K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 11 2016

Chúng ta thấy câu thơ thứ 3 và câu thứ 4 đối nhau ở 2 tư thế “cúi” và “ngẩng”. Cái tình trong bài thơ đã bộc lộ rõ hơn. Rõ ràng đây là 1 bài thơ tả cảnh ngụ tình. Tâm trạng của nhà thơ đã thực sự bộc lộ đó là nỗi nhớ cồn cào quê hương. Như ta đã biết, thuở nhỏ Lí bạch thường lên núi Nga Mi múa kiếm cà ngắm trăng, khi lớn lên trở thành nhà thơ ông lại thường xa quê nay đây mai đó. Thế nhưng dù cho năm tháng trôi qua thì tình cảm của ông đối với quê hương vẫn sâu đậm và tha thiết, chỉ cần nhìn ánh trăng thôi cũng đủ để gợi cho ông những cảm xúc dạt dào, tha thiếtvề chốn cũ. Và ánh trăng “đêm nay” đã khiến cho tâm hồn ông trĩu nặng nỗi nhớ quê, nhớ về nơi ông sinh ra, ở đó có những người thân của ông, nơi đó có biết bao kỉ niệm về những ngày thơ ấu, những năm tháng thăng trầm cua 1 đời người.

18 tháng 11 2016

Bài ca dao ca ngợi vẻ đẹp của một địa danh được coi là “biểu tượng thu nhỏ” của Đất nước Việt Nam: Cảnh Hồ Gươm với các nét đặc sắc mang trong mình âm vang lịch sử và văn hoá. Đây là câu hỏi rất tự nhiên, âm điệu nhắn nhủ, tâm tình. Đây là dòng thơ xúc động, sâu lắng nhất trong bài ca dao, tác động trực tiếp vào tình cảm của người đọc, người nghe. Câu hỏi nhưng để khẳng định và nhắc nhở công lao xây dựng non nước của ông cha ta qua nhiều thế hệ. Cảnh Kiếm Hồ và những cảnh trí khác của Hồ Gươm trong bài được nâng lên tầm non nước, tượng trưng cho non nước. Câu hỏi còn hàm ý nhắc nhở các thế hệ con cháu phải biết giữ gìn, xây dựng non nước cho xứng đáng với truyền thống cha ông.