Tỷ lệ từ Hán Việt trong tiếng Việt rất cao. Do hiện tượng gần âm đọc hoặc không nắm rõ nghĩa của từ, nhiều người thường sử dụng nhầm lẫn một số từ Hán Việt. Dưới đây là một vài trường hợp phổ biến.
1. Ca thán. Để chỉ việc “than thở và oán trách”, nhiều người dùng từ ca thán. Chẳng hạn: “Anh này suốt ngày chỉ biết ca thán”. Đây là cách dùng sai do thói quen nhưng lại rất phổ biến trong lời nói hằng ngày, thậm chí cả trên báo chí. Ca trong tiếng Hán có nhiều nghĩa nhưng không có nghĩa nào liên quan đến việc than thở, oán trách. Ca thán không có trong tiếng Việt. Từ đúng phải là ta thán. Đây là một từ ghép đẳng lập. Trong đó, ta 嗟 có nghĩa “than thở”; thán 嘆 có nghĩa “than, thở dài”.
2. Sát nhập. Để biểu đạt ý nghĩa “nhập vào với nhau làm một”, nhiều người hay dùng từ sát nhập. Ví dụ: “Từ nay, hai thôn Đông và Tây được sát nhập thành một”. Từ sát nhập này được ghi nhận trong một số từ điển tiếng Việt. Tuy nhiên, từ đúng phải là sáp nhập. Trong tiếng Hán không có từ sát nhập với nét nghĩa như trên; chỉ có sáp nhập, trong đó, sáp 插 có nghĩa là “cắm vào, cài vào, tra vào, chen vào…”, nhập 入 nghĩa là “vào”. Một số từ Hán Việt ban đầu viết sai nhưng lâu dần được chấp nhận thành viết đúng (do thói quen sử dụng) là hiện tượng khá phổ biến trong tiếng Việt. Sát nhập là một trường hợp như vậy.
3. Mãn tính. Để chỉ bệnh có “tính chất kéo dài và phát triển chậm”, nhiều người viết bệnh mãn tính. Ví như: “Viêm phế quản mạn, suy thận mạn, viêm xương khớp… là những bệnh mãn tính”. Tuy nhiên, từ viết đúng phải là mạn tính. Mạn 慢 có nghĩa “chậm chạp, trì hoãn”. Tính 性 có thể hiểu là “tính chất”. Mạn tính nghĩa là “có tính chất chậm”. Cho nên, đối lập với [bệnh] mạn tính ta có từ [bệnh] cấp tính (cấp 急: gấp, vội vàng; cấp tính: có tính gấp, vội). Còn mãn 滿 có nghĩa “đầy, tràn ra”. Viết bệnh mãn tính thì tối nghĩa.
Sử dụng từ Hán Việt mang lại nhiều hiệu quả diễn đạt. Tuy nhiên, nếu sính dùng hoặc dùng theo thói quen mà không nắm rõ nghĩa của từ thì rất dễ dùng sai. Với những trường hợp dễ nhầm lẫn như nêu ở trên, người viết/ nói nên nắm vững ý nghĩa của từ trước khi sử dụng.
Các câu hỏi dưới đây có thể giống với câu hỏi trên
Bảng xếp hạng
Tất cảToánVật lýHóa họcSinh họcNgữ vănTiếng anhLịch sửĐịa lýTin họcCông nghệGiáo dục công dânÂm nhạcMỹ thuậtTiếng anh thí điểmLịch sử và Địa lýThể dụcKhoa họcTự nhiên và xã hộiĐạo đứcThủ côngQuốc phòng an ninhTiếng việtKhoa học tự nhiên
TK:
Tỷ lệ từ Hán Việt trong tiếng Việt rất cao. Do hiện tượng gần âm đọc hoặc không nắm rõ nghĩa của từ, nhiều người thường sử dụng nhầm lẫn một số từ Hán Việt. Dưới đây là một vài trường hợp phổ biến.
1. Ca thán. Để chỉ việc “than thở và oán trách”, nhiều người dùng từ ca thán. Chẳng hạn: “Anh này suốt ngày chỉ biết ca thán”. Đây là cách dùng sai do thói quen nhưng lại rất phổ biến trong lời nói hằng ngày, thậm chí cả trên báo chí. Ca trong tiếng Hán có nhiều nghĩa nhưng không có nghĩa nào liên quan đến việc than thở, oán trách. Ca thán không có trong tiếng Việt. Từ đúng phải là ta thán. Đây là một từ ghép đẳng lập. Trong đó, ta 嗟 có nghĩa “than thở”; thán 嘆 có nghĩa “than, thở dài”.
2. Sát nhập. Để biểu đạt ý nghĩa “nhập vào với nhau làm một”, nhiều người hay dùng từ sát nhập. Ví dụ: “Từ nay, hai thôn Đông và Tây được sát nhập thành một”. Từ sát nhập này được ghi nhận trong một số từ điển tiếng Việt. Tuy nhiên, từ đúng phải là sáp nhập. Trong tiếng Hán không có từ sát nhập với nét nghĩa như trên; chỉ có sáp nhập, trong đó, sáp 插 có nghĩa là “cắm vào, cài vào, tra vào, chen vào…”, nhập 入 nghĩa là “vào”. Một số từ Hán Việt ban đầu viết sai nhưng lâu dần được chấp nhận thành viết đúng (do thói quen sử dụng) là hiện tượng khá phổ biến trong tiếng Việt. Sát nhập là một trường hợp như vậy.
3. Mãn tính. Để chỉ bệnh có “tính chất kéo dài và phát triển chậm”, nhiều người viết bệnh mãn tính. Ví như: “Viêm phế quản mạn, suy thận mạn, viêm xương khớp… là những bệnh mãn tính”. Tuy nhiên, từ viết đúng phải là mạn tính. Mạn 慢 có nghĩa “chậm chạp, trì hoãn”. Tính 性 có thể hiểu là “tính chất”. Mạn tính nghĩa là “có tính chất chậm”. Cho nên, đối lập với [bệnh] mạn tính ta có từ [bệnh] cấp tính (cấp 急: gấp, vội vàng; cấp tính: có tính gấp, vội). Còn mãn 滿 có nghĩa “đầy, tràn ra”. Viết bệnh mãn tính thì tối nghĩa.
Sử dụng từ Hán Việt mang lại nhiều hiệu quả diễn đạt. Tuy nhiên, nếu sính dùng hoặc dùng theo thói quen mà không nắm rõ nghĩa của từ thì rất dễ dùng sai. Với những trường hợp dễ nhầm lẫn như nêu ở trên, người viết/ nói nên nắm vững ý nghĩa của từ trước khi sử dụng.