K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 4 2016

                                                                           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                                                                                      Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                                                                                                                 Phù Mỹ, ngày 27 tháng 4 năm 2016

 

                                                                                               GIẤY ĐỀ NGHỊ

Kính gửi : Ban giám hiệu trường THCS Thị Trấn Phù Mỹ.

        Tập thể lớp 6A5 chúng em xin trình bày với Ban giám hiệu nhà trường một việc như sau : Phòng học lớp em do sử dụng đã lâu, có hai chiếc bóng điện đã bị hỏng. Vào mùa đông, ánh sáng trong phòng học không đủ gây ảnh hưởng đến sức khỏe các thành viên trong lớp và gây khó khăn trong quá trình học tập. Chúng em đề nghị Ban giám hiệu nhà trường xem xét, lắp đặt thêm bóng điện trong phòng học để sức khỏe các bạn được bảo đảm và việc học tập thuận lợi hơn.

                                                                                                                                                                                              Thay mặt lới 6A5

                                                                                                                                                                                                     Lớp trưởng

                                                                                                                                                                                                   Hà Như Thuỷ

13 tháng 4 2017

bạn làm hay woa

15 tháng 6 2018

bài đọc Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng đâu?

15 tháng 6 2018

Bài đọc : Nhưng lạ thay, họ không thấy vui tươi, nhàn nhã mà lại thấy mệt mỏi, rã rời. Cậu Chân, cậu Tay chẳng cất nổi mình để chạy nhảy, nô đùa như trước nữa. Cô Mắt thì suốt ngày lờ đờ, hai mí nặng trĩu. Bác Tai mọi ngày nghe gì cũng rõ, nay lúc nào cũng cảm thấy như có cái cối xay lúa quay ù ù ở bên trong. Họ cứ sống trong tình trạng như thế cho tới ngày thứ bảy thì không thể chịu đựng được nữa, đành họp nhau lại để bàn. Bác Tai cố cất tiếng: – Chúng ta suy nghĩ và hành động sai lầm rồi các cháu ạ! Chúng ta không làm để kiếm thức ăn nuôi lão Miệng thì chúng ta cũng tê liệt cả. Lão Miệng tuy không làm nhưng lão có công việc là nhai. Như thế cũng là làm việc chứ không phải ăn không ngồi rồi. Từ trước đến nay, chúng ta sống gắn bó thân thiết với nhau, nay tự dưng lại gây nên chuyện. Lão Miệng có cái ăn thì chúng ta mới khoẻ khoắn lên được. Theo ý bác, chúng ta nên đến nói lại với lão Miệng, các cháu có đi không?

 

29 tháng 4 2020

chứng minh rằng tổng 3 đường cao của tam giác nhọn bé hơn chu vi tam giác nhọn đấy

giúp mình với

29 tháng 4 2020

Đây là văn mà sao bn Nguyễn Ngọc Đăng lại comment giải bài toán zậy ?

5

I. Mở bài

- Vua Hùng Vương thứ 18 có con gái là Mỵ Nương.

- Vua muốn kén rể xứng đáng.

II. Thân bài

1. Hai người tài cùng đến cầu hôn

a. Sơn Tinh

- Người vùng Tản Viên.

- Có tài lại: Làm nổi lên cồn bãi, núi đồi.

b. Thủy Tinh

- Người ở miền biển.

- Tài năng: Gọi gió, hô mưa.

c. Hùng Vương băn khoăn

- Vua Hùng thấy hai người đều tài giỏi.

- Quyết định: Ai đưa lễ vật đến sớm thì cưới Mỵ Nương làm vợ.

- Lễ Vật: Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.

2. Cuộc giao tranh dữ dội.

a. Nguyên nhân

- Sơn Tinh đến sớm, đón dâu về núi.

- Thủy Tinh đến trễ, tức giận, quyết cướp lại Mỵ Nương.

b. Diễn biến cuộc giao tranh.

- Thủy Tinh tấn công: Làm dông bão, dâng nước sông.

- Sơn Tinh phản công: Dời núi, dựng thành lũy, nước cao bao nhiêu, thì núi cao bấy nhiêu.

- Đánh nhau mấy tháng. Thủy Tinh đành rút quân.

III. Kết bài

Hàng năm, Thủy Tinh nhớ mối hờn cũ, dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, vẫn không thắng nổi, đành phải rút quân.

Đêm đã khuya, tôi đang nằm đọc truyện thì chợt có tiếng nói khe khẽ. Tôi nhìn quanh nhưng chẳng thấy ai. Tôi hơi chột dạ vì mình đã khóa cửa kỹ lắm rồi, mà hình như là có trộm. Nhưng rõ ràng tiếng nói ấy vọng ra từ phía bàn học. Tôi để ý và phát hiện ra, đó là cuộc nói chuyện giữa các bạn đồ dùng học tập và cũng nhờ cuộc trò chuyện đó mà tôi đã hiểu được tâm sự của những người bạn thầm lặng bên mình.

Tôi phải tự thú thật rằng tôi là một đứa con gái chẳng mấy nết na, hiền dịu mà ngược lại, rất nghịch ngợm và chẳng gọn gàng. Học xong là sách vở, bút thước của tôi lại bày bừa khắp mặt bàn. Bố mẹ nhắc tôi rất nhiều nhưng tôi vẫn chưa sửa được cái tính đấy cho đến khi nghe được cuộc nói chuyện này. Đầu tiên là lời than thở của chị hộp bút: "Tôi chẳng biết anh thước kẻ, chị bút chì, mấy cô cậu sách vở sướng hay khổ nhưng tôi thấy mình bị hành hạ ghê quá! Hồi xưa tôi còn là một chiếc hộp bút đẹp đẽ, mới mẻ và trắng trẻo mà giờ đây mặt mũi tôi nhem nhuốc toàn mực là mực, những mảng da thì loang loang lổ lổ. Cô chủ thấy những hình thù nào đẹp là lại dán vào, chán rồi thì lại hóc ra. Những mảng da của lôi cũng dần bị bóc theo. Cái xương sống của tôi giờ cũng sứt mất mấy miếng, đau ơi là đau".

Anh thước kẻ nghe vậy cũng thông cảm cho chị hộp bút và kể lể chuyện của mình:

-     Ừ, tôi cũng thấy chị hộp hút khổ thật nhưng tôi nào khác chị. Ngày cô chủ mới mua tôi về, những vạch in số của tôi còn rõ ràng nhưng sau mấy bữa, những con số đó bị cô chủ cậy hết và viết những cái gì linh tinh vào mình tôi. Cô ấy còn lấy dao vạch vạch những hình thù quái dị vào người tôi nữa. Tôi còn là một vũ khí để chiến đấu với mấy thằng con trai hay lấy đồ của cô chủ nên người tôi sứt mấy mảnh liền. Cô chủ thật là...

Mấy cô cậu sách giáo khoa cũng chen ngang vào: "Phải đấy! Phải đấy! Cô chủ thật là vô tâm, chẳng biết thương chúng ta chút nào. Chúng em còn bị dập ghim vào người, cô chủ còn vẽ vời lên người chúng em nữa. Ôi, đau lắm! Đau lắm!". Nghe những lời tâm sự đó, tôi mới ngồi nhớ lại những lần tôi làm chúng bị đau, bị bẩn. Ôi! Các bạn đồ dùng học tập đúng là bị tôi làm xấu, làm hỏng thật nhiều.

Đồ dùng học tập là những người bạn trợ giúp việc học tập của chúng ta thêm tốt hơn. Tôi sẽ và đang cố gắng không bừa bộn và giữ gìn chúng cẩn thận hơn. Nếu bạn nào giống tôi thì cũng phải sửa đấy!



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/hay-tuong-tuong-va-ke-lai-cuoc-tro-chuyen-tam-su-giua-cac-do-dung-hoc-tap-sgk-van-6-c33a1984.html#ixzz5Y9VKZ1ch

25 tháng 2 2020

Câu 1: Trong những năm gần đây trường em đã tỗ chức rất nhiều hoạt động giáo dục an toàn giao thông ý nghĩa cho học sinh như tuyên truyền thông qua các buổi nói chuyện chuyên đề, diễn đàn, tọa đàm, tổ chức ngày hội, các hội thi tìm hiểu luật giao thông,sân khấu hóa cac hoạt động,thông qua các buổi chào cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đoàn,Hội,Đội, thông qua hệ thống phát thanh nội bộ…Ngoài ra nhà trường còn phát động tham gia các hoạt động giáo giục an toàn giao thông như phát động cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai và em thấy rất ấn tượng với cuộc thi này.

Đây là cuộc thi rất bổ ích giúp chúng em giao lưu tìm hiểu kiến thức và kĩ năng tham gia giao thông an toàn, giành cho học sinh.Cuộc thi giúp em mở mang thêm rất nhiều kiến thức về luật giao thông đường bộ,các kĩ năng xử lý tình huống giao thông trên đường sao cho an toàn.đến với cuộc thi này giúp em biết đến rất nhiều điều về văn hóa giao thông như ưu tiên cho người già, trẻ em phụ nữ mang thai, biết xin lỗi khi có va quệt, không xả rác khi tham gia giao thông,…Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã nói: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, mà loài người mới sang tọa ra ngôn ngữ,chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học,tôn giáo ,văn học,nghệ thuật,những công cụ cho sinh hoạt hang ngày về ăn,ở và cac phương thức sử dụng .toàn bộ những sang tạo và phát minh đó tức là văn hóa…”.chính vì vậy em mong muốn có nhiều cuộc thi các ,các buổi sinh hoạt lớp,sinh hoạt ngoai khóa về chủ đề an toàn giao thông dể những học sinh như chúng em biết thêm về những bài học bổ ích về văn hóa khi tham gia giao thông và ý thức bảo vệ an toàn giao thông.

CÂU 2:Một số biện pháp nhằm tang cường ý thức ấp hành Luật giao thông đường bộ cho học sinh

Việc nâng cao ý thức chấp hành Luât giao thông cho học sinh là hết sức quan trọng ,sau đây là một số biện pháp giúp nâng cao ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ cho học sinh:

Tuyên truyền,phổ biến các thông điêp về ý thức tham gia giao thông,pháp luật về trật tự an toàn giao thông,văn hóa giao thông.

Cảnh bao về các hậu quả nghiêm trọng của tai nạn giao thông,các nguy cơ,nguyên nhân gây tai nạn .Từ đó nâng cao ý thức,trách nhiệm chấp hánh pháp luật về an toàn giao thông cho học sinh,sinh viên khi tham gia giao thông.

Cần phối hợp với phụ huynh để giáo dục ý thức chấp hành luật lệ giao thông ngay trong gia đình.

Kết hợp với các hoạt động ngoại khóa như các cuộc thi hỏi đáp về an toàn giao thông ,diễn kịch,…

k đúng cho mik nha !

23 tháng 2 2020

1) trong những năm học gần đây em đã được tham gia vào chuyến đi giáo dục về cách phòng tránh tai nạn giao thông và hướng dẫn cách sử dụng nón bảo hiểm sao cho đúng khi tham gia giao thông.Ấn tượng sâu sắc nhất đối với em là những chú có ăn giao thông hướng dẫn rất nhiệt tình cho em khiến em không còn bối rối với những vấn đề giáo thông nữa

2) Nhà trường cần nâng cao ý thức giáo dục và phòng tránh tai nạn giao thông cho học sinh đặc biệt là phải đeo nón bảo hiểm khi tham gia giao thông.

Học tốt nhé ! Chép mạng đó.............đùa tí thôi

24 tháng 1 2017

Chương trình quyên góp ủng hộ thiếu nhi vùng lũ lụt (Lớp 5A).

1.Mục đích: Giúp đỡ các bạn thiếu nhi vùng lũ lụt, thể hiện tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách.

2. Các sự việc cụ thể, phân công nhiệm vụ:

- Họp lớp, thống nhất nhận thức, hành động: Lớp trưởng.

- Nhận quà: 4 tổ trưởng (ghi tên người, sô' lượng cụ thể rõ ràng).

- Đóng gói, chuyển quà lên nhà trường: Lớp trưởng và ban cán sự lớp.

3. Chương trình cụ thể:

Chiều thứ năm (12/2): Họp lớp

- Phát biểu ý kiến, vận động cả lớp ủng hộ.

- Trao đổi ý kiến, thống nhất loại quà.

- Phân công cụ thê nhiệm vụ.

Sáng thứ 2 (16/2): Nhận quà ủng hộ của lớp.

Chiều thứ 2: Đóng gói, nộp lên nhà trường.


24 tháng 1 2017

Chương trình quyên góp ủng hộ thiếu nhi vùng lũ lụt (Lớp 5A).

1.Mục đích: Giúp đỡ các bạn thiếu nhi vùng lũ lụt, thể hiện tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách.

2. Các sự việc cụ thể, phân công nhiệm vụ:

- Họp lớp, thống nhất nhận thức, hành động: Lớp trưởng.

- Nhận quà: 4 tổ trưởng (ghi tên người, sô' lượng cụ thể rõ ràng).

- Đóng gói, chuyển quà lên nhà trường: Lớp trưởng và ban cán sự lớp.

3. Chương trình cụ thể:

Chiều thứ năm (12/2): Họp lớp

- Phát biểu ý kiến, vận động cả lớp ủng hộ.

- Trao đổi ý kiến, thống nhất loại quà.

- Phân công cụ thê nhiệm vụ.

Sáng thứ 2 (16/2): Nhận quà ủng hộ của lớp.

Chiều thứ 2: Đóng gói, nộp lên nhà trường.


Đề D

CHƯƠNG TRÌNH QUYÊN GÓP ỦNG HỘ THIẾU NHI VÀ NHÂN DÂN

CÁC VÙNG BỊ THIÊN TAI

(Lớp 5C, Trường Tiểu học Nguyễn Trãi)

I. Mục đích

- Hiểu tình hình lũ lụt và thông cảm với nỗi cơ cực của thiếu nhi và nhân dân vùng bị thiên tai.

- Nhận thức đúng: quyên góp ủng hộ là việc làm thể hiện tinh thần tương thân tương ái “lá lành đùm lá rách”.

- Có hành động ủng hộ thiết thực, đáp ứng kịp thời.

- Tiến hành triệt để.

II. Các việc cụ thể, phân công nhiệm vụ

- Họp lớp thống nhất nhận thức, quà ủng hộ: Lớp trưởng (LT) chủ trì.

- Lập ban chỉ huy (dự kiến): LT, Chi đội trưởng (CĐT), các tổ trưởng (TT)

- Nhận quà: TT của 4 tổ

- Đóng gói, chuyển quà: Ban chi huy (BCH)

III. Chương trình cụ thể

1. Sáng thứ 6 (20/12): Họp thống nhất nhận thức, quà ủng hộ.

- Phát biểu ý kiến về tình hình, kêu gọi ủng hộ (LT, CĐT).

- Trao đổi ý kiến, thống nhất loại quà (Chủ trì: LT, Thư kí: TT tổ 1).

Dự kiến quà: quần áo, đồ dùng học tập, sách vở, tiền bỏ ống...

- Lập BCH

- Phân công

+ 4 TT thu quà theo loại (ghi tên, quà, số lượng) chuyển về BCH.

+ BCH đóng gói, nộp lên trường.

2. Sáng thứ 3 (25/1): bắt đầu nhận quà.

TT tổ 1: sách, vớ.

TT tổ 2: nhận tiền.

TT tổ 3: nhận quà là quần áo, giày dép (ghi tên những người ủng hộ). TT tổ 4: giấy bút, đồ dùng học sinh, sách vở.

3. Chiều thứ 3 (23/12)

BCH nhận quà từ các TT, thống kê, đóng gói, nộp lên cho trường.


24 tháng 1 2017

Chương trình quyên góp ủng hộ thiếu nhi vùng lũ lụt (Lớp 5A).

1.Mục đích: d. Giúp đỡ các bạn thiếu nhi vùng lũ lụt, thể hiện tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách.

2. Các sự việc cụ thể, phân công nhiệm vụ:

- Họp lớp, thống nhất nhận thức, hành động: Lớp trưởng.

- Nhận quà: 4 tổ trưởng (ghi tên người, sô' lượng cụ thể rõ ràng).

- Đóng gói, chuyển quà lên nhà trường: Lớp trưởng và ban cán sự lớp.

3. Chương trình cụ thể:

Chiều thứ năm (12/2): Họp lớp

- Phát biểu ý kiến, vận động cả lớp ủng hộ.

- Trao đổi ý kiến, thống nhất loại quà.

- Phân công cụ thể nhiệm vụ.

Sáng thứ 2 (16/2): Nhận quà ủng hộ của lớp.

Chiều thứ 2: Đóng gói, nộp lên nhà trường.

Đề b:

KẾ HOẠCH

Tổ chức luyện tập và kiểm tra nghi thức Đội năm học 2015 - 2016


Thực hiện nhiệm vụ năm học 2015 – 2016 của trường THCS Tú Sơn, chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2015 – 2016 của Liên đội THCS Tú Sơn, nay Liên đội THCS Tú Sơn xây dựng kế hoạch tổ chức luyện tập Nghi thức Đội, với những nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Giáo dục đội viên, về truyền thống vẻ vang của Đội TNTP Hồ Chí Minh.

- Thông qua chương trình nhằm giúp đội viên thực hiện đúng nghi thức Đội, rèn tính kỷ luật, nâng cao kỹ năng đội viên, phấn đấu trở thành đội viên tốt, chỉ huy giỏi, góp phần xây dựng và phát triển tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh ngày càng vững mạnh.

- Luyện tập nghi thức Đội nhằm giáo dục các em ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, củng cố và xây dựng tình đoàn kết thân ái.

- Đây là dịp đẻ các em đội viên thể hiện khả năng của mình, tự khẳng định mình trong quá trình rèn luyện phấn đấu theo chương trình rèn lyện đội viên.

II. ĐỐI TƯỢNG:

Toàn thể đội viên trong liên đội.

III. THỜI GIAN - ĐỊA ĐIỂM:

+ Thời gian: Vào lúc 15­­­­­h30’ từ ngày 03/8 đến 16/08 năm 2015.

+ Địa điểm: Tại sân trường THCS Tú Sơn.

IV. NỘI DUNG – HÌNH THỨC:

1. Lý thuyết:

- Mỗi chi đội cử 1 học sinh tham gia phần thi lý thuyết.

- Hình thức: trả lời câu hỏi của BTC.

- Nội dung: Tìm hiểu về truyền thống Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh; những kiến thức về Đoàn, Đội về Bác Hồ, về quê hương đất nước.

2. Thực hành kỹ năng Đội:

Mỗi chi đội bốc thăm thực hiện 1 trong 4 loại đội hình:

- Đội hình hàng dọc: Tập hợp, chỉnh cự ly, điểm số báo cáo, các động tác giậm chân tại chỗ, quay phải, quay trái, quay đằng sau.

- Đội hình hàng ngang: Tập hợp, chỉnh cự ly, các động tác tiến - lùi, sang phải - sang trái, đi đều.

- Đội hình chử U: Tập hợp, chỉnh cự ly, cầm cờ, dương cờ, vác cờ, thắt tháo khăn quàng.

- Đội hình vòng tròn: Tập hợp, chỉnh cự ly, chào kiểu đội viên, hát Quốc ca, Đội ca, hô đáp khẩu hiệu.

3. Nội quy dự thi:

- Trang phục: Quần áo đồng phục, mang giầy pata.

- Chấp hành theo sự hướng dẫn của BGK.

- Xếp hàng ngay ngắn trước khi dự thi.

- Không gây mất trật tự làm ảnh hưởng Chi đội khác.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Ban tổ chức:

- Thầy Đào Xuân Đoài – Hiệu trưởng – Trưởng ban.

- Thầy Nguyễn Tiến Thùy – P.Hiệu trưởng - Phó ban.

- Thầy Vũ Mạnh Hải – GV TPT Đội - Phó ban.

- Thầy Lê Xuân Mến - CT Công đoàn – Thành viên.

- Thầy Đoàn Đắc Đoạt - Tổ trưởng tổ KHTN – Thành viên.

- Thầy Nguyễn Mạnh Trường - Tổ trưởng tổ KHXH – Thành viên.

- Em Nguyễn Thị Hoa – Liên đội trưởng – Thành viên.

2. Liên đội:

- Xây dựng kế hoạch, lập dự trù kinh phí trình BGH phê duyệt.

- Xây dựng thể lệ thi, tham mưu thành lập Ban giám khảo.

- Tổ chức giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch của các chi đội.

- Chuẩn bị cơ sở vật chất cần thiết để phục vụ luyện tập và kiểm tra thành công.

3. Các chi đội:

Nghiên cứu kỹ nội dung kế hoạch và triển khai thực hiện nghiêm túc.

Trên đây là kế hoạch tổ chức luyện tập, kiểm tra Nghi thức đội cấp trường năm học 2015 – 2016. Đề nghị các chi đội, giáo viên chủ nhiệm và các bộ phận có liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc theo đúng nội dung kế hoạch.

GV -TỔNG PHỤ TRÁCH

Nơi nhận:

- Các chi đội

- Thành viên BTC;
- Lưu LĐ Vũ Mạnh Hải