K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 11 2017

   Mở bài: Giới thiệu người định tả.

   Bà ngoại là người mà em yêu nhất và cũng là người chăm sóc và cưng chiều em nhất.

   Thân bài:

   a) Tả hình dáng:

    - Bà bao nhiêu tuổi, khoẻ hay yếu, có những nét gì đặc biệt?

   (Bà năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng vẫn còn nhanh nhẹn. Bà thường mặc áo bà ba trắng với quần dài đen rất giản dị)

    - Những biểu hiện của tuổi già qua mái tóc, nếp nhăn trên mặt, ánh mắt, miệng, răng, lưng, da dẻ, dáng đi...

    - Dáng người nhỏ nhắn, thanh tú.

       + Mái tóc dài nhưng bạc phơ giống như những bà tiên trong truyện cổ tích. Khuôn mặt có nhiều nếp nhăn, mỗi khi bà cười những nếp nhăn đó hằn lên rất rõ.

       + Đôi mắt bà còn rất sáng.

       + Nước da đã chuyển sang màu nâu có điểm những chấm đồi mồi.

       + Bàn tay nổi rõ những đường gân xanh.

   b)Tả tính tình:

    - Những thói quen và sở thích của bà: mặc dù đã lớn tuổi, nhưng bà vẫn thích làm việc nhà (quét nhà, nấu cơm). Bà thích ăn trầu mặc dầu chỉ còn vài cái răng. Bà thích trồng cây và chăm sóc cây cối trong nhà.

    - Mối quan hệ của bà với con cháu, hàng xóm...

   (Bà là người yêu thương con cháu, chăm sóc chúng tôi từng li từng tí, dạy chúng tôi những điều tốt, điều hay. Bà thường kể truyện cổ tích cho chúng tôi nghe. Đối với hàng xóm bà cư xử rất tốt, ai cũng yêu mến bà).

   Kết bài: Tình cảm của em đối với bà.

   Em yêu quý bà, mong bà sống thật lâu, thật khoẻ mạnh. Em cố gắng học giỏi để bà vui lòng.


 

1 tháng 11 2017

Mở bài: Giới thiệu người định tả
- Ông ngoại là người mà em yêu nhất và cũng là người chăm sóc và cưng chiều em nhất.
Thân bài:
a)Tả hỉnh dáng:
- Ông bao nhiêu tuổi, khoẻ hay yếu, có những nét gì đặc biệt?
(Ông năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng vẫn còn nhanh nhẹn. Ông thường mặc áo ông ba trắng với quần dài đen rất giản dị)
- Những biểu hiện của tuổi già qua mái tóc, nếp nhãn trên mặt, ánh mắt, miệng, răng, lưng, da dẻ, dáng đi...
- Dáng người nhỏ nhắn, thanh tú.
+ Mái tóc ngắn nhưng bạc phơ giống như những ông tiên trong truyện cổ tích. Khuôn mặt có nhiều nếp nhăn, mỗi khi ông cười những nếp nhăn đó hằn  lên rất rõ.
+ Đôi mắt ông còn rất sáng.
+ Nước da đã chuyển sang màu nâu có điểm những chấm đồi mồi.
+ Ông tay nổi rõ những đường gân xanh.
b)Tả tính tình:
- Những thói quen và sở thích cùa ông: mặc dù đã lớn tuổi, nhưng ông vẫn thích đi xe đạp, dạo bộ. Ông thích ăn trầu mặc dầu chỉ còn vài cái răng. Ông thích trồng cây và chăm sóc cây cối trong nhà.
- Mối quan hệ của ông với con cháu, hàng xóm...
(Ông là người yêu thương con cháu, chăm sóc chúng tôi từng li từng tí, dạy chúng tôi những điều tốt, điều hay. Thường kể truyện cổ tích cho chúng tôi ghe. Đối với hàng xóm ông cư xử rất tốt, ai cũng yêu mến ông).
Kết bài: Tình cảm của em đối với ông.
- Em yêu quý ông, mong ông sống thật lâu, thật khoẻ mạnh. Em cố gắng học giỏi để ông vui lòng

11 tháng 11 2019

1. Mở bài: Mẹ là người em yêu quí nhất nhà.

2. Thân bài:

a) Hình dáng:

- Mẹ đã ngoài tuổi bốn mươi, dáng người cân đối.

- Khuôn mặt tròn, làn da trắng mịn.

- Vầng trán cao.

- Đôi mắt đen, dịu hiền. Lông mày cong như nét vẽ.

- Hàm răng trắng muốt, đều đặn.

- Đôi bàn tay xương xương, ngón tay thon, trắng trẻo.

b) Tính tình:

- Tận tụy với công việc ở cơ quan, hoà nhã với đồng nghiệp.

- Cần mẫn làm việc nhà, nấu ăn rất khéo.

- Chăm lo cho con cái rất chu đáo.

- Yêu thương mọi người.

- Giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.

- Mẹ thường dạy em về “lòng nhân ái”.

3. Kết bài:

- Em rất tự hào về mẹ.

- Mẹ là chỗ dựa vững chắc của em.

- Mẹ là nguồn động viên để em vững bước trên con đường học tập.

- Mẹ là tượng đài tráng lệ trong em.

11 tháng 11 2019

minh viet ko dau duoc ko

TK#Mỗi chúng ta ai cũng từng một lần phạm sai lầm. Dù vô tâm hay cố ý, sai lầm ấy đều có thể làm tổn thương đến những người xung quanh. Ngày còn bé, em cũng từng gây ra một lỗi lầm mà đến tận bây giờ, em vẫn còn nhớ như in. Đó là một hành động ngang bướng trong bữa cơm chiều của gia đình em.
Suốt một ngày dài, điều em mong chờ nhất chính là bữa cơm sum họp mỗi buổi chiều. Khi ấy, cả nhà em sẽ quây quần bên mâm cơm, ấm áp và vui vẻ. Khi ấy, em học lớp 3, tiếng trống tan trường vừa vang lên, em liền tạm biệt các bạn để về nhà. Cánh cổng nhà thân quen hiện ra trước mặt, em tung tăng nhảy chân sáo vào nhà. Nhưng ngoài sự trông mong của em, bố mẹ em đều không ở nhà. Thay vào đó, em thấy chiếc làn màu đỏ lấm chút bùn đất để ngoài cửa, bên cạnh còn có một quả bưởi to. Em xịu mặt xuống. Đúng lúc đó, bà ngoại xuất hiện trước mắt em, bà mặc bộ quần áo màu nâu đã bạc, khuôn mặt đầy nếp nhăn nở một nụ cười:
- An đã về rồi à con? Bà nấu cơm xong rồi, đợi bố mẹ về là dọn cơm ăn ngay.
Em trai cũng không ở nhà nên em cho rằng bố mẹ đã đưa nó đi chơi, cảm giác ghen tị khiến em nảy sinh thái độ xấu, em không tả lời bà mà đi thẳng vào phòng.
Một lát sau, bố mẹ về, em trai em cầm trong tay con gấu nhỏ, cười toe toét. Cho rằng mình đã đoán đúng, mẹ có nói thế nào em cũng không ra giúp bà dọn cơm. Bà ngoại thấy thế chỉ cười hiền hậu, bà bảo cứ để bà làm, không mấy khi bà lên nhà em. Cả bữa cơm, em chỉ giữ khư khư cái bát, bố mẹ chỉ chăm lo dỗ dành em trai đang khóc vì nó không chịu ăn. Bà ngoại cứ liên tục bảo em đưa bát bà gắp thêm cái này cái kia. Tiếng gào khóc của trẻ con và những lời dỗ dành ngon ngọt của bố mẹ cứ đan xen. Lúc bà định lấy bát em để thêm cơm, em chợt gạt phắt tay bà ra, bát cơm rơi xuống đất, “choang” một cái vỡ tan, những hạt cơm trắng rơi vương vãi khắp mặt đất.
Đôi đũa gỗ cũng bắn xuống, một cái rơi ở trên mâm cơm, một cái rơi xuống đất. Đôi tay gầy guộc của bà ngoại đang giơ lên chợt run run. Em trai em nín khóc, không khí bàn ăn bỗng trầm hẳn xuống. Rồi mẹ vung tay “chát”, má bên phải em chợt đau nhói. Em nhìn chằm chằm mẹ, hét lên:
- Con ghét mẹ, ghét em, ghét tất cả mọi người.
Rồi đứng dậy chạy vào phòng đóng chặt cửa. Mặc kệ bụng đói, em ngồi trên giường, uất ức khóc. Khóc đến khi mệt lả người, em ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Nửa đêm, em mơ màng thấy cửa phòng mở, bà ngoại bưng một bát cháo nóng hổi, lay em dậy. Bà ân cần bảo:
- Dậy ăn cháo rồi ngủ, bụng đói đi ngủ sẽ bị đau dạ dày.
Lúc ấy, sự bướng bỉnh đã dịu xuống, em chợt thấy mình đã hỗ với bà nên ôm bà khóc nấc lên. Bà vuốt mái tóc mềm mại của em, hình như bà thở dài. Bà bảo em trai đang ốm nên bố mẹ đưa nó đi khám, nó khóc không chịu ăn nên mẹ mới tức giận như vậy, mẹ không cố ý đánh em. Em chợt thấy ân hận vô cùng, lí nhí xin lỗi bà vì thái độ của mình.
Đêm hôm ấy, bà ôm em ngủ. Em càng hối hận hành động của mình với bố mẹ, với em trai và với bà ngoại. Em rụt rè xin lỗi mẹ, mẹ cũng ôm em, vỗ về. Em vẫn nhớ khi ấy mẹ nói:
- Mẹ đánh con, mẹ xin lỗi. Bà ngoại lặn lội từ quê lên để chăm sóc con, sợ em ốm bố mẹ sẽ không để ý đến con. Con không được hư như thế với bà.
Lời dặn ấy đã in sâu vào tâm trí em. Sau đó, em ngoan ngoãn và hiểu chuyện hơn. Mọi người không bao giờ nhắc lại câu chuyện nhưng bữa cơm chiều hôm ấy vẫn mãi mãi là kí ức khó quên đối với em, nhắc nhở em về một lỗi lầm mà mình đã gây ra.
27 tháng 4 2021

Tham khảo nha em:

Bố em là sĩ quan hải quân, công tác tại Vân Đồn thuộc tinh Quảng Ninh. Mẹ em là cán bộ tài chính huyện Hoành Bồ. Anh trai em tên là Kiên, học sinh lớp 12 chuyên Toán trường Trung học phổ thông Hạ Long. Em đang học lớp 6, nên được bố mẹ yêu thương, cưng chiểu, được anh trai chăm sóc và quý mến hết mực. Em chỉ mới là một học sinh thuộc diện học khá, đang nỗ lực phấn dấu vươn lên học giỏi. Bố mẹ vẫn thường nói với em: “Bao giờ cô Mai, con gái út ít của bố mẹ “rinh ” phần thưởng học sinh giỏi về để cả nhà mua bò giết thịt ăn mừng đấy!"Hôm nào bố về, bữa ăn gia đình cũng thật vui và ấm cúng. Bố kể chuyện ngoài đảo xa. Mẹ kể chuyện cơ quan. Anh Kiên và em kể chuyện học hành, chuyện vui ở trường, ở lớp.
 
Bữa ăn tối hôm ấy, em kể về một nữ sinh mới của lớp tên là Nhọc, Nguyễn Thị Nhọc. Trong lớp có 18 cô gái, tên cô nào cũng đẹp như: Yến, Hạnh, Quỳnh, Hương,...Cô gái nào cũng xinh. Còn Nhọc thi bé loắt choắt, người đen, tóc đỏ quạch. Nhọc có bộ mặt ngơ ngơ ngẩn ngẩn như một kẻ mất hồn.
 
Bố lắng nghe rồi nhẹ nhàng hỏi? “Thế con có biết gì về hoàn cảnh gia đình bạn Nhọc không? Cũng nên biết hoàn cảnh gia đình của bạn để cảm thông và quý mến nhau, con ạ!... 
 
- Bố ơi! Bạn ấy bị bọn mẹ mìn bắt bán sang Trung Quốc. Sau hơn một năm, bố mẹ mới tìm được con đưa về. Nhọc học kém nhất lớp, cô Liên chủ nhiệm lại cho về tổ bốn của con. Thật là nặng gánh. Tổ con thế nào cũng mất điểm thi đua!... ”
 
Anh Kiên nói chen vào:
 
- Báo Quảng Ninh đã có bài viết rất cảm động về chuyện đó. Nhờ các chú Công an biên phòng mà Nhọc được đoàn tụ với gia đình...
 
Bố nói:
 
- Lần sau, bố về phép, con mời bạn Nhọc đến nhà ta chơi nhé. Con và các bạn nên giúp đỡ và thương yêu bạn Nhọc nhiều hơn nữa. Sống ghẻ lạnh và không có tinh thương thì thật đáng chê!
 
Cũng trong bữa cơm tối ấy, em khoe với bố mẹ là anh Kiên đã có người yêu, chị ấy tên là Hiền, con gái thầy Hùng, bạn học cùng lớp.
 
- Sao con biết? - Mẹ ngạc nhiên hỏi.
 
- Con xem nhật kí của anh Kiên nên con mới biết chuyện bí mật đó!
 
Anh Kiên đỏ mặt lên. Bố khẽ thở dài. Còn mẹ thì đăm chiêu, suy nghĩ. Em thì vô tư, cười rú lên. 
 
Hai hôm sau, bố đã trở về đơn vị. Mẹ ôm con gái bé bỏng vào lòng và nói: “Mai à! Bố không vui về thái độ, tình cảm của con và các bạn dối với Nhọc. Con phải phát hiện ở Nhọc những diều tốt đẹp và cảm thông với cảnh ngộ buồn của bạn mà quý mến, yêu thương chứ. Và còn nữa việc con xem trộm nhật kí của anh Kiên là một việc không tốt. Bố đi xa về nên không muôn trách mắng con. Bố nhắc mẹ nói với con về những điều đó, con phải nhớ lấy. Đừng làm bố mẹ buồn... ”.
 
Suốt tuần lễ sau đó, tôi cứ buồn và ân hận mãi về chuyện ấy.
13 tháng 3 2018

1 MB: giới thiệu đối tượng miêu tả 
2 TB: * khu vườn nhà em đẹp lắm nhưng đẹp hơn cả là vào những ngày đẹp trời
* miêu tả quang cảnh bầu trời 
* miêu tả quang cảnh khu vườn  
‐ tả bao quát : khu vườn nhà e không rộng lắm nhưng 4 mùa cây cối đều xanh tốt um tùm, mà đặc biệt vào mùa hề cang tốt hơn. ‐ tả chi tiết: ngay từ khi bắt đầu có ý thức đầu tư vào làm vườn , bố em đã chia khu vườn ra làm 3 khu vực: khu 1 trồnng cây cảnh và hoa; khu 2 trồng cây ăn quả; khu 3 trồng rau,củ, quả 
+ khu 1 với đôi bàn tay khéo léo, tài hoa, cùng với sự chăm chỉ cần cù bố đã trồng được rất nhiều loài hoa loài cây đẹp _cây cảnh: lộc vừng, cây xanh , cây đào thế ﴾ miêu tả 2 cây cụ thể﴿ _cây hoa: hoa giẻ, hoa móng rồng, trên giàn thiên lí treo nhưng giỏ lan, hoa hồng,... Trong vườn có rất nhiều loài hoa vào những ngày hè chúng tạo ra mùi thơm quyến rũ không chỉ cho khu vườn mà cho cả làng  
+ khu 2:bên phải mảnh vườn này là khu vực trồng cây ăn quả  vdoài , nhãn,... chú ý miêu tả hoa , quả sai trĩu 
+ khu 3 : bên trái mảnh vườn là khu vực trông rau , củ , quả vdà lách, bắp cải,cà chua, cà tím,.....
‐ lợi ích của khu vườn 
* Âm thanh lao xao 
‐ mới sáng sớm em ra vườn đã thấy bạt ngàn ong bướm. chúng về đây để hút mật, đánh lộn nhau 
‐ chim chóc:chim vành khuyên, chim hoạ mi, chim sâu,.... ‐ gà mẹ 
+ gà con tất cả tạo nên 1 âm thanh lao xao 
3 KB
‐ tình cảm của em với khu vườn 
‐ hướng chăm sóc khu vườn cho tốt hơn 

CHÚC ÔNG HOK TỐT

13 tháng 3 2018

Chưa bước vào cổng tôi đã nhìn thấy ông nội tôi ở trong vườn, thế thì bà tôi đi chợ bán chè rồi. Tôi đẩy cổng vào:

- Ông ơi, cháu … Nhưng tôi liền im lặng, vì ông tôi có thói quen không muốn an quấy rầy khi làm vườn.

Trong vườn có bao nhiêu là cây, nào là thiên tuế, vạn tuế, dừa cảnh … và ông còn có một nhà kính để nuôi phong lan nữa. Tất cả đều xanh tốt, đều do đôi bàn tay ông tôi chăm sóc cả. Mỗi khi tỉa cây là ông lại khom người xuống, nhưng mặt thì hơn nghểnh lên để nhìn cho rõ mà tỉa bớt lá và tạo dáng cho cây. Rồi ông lại ngó bên này, ngó bên kia, tay ông cầm chiếc kéo tỉa cây như một người thợ cắt tóc tài ba. Đoạn ông lùi lại, ngửa người ra phía sau, tay chống vào hông ngắm lại cây vừa tỉa, nếu vừa ý ông gật gật cái đầu, nếu chưa ông sẽ đi ra chỗ để dụng cụ lấy mấy sợi dây thép để uốn lại dáng cây. Xong đâu đấy ông bắt sâu, xới đất và tưới nước. Ông lững thững bước vào phòng kính trồng phong lan. Ông múc nước trong bể đổ vào bình xịt, rồi xịt nước xung quanh các giỏ phong lan treo lơ lửng. Tôi nhớ ông bảo: “Lan là một loài hoa lấy chất dinh dưỡng từ không khí, ngấm qua rễ, thân và lá”. Rễ phong lan không sống được ở nơi ẩm ướt, nên ông tôi trồng lan trong những gáo dừa có đục lỗ xung quanh, bên trên rải một thứ gì xôm xốp. Khi xịt nước, ông tôi luôn đeo khẩu trang, đầu ngẩng lên xem kĩ từng kẽ lá. Kìa ông đã bỏ bình nước xuống.

Tôi reo to: “Cháu chào ông ạ”. Ông cất tiếng cười sảng khoái: “Thằng quỷ con của ông, cháu đấy ư!”. Hai ông cháu vui vẻ dắt nhau vào nhà, vừa lúc bà đi chợ về,

Tóm lại, hình ảnh ông nội yêu cây cối và say mê chăm sóc cây cối sẽ sống mãi trong lòng tôi.

7 tháng 2 2019
 

Bạn thân mến! Thế là chúng mình làm bạn với nhau được một năm rồi nhỉ. Nhưng thật tiếc là bạn chưa được về quê mình chơi. Mặc dù bây giờ đang mùa đông giá lạnh nhưng quê mình vẫn đẹp lắm.

Khi những chiếc lá xa cành, khi tiết trời se lạnh và những đám mây mùa hạ rủ nhau đi chơi xa... đó là lúc nàng Đông trở về. Nàng Đông không về đột ngột mà báo trước, có khi từ rất sớm để mọi người chuẩn bị. Khi nàng Thu ra đi, nàng Đông đến, thôn xóm có sự thay đổi. Khắp nơi khoác lên mình một cái áo mới màu xám. Bầu trời không còn những ánh nắng gay gắt nữa. Gió thổi về mang theo hơi lạnh. Đâu đâu cũng thấy sự xuât hiện của chị gió. Có khi còn nghe rõ bước đi của chị bay lượn vào trong nhà. Những con đường trong thôn lúc nào cũng xào xạc lá bay. Cây trong vườn như lạnh, đứng sát lại bên nhau. Có cây trơ trọi với cánh tay khẳng khiu vươn ra như anh vận động viên đang khởi động chuẩn bị vào cuộc thi. Từng nếp nhà muốn thu mình lại, nhỏ đi để bớt lạnh. Luỹ tre đầu làng vì lạnh mà gần gũi nhau thêm. Chúng bên nhau, cùng đu đưa và tâm sự. Xa xa, cánh đồng làng mùa đông vẫn trải dài một màu xanh, đẹp lạ lùng. Mặc cho giá rét, những cây hoa màụ vẫn dũng cảm vuơn lên mạnh mẽ. Vắng nhất là những tiếng chim mùa đông trốn đi đâu hết, để lại không gian cao rộng, mênh mông. ..

Mùa đông làm cho cuộc sống con người như hiền hoà hơn, không dịu dàng vào mùa thu, sôi động như mùa hạ, tràn trề như mùa xuân mà điềm tĩnh như thường. Lạnh cũng gắn kết con người lại gần nhau hơn. Sáng sáng, tìỉh giấc bao giờ cũng bắt đầu bằng một cốc nước nóng. Áp nó lên má, để hơi toả lên mặt, lên măt thật dễ chịu và vừa tỉnh ngủ. Trời mùa đông bị thần thời gian kéo ngắn lại nên ai ra ngoài cũng có cảm giác vừa mới thôi đã trở về. Mọi người trong nhà thấy vui hơn vì lại quây quần với nhau bên mâm cơm sốt dẻo. Mùa đông, vui nhất là học sinh đến trường, được khoe với nhau những chiếc áo ấm thật đẹp, thật rực rỡ. Nhìn những em nhỏ áo quần ấm áp, chạy nhảy ngoài sân trông nặng nề, chậm chạp như những chú gấu dễ thương. Những người già ngồi trong nhà đàm đạo, uống những li trà nóng. Cuộc sống cứ như thế diễn ra, duờng như thấy bình tĩnh hơn, không vội vàng gấp gáp. Con người tự lắng mình lại để chiêm nghiệm, suy nghĩ.

 

Bạn thấy không, tuy mùa đông đã về, tuy khắp nơi ngập tràn hơi lạnh nhưng làng quê mình vẫn đẹp. Đẹp bởi cuộc sống nơi đây bình yên và giản dị. Dù có đi đâu xa mình cũng không thể quên được những ngày đông lạnh giá này, nhất là những lúc được ở bên gia đình.

 Đúng 4  Bình luận 1 Câu trả lời được cộng đồng lựa chọn     

Dàn ý:

1. Mở bài
Lời xưng hô.
Lời chúc.
Dẫn dắt để giới thiệu về khu phố, thôn xóm hay bản làng của mình vào một ngày đông.
2. Thân bài

  • Miêu tả những nét đặc trưng của mùa đông (nhất là mùa đông nơi em đang ở).

thời tiết, hình ảnh ông mặt trời, gió, sương, ...
thiên nhiên, cảnh vật

  • Miêu tả những sinh hoạt đời thường ở khu phố, thôn xóm,... của em trong những ngày đông ấy.
  • Những ngày đông giá lạnh ấy gợi cho em những cảm xúc và suy nghĩ ra sao?

3. Kết bài
Ấn tượng sâu đậm nhất của em về những ngày mùa đông ấy là gì? (co ro trong áo ấm, xum xoe bên bếp lửa mẹ nấu, ...)
Lời chào tạm biệt.
Lời chúc và nhắn nhủ.

22 tháng 3 2016

Tả ông hoặc bà của em.

   Mở bài: Giới thiệu người định tả.

   Bà ngoại là người mà em yêu nhất và cũng là người chăm sóc và cưng chiều em nhất.

   Thân bài:

   a)Tả hỉnh dáng:

    - Bà bao nhiêu tuổi, khoẻ hay yếu, có những nét gì đặc biệt?

   (Bà năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng vẫn còn nhanh nhẹn. Bà thường mặc áo bà ba trắng với quần dài đen rất giản dị)

    - Những biểu hiện của tuổi già qua mái tóc, nếp nhãn trên mặt, ánh mắt, miệng, răng, lưng, da dẻ, dáng đi...

    - Dáng người nhỏ nhắn, thanh tú.

       + Mái lóc dài nhưng bạc phơ giống như những bà tiên trong truyện cổ tích. Khuôn mặt có nhiều nếp nhăn, mỗi khi bà cười những nếp nhăn đó hằn  lên rất rõ.

       + Đôi mắt bà còn rất sáng.

       + Nước da đã chuyển sang màu nâu có điểm những chấm đồi mồi.

       + Bàn tay nổi rõ những đường gân xanh.

   b)Tả tính tình:

    - Những thói quen và sở thích cùa bà: mặc dù đã lớn tuổi, nhưng bà vẫn thích làm việc nhà (quét nhà, nấu cơm). Bà thích ăn trầu mặc dầu chỉ còn vài cái răng. Bà thích trồng cây và chăm sóc cây cối trong nhà.

    - Mối quan hệ của bà với con cháu, hàng xóm...

   (Bà là người yêu thương con cháu, chăm sóc chúng tôi từng li từng tí, dạy chúng tôi những điều tốt, điều hay. Thường kể truyện cổ tích cho chúng tôi ghe. Đối với hàng xóm bà cư xử rất tốt, ai cũng yêu mến bà).

   Kết bài: Tình cảm của em đối với bà.

   Em yêu quý bà, mong bà sống thật lâu, thật khoẻ mạnh. Em cố gắng học giỏi để bà vui lòng.

   Đề 3: T mẹ của em

   Mở bài: Trong gia đình, mẹ là người gần gũi em nhất.

   Thân bài:

   a) Tả hình dáng:

   - Dáng người tầm thước, thon gọn.

   - Gương mặt đầy đặn, mái tóc dài đen mượt, khi làm việc nhà ở. thường buộc lóc gọn sau gáy.

   - Mẹ ăn mặc rất giản dị. Khi đi làm mẹ thường mặc áo sơ mi. Ở nhà mẹ mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà.

   - Mẹ có đôi mắt đen long lanh. Mỗi khi dạy bảo con cái, ánh mắt ấy rất dịu dàng và thân thiện.

  b) Tả tính tình, hoạt động:

   - Mẹ là người chu đáo, cẩn thận, đồ đạc trong nhà được sắp xếp gọn gàng

   - Tính mẹ rất ôn hoà, ăn nói nhã nhặn.

   - Mẹ là người hết lòng với con cái. Ban ngày mẹ làm lụng vất vả, tối đến mẹ luôn quan tâm đến việc học của con cái.

   Kết bài:

   Mẹ luôn gần gũi em, chăm sóc, dạy bảo em nên người. Em luôn cố gắng học giỏi để đem lại niềm vui cho gia đình.

22 tháng 3 2016

CẢM ƠN BẠN RẤT NHIỀU NHA!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!yeu

15 tháng 3 2018

I. Mở bài: Giới thiệu nhân vật em định tả

Gia đình em sống ở một vùng quê yên bình, gồm 4 người là bà nội, ba mẹ em và em. Gia đình em rất yêu thương nhau, em là người được yêu thương nhất. trong gia đình, thì bà là người thân thiết với em nhất. Ba mẹ em luôn bận rộn với công việc nên bà là người mà em hay tâm sự, chia sẻ nhiều chuyện vui buồn trong học tập và cuộc sống. Bà là người em yêu nhất trong gia đình, em rất yêu quý bà.

II. Thân bài:

1. Tả ngoại hình của bà nội

- Năm nay bà nội em 70 tuổi

- Dáng bà cao ráo, vì già nên giờ bà hơi khom khom

- Mái tóc bà bạc trắng

- Bà có khuôn mặt trái xoan, trông rất đẹp lão

- Vầng trán bà cao ráo

- Mũi bà cao và thẳng

- Bà có hàng lông mày dày và rậm

- Đôi môi bà nhốm đỏ do nhai trầu

- Bà thường mặc đồ bà ba và búi tóc

- Bà có nước da đen ngăm ngăm

- Bà thường đi dép hài làm bằng nhung

2. Tả tính tình của bà nội

- Bà rất hiền hòa và yêu thương mọi người xung quanh

- Đôi lúc bà rất nghiêm khắc

- Bà luôn quan tâm và giúp đỡ mọi người xung quanh

- Bà luôn lắng nghe và thấu hiểu mỗi khi em có chuyện buồn

- Bà yêu con nít và thương chúng

3. Tả hoạt động của bà nội

- Lúc chưa nghỉ hưu bà là giáo viên

- Khi về già bà vẫn còn yêu nghề, nên bà dạy em và lũ nhỏ trong xóm học

- Bà giúp bà con trong xóm thực hiện các hoạt động văn hóa nghệ thuật

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về bà nội

- Em rất yêu bà nội

- Em sẽ sống thật tốt để không phụ lòng bà

 

- Em sẽ cố gắng để trở thành một người như bà

16 tháng 11 2017

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đang thức vì chúng con.

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời”

Cứ mỗi lần nghe những câu thơ này của nhà thơ Trần Quốc Minh vang lên, thì em lại chọt nghĩ đến người mẹ thân yêu của em. Em cảm thấy thật bất hạnh cho những ai không có mẹ, bởi vì mẹ là người dành trọn mọi sự thương yêu chăm sóc cho chúng ta. Và mẹ em chính là nguời như vậy đó.

Mẹ năm nay đã gần bốn mươi tuổi nhưng ai cũng nói mẹ già hơn so với tuổi, có lẽ vì gánh nặng cuộc đời chăng? Công việc của mẹ rất giản dị đó chính là làm ruộng. Sở thích của mẹ rất khác với mọi người, đó chính là làm việc. Mẹ có dáng người dong dỏng cao, nước da ngăm đen đã bị rám nắng, mái tóc của mẹ dài ngang lưng đã bị cháy nắng ngoài đồng ruộng, nắng chói để đem lại cho em một cuộc sống ấm no. Khi đi làm mẹ thường búi tóc lên, để lộ ra mấy cộng tóc xoăn trông thật duyên dáng. Đi với mái tóc ấy chính là khuôn mặt hình trái xoan của mẹ. Vầng trán của mẹ cao rộng, có lúc nheo lại lộ vẻ suy tư. Năm tháng, thời gian đã hằn lên khuôn mặt mẹ những nếp nhăn nho nhỏ.

Nhưng thời gian cũng không thể xóa nhòa được nét dịu hiền, phúc hậu trên khuôn mặt ấy. Đôi mắt mẹ đen láy thấm đượm sự bao dung, trìu mến. Người ta thường nói “Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn” quả là không sai. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em có thể đoán được những suy nghĩ trong mẹ. Những lúc em làm được việc tốt đôi mắt ấy hạnh phúc như cười. Và cũng từng đỏ hoe khi mỗi lần em làm điều sai trái. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em tự trách mình vì đã làm mẹ buồn. Cùng với đôi mắt mẹ là cặp lông mi dài và đôi chân mày lá liễu dày. Mũi mẹ cao cao, cái miệng nho nhỏ, khi cười để lộ hàm răng trắng, đều như hạt bắp.

“Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”

Đúng vậy! nhờ có bàn tay đầy nghị lực của mẹ đã nuôi em khôn lốn đến chừng này. Bàn tay ấy đã bị bao sậm, hằn những vết nứt nẻ. Bao nhiêu vết là bấy nhiêu vất vả gian lao của mẹ. Đôi bàn chân cũng vậy, nó cũng đã bị nứt nẻ. Những khi trời trở lạnh, đôi bàn chân ấy lại đau, nhức khiến mẹ phải ngâm vào nước muối. Đôi vai mẹ gầy gộc đã trở bao nhiêu là mưa nắng. Nhìn tất cả những thứ ấy em cảm thấy yêu mẹ thật nhiều, thật nhiều.

Nhìn bàn tay mẹ chăm sóc từng đám lúa, luống rau, em cảm thấy mẹ yêu cây cỏ đến chừng nào. Mẹ là một người mà không thể thiếu trong gia đình. Hằng ngày, mẹ như một cô tấm với những công việc như nấu ăn, giặt giũ, dọn nhà... thật nhanh nhẹn, gọn gàng. Dù nhà cửa có bề bộn đến mấy, mà nếu được bàn tay siêng năng của mẹ thì sẽ trở nên gọn gàng. Vì lo cho cuộc sống của gia đình mà mẹ chẳng bao giờ rảnh rỗi cả, hết việc nhà rồi lại làm ruộng.

Mẹ là một người luôn dành trọn mọi sự yêu thương và lo toan cho em. Lúc em làm điều gì sai trái, mẹ không la mắng gì đâu mà mẹ dạy em những điều hay lẽ phải, khiến em luôn ghi nhớ trong lòng. Tuy mẹ bận rộn lắm nhưng mẹ vẫn luôn quan tâm tới công việc học hành của em. Lúc em đau ốm, mẹ là bàn tay ấm áp, che chở cho em vượt qua.

Đối với mọi người trong làng xóm, mẹ rất hòa nhã, cởi mở với họ nên ai cũng quý mến mẹ. Trong công việc, mẹ rất nhiệt tình nên mỗi lần đi dặm hay gặt lúa thì ai cũng kêu mẹ đi.

Thế đấy! Người mẹ thân yêu của em là như vậy đó, mẹ là một người rất yêu thương đứa con của mình. Em yêu mẹ lắm! Yêu mẹ rất nhiều. Em tự nhủ rằng sẽ cố gắng học tập thật giỏi để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, mai sau đền đáp công ơn to lớn của mẹ đã bao năm chăm lo cho em từ miếng ăn đến giấc ngủ.

“Mẹ như biển cả mênh mông

Con luôn ghi nhớ công ơn của người”.

Mỗi người đều có một người mẹ. Đó là một chỗ dựa tinh thần rất lớn mà ai cũng phải đáng quý trọng. Mẹ tôi cũng vậy, mẹ luôn luôn dành tình yêu thương lớn nhất cho chúng tôi để bù đắp nỗi mất mát về người cha.

Tôi sinh ra đã không thấy được mặt cha. Đó là sự tổn thương rất lớn. Tuy vậy, nhưng mỗi khi ở bên mẹ, tôi cảm thấy thật hạnh phúc. Năm tôi lên một tuổi, mẹ tôi phải đi làm thuê để kiếm tiền nuôi gia đình. Nào là đóng gạch, cuốc mướn... mẹ làm hết. Nghĩ đến đây mà tôi rưng rưng nước mắt. Số mẹ tôi thật khổ! Mẹ làm vất vả đến như vậy mà vẫn không đủ ăn nên mẹ phải đi làm nghề dạy trẻ. May mắn lắm mẹ mới xin được vào một nơi ổn định.

Những bài văn kể về mẹ của em - Ảnh minh họa

Bàn tay mẹ tần tảo, đầy những vết chai sần. Đôi mắt thì quầng đen vì làm việc vất vả. Nhưng tôi biết, vào những ngày Tết trong khi mọi người dang vui đùa chạy nhảy thì mẹ lại ra ngoài vườn lặng lẽ ngồi khóc. Những giọt nước mắt chứa đọng tâm hồn trong sáng, chung thủy của mẹ.

Mẹ thật là cao cả! Mẹ vẫn luôn dõi theo từng bước đi của tôi như một động lực giúp tôi không ngừng học hỏi. Tôi còn nhớ có năm lúa thất (mất) mùa mẹ phải đi khuân vác gạch thuê cho người ta để kiếm tiền. Đôi vai mẹ bị chầy xước rất nhiều. Nhưng nó lại chưa đựng nhiều kỷ niệm đối với tôi. Đến bây giờ, mẹ vẫn không ngừng làm việc.

Có lẽ ông trời không cho mẹ nghỉ. Tuy vậy, mẹ có một tâm hồn vẫn lạc quan, yêu đời. Tôi thật cảm phục trước mẹ. Năm tháng qua đi, mẹ vẫn phải chịu đựng bao nỗi đắng cay, ngọt bùi. Mẹ như là một tia sáng của đời con. Tôi biết mẹ ấp ủ trong mình một nỗi hy vọng: “Không để cuộc đời con lại giống mình phải gây dựng cho con một sự nghiệp”. Tôi biết vì tôi, mẹ có thể hy sinh tất cả, kể cả niềm vui. Vì thế mẹ rất nghiêm khắc khi tôi làm sai việc.

25 tháng 2 2018

I. Mở bài.

* Giới thiệu hoàn cảnh của cuộc đến thăm.
- Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11
- Em được theo mẹ đến thăm thầy giáo cũ của mẹ

II. Thân bài.

* Miêu tả hình ảnh thầy giáo già trong cuộc gặp gỡ.
- Thầy giáo đã già, mái tóc bạc
- Thầy ngỡ ngàng và xúc động trước tình cảm chân thành của người học trò cũ
- Thầy vui vẻ ôn những kỉ niệm đáng nhớ trong tình thầy trò
- Thầy rất mừng vì nhiều học trò cũ nay đã thành công trong cuộc đời

III. Kết bài.

* Cảm nghĩ của em.
- Càng thêm quý trọng nghề dạy học và những người thầy, người cô đã dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp trồng người.
- Rút ra được nhiều bài học thấm thía về đạo lí, về tình nghĩa thầy trò.

Kan Kan bn viết thành bài văn giúp mk luôn nhé