Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Giới thiệu nhân vật Lạc Long Quân và Âu Cơ.
2. Kể sương sương việc Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp nhau và việc Âu cơ đẻ trăm trứng
3. Kể Lạc Long Quân từ biệt Âu Cơ và đưa 50 con trở về biển. Âu Cơ đưa 50 con lên rừng
4. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương. Cũng bởi sự tích này mà về sau người Việt Nam ta thường xưng là con Rồng cháu Tiên.
~ Hok tốt ~
3.Truyện có nhiều chi tiết hay và hấp dẫn. Một trong những chi tiết ấy là chuyện Lang Liêu làm bánh. Chi tiết này hấp dẫn người đọc bởi cùng với sự cần cù hiếu thảo, Lang Liêu đã chứng tỏ mình là người xứng đáng được truyền ngôi. Chàng hoàng tử thứ mười tám của vua Hùng đã làm ra một thứ bánh vừa ngon lại vừa sáng tạo bằng sự thông minh và tài trí của mình. Và vì thế, chàng không những làm cho vua cha cảm thấy hài lòng mà các lang khác cũng tỏ ra mến phục.
2.+ Đối với nghề nông,đối với lao động:.....Ca ngợi thành quả lao động từ đôi bàn tay của những người nông dân ,đó là tinh thần yêu lao động ................
+ Đối với Trời, Đất và tổ tiên:.......Những thứ tự làm được từ sức mình , lại mang ngũ ý sâu sắc như vậy chính là cái đẹp nhất , tốt nhất mà không có gì sánh nổi.........
+ Đối với truyền thống văn hóa dân tộc:........Sự ra đời của bánh chưng ,bánh giầy và hằng năm làm bánh vào các dịp lễ Tết đã trở thành một truyền thống đẹp của nd ta .......
a)Sự đối lập giữa Thạch Sanh và Lí Thông thể hiện ở các chi tiết: về tính cách, Thạch Sanh vô tư, thật thà, vị tha, dũng cảm trong khi Lí Thông lừa lọc, xảo trá, vụ lợi (kết nghĩa với Thạch Sanh chỉ để lợi dụng) và vô cùng độc ác; về hành động, Thạch Sanh giết chằn tinh, đại bàng, cứu công chúa, Lí Thông hèn nhát đẩy Thạch Sanh thế mạng cho mình nhưng khi Thạch Sanh lập được công lớn thì lại tìm cách cướp công.
b)Chi tiết tiếng đàn trong câu chuyện này có nhiều ý nghĩa: giải thoát cho Thạch Sanh khỏi cảnh tù tội và cưới được công chúa, tiếng đàn tượng trưng cho công lí. Tiếng đàn khiến cho quân mười tám nước chư hầu không cần phải đánh cũng thất bại, tiếng đàn khi ấy tượng trưng cho sức mạnh của chính nghĩa.
c)Niêu cơm Thạch Sanh là niêu cơm hàng vạn người ăn mãi không hết; niêu cơm ấm no, hạnh phúc. Đàn thần và niêu cơm thần đã góp phần tô đậm vẻ đẹp kì diệu truyện Thạch Sanh.
Mk kể theo lời vua Hùng bn liệt kê vào nhé
Thuở Xưa, ở vùng đất Lạc Việt có vị thần tôn là Lạc Long Quân, con trai của thần Long Nữ sống dưới biển Đông. Thần thân hình rồng, sức khỏe phi thường và có nhiều phép lạ. Thỉnh thoảng, thần lên sống trên cạn, giúp dân diệt trừ các loài yêu quái như Ngư Tinh, Hổ Tỉnh, Mộc Tinh. Thần còn dạy dân cách trồng trọt và sinh sống.
Âu Cơ là một tiên nữ, dòng dõi Thần Nông ở vùng núi cao phương Bắc. Nàng thích ngao du đây đó, những nơi có phong cảnh đẹp. Một hôm, nghe nói vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng đã tìm đến thăm. Tình cờ, Âu Cơ gặp Lạc Long Quân. Bên trai tài, bên gái sắc, họ yêu nhau rồi kết thành vợ chồng.
Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con khôi ngô tuấn tú lạ thường. Chẳng cần bú mớm mà đàn con vẫn lớn nhanh như thổi, khỏe mạnh như thần.
Một hôm, nhớ biển cả và cảm thấy mình không thể sống lâu trên cạn được, Lạc Long Quân đành từ biệt Âu Cơ để trở về chốn thủy cung. Âu Cơ một mình nuôi con. Ngày lại ngày qua, nàng sốt ruột trông ngóng chồng với tâm trạng buồn tủi. Cuối cùng, nàng gọi Lạc Long Quân về và than thở:
Sao chàng nỡ bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi đàn con nhỏ?
Lạc Long Quân ân cần giải thích: Ta vốn nòi Rồng ở miền thẳm, nàng là dòng Tiên ở chốn non cao. Kẻ trên cạn, người dưới nước, tính tình tập quán khác nhau, khó lòng mà ăn ỏ cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta dẫn năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi cớ việc gì khó khăn thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn.Âu Cơ nghe theo đưa nầm mươi người con lên đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn làm vua, lấy hiệu Hùng vương, lập ra nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu (vùng Bạch Hạc, Lâm Thao, Phú Thọ ngày nay). Triều đình có quan văn, quan võ (Lạc hầu, Lạc tướng). Con trai vua gọi là lang, con gái vua gọi là mệ nàng (mị nương). Vua cha chết, con trai trưởng sẽ nối ngôi. Mười tám đời vua kế tiếp nhau đều lấy hiệu Hùng vương.
Từ sự tích này mà dân tộc Việt Nam thường nhắc đến nguồn gốc cao quý của mình là con Rồng, cháu Tiên. Tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều là anh em cùng chung một bọc sinh ra (đồng bào). Các dân tộc đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.