K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 1 2019

Mùa đông, gió mùa đông bắc tràn về cùng với cái lạnh khắc nghiệt và đường phố cũng vắng vẻ hơn thường lệ. Buổi sáng, Mặt Trời lười biếng vẫn còn đang ngủ, không chịu dậy để ban phát những tia nắng ấm áp cho cỏ cây hoa lá. Ra đường, cụ già, trẻ em và cả các thanh niên sung sốc... tất cả đều mặc những chiếc áo len, áo khoác dày, quàng khăn, đội mũ sùm sụp để có thể làm giảm đi cái rét cắt da cắt thịt. Hai hàng bàng ven đường đã trút bỏ bộ cánh già cỗi từ lâu, chỉ còn trơ lại những chiếc cành khẳng khiu nhẫn nại chịu đựng giá rét. Bên đường, hàng phở tấp nập người ra vào, cô bán hàng làm luôn tay, nào lấy bánh, nào chan nước... trông có vẻ rất vui vì bán hàng chạy, các bát phở nóng hổi bốc hơi nghi ngút chờ đợi mọi người thưởng thức. Ai ra về cũng đều rất hài lòng vì được phục vụ chu đáo. Dường như họ đã tạm quên đi cái lạnh giá của mùa đông.

31 tháng 1 2019

Thường thì một năm có bốn mùa, đó là quy luật tự nhiên mà chắc chắn sẽ không ai có thể thay đổi được. Mỗi mùa dều có đặc diểm riêng biệt không giống nhau như: mùa xuân mát mẻ muôn hoa khoe sắc thắm. Mùa hè là mùa của nhửng bông hoa phượng vĩ, bằng lăng- mùa học sinh tạm biệt mái trường. Mùa thu dưới ánh trăng huyền ảo chúng em có thể rước đèn họp bạn. Nhưng có lẽ mùa đông là đặc biệt nhất vì cái lạnh buốt, gió bấc và mưa phùn. Bây giờ đang là mùa đông và là ngày lạnh nhất trong năm.

Nằm cuộn tròn trong chiếc chăn bông ấm áp mà em không muốn giậy vì lẽ trời quá lạnh, từ trong phòng có thể nghe thấy tiêng gió rít từng cơn. Ra khỏi phòng sương mù giày đặc, bầu trời âm u. Lác đác vài chiếc lá vàng đang rơi xuống cùng với những hạt mưa tinh nghịch. Cây cối khẳng khiu trơ trọi như đang cố gắng chống lại sức mạnh của thiên nhiên. Ngoài đường loáng thoáng vài bóng người trong những bộ quần áo bông ấm áp và khoác ngoài là chiếc áo mưa. Hôm nay học sinh ở các trường cũng đã được nghỉ học. Cảnh ao hồ trầm mặc hơi nước bốc lên tạo cảm giác lạnh lẽo, nước buốt cắt da, cắt thịt. giờ đay nơi duy nhất em nghĩ đến đó là nhà bếp, ánh lửa bập bùng gợi nên vẻ ấm áp. Lúc ngày cả nhà đang ngồi trò truyện, còn mẹ đang tất bật chuẩn bị bữa sáng cho gia đình. Đã quá trưa mà mặt trời vẫn không ló mặt. Dến sáu giờ tối thì ánh sáng nhường lại cho màn đêm yên tĩnh, chỉ có mùa đông mới có hiện tượng ngày ngắn đêm dài như vậy. Bàu trời lúc này âm u, ít sao và nhiều sương mù hơn ban sáng. Mưa phùn lất phấn tạt qua. Ánh đèn đã tắt hẳn bầu không khí trở nên tĩnh mịch hơn, chỉ còn tiếng chó sủa từ xa vang vọng lại.

Em rất thích mùa đông vì có thể ngôi bên ánh lửa bập bùng. Được nhìn cảnh vật như khác lạ. Mọi người bảo mùa đông năm nay lạnh hơn mọi năm nhưng được sông trong ngôi nhà ấm áp tình yêu thương thì em có thẻ nói mùa đông không lạnh.

Nguồn: https://yeuvan.com/ta-canh-mua-dong-van-mau-lop-5#ixzz5dVPEi4mN

31 tháng 1 2019

Vậy thì bạn chép bài của ai đó trên mạng cũng là chép mạng mà

21 tháng 1 2019

Cuối mùa thu, tôi thường đạp xe quanh xóm để thưởng thức cảm giác lành lạnh của gió heo may. Gió vờn những chiếc lá khô vàng úa, chạy vòng tròn, dọc xóm. Khung cảnh ấy như muốn báo hiệu rằng: mùa đông năm nay đến sớm hơn. Nhắm mắt lại, tôi cảm thấy cái lạnh đang tan dần trong da thịt. Cơn gió mùa đông bắc tràn về nhanh chóng, không kịp vẫy tay chào gió heo may đang lướt đi vội vã.. Có lẽ một cảm giác dễ cảm nhận nhất là mùa đông ở đây buồn, buồn vô tận, buồn lắm! Trong bếp của vài ngôi nhà, dưới ánh lửa bập bùng, chú mèo mướp, chị chó đốm nằm cuộn tròn để sưởi ấm. Những cái cây khẳng khiu bên hè phố thật trơ trụi, già nua như những cụ già gầy gòm, làn da nhăn nheo. Lúc này, có người thì mong chóng về nhà sau một ngày mệt mỏi, mong muốn được ấm áp bên gia đình trong bữa cơm chiều và nhanh chóng thu gọn mình trong chiếc chăn bông. Có người thì lại ghé vào quán nước dọc đường, gọi một chén trà nóng để xua tan cái lạnh giá của mùa đông Còn rất nhiều người khác cứ đi qua, đi lại, vội vã lắm, chẳng còn chào hỏi nhau như mọi khi… Mùa đông năm nay tuy buồn nhưng quang cảnh thật đẹp. Được ngắm nhìn nó, tôi như yêu hơn quê hương, đất nước mình.

21 tháng 1 2019

Cuối mùa thu, tôi thường đạp xe quanh xóm để thưởng thức cảm giác lành lạnh của gió heo may. Gió vờn những chiếc lá khô vàng úa, chạy vòng tròn, dọc xóm. Khung cảnh ấy như muốn báo hiệu rằng: mùa đông năm nay đến sớm hơn. Nhắm mắt lại, tôi cảm thấy cái lạnh đang tan dần trong da thịt. Cơn gió mùa đông bắc tràn về nhanh chóng, không kịp vẫy tay chào gió heo may đang lướt đi vội vã.. Có lẽ một cảm giác dễ cảm nhận nhất là mùa đông ở đây buồn, buồn vô tận, buồn lắm! Trong bếp của vài ngôi nhà, dưới ánh lửa bập bùng, chú mèo mướp, chị chó đốm nằm cuộn tròn để sưởi ấm. Những cái cây khẳng khiu bên hè phố thật trơ trụi, già nua như những cụ già gầy gòm, làn da nhăn nheo. Lúc này, có người thì mong chóng về nhà sau một ngày mệt mỏi, mong muốn được ấm áp bên gia đình trong bữa cơm chiều và nhanh chóng thu gọn mình trong chiếc chăn bông. Có người thì lại ghé vào quán nước dọc đường, gọi một chén trà nóng để xua tan cái lạnh giá của mùa đông Còn rất nhiều người khác cứ đi qua, đi lại, vội vã lắm, chẳng còn chào hỏi nhau như mọi khi… Mùa đông năm nay tuy buồn nhưng quang cảnh thật đẹp. Được ngắm nhìn nó, tôi như yêu hơn quê hương, đất nước mình.

chữ tk phải in đậm nha

tham khảo:

Em sinh ra và lớn lên trên một bản làng nghèo vùng núi Tây Bắc, bởi vậy mà điều kiện cuộc sống của mọi người quê em cũng gặp khó khăn hơn rất nhiều so với các bạn miền xuôi. Những ngày vừa qua em và người dân quê em đều rất vui mừng và phấn khởi khi con đường đất đã được tu sửa và thay thế bằng bê tông trơn nhẵn, vững chắc.

Hàng ngày, học sinh chúng em và cả các cô, các bác trong bản đều phải băng qua một con đường đất nhỏ để đến trường, lên nương làm rẫy. Con đường đất nhỏ, đôi chỗ gồ lên đất đá khiến mọi người di chuyển khó khăn hơn, vào những ngày nắng, gió lớn có thể kéo theo bụi đất bám vào quần áo, mùa mưa con đường trở nên lầy lội rất khó di chuyển. Chúng em thường đi bộ đi học nên khi đến trường quần áo của chúng em thường bị nước đọng trên đường làm bẩn, những chiếc giày, chiếc dép cũng bị bám chặt đất đỏ. 

Nhận được sự hỗ trợ của các nhà thiện nguyện miền xuôi, con đường nhỏ quê em đã được tu sửa, con đường đất lầy lội hàng ngày đã được thay thế bằng đường bê tông trơn láng, sạch sẽ vô cùng đẹp mắt. Con đường dài chạy thẳng đến trường giúp chúng em di chuyển nhanh hơn, khi trời mưa cũng không bị bắn bẩn. Các cô, các bác làm nương về mang theo những xe lúa đầy cũng có thể di chuyển bon bon trên đường mà không bị đường đất làm bánh xe bị sa lầy. Em rất vui khi con đường mới quê em được hoàn thành, đây là một đổi mới đáng kể của quê hương mà em vì nó giúp cho hoạt động di chuyển của mọi người trở nên dễ dàng hơn.

7 tháng 2 2018

I. Mở bài: giới thiệu mùa xuân
Tạo hóa đã tạo nên 4 mùa: xuân, hạ, thu và đông. Mỗi mùa đều mang một đặc trưng riêng, một cảm nhận riêng về thiên nhiên và con người. mỗi mùa có sự khác nhau về khí hậu, cây cối,… chính vì thế mà chúng ta phân biệt chúng một cách rõ rệt hơn. Trong 4 mùa em thishc nhất là mua xuân, mùa xuân mang lại sự tươi mát, mới mẻ, sự khỏi đầu cho mỗi chúng ta. Nhắc đến mùa xuân ai cũng chờ đợi một sự mới mẻ và tươi đẹp hơn.

II. Thân bài: tả mùa xuân
1. Cảnh vật mùa xuân
- Bầu trời trong xanh
- Những đám mây xanh vắt bay lượn trên bầu trời
- Những tia nắng mặt trời bắt đầu chiếu sang sau những ngày đông u ám
2. Tả bao quát mùa xuân
- Nhìn đâu đâu cũng thấy phấn khỏi và tươi vui
- Con đường trải dài sắc xuân
- Không gian như chìm đắm trong hương xuân
3. Tả chi tiết mùa xuân
- con người ai cũng vui vẻ, phấn khởi
- ai ai cũng ra đường với tâm trạng mừng vui
- cây cối đua nhau nở rộng
- chim choc ríu tít kêu
- khắp nơi đều rộn rang sắc xuân
- những cô cậu nhỏ háo hứng được mặc đồ mới
- những người lao động sẽ có một kì nghĩ dài

III. kết bài: nêu cảm nghĩ của em về mùa xuân
- em rất thích mùa xuân
- mùa xuân như mang đến cho em sự mởi mẻ và vui tươi

 

7 tháng 2 2018

I. Mở bài: giới thiệu cảnh mùa xuân
Ví dụ:
Một năm có 4 mùa, mỗi mùa đều có một nét đặc trưng và ý nghĩa khác nhau. Trong 4 mùa em thích nhất là mùa xuân, mùa xuân mang đến hi vọng, đến sự lạc quan và yêu đời hơn trong cuộc sống.
II. Thân bài: tả cảnh mùa xuân
1. Tả bao quát cảnh mùa xuân

  • Mùa xuân luôn rộn ràng
  • Cây cối dua nhau khoe sắc thắm
  • Mọi người luôn nô nức, nhộn nhịp để chuẩn bị cho một năm mới tràn đầy

2. Tả chi tiết cảnh mùa xuân
a. Tả cảnh buổi sáng của mùa xuân

  • Mặt trời dần nhô lên sau những ngọn núi
  • Cây cối dua nhau khoe sức, đâm chồi nảy lộc
  • Những con chim bắt đầu ríu rít kêu
  • Những con tu hú kêu báo hiệu mùa xuân đến
  • Con người ai cũng rộn rã chuẩn bị để đón xuân
  • Cảnh vật xanh mướt và êm đềm đến lạ

b. Tả cảnh buổi trưa mùa xuân

  • Buổi trưa của mùa xuân không gắt như mùa hạ, không lạnh như mùa xuân mà nó mang đến cảm giác dịu dàng và đằm thắm
  • Cảnh vật vẫn đung đưa khoe sắc
  • Nhà nhà mở nhạc xuân như báo trước chuẩn bị đón xuân đã xong
  • Những chú chim vẫn hót, những chú bướm vẫn bay
  • Và mọi loài hoa vẫn nở

c. Tả cảnh chiều tối mùa xuân

  • Mặt trời dần buôn xuống
  • Cảm giác những giọt sương bắt đầu reo rắt trên những lá cây
  • Mọi người tụ tập nói chuyện sau một ngày làm việc mệt mỏi

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về cảnh mùa xuân

Sông Mã là một huyện vùng sâu,vùng cao biên giới, nằm ở phía Tây của tỉnh Sơn La, cách thành phố Sơn La khoảng 100 km. Với diện tích tự nhiên là 1.639,72 km2, dân số khoảng 126.099 người. Sông Mã có 19 đơn vị hành chính gồm thị trấn Sông Mã và 18 xã. Cảnh quan thiên nhiên Sông Mã hùng vĩ, nhân dân các dân tộc Sông Mã anh dũng, kiên cường, tất cả những yếu tố đó đã để lại ấn tượng đẹp trong lòng mỗi du khách khi tới thăm mảnh đất Sơn La (Sông Mã) tươi đẹp với các di tích tiêu biểu. Trong đó, Di tích lịch sử Cây đa Mường Hung là một chứng tích tố cáo tội ác của thực dân Pháp và là một biểu tượng của sự kiên trung bất khuất đối với Đảng, với cách mạng của nhân dân Mường Hung nói riêng và nhân dân các dân tộc Sơn La nói chung. Cây đa Mường Hung, huyện Sông Mã Đây là một cây đa cổ thụ, cành lá sum suê, mọc tự nhiên bên bờ sông Mã, thuộc trung tâm xã Mường Hung, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La. Mường Hung thời kỳ thuộc Pháp là một tổng, bao gồm các xã: Nà Nghịu, Chiềng Khoang, Chiềng Cang, Chiềng Khương, Mường Sại và Mường Hung, trụ sở Tổng Mường Hung đặt tại trung tâm xã Mường Hung, huyện Sông Mã ngày nay. Để thực hiện chính sách cai trị hà khắc, tàn bạo, thực dân Pháp đã tổ chức ở Mường Hung bộ máy chính quyền hàng tổng, đứng đầu là "phìa", đây thực chất là chính quyền tay sai, bù nhìn của thực dân Pháp. Trước tình hình phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta đang phát triển mạnh mẽ trong những năm 1944-1945, thực dân pháp đã chỉ đạo phìa Mường Hung do hai tên phìa Cầm Văn Chôm và Cầm Văn Sức đứng đầu, dồn dân đến trung tâm của tổng Mường Hung. Mặt khác chúng tích cực xây dựng đồn bốt, tuyển mộ quân lính. Dưới sự chỉ huy trực tiếp của tên quan Pháp, quân địch tại Mường Hung tổ chức nhiều cuộc lùng sục, bắt bớ, giết hại những người đi theo cách mạng, vơ vét của cải, khiến nhân dân ta vô cùng căm phẫn. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, cùng với nhiều địa phương trong tỉnh Sơn La, chính quyền cách mạng lâm thời xã Mường Hung được thành lập. Ngay sau đó, chính quyền lâm thời đã xây dựng đội du kích, tổ chức tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc trong vùng ủng hộ kháng chiến để đánh đuổi thực dân Pháp và tay sai, bảo vệ chính quyền cách mạng. Năm 1946, thực dân Pháp quay trở lại đánh chiếm Sơn La, khôi phục lại bộ máy chính quyền tay sai cũ và điên cuồng đàn áp phong trào kháng chiến ở Mường Hung. Chúng lùng sục bắt bớ cán bộ kháng chiến và những người tham gia ủng hộ cách mạng, sử dụng những hình thức giết người hết sức dã man như chém đầu, mổ bụng, moi gan, chặt chân chặt tay thả trôi trên Sông Mã, chất củi thiêu sống... Đồng thời chúng tăng cường củng cố đồn bốt và dồn dân ở các vùng từ Nà Nghịu đến Mường Sại về sống tập trung ở quanh đồn để làm bia đỡ đạn cho chúng, ngăn cách giữa quần chúng với cách mạng. Năm 1948, chúng đã bắt 2 đồng chí quân báo là Lò văn Địa, Cầm Văn Lùn và đã hành quyết họ bằng hình thức thiêu sống dưới cây đa Mường Hung. Hai đồng chí đã anh dũng hy sinh, gương hy sinh của các đồng chí đã cổ vũ thêm tinh thần ủng hộ kháng chiến, lòng căm thù giặc sâu sắc của nhân dân Mường Hung. Thời kỳ này, các cơ sở cách mạng trong vùng cũng bị địch triệt phá như gia đình ông quan “xíp xí” người Xinh Mun, gia đình ông Inh, ông Số, ông Linh đã bị chúng bắt, chặt đầu rồi thả xác trôi sông. Tội ác của thực dân Pháp và bọn tay sai đối với nhân dân Mường Hung chất cao như núi. Theo số liệu thống kê, trong thời gian này chúng đã giết hại 16 cán bộ chủ chốt, 9 đồng chí bộ đội và 365 người dân lương thiện. Do không chịu được cảnh đói khát, bệnh dịch tra tấn, đánh đập và lao động khổ sai, nhiều người dân vô tội đã chết, có ngày lên tới 20 người. Trước tình hình đó, chính quyền kháng chiến bí mật vận động nhân dân đấu tranh công khai với địch chống khủng bố, đòi thả người lao động cho đi làm ruộng, cứu đói lương thực cho dân. Kết quả của cuộc đấu tranh là địch đã phải nhượng bộ, chúng cho dân làm ruộng từ 8h sáng đến 4h chiều, ứng cứu lương thực cho dân, mỗi gia đình được phát một lon gạo trong một ngày. Mặc dù bị đàn áp, tra tấn, bắn giết rất dã man, nhưng với tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc Pháp và bọn tay sai bán nước, cán bộ và nhân dân Mường Hung vẫn một lòng theo cách mạng, ủng hộ cuộc kháng chiến anh dũng của dân tộc. Các cơ sở cách mạng vẫn nuôi giấu, tiếp tế cho cán bộ; đội du kích địa phương vẫn bí mật hoạt động uy hiếp quân địch. Địch hoang mang, chúng tăng quân tiếp viện tại bốt Mường Hung. Chúng điều lính khố đỏ từ Mường Lay - Lai Châu về, bổ xung lính phỉ từ Mường Lầm tăng viện cho Mường Hung hòng triệt phá cơ sở kháng chiến đang phát triển mạnh, ngăn chặn khả năng tiến công của bộ đội chủ lực ta. Cùng với khí thế tiến công trên toàn tỉnh, tháng 7/1949, bộ đội chủ lực đã phối hợp chặt chẽ với dân quân du kích, thường xuyên ngăn chặn đánh địch trên các tuyến đường giao thông, uy hiếp tuyến đường Sơn La - Lai Châu. Ngày 17/7/1949, ta phục kích địch trên đoạn đường Tạ Bú - Mường Bú, chặn đánh quân địch đi khủng bố từ Hua Trai trở về, đã tiêu diệt và làm bị thương 45 tên địch, trong đó có 8 tên Pháp, thu nhiều vũ khí. Ngày 5/8/1949, một đơn vị phục kích địch trên đường Mai Sơn - Bản Kéo bắt sống một sĩ quan Pháp, thu 9 khẩu súng và làm tan rã một trung đội địch. Tháng 9/1949, ta đánh vào Mường Hung, giành thắng lợi. Tháng 11/1949, ta mở chiến dịch Sông Mã nhằm phá vỡ phòng tuyến của địch, mở thông biên giới Việt - Lào và đẩy mạnh công tác xây dựng căn cứ cho chính phủ kháng chiến Lào. Ngày 24/12/1952, nhân dân và du kích địa phương đã phối hợp với quân chủ lực tấn công tiêu diệt đồn Mường Hung, lật đổ chính quyền tay sai của thực dân Pháp. Trong trận tấn công này, ta đã tiêu diệt 4 tên sỹ quan Pháp, 78 tên lính Dõng, 32 tên phỉ, thu nhiều vũ khí và quân trang, quân dụng của địch, Mường Hung hoàn toàn giải phóng. Sau 7 năm kiên trì kháng chiến đi theo cách mạng (1945 - 1954) bất chấp sự nguy hiểm, đàn áp, khủng bố, chém giết của kẻ địch, nhân dân Mường Hung đã một lòng trung thành với cách mạng, cùng với bộ đội chủ lực lập được nhiều chiến công xuất sắc, tiêu diệt được nhiều địch, bảo vệ cơ sở cách mạng, giải phòng hoàn toàn Mường Hung, nhân dân thoát khỏi ách kìm kẹp của phìa tạo và thực dân Pháp Thời gian trôi qua nhưng tội ác của thực dân Pháp và tay sai đối với nhân dân Mường Hung mãi mãi in đậm trong ký ức của nhiều người dân nơi đây. Cây đa là một chứng tích tố cáo tội ác của thực dân Pháp và bè lũ tay sai, đồng thời cũng như một biểu tượng của lòng yêu nước, sự kiên trung, bất khuất đối với Đảng, với cách mạng của nhân dân Mường Hung nói riêng cũng như nhân dân các dân tộc Sơn La nói chung.

25 tháng 3 2019

Cho mk nói nhé , bạn thì tụi mk cx đâu cs lên điểm , với lại bạn nên tham khảo đi chứ ko ai rãnh gõ cả bài viết lên cjo bạn đâu

hok tốt nhé

^-^

2 tháng 6 2018

“Quê hương em biết bao tươi đẹp

Đồng lúa xanh núi rừng ngàn cây”

Đây là câu hát mà tôi thích nhất. Hè đã về, bố mẹ quyết định cho tôi về thăm quê ngoại. Quê ngoại tôi ở xa nên đây là lần đầu tiên tôi được về thăm. Từ trung du được về đồng bằng, tôi thấy rất nhiều điều mới lạ và tôi thích thú nhất chính là cánh đồng lúa trải rộng tít tắp tới tận chân trời.

Vừa bước xuống xe, tôi đã choáng ngợp trước cánh đồng. Nơi tôi đứng nhìn thẳng ra cánh đồng lúa đang rộ chín. Có lẽ đã bắt đầu vào mùa thu hoạch. Cánh đồng lúa trải một màu vàng óng, nhìn từ xa trông như một tấm thảm khổng lồ. Một làn gió nhẹ thoảng qua, cả cánh đồng xào xạc một âm thanh dịu nhẹ. Hương lúa thoang thoảng lan theo trong gió. Những tia nắng đầu tiên phớt nhẹ đây đó trên các thửa ruộng còn chìm trong màn sương bạc làm cho cả biển lúa xao động tạo thành những làn sóng nhẹ xô đuổi nhau chạy mãi ra xa. Ánh nắng ban mai đã tỏa sáng khắp nơi trên cánh đồng. Ngọn gió thổi rì rào như các cây lúa đang nói chuyện với nhau. Nắng đã lên cao, cánh đồng lúa bây giờ đã ánh lên màu pha vàng tươi sáng. Xa xa, đàn cò trắng bay rập rờn làm tăng thêm vẻ đẹp của đồng quê. Đã đến giờ các cô chú đã bắt đầu vào công việc của mình. Những chiếc nón trắng xen giữa biển lúa vàng trông thật đẹp mắt. Họ đang đưa những chiếc liềm để cắt lúa thật là nhanh. Người các cô chú ướt đẫm mồ hôi. Vừa làm việc, họ vừa ca hát rất vui.

Từng khóm lúa ngả nghiêng vì bông lúa vừa dài lại vừa to. Bông lúa trĩu nặng hạt đều tăm tắp, chắc mẩy uốn cong mềm mại, ngả vào nhau thì thầm trò chuyện. Lúa là cây có một lá mầm, rễ chùm. Lá bao quanh thân, có nhiều phiến dài và mỏng. Trong một năm có hai vụ lúa: Vụ chiêm và vụ xuân.

Nhìn những hạt lúa mẩy vàng tôi thầm nghĩ: Không biết có bao nhiêu giọt mồ hôi rơi xuống thước đất kia, bao nhiêu trí tuệ của những người nông dân đã tạo nên những hạt thóc mẩy vàng. Tôi chợt nhớ đến câu ca dao:

“Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”

Cây lúa đóng vai trò chính, chủ yếu trong việc cung cấp lương thực cho nhân dân Việt Nam, nó góp phần làm giàu đất nước qua việc xuất khẩu thu ngoại tệ. Ngày nay, Việt Nam được xem là một trong các nước có sản lượng lúa, gạo xuất khẩu thứ hai trên thế giới. Cây lúa không chỉ mang lại đời sống no đủ mà còn trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt. Trước đây, cây lúa hạt gạo chỉ đem lại no đủ cho con người, thì ngày nay nó còn có thể làm giàu cho người nông dân và cho cả đất nước nếu chúng ta biết biến nó thành thứ hàng hóa có giá trị.

Nắng tháng năm vẫn trải rộng trên cánh đồng gay gắt, gương mặt của những người nông dân thêm ửng hồng, khỏe mạnh. Nụ cười làm gương mặt họ bừng sáng lên. Ngắm nhìn tất cả cảnh vật trên cánh đồng lúa quê tôi, tôi thấy những hình ảnh ấy thân thương làm sao. Tôi thấy yêu quê ngoại vô cùng và tự hào về quê hương đất nước của mình…

Bây giờ, mỗi khi về quê, nhìn cánh đồng lúa chín mà lòng tôi dâng lên 1 nỗi tự hào. Tự hào vì quê hương mình, tự hào về những hạt lúa nhỏ nhỏ xinh xinh kia mà biết bao mồ hôi, nước mắt mới có. Ôi! Sao mà yêu cánh đồng lúa chín làng quê.

2 tháng 6 2018

Bạn đăng lên đây tí nữa bạn cũng chép còn j?

Một buổi sáng chủ nhật đẹp trời, em cùng mẹ đi bẻ ngô. Cánh đồng quê em gần thị trấn Phủ Lỗ cách Hà Nội chưa dầy bốn mươi cây số.

Cánh đồng làng em khá rộng: Từ làng ra tới đường quốc lộ xa hơn một cây số và chạy dài theo đường quốc lộ gần hai cây số. Đất đai màu mỡ và tinh thần lao động cần cù đã khiến đồng ruộng quanh năm xanh tươi, bốn mùa đều có nhiều thóc, đậu, ngô, khoai…

Lũy tre dày bao bọc quanh làng. Ra khỏi làng là những đầm sen. Mùa này sen đang lụi nên trông đầm rộng hẳn ra. Kế đó là những ruộng lúa. Từng thửa ruộng to nhỏ khác nhau, mảnh hình chữ nhật mảnh hình thang… Lúa đang thì con gái đã cao quá bờ nên nhìn xa chỉ thấy một màu xanh mơn mởn liền lạt chạy tít tắp. Sau gần chục ngày mưa phùn gió bấc rét căm căm, trờ mùa đông hôm nay tạnh ráo, quang đãng và chỉ se se lạnh. Nắng vàng trải nhẹ. Gió đùa vui cùng cây lúa. Đó đây những cây bóng mát cao lớn điểm xuyết trên thảm lúa mênh mông. Ở một vài thửa ruộng, lác đác đã có mấy người làm cỏ, be bờ. Mấy chú cò bay ngang, màu trắng lấp lóa trong nắng.

Mùa này vùng ruộng sâu trồng được lúa nhưng vùng cạn chỉ trồng hoa màu. Đậu xanh, đậu đen chạy dài theo luống. Thân cây thấp, cành lá đu dưa như vậy chào người qua lại. Những vùng khoai lùm xùm. Nhìn gần mới thấy những dây khoai còn nhìn xa, chỉ thấy một màu xanh lam hoặc tim tím của lá, tùy theo từng giống khoai. Mấy bà mấy chị đang vun luống cho đậu, cho khoai cười nói vui vẻ. Một đàn chim sâu sà xuống vừa xới để kiếm ăn. Gần đường quốc lộ là những vạt ngô cao quá đầu em. Thân cây mập mạp. Lá tỏa dài xen vào nhau. Bắp ngô bám theo thân, mỗi cây chừng hai, ba bắp. Bắp thon dài lớp áo ngoài xanh bóng, chòm râu hung hung mượt mà là còn non. Bắp mập chắc, lớp áo ngoài đã bàng bạc, chòm râu đã sẫm và hơi rũ là vừa ăn. Một bầy chim lích chích trong bãi ngô. Tiếng xe ô tô ầm ì và tiếng còi xe pin pin từ đường quốc lộ vọng tới. Sự chuyển mình nhanh chóng của cả một vùng với con đường cao tốc lườm lượp xe cộ ở gần đó và những căn nhà nhiều tầng đua nhau mọc lên đã đổi tới làng quê.

Theo đà đổi mới của đất nước, cánh đồng quê em cũng đang thay đổi. Một sự đổi thay âm thầm và mãnh liệt màu xanh mát mắt, trong từng thân lúa thân ngô ngày càng mập mạp, trong từng củ khoai, bắp ngô ngày càng to chắc và thơm ngon… Em yêu tha thiết cánh đồng quê em và tự hào về bước chuyển mình của quê hương em.

1 tháng 4 2020

cái nài dài lắm ko copy thì e là .....

Sông nước Cà mau và Vượt thác đều miêu tả cảnh thiên nhiên sông nước. Nếu như trong Sông nước Cà mau, Đoàn Giỏi đã đưa người đọc tham quan cảnh sắc phong phú, tươi đẹp của vùng cực nam Tổ quốc thì với Vượt thác, Võ Quảng lại dẫn chúng ta ngược dòng sông Thu Bồn thuộc miền Trung bộ đến thượng nguồn lấy gỗ. Bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung này cũng không kém phần kì thú.

Miêu tả cảnh thiên nhiên ở hai vùng đất khác nhau, nhưng đều giống nhau ở nơi sông nước. Không biết “vô tình” hay “hữu ý” mà hai nhà văn đều chọn vị trí quan sát, từ điểm nhìn trên con thuyền theo cuộc hành trình để tả cảnh và tả người. Có lẽ không còn vị trí nào “tối ưu” hơn nữa. Cũng nhờ vị trí này mà các nhà văn đã hoàn chỉnh được bức tranh phong cảnh thiên nhiên mang những nét đặc sắc riêng của mình.

Cảnh Sông nước Cà mau lần lượt hiện lên theo con thuyền xuôi trên sông. Nhà văn đã nhập vai người kể chuyện, xưng “tôi” là chú bé An trong Đất rừng phương Nam miêu tả cảnh quan một vùng rộng lớn theo một trình tự tự nhiên, hợp lí. Chính vì vậy những hình ảnh trong bài văn được hiện lên trong khuôn hình một cuốn phim, lúc lướt nhanh, lúc chậm lại, có đoạn đặc tả cận cảnh, có chỗ lùi xa bao quát toàn cảnh.

Bức tranh đến với người đọc bằng ấn tượng về một vùng không gian rộng lớn mênh mang với sông, ngòi, kênh, rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện, và tất cả đều được bao trùm trong màu xanh của trời của nước và tiếng rì rào bất tận của rừng cây, của sóng và của gió Trên trời thì xanh... không ngớt vọng về trong hơi gió muối.... Màu xanh đã là màu chủ đạo của bức tranh rất ấn tượng. Và để cho cảnh thêm sống động, in dấu riêng về vùng cực nam Tố quốc hoang dã, phong phú này, tác giả đã đưa vào bài những đoạn thuyết minh, giải thích thật thú vị về địa danh, về cách đặt tên các dòng sông, dòng kênh: rạch Mái Giầm, kênh Bọ Mắt, kênh Ba khía... Tên gọi không phải bằng những danh từ hoa mĩ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên. Điều này đã đẹm đến cho người đọc nhiều hiểu biết mới lạ và nhiều hứng thú.

Bức tranh còn được rạng rỡ và sống động hơn bởi sự ồn ào đông vui tấp nập, muôn màu muôn vẻ của chợ Năm Căn. Chợ mang nét đẹp riêng: vừa trù phú vừa độc đáo. Biện pháp liệt kê sử dụng rất hiệu quả, 12 chữ “những” trong đoạn văn đã gây ấn tượng về sự trù phú. Độc đáo hơn là chợ họp cả ban đêm ngay trên sông nước với những nhà bè như những phố nổi và những con thuyển bán hàng len lỏi mọi nơi, có thế mua mọi thứ mà không cần bước ra khỏi thuyền. Rồi sự đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán hàng thuộc nhiều dân tộc: người Hoa, Miên, người Chà Châu Giang... Rồi đến các món ăn đặc biệt trên thuyền mang hương vị cổ truyền của dân tộc xen với hương vị nước ngoài. Thật đậm đà và thú vị.!

Thiên nhiên trong Vượt thác có thể coi như là một cuốn phim quay chậm vởi sự đổi thay của nó qua từng vùng khi con thuyền đi qua. Bức tranh thiên nhiên được thể hiện trong Vượt thác có những đường nét, âm thanh có phần mạnh mẽ, khẩn trương hơn bức tranh thiên nhiên trong Sông nước Cà mau bởi đây là cuộc vượt sông Thu Bồn với nhiều thác dữ chứ không phải cuộc du ngoạn xuôi dòng đến với chợ Năm Căn.

Cảnh thiên nhiên sông nước đã thay đổi theo con mắt nhìn cửa tác giả qua ba chặng. Con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Đoạn ở vùng đồng bằng thì êm đềm, hiền hoà thơ mộng, thuyền bè tấp nập. Quang cảnh hai bên bờ thật rộng rãi, trù phú với những bãi dâu bạt ngàn, sắp đến đoạn có nhiều ghềnh thác thì cảnh vật hai bên bờ sông cũng thay đổi: vườn tược càng um tùm, những chòm cổ thụ đứng trầm ngâm lặng lẽ nhìn xuống nước, rồi núi cao đột ngột hiện ra như chắn ngay trước mặt. ở đoạn sông có nhiều thác dữ, tác giả chỉ tả một hình ảnh về dòng nước: Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn, nhưng sự hiểm trở và dữ dội của dòng sông vẫn hiện lên khá rõ qua việc miêu tả những động tác dũng mãnh của dượng Hương Thư và mọi người khi chống thuyền vượt thác, ở đoạn cuối dòng sông vẫn chảy quanh co giữa những núi cao, nhưng dường như đã bớt hiểm trở, và đột ngột mở ra một vùng ruộng đồng khá bằng phẳng như để chào đón con người sau cuộc vượt thác trở về với chiến thắng.

Nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đó lả sự thống nhất cao độ giữa tả và kể với hai biện pháp nghệ thuật - so sánh và nhân hoá. Nổi bật nhất, đặc sắc nhất là hình ảnh miêu tả về các chòm cổ thụ ở đoạn đầu và đoạn cuối của bài văn. Ở đoạn đầu, khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến khúc sông có nhiều ghềnh thác thì phong cảnh hai bên bờ cũng đổi khác: Những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước, vừa như báo trước một khúc sông dữ hiểm, vừa như mách bảo con người dồn nén sức mạnh chuẩn bị vượt thác. Còn ở đoạn cuối, hình ảnh những chòm cổ thụ lại hiện ra trên bờ khi con thuyền đã vượt qua nhiều thác dữ, thì lại mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vẫy tay hô đám con cháu tiến về phía trước. Hình ảnh so sánh ở đây vừa thích hợp với tương quan giữa những cây to với những bụi cây lúp xúp xung quanh lại vừa biểu hiện được tâm trạng hào hứng, phấn chấn và mạnh mẽ của con người vừa vượt qua được nhiều thác ghềnh nguy hiểm, tiếp tục đưa con thuyền tiến lên phía trước. Cùng là những chòm cây cố thụ, cùng là so sánh với con người nhưng ở mỗi cách ví đã biểu hiện thêm những tầng nghĩa mới, góp phần tô đậm cho bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung rất thú vị.

Văn chương hay thật! Càng học, càng đọc thì vốn hiếu biết về đất nước và con người càng phong phú. Chỉ có hai bài văn tả về cảnh sông nước đã có hai “bức tranh” thiên nhiên với vẻ đẹp đặc sắc riêng: một vùng miền Trung vừa thơ mộng vừa dữ dội, khác nhiều so với thiên nhiên vùng mũi Cà Mau rộng lớn, hùng vĩ đầy sức sống hoang dã. Và mỗi vùng đất, mỗi con sông trên lãnh thố nước ta đều là những bức tranh “tuyệt đẹp” đang vẫy gọi chúng ta.

30 tháng 10 2022

có cái nịt nha moàyyy