Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo
Mỗi lần về quê thăm ông bà ngoại, tôi đều có những trải nghiệm thật đáng nhớ. Vùng quê thanh bình đem đến nhiều điều tuyệt vời và thú vị.
Đó có thể là những buổi sáng thức dậy thật sớm để cùng ông đi dạo trên cánh đồng lúa mênh mông, cảm nhận hương thơm của bông lúa mới. Đó là những bữa cơm ngon lành mà bà ngoại nấu, dù giản dị nhưng chan chứa tình yêu thương của bà. Đó là những buổi chiều cùng đám bạn trong xóm đi thả diều, bắt cá ngoài đồng. Thật nhiều kỉ niệm đẹp đẽ nhưng có lẽ có một kỉ niệm mà tôi vẫn còn nhớ mãi cho đến bây giờ.
Đó là kỉ niệm xảy ra vào lúc tôi mười tuổi. Tôi và anh Hoàng - anh trai của tôi rủ nhau đi câu cá. Hai anh em tôi ngồi câu cá được một lúc thì nghe thấy tiếng hò reo sôi nổi. Phía đằng xa là một nhóm học sinh đang thi bơi lội. Chúng tôi chạy đến chỗ cuộc thi diễn ra. Thì ra là nhóm bạn hàng xóm tôi mới quen hôm trước. Tôi cảm thấy rất thích thú, liền đề nghị được tham gia. Tôi liền rủ anh Hoàng nhưng anh lại từ chối. Tôi biết vì sao anh Hoàng từ chối tham gia. Trước đây, anh từng đạt giải Nhất cuộc thi bơi của thành phố. Anh rất yêu thích bơi lội. Bạn bè, người thân đều nói anh có tài năng. Nhưng vì một sự cố, anh đã từ bỏ ước mơ của mình. Điều đó đã khiến tôi cảm thấy rất buồn...
Nhóm thi đấu của chúng tôi gồm có năm người. Trọng tài là Tuấn - người bạn hàng xóm thân thiết nhất của tôi. Sau khi trọng thổi còi bắt đầu hiệp đấu. Hai tuyển thủ từ tư thế chuẩn bị đã nhanh chóng vào cuộc đua. Tiếng hô hào, cổ vũ vang vọng khắp con sông. Các đối thủ ngang sức ngang tài, không ai chịu kém ai vẫn đang bơi song song nhau. Tôi cố gắng bơi hết sức. Bỗng nhiên tôi cảm thấy chân bên trái của mình bị tê. Tôi bơi chậm lại rồi dần tụt lùi phía sau. Tôi nghe thấy có tiếng ai hoảng hốt kêu lên: “Hình như thằng Lâm bị chuột rút rồi”.
Tôi vùng vẫy trong nước. Nhưng không thể bơi tiếp. Không biết bản thân đã uống biết bao nhiêu là nước. Trong lúc mê man, tôi nghe thấy một giọng nói quen thuộc: “Lâm ơi, em ơi! Mau tỉnh lại đi em!”. Cho đến khi tỉnh táo thì tôi đã thấy anh Hoàng trước mặt mình. Khuôn mặt của anh đầy lo lắng. Hình như chính anh Hoàng là người đã cứu tôi.
Tôi dần dần tỉnh lại. Tôi thấy mọi người xung quanh đều thở phào nhẹ nhõm. Có tiếng nói cất lên: “Anh Hoàng tài thật, ở khoảng cách xa như vậy mà đã cứu được Lâm một cách thần kỳ!”. Có tiếng hưởng ứng: “Đúng vậy!”, “Đúng vậy!”... Tôi mỉm cười, lòng đầy tự hào rồi nhìn anh Hoàng, khẽ nói: “Cảm ơn anh!”.
Nhờ có trải nghiệm ngày hôm đó, tình cảm của hai anh em càng trở nên thắm thiết. Không chỉ vậy, anh Hoàng còn quay trở lại tập luyện để chuẩn bị cho cuộc thi bơi dành cho thiếu niên sắp diễn ra. Một trải nghiệm nhỏ nhưng đem đến cho anh em tôi thật nhiều điều tốt đẹp.
Em tham khảo:
Bị điểm kém đối với nhiều người có lẽ chẳng phải là điều gì quá ghê gớm, thế nhưng đối với với một học sinh được xếp nhất lớp, thì đó là một sự xấu hổ vô cùng với bạn bè, với thầy cô và cả sự sợ hãi nếu như bố mẹ biết. Thế nên một đứa như tôi đã làm một việc rất hài hước và ngờ nghệch.
Lúc đó là thời lớp 5, khi mọi đứa trẻ đã bắt đầu lớn đã có suy nghĩ riêng và cũng nhận thức được tầm quan trọng của sĩ diện, lớp chúng tôi có sự phân bì rất lớn giữa những cá nhân có lực học tốt nhất lớp. Và bản thân tôi luôn là đứa đứng đầu, lại là lớp trưởng thế nên mẹ tôi tự hào về tôi lắm, cô chủ nhiệm cũng rất thích nói về tôi khi họp phụ huynh. Rồi có một ngày trong buổi kiểm tra thường xuyên, chẳng biết đầu óc tôi lú lẫn thế nào lại làm sai hai trên tổng số ba bài, kết quả là tôi được ba điểm, khi phát bài tôi sốc vô cùng. Tôi cảm thấy mặt mình nóng lên, tôi vội cất bài kiểm tra của mình đi. Cả buổi học hôm ấy tôi không thể vui vẻ nổi, tôi lại nghĩ đến mẹ và tôi tìm cách giấu bài kiểm tra, bởi sợ mẹ sẽ thất vọng và sẽ buồn vì tôi lắm.
Tôi đã giấu nó ở ngăn trong cùng của cặp sách, rồi khóa lại chỉ đơn giản vì tôi nghĩ mẹ sẽ không bao giờ lục cặp sách của tôi đâu. Ai ngờ tôi đã lầm, mẹ đã tìm ra bài kiểm tra của tôi, nhưng mẹ không mắng tôi mà mẹ chỉ lắc đầu cười nói với tôi: “Mẹ chưa thấy đứa nào dốt như mày, ai đời lại đi giấu bài kiểm tra trong cặp sách, tưởng mẹ không xem chắc, ít nhất ngày xưa mẹ còn biết thủ tiêu nó đi cơ. Sao mẹ sinh ra mày mà mày lại chẳng thông minh được như mẹ gì cả”. Tôi đứng hình với câu nói hóm hỉnh của mẹ, bỗng tôi thấy mình ngốc thật, đúng là trẻ con thì khó mà nghĩ xa xôi được. Sau đó mẹ nhẹ nhàng nói với tôi: “Mẹ nói nhé, con người cũng có lúc sai lầm, có lúc thất bại, nhìn xem bố mẹ trồng cà phê đâu phải chưa từng có cây bị chết, nhưng chính từ những cây chết đó bố mẹ mới rút được kinh nghiệm để trồng thành công cả vườn cà xanh tốt như bây giờ. Học tập cũng vậy, điểm kém là để con phấn đấu và không lơ là trong học tập, đó là tiếng chuông cảnh tỉnh dành cho con, chứ không việc gì phải xấu hổ, người có bản lĩnh chính là người đứng lên từ thất bại để thành công con ạ”.
Những lời mẹ nói từ lâu ấy, tôi vẫn nhớ mãi đến hôm nay, tôi không biết nó là bài học thứ bao nhiêu mẹ dạy, mẹ ít chữ nhưng những gì mẹ dạy đều quý giá vô cùng. Nghĩ vậy tôi lại càng yêu mẹ hơn. Tuổi thơ của tôi lại có thêm một ký ức về lần phạm lỗi ngô nghê nhưng đắt giá.
bao nam cap sach toi truong, biet bao ki nem dang nho ve thay co, bao trai nghiem dang nho nhung co le trai nghiem dang nho nhat cua em voi thay co la trong mua dich Covid nay. Khi phai cach ly tap trung tai truong, duoc chung kien su quan tam, cham chut cua thay co ma em rat cam dong. Day se la mot ki niem dang nho ma em khong bao gio quen. (mik viet theo boi canh khi phai cach ly nhe)
Mùa dịch covid-19 vừa qua,ai cũng có nhiều trải nghiệm đáng nhớ và khó quên.Tôi cũng vậy, tôi cũng có rất nhiều trải nghiệm đáng nhớ nhưng nhớ nhất là lần đầu trông em.
2 tháng 10 lúc 16:32
Em hãy viết 1 bài văn (đoạn văn) về một trải nghiệm mà em yêu thích
Giúp mình với ạ,mình đang cần gấp!!
Kì nghỉ hè năm nay, tôi được bố mẹ cho về quê thăm ông bà ngoại. Và tôi đã có một trải nghiệm vô cùng đáng nhớ.
Mỗi buổi sáng thức dậy, tôi cùng với ông nội đi dạo trên cánh đồng lúa mênh mông, cảm nhận hương thơm của bông lúa mới. Tôi cũng được thưởng thức bữa cơm ngon lành mà bà ngoại nấu, dù giản dị nhưng chan chứa tình yêu thương của bà. Hay được dạo chơi cùng đám bạn trong xóm đi thả diều, bắt cá ngoài đồng. Những trải nghiệm mới mẻ mà tôi chưa từng làm trong đời.
Nhưng trải nghiệm đáng nhớ nhất của tôi không chỉ có vậy. Tôi còn nhớ, buổi chiều hôm đó, chúng tôi rủ nhau ra bờ sông chơi. Tôi cùng anh Tùng - anh trai của tôi thì ngồi câu cá. Mấy bạn khác lại rủ nhau xuống sông thi đấu bơi lội với nhau. Cuộc thi đấu dường như diễn ra rất sôi nổi. Tôi ngồi câu cá nhưng vẫn nghĩ về trận đấu cách đó không xa. Cuối cùng, tôi quyết định chạy lại tham gia cùng nhóm bạn. Cả nhóm hào hứng đồng ý ngay.
Sơn - trọng tài của cuộc thi hô to để bắt đầu hiệp đấu. Tôi và Hoàng sẽ thi đấu với nhau. Trong tư thế chuẩn bị, chúng đã nhanh chóng vào cuộc đua. Hoàng đưa mắt nhìn tôi đầy thách thức. Trước đó, cậu đã thắng được phần lớn những người tham gia thi đấu. Nên cậu tự tin có thể đánh bại tôi. Còn tôi thì tự tin mình có thể giành chiến thắng. Tiếng hô hào, cổ vũ vang vọng khắp con sông. Chúng tôi là những đối thủ ngang sức, không ai chịu kém ai vẫn đang bơi song song nhau. Bỗng nhiên Hoàng bơi chậm lại rồi dần tụt lùi phía sau. Có tiếng ai hoảng hốt kêu lên: “Hình như thằng Hoàng bị chuột rút rồi”. Mọi người ở trên bờ lo lắng dõi theo Hoàng. Tôi không nghĩ ngợi gì nhiều, bợi thật nhanh đến cứu Hoàng.
Cuộc thi đã kết thúc bằng một tiết mục cứu người đầy ngoạn mục. Khi tôi đưa Hoàng lên bờ, mọi người đều vỗ tay khen ngợi. Tôi cảm thấy nhẹ nhõm vì đã cứu được Hoàng. Riêng Hoàng, cậu đã nói cảm ơn với tôi. Điều đó khiến tôi cảm thấy vui hơn cả việc giành được chiến thắng.
Một kỉ niệm thật đáng nhớ mà tôi được chứng kiến đã giúp cho tôi nhận ra bài học to lớn về tình bạn. Tôi sẽ còn nhớ mãi kỉ niệm này như một kí ức đẹp trong cuộc đời.
Đã lâu lắm rồi em chưa đc về quê. Ôi sao mà nhớ da diết những chuỗi ngày vui vẻ bên gia đình, nhớ những bữa cơm bên gian bếp nhỏ, những người bn thân quen, những vòng tay ấm áp của gia đình. Nhớ lắm nhưng em ko về đc bởi dịch Covid-19 đang hoành hành trên đất nước ta!
Đợt dịch đầu tiên bắt đầu từ tết nguyên đán năm 2020. Cứ nghĩ thời gian trôi qua rồi những con virut sẽ dần tan biến theo thời gian. Nhưng ko, em đã lầm những con virut này lây lan rất nhanh và tốc độ sinh trưởng cũng rất cao khiến cho hàng trăm triệu người thiệt mạng. Giờ đây những con virut Corona ko chỉ như trước mà chúng đã có khả năng sinh trưởng cũng như độ nguy hiểm gấp trăm lần trước, nó có tên gọi là SARS-CoV-2. Những bác sĩ hết lòng vì dân vì nước, luôn sẵn sàng đứng ra đứng ra đấu tranh chống lại những con virut chết người. Mong sao mọi người luôn đoàn kết, cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh.
Em xin chúc các cô chú chiến sĩ, những người làm bác sĩ thật nhiều sức khỏe mong sao cô chú luôn bình an giúp đỡ mn trong đợt dich này!
Tham khảo:
Đề 2:
Trong gia đình, người tôi yêu quý nhất chính là ông nội. Tuy rằng hiện tại ông đã không còn nữa, nhưng ông đã dạy cho tôi rất nhiều bài học quý giá để tôi trưởng thành hơn.
Nhà tôi có một khu vườn rất rộng lớn. Khu vườn được ông chăm sóc nên cây cối quanh năm đều xanh tốt. Những cây ăn quả đã cho trái ngọt không biết bao nhiêu mùa. Mỗi buổi sáng, ông thường ra vườn chăm sóc cây cối. Lúc đó, tôi lại chạy theo ông để đòi được tưới tắm cho cây cối trong vườn. Ông còn dạy tôi cách lắng nghe âm thanh của khu vườn nữa. Bạn phải nhắm mắt và cảm nhận từng sự chuyển động để thấy được những điều kỳ diệu. Tiếng gió thổi rì rào qua từng cánh lá. Tiếng chim hót ríu rít vang vọng cả khu vườn. Tiếng trái cây đung đưa theo nhịp… Không chỉ vậy, ông còn dạy cho tôi về cách chăm sóc các loại cây trong vườn: những loại cây ăn quả như nhãn, ổi, cam; hay những loại cây cảnh như: hoa lan, hoa hồng… Đó là những bài học mà tôi chẳng thể nhớ được hết, nhưng vẫn chăm chú lắng nghe ông nói.
Mỗi lần tưới cây xong xuôi, ông cháu tôi lại mang ghế ra ngồi dưới vườn cây. Ông sẽ kể cho tôi nghe nhiều câu chuyện hay. Đó không phải là những truyện cổ tích mà bà thường hay kể, mà là chuyện về cuộc sống của chính ông thời xưa. Tôi chăm chú lắng nghe, cảm nhận câu chuyện của ông. Cuộc sống thời xưa vất vả. Mỗi khi ngồi nghe ông kể, nhìn thấy đôi mắt hiền từ của ông dường như đang nhớ lại một thời đã xa.
Là lúc đó em đi ra ngoài đường ko đeo khẩu trang thế gặp chú công an ra hỏi thăm:
Chú công An:đi đâu thế cháu gái=)
TOy:Cháu đi lượn
Chú công an:dịch này lượn đi đâu,mà ra ngoài còn ko đeo khẩu trang.
Toy:=)<....>
Chú công an:Nộp 2 triệu đây.!
Toy:(móc túi thấy "nịt").....ko có tiền hì sao ạ?
Chú công an:Cho chú điện thoại của bame cháu!
Và sau đó:
Mẹ:Lần sau mày đi ra ngoài đường ko đeo khẩu trang mày về xác định.
đó là 1 kỉ niệm đáng nhớ,zì zậy toy sẽ ko đi lượn nữa mà đi chơi
Sáng sớm chủ nhật, tôi bắt xe về quê. Khoảng hơn hai tiếng là về đến nhà ông nội. Chị Phương đã ra đón tôi ở bến xe. Chị là con gái út của bác Sáu. Còn bác Sáu là con trai cả của ông bà nội. Gia đình bác sống ở quê, gần với nhà ông bà. Bác rất quý bố của tôi, vì bố là em út trong nhà. Mỗi lần về chơi, bác đều cho nhà tôi rất nhiều quà.
Mỗi buổi sáng, tôi thức dậy thật sớm để đi dạo cùng ông nội. Bầu không khí thật trong lành, dễ chịu. Tiếng gà gáy báo sáng vang vọng từ xa. Những hạt sương đọng trên lá cây cũng dần tan biến. Làn gió khẽ lướt qua khiến những cành lá rung rinh. Bầu trời lúc này trong xanh, không một gợn mây. Vài chú chim nhỏ cất tiếng hót đón chào ngày mới. Trưa về, tôi lại được thưởng thức những món ăn thôn quê của bà nội.
Cánh đồng lúa của quê tôi đang đúng vụ thu hoạch. Hôm nay, tôi đã xin ông nội theo bác Sáu và chị Phương ra đồng thu hoạch lúa. Với một đứa trẻ thành phố, công việc này thật bỡ ngỡ và khó khăn. Chị Hòa đã hướng dẫn tôi cách cầm liềm, gặt lúa. Dưới cái nắng bức oi ả của mùa hè, tất cả mọi người vẫn chăm chỉ làm việc. Tay ai cũng nhanh thoăn thoắt. Thỉnh thoảng, tôi nhìn mọi người xung quanh làm việc mà thấy thật khâm phục. Sau một thời gian, tôi cũng đã quen tay hơn. Bác Năm còn khen tôi chẳng mấy chốc mà sẽ trở thành một người nông dân đích thực. Lời khen của bác khiến tôi quên cả cái nắng oi bức.
Trải nghiệm quý giá này đã giúp tôi nhận ra giá trị của lao động. Những bác nông dân đã vất vả trên cánh đồng để có thể sản xuất ra những hạt gạo trắng thơm mà tôi vẫn ăn hằng ngày. Điều đó khiến tôi thêm trân trọng và biết ơn họ nhiều hơn.
Tôi sẽ nhớ mãi về kỉ nghỉ hè năm nay. Trải nghiệm đầu tiên giúp tôi có thêm kỉ niệm đẹp đẽ cùng với người thân. Và quan trọng hơn cả, tôi cũng đã học được nhiều bài học quý giá.
Trong cuộc đời, chắc hẳn ai cũng đã gặp may không nhiều cũng ít, tôi cũng không ngoại lệ. Trong đó, có một lần tôi sẽ không thể nào quên vì đã may mắn được người lạ giúp đỡ. Đó là hồi tôi còn học lớp Ba.
Lúc ấy, tôi chỉ là cậu bé tám chín tuổi nên vẫn còn ngây thơ, dại dột. Tôi vẫn còn nhớ rõ ngày hôm đó là thứ sáu, ngày mười ba. Không mê tín nhưng nghe mọi người nói thì đó là ngày xui nhưng lại là ngày may mắn của tôi. Hôm đó, mẹ cho tôi năm chục ngàn để mua sách. Khác mọi lần tôi đi cùng mẹ, lần này mẹ để cho tôi đi có một mình. Vừa bước xuống khỏi thang cuốn, thay vì đi thẳng vào nhà sách tôi bỗng choáng ngợp với thiên đường trò chơi ở bên cạnh. Với một đứa con nít chỉ chín tuổi như tôi, trò chơi luôn là thứ hấp dẫn nhất trên đời. Không chần chừ, tôi cứ thẳng tiến vào khu trò chơi.
Xem thêm tại: https://doctailieu.com/bai-van-ke-lai-mot-trai-nghiem-dang-nho-cua-e
Một khoảng thời gian trôi qua, trời cũng đã tối. Tôi nhận ra là mình vẫn chưa mua sách nên nhanh chóng ra khu trò chơi chạy vội sang nhà sách. A! Cuốn sách cần tìm đây rồi. Tôi háo hức chạy đến chỗ cô thu ngân. Chạy vọt lên bác nọ đã chờ xếp hàng tự nãy giờ. Sau khi quét mã vạch, cô thu ngân đọc số tiền. Cả người tôi sững sờ. Lúc đó, tôi nghĩ: “Không! Không phải! Mình chỉ tưởng tượng thôi!”. Lại gần hơn một tí, tôi hỏi lại: “Cô ơi cuốn sách có giá tiền bao nhiêu ạ?”. Cô thu ngân nói lại giá tiền. Giá như lúc nãy tôi không phí tiền vào những trò chơi kia thì giờ vẫn đủ tiền mua sách. Nhưng hối hận cũng đã muộn, rõ ràng là tôi không đủ tiền trả cho cuốn sách ấy. Chẳng lẽ, tôi đi mất cả buổi chiều lại về nhà nói với mẹ là tôi không đủ tiền mua sách? Chứng kiến cảnh tượng đó, người đàn ông lạ mặt, đứng sau lưng tôi lúc này thò tay vào túi rút ra tờ 50.000 đồng thả nhẹ xuống đất. Sau đó, bác cúi xuống, nhặt tờ tiền lên, vỗ nhẹ vai tôi và nói: “Cháu ơi, cháu làm rơi tiền này!”
Lúc đó, tôi cũng đã hiểu hết mọi chuyện. Thật tình là tôi không ngửa tay xin bố thí, nhưng rõ ràng tôi rất tôn trọng sự giúp đỡ trong tình huống trớ trêu này. Tôi chẳng biết làm gì ngoài việc cảm ơn bác. Tôi thật sự xúc động vì qua cách ăn mặc giản dị của bác, tôi đoán bác không phải là một người giàu có. Quả thật số tiền đó rất cần với tôi vào lúc này. Tôi cầm cẩn thận tờ tiền đưa cho cô thu ngân. Cô tính tiền rồi cho sách và hóa đơn vào túi đưa cho tôi. Ra cổng tôi nghĩ rằng nên trả lại tiền thừa cho bác ấy nhưng khi quay lại thì bác ấy đã đi đâu mất. Không phải tiền mình nên tôi đã bỏ số tiền đó vào thùng từ thiện cạnh cửa ra vào. Sau đó, tôi ra về. Trên đường không thể nào thôi nghĩ về sự việc lúc nãy. Vì có cái đầu ham nghĩ nên nhiều câu hỏi xuất hiện trong tôi. Nếu không có số tiền giúp đỡ của bác ấy thì lúc bấy giờ tôi có thể yên tâm rảo bước về nhà không? Kinh tế gia đình bác ấy có khá không?Dù đã ba năm trôi qua, tôi đã là cậu học trò lớp 6 nhưng vẫn không thể nào quên được kỉ niệm ngày hôm đó. Tôi vẫn ước mong có một ngày may mắn tình cờ được gặp lại người bác năm xưa đã tốt bụng giúp đỡ để tôi nói lời cảm ơn và trả lại số tiền cho bác. Cũng từ trải nghiệm này, tôi tự hứa với bản thân luôn phải biết ngoan ngoãn, nghe lời ông bà cha mẹ, làm nhiều điều tốt với những người xung quanh, giống như cách bác giúp tôi trước đây.
Xem thêm tại: https://doctailieu.com/bai-van-ke-lai-mot-trai-nghiem-dang-nho-cua-em-van-6