới mười hai tháng bao giờ? Điều này cũng chính là dấu hiệu báo cho ta có thể biết trước sự lạ lùng về chú bé. Quả đúng như vậy, chú bé được sinh ra khôi ngô, tuấn tú nhưng lạ thay, lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, đứng, nói, cười; đạt đâu thì nằm đó. Thật khác hẳn với những em bé bình thường. Chú bé này thật khác lạ khiến mọi người ai cũng cảm động và lo lắng cho chú. Nhưng khi có giặc Ân kéo đến xâm phạm bờ cõi Văn Lang, chú bé liền cất tiếng nói. Và tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc. Chú bé đã bật ra tiếng nói kịp thời, tiếng nói cất lên khi nghe thấy tiếng rao của sứ giả đi tìm người hiền tài cứu nước. Tiếng rao của sứ giả ờ đây chính là lời hiệu triệu của Vua Hùng, là tiếng gọi của non sông đất nước khi Tổ Quốc lâm nguy. Chi tiết này làm em thật cảm động. Chú là người yêu quê hương đất nước tha thiết. Lòng yêu quê hương đất nước tha thiết đã giúp chú bé mới ba tuổi không nói, không cười lớn nhanh như thổi, vươn vai một cái bỗng trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt với ý chí quật cường có thể dời non, lấp biển. Thánh Gióng là một biểu tượng của muôn người gộp sức, cùng nhau chống giặc ngoại xâm.
Chủ đề đánh giặc cứu nước, giành thắng lợi là chủ đề lớn, xuyên suốt trong dòng văn học Việt Nam nói chung và văn học dân gian Việt Nam nói riêng. Trong đó, truyền thuyết Thánh Gióng là truyện dân gian thể hiện chủ đề này thật tiêu biểu và độc đáo. Truyện kể về ý thức và sức mạnh đánh giặc có từ rất sớm của dân tộc ta.
Hình tượng Thánh Gióng hiện lên với nhiều chi tiết nghệ thuật hay và để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Không những thế, truyện Thánh Gióng còn chứa đựng những chi tiết thật hoang đường, kỳ ảo. Ban đầu là mẹ của Thánh Gióng đi ra đồng, ướm thử chân mình vào một dấu chân rất to lớn, rồi sau đó về nhà bà mang thai, mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé. Có ai lại mang thai tới mười hai tháng bao giờ? Điều này cũng chính là dấu hiệu báo cho ta có thể biết trước sự lạ lùng về chú bé. Quả đúng như vậy, chú bé được sinh ra khôi ngô, tuấn tú nhưng lạ thay, lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, đứng, nói, cười; đạt đâu thì nằm đó. Thật khác hẳn với những em bé bình thường. Chú bé này thật khác lạ khiến mọi người ai cũng cảm động và lo lắng cho chú. Nhưng khi có giặc Ân kéo đến xâm phạm bờ cõi Văn Lang, chú bé liền cất tiếng nói. Và tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc. Chú bé đã bật ra tiếng nói kịp thời, tiếng nói cất lên khi nghe thấy tiếng rao của sứ giả đi tìm người hiền tài cứu nước. Tiếng rao của sứ giả ờ đây chính là lời hiệu triệu của Vua Hùng, là tiếng gọi của non sông đất nước khi Tổ Quốc lâm nguy. Chi tiết này làm em thật cảm động. Chú là người yêu quê hương đất nước tha thiết. Lòng yêu quê hương đất nước tha thiết đã giúp chú bé mới ba tuổi không nói, không cười lớn nhanh như thổi, vươn vai một cái bỗng trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt với ý chí quật cường có thể dời non, lấp biển. Thánh Gióng là một biểu tượng của muôn người gộp sức, cùng nhau chống giặc ngoại xâm.
Chú bé Gióng đã có mặt kịp thời khi đất nước lâm nguy đã dẹp tan quân giặc. Ngựa phun ra lửa, roi sắt thần kì quật tan quân thù. Khi roi gãy thì nhổ tre đánh giặc. Thật sung sướng và tự hào biết bao khi Tổ Quốc ta có được một vị anh hùng như Thánh Gióng. Ta càng tự hào hơn khi Thánh Gióng đánh giặc xong không hề đợi vua ban thưởng mà một mình một ngựa từ từ bay lên trời. Đây là một chi tiết hoang đường, kì ảo nhưng lại có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Sự ra đi kì lạ của Thánh Gióng rất phù hợp với ý nguyện nhân dân, nên nó có một sức sống trường tồn trong lòng nhân dân như một nét đẹp rực rỡ, trong sáng nhất của người anh hùng chống giặc. “Cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời” - thật là kì ảo, nhưng thật nhẹ nhàng, ung dung. Người con yêu nước ấy đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh giặc cứu nước của mình, và đã ra đi một cách vô tư, thanh thản, không hề màng tới công danh địa vị cho riêng mình. Áo giáp sắt nhân dân làm cho để đánh giặc, khi đánh tan giặc rồi, trả lại cho dân để bay về trời. Điều đó cho em thấy ở hình tượng Thánh Gióng- trong con người của chàng chỉ có yêu nước và cứu nước - tất cả đều cao đẹp, trong sáng như gương, không một chút gợn nào. Phải chăng đó cũng chính là gương mặt của nhân dân ta được kết tinh trong người Thánh Gióng, ý chí phục vụ thật là vô tư , lớn lao và gương mẫu. Công lao to lớn ấy đã được nhà vua phong làm Phù Đổng Thiên Vương, nhân dân muôn đời ghi nhớ. Thánh Gióng đánh giặc đâu phải là đơn phương độc mã. Thử hỏi rằng nếu không có cơm gạo... của dân làng, của nhà vua thì Thánh Gióng làm được những gì? Công lao của Thánh Gióng cũng có một phần của nhân dân lao động góp sức tạo lên. Thánh Gióng chính là sự tượng trưng cho sự lớn mạnh của đất nước ta, dân tộc ta.
Khép trang sách lại mà hình tượng Thánh Gióng vẫn đọng mãi trong tâm trí em - một hình tượng nghệ thuật dân gian tuyệt đẹp, tràn đầy tư tưởng yêu nước, căm thù giặc và ý chí quyết thắng. Quả là không có hình tượng nào sánh kịp.
Học tốt!!!
Em ghét nhân vật vua Hùng vì . Nếu không có vua Hùng thì không có Mị Nương và Sơn Tinh Thủy Tinh đế cầu hôn . Bởi nếu Vua Hùng không kén rể , thì đã không có bão lụt như ngày nay !
#Linh Cherry#
Mình chỉ có thể cho bạn dàn ý thôi, còn về bài văn bạn tự làm nha!
I. MB:
Giới thiệu buổi múa hát tập thể: (Kỉ niệm ngày thành lập Đoàn, trường em tổ chức buổi sinh hoạt đội tại trường)
II. TB:
*Tả bao quát
– Đúng bảy giờ sáng, học sinh tập trung đầy đủ tại sân trường, ai cũng trang phục chỉnh tề
– Một hồi trống vang lên, chúng em tập trung trước sân lễ.
– Khán đài trang nghiêm (chân dung Bác Hồ, quốc kì, huy hiệu “Măng non” khẩu hiệu, bình hoa…
*Nghi thức
– Bạn liên đội trưởng mời các chi đội trưởng lên báo cáo sĩ số. Cô tổng phụ trách điều khiển lễ chào cờ
– Giới thiệu đại biểu đến tham dự, thông qua bản báo cáo thành tích của liên đội trong thời gian qua
– Thầy hiệu trưởng và cô tổng phụ trách phát biểu ý kiến
– Thực hiện nghi thức đội và múa hát tập thể
III. KB:
– Buổi sinh hoạt thành công và tốt đẹp
– Em ra về với tâm trạng vui sướng, một ý chí quyết tâm cao với những nhiệm vụ đang chờ ở phía trước.
Qua văn bản Bài học đường đời đầu tiên em thấy Dế Mèn là một chàng dế thanh niên cường tráng, đôi càng mẫm bóng cái vuốt ở chân ở khoeo rất cứng và nhọn. Đôi cánh thì dài tít đến tận chấm đuôi. Lúc đi bách bộ thì cả người rung ring một mầu mỡ bóng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoàm như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Đi đứng thì oai vệ tỏ vẻ con nhà võ. Dế Mèn luôn cà khịa với tất cả các bà con trong làng. Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng nhưng tính nết thì còn kiêu căng, xốc nổi và ngông cuồng.
Bài này không hay lắm, bạn lấy tạm nha, cho mình với!
Dế Mèn phiêu lưu kí là một truyện viết cho thiếu nhi rất đặc sắc của Tô Hoài. Trong truyện, tác giả đã xây dựng nhân vật chính là chú Dế Mèn với những nét tính cách, phẩm chất thật đáng yêu, đáng quý. Nhưng nhân vật mà em ấn tượng nhất là chú dễ choắt. Dù chỉ xuất hiện ở những phần đầu câu chuyện nhưng những câu nói cuối cùng của chú trước khi mất nhưng nó làm cho mỗi độc giả mãi không thể nào quên. Cậu là một người có thân hình nhỏ bẻ nhưng khá am hiểu sự đời, cách đối đãi với mọi người xung quanh. Bằng chứng là câu nói cuối cùng của Dế Choắt ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình. Chỉ vài câu thôi, nhưng nó đã làm thay đổi một Dế Mèn kiêu căng, ngạo mạn lúc bấy giờ. Vậy mỗi người chúng ta hãy học theo Dễ Choắt, đừng bao giờ kiêu căng, làm việc bậy bạ mà ảnh hưởng đến cả mình, cả người khác.
Kiều Phương là cô bé hồn nhiên, nhí nhảnh và đam mê hội họa. Niềm đam mê này được tác giả diễn tả một cách cụ thể qua cách cô vẽ hằng ngày, cách cọ nhọ nồi để làm màu vẽ…Và khi bạn của bố phát hiện ra niềm đam mê này thì Kiều Phương càng tỏ rõ sự quyết tâm và phấn đấu mơ ước thành họa sĩ. Mặc dù anh trai gọi là “mèo” vì cái tội lục lọi đồ linh tinh nhưng Kiều Phương vẫn “vui vẻ chấp nhận” và hồn nhiên khoe với bạn bè. Cách trò chuyện của Kiều Phương với anh trai cũng chưng tỏ Kiều Phương là cô bé nhí nhảnh, trong sang và vô cùng đáng yêu “Nó vênh mặt, mèo mà lại, em không phá là được”. Dù cho người anh trai khó chịu đến cỡ nào thì cô bé này vẫn không bao giờ tức giận, luôn giữ được sự hài hòa và tinh nghịch như thế. Tạ DUy Anh đã khéo léo khắc họa nên hình ảnh nhân vật đáng yêu, gây được thiện cảm tốt đối với người đọc.
Trong câu chuyện , bức tranh của em gái tôi của tác giả Tạ Duy Anh em rất ấn tượng với nhân vật Kiều Phương. Cô nghịch ngợm nên được anh trai gọi với cái tên là mèo . Tuy vậy cô không giận mà vẫn vui vẻ hồn nhiên như con chim non hót líu lô .Mèo rất thích chế màu vẽ và cái mặt luôn bị bôi bẩn bởi bút vẽ . Cô có một tấm lòng bao dung , rộng lượng . Dù anh trai ghét mình , so bì nhưng cô vẫn vẽ anh mình đẹp thơ mộng , vẽ bằng cả trái tim , tâm hồn . Khi đi về thấy anh mình lạnh nhạt mà cô bé vẫn hồn nhiên mời anh mình đi nhận giải . Sau khi nhìn thấy bức tranh, người anh vô cùng ngạc nhiên , xấu hổ . Bức tranh giúp ng anh nhận ra sai lầm , trở thành ng anh tốt như trong tranh ,nhận ra rằng bức tranh đã đc em mình vẽ bằng cả tấm lòng . Em càng thấy khâm phục Kiều Phương hơn với tâm hồn của một đứa trẻ con.
- Kinh Dương Vương(涇陽王): 2879 - 2794 TCN (số năm trị vì là ước đoán). Huý là Lộc Tục (祿續).
- Hùng Hiền vương(雄賢王), còn được gọi là Lạc Long Quân (駱龍君 hoặc 雒龍君 hoặc 貉龍君): 2793 - 2525 TCN. Huý là Sùng Lãm (崇纜).
- Hùng Lân vương (雄麟王): 2524 - 2253 TCN
- Hùng Việp vương (雄曄王): 2252 - 1913 TCN
- Hùng Hi vương (雄犧王): 1912 - 1713 TCN (phần bên trái chữ "hi" 犧 là bộ "ngưu" 牛)
- Hùng Huy vương (雄暉王): 1712 - 1632 TCN
- Hùng Chiêu vương (雄昭王): 1631 - 1432 TCN
- Hùng Vĩ vương (雄暐王): 1431 - 1332 TCN
- Hùng Định vương (雄定王): 1331 - 1252 TCN
- Hùng Hi vương (雄曦王): 1251 - 1162 TCN (phần bên trái chữ "hi" 犧 là bộ "nhật" 日)
- Hùng Trinh vương (雄楨王): 1161 - 1055 TCN
- Hùng Vũ vương (雄武王): 1054 - 969 TCN
- Hùng Việt vương (雄越王): 968 - 854 TCN
- Hùng Anh vương (雄英王): 853 - 755 TCN
- Hùng Triêu vương (雄朝王): 754 - 661 TCN
- Hùng Tạo vương (雄造王): 660 - 569 TCN
- Hùng Nghị vương (雄毅王): 568 - 409 TCN
- Hùng Duệ vương (雄睿王): 408 - 258 TCN
Người ta không nói rõ chỉ biết là 18 ông thì đều lấy hiệu là Hùng vương hết
Bống là em gái nhỏ dễ thương nhất mà em từng biết.
Trông bé không khác gì một thiên thần nhỏ. Bống có thân hình mập mạp, tròn trịa. Da Bống trắng hồng, mịn màng lắm. Nhìn bé, ai cũng muốn ôm lấy mà thơm, mà nựng lên đôi má phúng phính lúc nào cũng thơm thơm mùi sữa. Cặp mắt Bống to, tròn, sáng như hòn bi ve. Mái tóc hơi nâu nâu, xoăn tít, giống bố như tạc. Cái mũi bé hơi cao còn đôi môi thì lúc nào cũng đỏ mọng như được tô son. Bé thích nhất là chơi trò đóng giả làm cô Tiên. Những lúc đó, Bống được mặc váy trắng tinh, đi giày búp bê màu hồng phấn và được chị Cún tết tóc hai bên, buộc nơ màu hồng trông rất xinh. Bống rất hay xấu hổ. Mỗi khi được khen, bé thường chạy ra ôm chầm lấy mẹ, dụi đầu vào lòng mẹ, không chịu buông. Mặt bé lúc đó đỏ bừng trông rất đáng yêu. Bống rất thích vẽ và vẽ cũng rất đẹp. Mẹ mua cho bé hẳn một quyển vở và một hộp chì màu mới cứng. Bống thích lắm. Mỗi tối, Bống thường ngồi vào bàn “học bài” rất chăm chỉ. Bống vẽ được rất nhiều tranh: có bức cả nhà đang đi chơi công viên, có bức lại vẽ chị Cún đang múa hát. Lắm lúc cả chú mèo mun đang ngủ cũng trở thành nhân vật cho hoạ sĩ nhí thể hiện. Bống ước mơ sau này trở thành một hoạ sĩ tài ba, vẽ thật nhiều tranh, tranh nào cũng thật đẹp để tặng ông bà, bố mẹ và cả chị Cún nữa.
Bống thật đáng yêu.
Chào bạn !
Bibo là đứa em mà em yêu quý nhất!
Ở nhà em có một em trai rất đáng yêu tên là Bi Bo. Năm nay em đã lên hai tuổi rồi đấy. Em có đôi mắt to, tròn xoe như hai hòn bi. Cùng đó là khuôn mặt Bo rất tươi, lúc nào cũng cười. Mái tóc em đen nháy giống như tóc mây. Dáng đi trông nặng nề giống như một chú gấu con vì Bo khá mập. Mỗi khi đi học về, Bo liền chạy ra mừng và sà vào lòng em. Em cảm thấy rất sung sướng. Em rất thương bé Bo và thích chơi với em bé mỗi khi mẹ bận việc.
Tích nha!
không rảnh nha bạn đây là online math(toán) chứ ko phải là văn
đc đăng cả văn và anh mà bn