Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tùy theo phương nhìn ta có thể thấy đủ màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím
1/ a) + Ban ngày lá cây thường có màu xanh vì chúng tán xạ tốt ánh sáng xanh trong chùm sáng trắng của mặt trời.
+ Trong đêm tối, ta thấy chúng có màu đen vì không có ánh sáng chiếu đến chúng và chúng không có gì để tán xạ.
b) Khi quan sát các váng dầu mỡ trên mặt nước, bong bóng xà phòng hay cầu vồng, ta thấy chúng có nhiều màu sắc khác nhau bởi vì chùm ánh sang trắng của mặt trời chiếu tới chúng bị phân tích thành nhiều chùm sáng màu khác nhau.
2 /a)
A B I O A' B' F
- Tính chất của ảnh:
+ Là ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật.
b)
- Xét \(\Delta\)ABO ~ \(\Delta\)A’B’O ta có
\(\frac{A'B'}{AB}=\frac{OA'}{OA}\left(1\right)\)
- Xét \(\Delta\)A’B’F’ ~ \(\Delta\)OIF’ ta có:
\(\frac{A'B'}{OI}=\frac{A'B'}{AB}=\frac{A'F'}{OF'}=\frac{OA'-OF'}{OF'}\left(2\right)\)
Từ (1) và (2) suy ra:
\(\frac{OA}{OA'}=\frac{OA'-OF'}{OF'}\)
OA’.OF’ = OA. (OA’ – OF’)
12.OA’ = 18.OA’ – 216
6.OA’ = 216
OA’ = 36 cm
Thay OA’ = 16 cm vào (1) ta được: A’B’ = 4cm
- Lăng kính đã nhuộm các màu khác nhau cho chùm sáng trắng.
- Trong chùm sáng trắng có chứa sẵn các ánh sáng màu. Lăng kính chỉ có tác dụng tách các chùm sáng màu đó ra, cho mỗi chùm đi theo một phương vào mắt.
Vì khi nhìn vào ly rỗng, ánh sáng truyền theo đường thẳng nên ta có thể thấy đáy ly, nhưng khi đổ nước gần đầy ly thì ánh sáng sẽ bị khúc xạ tại mặt phẳng giữa mặt nước và không khí nên ta chỉ nhìn thấy một phần đấy ly
-Đó là vì khi li rỗng thì không có ánh sáng truyền từ đáy li đến mắt
-Khi có nước thì tia sáng từ đáy li bị gãy khúc do khúc xạ và truyền đến mắt nên ta thấy được đáy li
+ Máy tính bỏ túi, đồ chơi trẻ em, các vệ tinh nhân tạo, tàu vũ trụ, máy bay...
+ Pin mặt trời là những tấm bán dẫn điện như Silic (Si), germani (Ge)..., có thể rất nhỏ, cũng có thể có rất lớn..Khi được chiếu sáng pin có khả năng biến trực tiếp năng lượng ánh sáng thành điện năng qua việc làm giải phóng nhiều điện tử trong lòng chất bán dẫn và cung cấp năng lượng điện cho các thiết bị sử dụng điện bên ngoài.
+ Pha 1 ít mực xanh loãng rồi đổ vào 2 cốc thủy tinh như nhau, đáy trong suốt; một cốc đổ rất vơi, một cốc đổ khá đầy. Đặt hai cốc nước lên 1 tờ giấy trắng
+ Nếu nhìn theo phương ngang của thành cốc thì thấy nước trong hai cốc xanh như nhau. Nếu nhìn theo phương thẳng đứng thì ta sẽ thấy nước ở trong chiếc cốc đầy sẽ xanh hơn nước ở trong chiếc cốc vơi.
+ Ta giải thích hiện tượng này như sau. Mỗi lớp nước màu coi như một tấm lọc màu, ánh sáng truyền qua lớp nước màu càng dày thì coi như truyền qua một tấm lọc màu dày, nên màu của nó càng thẫm.
+ Nếu nhìn theo phương ngang thì lớp nước màu mà ánh sáng truyền qua trong hai cốc là như nhau và ta thấy trong hai cốc xanh như nhau.
+ Nếu nhìn theo phương thẳng đứng thì ánh sáng truyền từ trên xuống, gặp tờ giấy trắng, bị tán xạ trở lại qua lớp nước rồi vào mắt coi như truyền qua một lớp nước màu có bề dày bằng hai lần bề dày lớp nước trong cốc. Do đó, ở cốc đầy nước thì ánh sáng phải truyền qua một lớp nước dày, nên nó có màu thẫm, ở cốc vơi thì ánh sáng truyền qua lớp nước mỏng hơn nhiều, nên màu của nó nhạt.
+ Mỗi lớp nước biển vừa có khả năng tán xạ rất yếu ánh sáng xanh vừa đóng vai trò của một tấm lọc màu xanh rất nhạt. Lớp nước biển đựng trong một cái cốc không đủ để làm cho chùm sáng truyền qua nó có màu xanh. Tuy nhiên, khi truyền qua một lớp nước biển dày hàng ngàn kilômét rồi trở lại thì ánh sáng có màu xanh thẫm. Hiện tưọng này tương tự như hiện tượng ánh sáng truyền qua lớp nước màu mỏng hay dày đựng trong hai cốc ở trên.
Nhìn vào một bong bóng xà phòng thì ta có thể thấy màu này hay màu khác rất sặc sỡ tùy thuộc vào hướng nhìn. Nhìn chung ta sẽ quan sát được màu sát được các màu từ đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.