K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 5 2021

Mình cũng giống bạn. 

31 tháng 5 2021

huhu chung hoàn cảnh(may là đi chơi trước rồi)

15 tháng 5 2021

Ai đã từng một lần nghe qua truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy có lẽ sẽ không quên được tòa thành Cổ Loa kinh đô của Âu Lạc trong buổi đầu dựng nước. Em may mắn khi được đến tham quan khu di tích lịch sử Cổ Loa cùng với các ban trong lớp và cô giáo chủ nhiệm.

Để có được một buổi dã ngoại về lịch sử, cô chủ nhiệm lớp em đã xin phép nhà trường cùng ban phụ huynh tổ chức cho chúng em một buổi tham quan thành Cổ Loa với chủ đề “Về nguồn”. Chúng em được sự hỗ trợ rất nhiều từ phía các thầy cô cũng như các bác đại diện hội phụ huynh để có thể có chuyến tham quan bổ ích.

7 giờ chuyến xe lăn bánh từ cổng trường, cả lớp em vô cùng háo hức. Em đến Cổ Loa và một ngày nắng đẹp của mùa thu, tiết trời mát mẻ. Sau gần 2 giờ di chuyển, 8 giờ 45 phút mọi người có mặt tại Cổ Loa. Khu di tích Cổ Loa nằm trên địa phận 3 xã Cổ Loa, Dục Tú và Việt Hùng thuộc huyện Đông Anh (Hà Nội), cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 25km về phía bắc. Khi đặt chân lên mảnh đất cố đô, em thấy được một không gian thoáng đãng, không khí trong lành. Đoàn chúng em bắt đầu được cô hướng dẫn viên trình bày những nét chính về Cổ Loa. Cô hướng dẫn viên xinh đẹp với một giọng nói ấm áp, kể cho chúng em nghe rằng: Cổ Loa là kinh đô của nhà nước phong kiến Âu Lạc. Đây là thủ đô thứ hai của Việt Nam sau Phong Châu, là thủ đô thời các vua Hùng. Qua đó, chúng em đã thấy được một Cổ Loa của mấy nghìn năm lịch sử hiện ra trước mắt cùng lòng quyết tâm đánh giặc của vua tôi nước Âu Lạc. Mối tình đáng thương của nàng công chúa Mị Châu xinh đẹp và Trọng Thuỷ, và đặc biệt cả lớp ai cũng ghi nhớ thật sâu sắc hình ảnh một Cổ Loa của 9 vòng thành được xây hình xoáy trôn ốc với sự giúp đỡ của thần Kim Quy. Từng bước chân di chuyển trên con đường khám phá tòa thành là những bước đi trở về lịch sử. Cả đoàn ai cũng lắng nghe về Cổ loa một cách say sưa.

Sau đó, cô hướng dẫn đoàn đi thăm cụm di tích Cổ Loa hiện nay với đền thờ Thục Phán An Dương Vương (đền Thượng), giếng Ngọc, am thờ Mị Châu. Qua cổng làng, cũng là cổng thành trong, là tới Cổ Loa. Trung tâm của di tích thành Cổ Loa chính là đền thờ An Dương Vương, đây là điện thờ chính với không khí vô cùng nghiêm trang, cổ kính. Gian chính giữa của đền có thờ bức tượng An Dương Vương trong bộ long bào uy nghi. Ngoài ra, trong đền còn thờ thần Kim Quy, cùng các vị anh hùng có công gìn giữ bảo về đất nước thời Âu Lạc.

Tiếp theo, đoàn đến thăm giếng Ngọc rồi vào dâng hương tại am công chúa Mị Châu. Đến đây, ai cũng bùi ngùi xúc động vì nghe câu chuyện tình yêu của Mị Châu - Trọng Thủy. Trong lòng em bỗng dâng lên một nỗi niềm xót xa, khi giờ đây giếng Ngọc rêu phong cổ kính vẫn còn, bức tượng không đầu của Mị Châu vẫn hằng ngày được hương khói. Nhưng tình yêu chân thành của nàng vẫn mãi là một chuyện tình dở dang mà đau xót. Em lại bồi hồi nhớ đến câu thơ của nhà thơ Tố Hữu khi viết về nàng: “Người đẹp dẫu rơi đầu vẫn đẹp/ Tình yêu bị dối lừa vẫn nguyên vẹn tình yêu”. Am Mị Châu là điểm tham quan cuối cùng của đoàn, chúng em lên xe trở về khi chiều đã bắt đầu ngả bóng. Nhưng đọng lại trong chúng em là sự thành kính, lòng biết ơn sâu sắc với vua An Dương Vương, và lòng đầy thương cảm với nàng Mị Châu.

Vậy là chúng em đã “Về nguồn” trở lại với những ngày đầu dựng nước của vua Hùng qua buối thăm quan thành Cổ Loa vô cùng ý nghĩa. Sau chuyến đi em thấy lịch sử dân tộc là những điều thiêng liêng và vô cùng đáng trân trọng. Thế hệ trẻ ngày nay cần tìm hiểu nhiều hơn về lịch sử đất nước mình để hiểu và thêm tự hào về truyền thống của quê hương.

15 tháng 5 2021

1. Em hãy kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử - cố đô Huế (Chuẩn):

Em thường được nghe rất nhiều người nói về vẻ đẹp của cố đô Huế, cũng đã từng biết đến nơi này qua sách vở, và càng đọc càng tìm hiểu em lại càng khao khát có một lần được đặt chân đến vùng đất Huế mộng mơ vớ điệu Nam ai, Nam bình, với những nàng thơ thướt tha trong tà áo dài tím. Biết được niềm mong ước của em thế nên kỳ nghỉ hè vừa rồi, bố mẹ đã dẫn em về Huế chơi, coi như là phần thưởng cho tấm giấy khen học sinh giỏi mà em đạt được sau một năm học chăm chỉ.

Nhà em ở Đà Nẵng, thế nên cả nhà quyết định đi tàu ra Huế, để được thưởng thức cảnh thiên nhiên tươi đẹp, đồng thời đảm bảo an toàn. Cố đô Huế từng là thủ đô của Việt Nam dưới triều đại của nhà Nguyễn, cũng là nơi kết thúc chế độ phong kiến ngàn năm của Việt Nam ta. Cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới cần được bảo tồn vì lợi ích của nhân loại. Bắt đầu chuyến viếng thăm, gia đình em ghé thăm Kinh thành Huế đầu tiên, khu di tích hiện lên với một vẻ trẫm tĩnh, mang đậm hơi thở lịch sử suốt mấy trăm năm, tường thành phủ kín rêu xanh bước. Khi tiến thẳng vào trong khu vực đại nội là hình ảnh của các công trình kiến trúc hàng trăm năm tuổi, dù bị thời gian mài mòn và chiến tranh tàn phá nhưng nó vẫn giữ được cái vẻ uy nghiêm, mang đậm dấu ấn văn hóa triều đại một thời. Em dừng bước trước cổng Ngọ môn quan, bức tường thành nhuốm màu thời gian, với lớp rêu phong xanh mờ, là một trong 4 cổng lớn nhất của Hoàng thành. Bao gồm hai phần là đài - cổng theo hình khối hộp vuông và phần phía trên là lầu Ngũ Phụng, với lối kiến trúc truyền thống trang trí bằng hình phụng thanh thoát tao nhã, lại lợp bằng ngói lưu ly vàng và xanh trông bề thế và đẹp vô cùng. Bên cạnh Ngọ Môn chính là một dòng kênh đào nhỏ nước rất trong và xanh, vừa để tạo cảnh quan cũng là để bảo vệ cho hoàng thành bên trong. Khi tiến vào đại nội, em hết sức ngỡ ngàng và sung sướng trước quang cảnh trước mắt, dường như bấy nhiêu câu từ trong sách vở cũng chẳng thể diễn tả nổi cái vẻ đẹp mang dấu ấn thời gian, đã từng chứng kiến  một thời rực rỡ của các ông hoàng bà chúa này. Đình đài lầu các phân bố rộng khắp nơi, trong đó phải kể đến Điện Thái Hòa, nơi vua và các quan cùng nhau bàn bạc việc nước. Với lối kiến trúc trùng thềm điệp ốc, sơn son thiếp vàng, chạm trổ hình rồng vờn mây đặc sắc, mái điện cũng được lợp ngói lưu ly vàng, làm nổi bật lên cái vẻ uy nghiêm và rực rỡ của nơi tập trung quyền lực em thượng. Về phần phục vụ ăn ở sinh hoạt cho hoàng tộc thì bao gồm có cung Diên Thọ, là nơi ở của Hoàng thái hậu các đời, cung Trường Sanh với khu vực hoa viên rộng lớn là nơi để vua chúa vãn cảnh, thư giãn, sau cũng trở thành chỗ ở cho hậu cung. Điện Kiến Trung là nơi ăn ở sinh hoạt của vua, Điện Cần Chánh là nơi để tiếp đãi yến tiệc, Thái Bình Lâu có thể xem như là thư phòng riêng của nhà vua, Duyệt Thị Đường là nơi vua và các quan xem biểu diễn tuồng chèo, nhã nhạc,... Về thờ cúng thì có Thế Miếu, Triệu Tổ Miếu, Hoàng Khảo Miếu, điện Hoàng Nhân. Điểm chung là tất cả đều được xây dựng bằng lối kiến trúc truyền thống của Việt Nam, lấy hình rồng phượng làm chủ đạo trang trí, bên cạnh đó còn chạm trổ một số các bài thơ văn cổ, mái được lợp hầu hết bằng ngói lưu ly vàng hoặc xanh. Ngoài ra còn có một số các lư, đỉnh lớn bằng đồng dựng trong miếu thờ, hoặc ở các cung điện,... Trong khuôn khổ cố đô còn có các lăng tẩm của các vị vua nhiều đời, xây với lối kiến trúc phương Đông điển hình, nằm ở vị trí đắc địa, phong thủy hữu tình, ví như lăng Tự Đức, Lăng Khải Định.

Mặc dù rất mệt vì phải di chuyển liên tục, bởi sự rộng lớn của hoàng thành và cố đô nhưng em rất vui và rất hạnh phúc khi được ghé thăm nơi mà mình hằng mơ ước bấy lâu. Chuyến đi chơi không chỉ giúp em thư giãn sau một năm học vất vả mà còn khiến em học hỏi được thêm nhiều kiến thức lịch sử. 

*Mạng*

#CinDy

Bồ Nông có hiếu   Thế là chỉ còn hai mẹ con Bồ Nông ở lại nơi nắng bỏng cát trong này. Bồ Nông hết dắt mẹ đi tìm nơi mát mẻ, lại mò mẫm đi kiếm mồi. Đêm đêm, khi gió gợn hiu hiu, chú Bồ Nông nhỏ bé một thân một mình ra đồng xúc tép, xúc cá. Đôi chân khẳng khiu của chú vốn đã dài, giờ càng dài thêm ra vì lặn lội.   Trên đồng nẻ, dưới ao khô, cua cá chết gần hết. Mặt...
Đọc tiếp

Bồ Nông có hiếu

   Thế là chỉ còn hai mẹ con Bồ Nông ở lại nơi nắng bỏng cát trong này. Bồ Nông hết dắt mẹ đi tìm nơi mát mẻ, lại mò mẫm đi kiếm mồi. Đêm đêm, khi gió gợn hiu hiu, chú Bồ Nông nhỏ bé một thân một mình ra đồng xúc tép, xúc cá. Đôi chân khẳng khiu của chú vốn đã dài, giờ càng dài thêm ra vì lặn lội.
   Trên đồng nẻ, dưới ao khô, cua cá chết gần hết. Mặt sông chỉ còn xăm xắp, xơ xác rong bèo. Bắt được con mồi nào, chú Bồ Nông cũng ngậm vào miệng để phần mẹ. Ngày này tiếp ngày nọ, đêm nay rồi đêm nữa, chú Bồ Nông cứ dùng miệng làm cái túi đựng thức ăn nuôi mẹ qua trọn mùa hè sang mùa thu.
   Lòng hiếu thảo của chú Bồ Nông đã làm cho tất cả các chú Bồ Nông khác cảm phục và noi theo.

(Theo Hạt giống tâm hồn)

b, Bồ Nông đã chăm sóc mẹ như thế nào?

1
23 tháng 11 2019

Bồ Nông dắt mẹ đi tìm nơi mát mẻ, mò mẫm đi kiếm mồi, ra đồng xúc tép, xúc cá, bắt được mồi để dành phần mẹ.

10 tháng 10 2018

Tranh 1: Cảnh nhà Chử Đồng Tử.

Hai cha con Chử Đồng Tử rất nghèo, trú ngụ trong một túp lều tranh ở ven sông. Hai cha con chỉ có một chiếc khố, ai đi ra ngoài thì lấy mà dùng. Hằng ngày, Chử Đồng Tử để cha ở lại trong lều còn chàng thì ra sông mò cua, bát cá về đổi lấy gạo khoai để sinh sống.

 
 
 

Tranh 2 : Chử Đồng Tử gặp Tiên Dung

Một hôm, như thường lệ, chàng đang mò lội ở ven sông thì chợt thấy một đoàn thuyền sang trọng đi tới. Đó là đoàn thuyền của công chúa Tiên Dung đi du ngoạn. Hoảng hốt, chàng chạy vào núp mình bên khóm lau rồi lấy cát phủ lên mình. Nào ngờ, công chúa lại chọn chỗ bãi sông đẹp làm nơi dừng chân và sai người quây màn nơi khóm lau mà tắm. Nàng dội nước tắm làm cát trôi đi để lộ ra chàng trai khoẻ mạnh. Nàng rất bàng hoàng nhưng khi nghe chàng nói về gia cảnh của mình, nàng rất cảm động và nàng cho rằng sự gặp gỡ này chính là duyên trời nên nàng đã quyết định lấy Chử Đồng Tử làm chồng.

Tranh 3 : Chử Đồng Tử và Tiên Dung dạy dân chúng trồng lúa

Hai vợ chồng không quay về kinh mà tìm thầy học đạo rồi đi khắp nơi truyền dạy cho dân nghề trồng lúa, trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa, dệt vải. Sau này cả hai cùng bay về trời. Tuy về trời, ông vẫn còn nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc.

Tranh 4 : Người dân mở hội tưởng nhớ Chử Đồng Tử

Để tưởng nhớ tới công ơn của ông, nhân dân ở nhiều nơi bên sông Hồng đã lập đền thờ và mở lễ hội vào mùa xuân. Lễ hội có nhiều trò vui dân gian như chơi đu, thi đấu cờ, đấu vật thật là tưng bừng, náo nhiệt, đông vui.

Bồ Nông có hiếu   Thế là chỉ còn hai mẹ con Bồ Nông ở lại nơi nắng bỏng cát trong này. Bồ Nông hết dắt mẹ đi tìm nơi mát mẻ, lại mò mẫm đi kiếm mồi. Đêm đêm, khi gió gợn hiu hiu, chú Bồ Nông nhỏ bé một thân một mình ra đồng xúc tép, xúc cá. Đôi chân khẳng khiu của chú vốn đã dài, giờ càng dài thêm ra vì lặn lội.   Trên đồng nẻ, dưới ao khô, cua cá chết gần hết. Mặt...
Đọc tiếp

Bồ Nông có hiếu

   Thế là chỉ còn hai mẹ con Bồ Nông ở lại nơi nắng bỏng cát trong này. Bồ Nông hết dắt mẹ đi tìm nơi mát mẻ, lại mò mẫm đi kiếm mồi. Đêm đêm, khi gió gợn hiu hiu, chú Bồ Nông nhỏ bé một thân một mình ra đồng xúc tép, xúc cá. Đôi chân khẳng khiu của chú vốn đã dài, giờ càng dài thêm ra vì lặn lội.
   Trên đồng nẻ, dưới ao khô, cua cá chết gần hết. Mặt sông chỉ còn xăm xắp, xơ xác rong bèo. Bắt được con mồi nào, chú Bồ Nông cũng ngậm vào miệng để phần mẹ. Ngày này tiếp ngày nọ, đêm nay rồi đêm nữa, chú Bồ Nông cứ dùng miệng làm cái túi đựng thức ăn nuôi mẹ qua trọn mùa hè sang mùa thu.
   Lòng hiếu thảo của chú Bồ Nông đã làm cho tất cả các chú Bồ Nông khác cảm phục và noi theo.

(Theo Hạt giống tâm hồn)

c. Lòng hiếu thảo của Bồ Nông đã có tác dụng gì?

A.Làm cho mọi người phải noi theo.

B. Làm cho tất cả các chú Bồ Nông khác cảm phục và noi theo.

C. Làm cho các con vật sống ở vùng đất nắng bỏng noi theo.

1
8 tháng 9 2017

Đáp án: B

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:Bồ Nông có hiếuThế là chỉ còn hai mẹ con Bồ Nông ở lại nơi nắng bỏng cát trong này. Bồ Nông hết dắt mẹ đi tìm nơi mát mẻ, lại mò mẫm đi kiếm mồi. Đêm đêm, khi gió gợn hiu hiu, chú Bồ Nông nhỏ bé một thân một mình ra đồng xúc tép, xúc cá. Đôi chân khẳng khiu của chú vốn đã dài, giờ càng dài thêm ra vì lặn lội.Trên đồng nẻ, dưới ao khô, cua...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Bồ Nông có hiếu

Thế là chỉ còn hai mẹ con Bồ Nông ở lại nơi nắng bỏng cát trong này. Bồ Nông hết dắt mẹ đi tìm nơi mát mẻ, lại mò mẫm đi kiếm mồi. Đêm đêm, khi gió gợn hiu hiu, chú Bồ Nông nhỏ bé một thân một mình ra đồng xúc tép, xúc cá. Đôi chân khẳng khiu của chú vốn đã dài, giờ càng dài thêm ra vì lặn lội.
Trên đồng nẻ, dưới ao khô, cua cá chết gần hết. Mặt sông chỉ còn xăm xắp, xơ xác rong bèo. Bắt được con mồi nào, chú Bồ Nông cũng ngậm vào miệng để phần mẹ. Ngày này tiếp ngày nọ, đêm nay rồi đêm nữa, chú Bồ Nông cứ dùng miệng làm cái túi đựng thức ăn nuôi mẹ qua trọn mùa hè sang mùa thu.
Lòng hiếu thảo của chú Bồ Nông đã làm cho tất cả các chú Bồ Nông khác cảm phục và noi theo.

(Theo Hạt giống tâm hồn)

a, Trên vùng đất nắng bỏng cát rang có những ai sinh sống?

1
10 tháng 9 2019

Có hai mẹ con Bồ Nông sinh sống trên vùng đất nắng bỏng cát rang

Bồ Nông có hiếu   Thế là chỉ còn hai mẹ con Bồ Nông ở lại nơi nắng bỏng cát trong này. Bồ Nông hết dắt mẹ đi tìm nơi mát mẻ, lại mò mẫm đi kiếm mồi. Đêm đêm, khi gió gợn hiu hiu, chú Bồ Nông nhỏ bé một thân một mình ra đồng xúc tép, xúc cá. Đôi chân khẳng khiu của chú vốn đã dài, giờ càng dài thêm ra vì lặn lội.   Trên đồng nẻ, dưới ao khô, cua cá chết gần hết. Mặt...
Đọc tiếp

Bồ Nông có hiếu

   Thế là chỉ còn hai mẹ con Bồ Nông ở lại nơi nắng bỏng cát trong này. Bồ Nông hết dắt mẹ đi tìm nơi mát mẻ, lại mò mẫm đi kiếm mồi. Đêm đêm, khi gió gợn hiu hiu, chú Bồ Nông nhỏ bé một thân một mình ra đồng xúc tép, xúc cá. Đôi chân khẳng khiu của chú vốn đã dài, giờ càng dài thêm ra vì lặn lội.
   Trên đồng nẻ, dưới ao khô, cua cá chết gần hết. Mặt sông chỉ còn xăm xắp, xơ xác rong bèo. Bắt được con mồi nào, chú Bồ Nông cũng ngậm vào miệng để phần mẹ. Ngày này tiếp ngày nọ, đêm nay rồi đêm nữa, chú Bồ Nông cứ dùng miệng làm cái túi đựng thức ăn nuôi mẹ qua trọn mùa hè sang mùa thu.
   Lòng hiếu thảo của chú Bồ Nông đã làm cho tất cả các chú Bồ Nông khác cảm phục và noi theo.

(Theo Hạt giống tâm hồn)

d. Em học được bài học gì qua tấm gương hiếu thảo của Bồ Nông?

1
23 tháng 9 2017

Em thêm yêu thương bố mẹ mình hơn. Giúp đỡ bố mẹ làm những công việc nhỏ trong nhà, học tập tốt, chăm ngoan.

17 tháng 4 2020

Những chùm phượng đỏ rực đã nở trên những chùm cây. Thế là mùa hè đã đến! Những tiếng ve kêu râm ran trong vòm lá như một dàn hợp xướng. Ánh nắng mặt trời nhảy nhót như những chú bé tinh nghịch. Mùa hè là khoảng thời gian nóng nực nhưng cây cối lại thi nhau khoe sắc, kết trái thơm ngon. Những chú,cô chim thi nhau bay lượn tỏ vẻ thích thú khi một mùa mới đến. Mùa hè cũng là khoảng thời gian tụi học sinh được nghỉ sau những giờ học căng thẳng, mệt mỏi. Mùa hè đến kỉ niệm trong tôi lại ùa về, sao lại mơn man quá! Những chiếc lá bàng rơi xuống sân, lũ học trò chũng tôi lại viết lên những dòng tâm sự chia sẻ: Bay đi! Mang những ước mơ của chúng tớ đi nhé!

bạn tham khảo nhé

Buổi sáng mùa hè, ánh mặt trời lên cao, từng tia nắng chiếu xuống mặt đường khiến cho không gian trở nên sáng chói. Nhưng ánh nắng lúc giữa trưa rất gay gắt, ai ra đường cũng phải bịt kín tránh sự xâm hại của nắng. Khi chiều tà, nắng rớt, hoàng hôn bao phủ khắp mọi nơi, gió vi vu trên những cành cây cao.

Có lẽ không chỉ riêng em thích mùa hè mà rất nhiều người khác thích mùa hè nữa. Đó là khoảng thời gian mọi vật đều bừng tỉnh, tràn đầy sức sống nhất. Mùa hè em được ba mẹ dẫn về quê ngoại chơi, được ngắm những cánh diều bay giữa bầu trời cao trong xanh và lồng lộng gió. Những cánh đồng lúa mênh mông trải dài đến vô tận, mùa hè những người làm nông sẽ bắt đầu thu hoạch lúa, thóc phơi vàng cả góc sân.

Mùa hè đến, hoa bằng lăng nở tím cả con đường đến trường của em. Những ao sen cũng bắt đầu hé nụ, chờ đến ngày nở hoa. Em rất thích ngắm bình minh khi mùa hè đến, vì lúc đó sẽ kết thúc một ngày, em sẽ được theo ba đạp xe đi khắp xóm làng.

Mùa hè chúng em sẽ tạm chia tay mái trường và nghỉ ngơi sau một năm học vất vả. Nhưng em ấn tượng và thích nhất khi mùa hè đến sẽ được đi bơi, dòng nước mạt dịu vỗ nhẹ vào mặt. Cảm giác đó thật thích thú.

Em rất thích mùa hè, thích những gì mà mùa hè có. Bởi rằng mọi vật đều tràn đầy sức sống và niềm vui.