K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 1 2018

Thuở xa xưa, có một gia đình chỉ có hai mẹ con. Người mẹ xấp xỉ tuổi sáu mươi, còn người con gái chỉ độ chín mười tuổi. Nhà họ rất nghèo nhưng họ sống phúc đức nên được bà con lối xóm thương yêu, quý mến.

Một ngày nọ, sau buổi đi làm đồng về, người mẹ nhuốm bệnh nằm liệt giường. Bà con lối xóm đến thăm nom giúp đỡ tiền bạc, thuốc thang, chạy chữa cho bà nhưng bệnh tình của bà không thuyên giảm mà mỗi ngày mỗi nặng thêm. Hằng ngày, cô bé túc trực bên giường bệnh không rời mẹ một bước. Nhiều lúc, cô phải nhịn ăn nhường phần cho mẹ. Tuy vất vả thiếu thốn đủ đường nhưng cô bé không bao giờ than vãn một điều gì. Rồi một hôm mệt quá, cô bé thiếp đi lúc nào không biết.

Trong giấc chiêm bao, cô bé nghe một tiếng nói thì thầm bên tai:

- Cháu muốn cứu mẹ thì hãy vượt qua chín ngọn đồi ở phía tây. Đến đó có một ngôi nhà bên vệ đường. Cháu cứ vào nhà gõ cửa sẽ có người giúp cháu chữa khỏi bệnh cho mẹ.

Cô bé tỉnh dậy, mong trời mau sáng để thực hiện lời dặn của thần linh trong giấc chiêm bao. Trời vừa hửng sáng, cô bé vội chạy sang nhà hàng xóm nhờ trông hộ mẹ cho mình rồi tạm biệt mẹ già ra đi. Sau bảy ngày trèo đèo lội suối, vượt qua bao nhiêu rừng rậm, thác nghềnh, cô bé đã đến được ngôi nhà bên vệ đường. Vừa mới gõ cửa thì một bà cụ tóc trắng như cước, đôi mắt hiền từ phúc hậu tay chống gậy trúc bước ra, nói:

- Ta đợi cháu ở đây mấy ngày rồi. Ta rất quý tấm lòng hiếu thảo của cháu. Đây là một lọ thuốc thần, cháu hãy cầm lấy mang về chữa bệnh cho mẹ. Cháu chỉ cần cho mẹ uống một viên thôi, mẹ cháu sẽ khỏi. Số thuốc còn lại tùy cháu sử dụng.

- Bà ơi! Cháu cảm ơn bà nhiều lắm!

- Thôi, cháu hãy mau trở về. Mẹ cháu và dân làng đang mong đấy.

Nói xong, bà tiên và cả ngôi nhà biến mất. Cô bé vội vã lên đường trở về nhà. Sau khi chữa khỏi bệnh cho mẹ, cô bé còn dùng số thuốc còn lại cứu sống không biết bao nhiêu người nữa. Từ đó, cuộc sống của hai mẹ con họ thật đầm ấm, hạnh phúc. Họ sống trong tình thương yêu đùm bọc của dân làng.

2 tháng 1 2018

Bài 1: Hãy tưởng tượng và kể lại cuộc trò chuyện, tâm sự giữa các đồ dùng học tập.

Tính tôi vốn cẩu thả, học xong đâu vứt đồ ngay xuống đó, nên khắp phòng của tôi chỗ thì thước kẻ chỗ thì bút chì. Mỗi thứ nằm một góc, bàn học cũng lung tung quyển thì đóng, quyển thì mở, quyển thì ngang quyển thì dọc. Tất cả chẳng có nền nếp gì cả.

Nghĩ chúng là vật vô tri nên tôi chẳng để tâm đến, và có lẽ mọi chuyện sẽ cứ diễn ra như vậy nếu như không có một câu chuyện xảy ra. Một tối thứ bảy, tôi đi ngủ sớm hơn thường lệ, đang lúc ngủ say, bỗng tôi giật mình tỉnh giấc bởi những tiếng xôn xao lúc to lúc nhỏ Tôi hoảng sợ, chẳng lẽ kẻ trộm đột nhập vào nhà, tôi đang định hét toáng lên để gọi mẹ thì bất chợt tôi thấy quyển sách trên bàn động đậy và nói rất to, giọng Ồm Ồm:

-  Tôi buồn cho cậu chủ nhà mình lắm. Trước đây tôi bóng láng và đẹp đẽ như vậy mà cậu chủ chẳng quan tâm để tôi bây giờ nhàu nhỉ chẳng khác gì mấy anh giấy vụn. Những bức tranh màu cậu tô vẽ vào đủ thứ, trông khiếp quá. Nhiều lúc tôi chẳng dám nhìn ngắm khuôn mặt của mình nữa. Chiếc áo ni lông mẹ cậu chủ mua đê mặc cho tôi, cậu chủ cũng nghịch để nó rách toạc ra và thế là tiện thể cậu xé toan cho vào sọt rác Mùa đông đến nơi rồi sẽ lạnh lắm đây.

Tôi chợt nhận ra đó chính là quỵển sách Ngữ văn lớp 6. Chết thật! Bỗng tôi nghe tiếng sột soạt, thì ra anh Ba Lô đúng ra phải nằm trên tường lúc này cũng đang nằm vạ vật ở dưới đất, sau một hồi gãi khắp nơi anh cũng lên tiếng:

-  Tôi cũng đâu kém anh, khi mẹ cậu chủ mang tôi từ siêu thị về tôi cũng đẹp và sạch sẽ, thế mà giờ đây, sau một thời gian quăng quật, mình tôi đầy đất và cát, lúc nào cũng ngứa ngáy khó chịu. Nhiều lúc tôi muôn bỏ quách cậu chủ mà đi.

-   Lạch cạch! Lạch cạch! Các anh ơi tôi cũng khổ không kém, dù tôi cũng chỉ là chiếc thước kẻ nhỏ bé, vậy mà cậu chủ cũng hành hạ tôi ra trò. Trước đây tôi lành lặn, bóng bẩy bao nhiêu thì giờ đây đầy mình tôi nham nhở những vết thương mà không bao giờ có thể lành được. Sô' má thì chữ rõ chữ mờ, vạch cũng vậy, chẳng còn hình hài của cái thước kẻ nữa hu hu....

Sau một hồi than thở khóc, chị Thước Kẻ nằm dài ra bàn, mắt nhìn lên trần nhà, ra dằng buồn chán lắm.

Tưởng như mọi chuyện đến đây là dừng lại, thì bỗng anh Bút đang nằm trên bàn bỗng bật dậy, giọng đầy bực tức:

-   Tôi định không nói nữa nhưng im lặng mãi tôi không chịu được, các anh xem, tôi bây giờ còn ra dáng một chiếc bút nữa không? Mình mẩy tôi cũng cong queo, sứt sát, cả chiếc ngòi của tôi, trước đây trơn tru đi lại trên giấy dễ dàng đến như vậy, thế mà giờ đây đi trên giấy rất khó vì mấy lần cậu ấy cắm xuô'ng đất, hỏng hết cả ngòi. Đấy các anh xem cậu chủ đã đi ngủ từ bao giờ mà đến giờ này bút tôi vẫn chưa được đóng nắp.

Chiếc giá sách trên tường thì xuýt xoa kêu:

-  Tôi lạnh lẽo và cô đơn quá, chẳng có chị vở, anh sách nào lên đây chơi với tôi cả, bụi phủ kín cả rồi. Tôi cũng chẳng còn được đẹp như lúc mới mua về nữa.

Cả sách và vở cùng lên tiếng:

-   Tôi cũng muốn lên đó lắm nhưng cậu chủ đâu có cho chúng tôi lên. Chúng tôi bị quăng quật khắp nơi. Đau hết cả mình mẩy.

Nghe những đồ dùng học tập nói như vậy, tôi giật mình nhận ra tôi quá cẩu thả và vô tâm.

Lúc đó anh Sách ngữ văn lên tiếng:

-   Thôi chúng ta hãy bỏ đi đi, tôi không thể ở cùng cậu chủ cẩu thả lười biếng được nữa.

Tất cả sách vở lục tục đứng dậy, bỏ ra phía cửa.

Thấy vậy, tôi giật mình hét to:

-   Không! Tôi không phụ lòng các anh nữa Tôi hứa sẽ giữ gìn và cất đồ dùng học tập cẩn thận.

Đúng lúc đó tôi giật mình tỉnh giấc, ôi hoá ra chỉ là một giấc mơ. Tôi vội vã nhìn quanh, may quá sách vở vẫn còn nguyên nhưng quả thật mỗi thứ một nơi, lung tung, bừa bộn.

Tôi vùng dậy vội vã thu dọn sách vở lên giá sách. Sau đó mới lên giường ngủ và trước khi đi ngủ, tôi tự hứa với mình sẽ không bao giờ đôi xử với đồ dùng học tập như trước nữa.

Bài 2: Do mắc lỗi, em bị biến thành con vật trong vài ngày. Tưởng tượng và kể lại những rắc rối em gặp phải trong những ngày đó.

Có lần nào, bạn suy nghĩ rằng, con người có thể biến thành con vật chưa, thật là nực cười phải không. Nhưng chuyện đó là có thật, tôi không ngờ, tai hoạ này lại giáng xuống đầu tôi. Bây giờ nghĩ lại mới thấy hôi hận. Thật là xấu hổ khi kể lại câu chuyện này, nhưng tôi vẫn muôn kể lại câu chuyện này cho các bạn rõ.

Hồi nhỏ, sinh ra tôi đã nghịch, khi lớn lên cũng thế. Tôi chỉ thích trêu chọc bạn, và đánh bạn, không quan tâm đến việc học. Tôi có rất nhiều khuyết điểm: ở trên lớp tôi toàn ngủ gật, thầy giáo đã ghi những khuyết điểm của tôi vào trong sổ liên lạc và bắt xin chữ kí của bố mẹ. Tôi sợ bị mẹ đánh nên về nhà tôi giấu nó vào trong giá sách. Hôm đó, tôi di học về nhìn thấy mẹ đang dọn dẹp giá sách, bất chợt quyển sổ liên lạc rơi ra và mẹ biết được khuyết điểm của tôi trên lớp. Mẹ có vẻ giận lắm. Mẹ gọi to, tên tôi lại và mắng:

-   Đức, con có đi học nữa không, bố mẹ đã nhắc bao nhiêu lần nữa con mới chịu nghe hả.

Biết mình sai, nhưng tôi vẫn gân cổ cố cãi và lủi đi chơi với mấy đứa bạn đang thập thò ngoài cổng. Tôi chơi đến chiều tôi mới về. về nhà, cơm nước xong, tôi lại phải vào bàn học. Không hiểu sao, ngồi ngoài nhà ăn cơm rõ tỉnh táo, lúc vào đến bàn học tôi đã ngáp ngắn, ngáp dài rồi. Một lúc sau, tôi ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Đang trong lúc ngủ say, bỗng có một tiếng nói kì lạ văng vẳng bên tai tôi. Người đó nói:

-   Ngươi thật không đáng làm người, bô mẹ ngươi sớm hôm bận bịu làm việc để lo cho ngươi ăn học, mà bấy giờ ngươi lại đây mà ngủ. Thật là đứa con bất hiếu. Ta phải cho ngươi một sự trừng phạt thích đáng. Bởi ngươi ham ngủ, nên ta sẽ biến ngươi thành con lợn.

Tôi bắt đầu cảm thấy ngứa ngáy, đưa tay lên gãi thì đã thấy tay mình là một cái chân lợn. Thân tôi bắt đầu phình ra, chân tay ngắn tủn lại, tôi lại soi gương và suýt nữa thì ngất Tôi la lên:

-  Ôi, tôi có thể biến thành lợn được ư? Nhưng lạ chưa, cái mũi tôi dần bè ra, trên lưng bắt đầu có lông và cái đuôi thì dài và cong lên. Tôi đã trở thành con lợn thật. Bỗng mẹ tôi mở cửa đi vào. Nhìn không thấy tôi đâu, chỉ thấy một con lợn, mẹ kêu lên: sao con lợn ngoài chuồng lại chui vào đây được. Mẹ gọi Nam (em trai tôi) bảo đi tìm tôi và lấy cái chổi vụt vào người, đuổi tôi ra ngoài chuồng lợn nằm. Tôi la lên và nói: “Mẹ ơi! mẹ ơi là con đây mà. ” Nhưng bây giờ tiếng nói của tôi chỉ là tiếng “ủn,... ủn”

Mẹ vẫn không ngừng tay, tiếp tục đánh và đuổi tôi ra ngoài chuồng. Nằm với lũ lợn tôi sợ quá, nhân lúc không ai ở nhà tôi phải trốn ra ngủ ngoài đường. Sáng hôm sau, mấy đứa bạn đi qua, tôi reo lên và chạy lại cầu xin các bạn giúp tôi về nhà. Vì không hiểu tiếng tôi, chúng nó reo lên: "Ném chết con lợn bẩn thỉu đó đi các cậu!”. Nghĩ lại chuyện đó, tôi lại rơm rớm nước mắt....

Không thể lang thang mãi ngoài dường tôi cố gắng lẻn về nhà. Mở cửa ra, tôi giật mình khi thấy con chó béc-giê nhà tôi đứng trước cửa. Tôi sợ và chạy đi, nó đuổi theo tôi với ánh mắt dữ dội.

Tôi la to lên, vung tay mạnh một cái và tôi giật mình tỉnh dậy, trán đẫm mồ hôi, tay còn run cầm cập. Ngồi định thần một lúc, hoá ra, đây là một giấc mơ, một giấc mơ kinh khủng nhất đời tôi mà tôi gặp. Tôi hoảng sợ, nếu thành lợn thật thì sao nhỉ: khủng khiếp quá, từ đó tôi chú ý vào việc học, cố sửa cái thói ngủ gật rất xấu của mình.


:)))^^^ k mk nha!!

24 tháng 12 2019

Sách Ngữ Văn 6 có ak

24 tháng 12 2019

một câu chuyện tự nghĩ cơ

22 tháng 10 2016

Hẳn các bạn học sinh như tôi đều đã biết câu chuyện về Mã Lương và cây bút thần: Mã Lương là một em bé giàu lòng thương người và rất có ý chí. Mồ côi bố mẹ từ sớm, em phải tự mình kiếm sống. Tuy nghèo khó nhưng em sẵn sang giúp đỡ mọi người xung quanh. Em được thần ban cho một cây bút, vẽ gì thì lập tức thứ đó biến thành thật. Em dùng bút đó vẽ cho dân làng nhà cửa, bát đĩa, thóc gạo… Nhờ đó, mọi người được sống no ấm, vui vẻ và hạnh phúc. Nhưng vua chúa không muốn vậy. Chúng hãm hại Mã Lương để đoạt cây bút thần. Mã Lương đã dùng chính cây bút đó diệt trừ bọn gian ác. Sau đó, Mã Lương đi đâu, làm gì, không ai rõ.

Mọi người đưa ra các giả thiết khác nhau. Giả thiết nào cũng có lí, và chính vì vậy, chúng ta vẫn chưa có được câu trả lời chính xác Mã Lương đi đâu, làm gì?

Gần đây, nhân chuyến du lịch cùng bố mẹ sang Trung Quốc, tôi tìm được một tài liệu nói về đoạn kết cuộc đời của Mã Lương. Tôi kể lại cho các bạn nghe nhé:

Sau khi giết chết tên vua tham lam, độc ác, Mã Lương về quê. Làng quê giờ đã khá hơn xưa. Mọi người hân hoan đón chào em. Một ông già rẽ đám đông đến bên Mã Lương:

– Cháu ơi! Cháu hãy vẽ cho già một con bò và một cái giếng để già đỡ vất vả.

Mã Lương đến nhà ông cụ, chỉ qua vài nét vẽ, một con bò béo múp míp, lông vàng mượt và một cái giếng nước trong leo lẻo hiện ra. Mọi người nhảy quanh con bò reo hò. Nó sợ quá, chạy lung tung chẳng may đâm sầm vào Mã Lương, hất cây bút em đang cầm trong tay ra xa. Mọi người vội vã tìm kiếm. Tìm mãi, tìm mãi, ngày này qua ngày khác mà vẫn không thấy. Tất cả những thứ Mã Lương vẽ trước đây đều biến mất. Làng quê lại xác xơ, tiêu điều như xưa. Nhiều người bỏ quê đi nơi khác sinh sống. Mã Lương lên kinh đô. Ở nơi phồn hoa đó, Mã Lương đã không giữ được ý chí thời thơ bé của mình, em trở nên chán nản, biếng lười,… Ít lâu sau, em ốm rồi mất. Dân làng vẫn nhớ ơn em, lập đền thờ. Trong đền có tượng Mã Lương cầm cây bút thần, đang vẽ.

Tôi không biết giả thiết này có đúng không. Nếu bạn nào tìm được những tài liệu khác về đoạn cuối đời của Mã Lương thì cho tôi biết nhé.

22 tháng 10 2016

Cây bút thần từ lâu đã không được dùng đến. Hôm nay, nhân buổi đại tiệc mừng chiến thắng, nhà vua mới mang ra vẽ để thần dân trăm họ được thưởng thức. Nhà vua anh minh ấy không ai khác chính là cậu bé Mã Lương thuở nào. Sau khi trừng trị tên vua gian ác, cậu đã được nhân dân tôn sùng làm hoàng đế đứng lên trị vì đất nước.

Thuở nhỏ, Mã Lương là cậu bé mồ côi cha mẹ từ sớm. Mã Lương rất thích học vẽ và vẽ rất đẹp, tưởng như mọi thứ em vẽ đều thành sự thật. Nhưng vì nhà nghèo, em không mua nổi một cây bút. Niềm mơ ước giản dị ấy đã thấu đến các vị thần linh. Vì thế, em đã được tặng một cây bút thần. Cây bút này quả là kì diệu. Vẽ con chim, con chim tung cánh bay lên trời, vẽ con cá, con cá trườn xuống sông bơi lội… Thế là từ đó em dùng cây bút thần vẽ giúp cho mọi người dân nghèo trong làng. Ai thiếu gì em cũng vẽ cho nhưng chỉ vẽ những công cụ dùng để sản xuất. Mã Lương tuy nhỏ nhưng có tấm lòng thật nhân ái. Mọi nguời trong làng đều biết ơn em.

Rồi câu chuyện về cây bút lọt đến tai tên địa chủ gian ác. Hắn bắt Mã Lương phải vẽ theo ý muốn của hắn. Nhưng không chịu phục tùng trước cải xấu, em đã kiên quyết chiến đấu đến cùng. Bằng tài năng và trí thông minh của mình, em thoát khỏi tay tên địa chủ ấy... Trốn đến một thị trấn nhỏ, Mã Lương vẽ tranh để bán ở phố. Tranh em vẽ rất đẹp nhưng bao giờ cũng thiếu một bộ phận nào đó. Do một lần sơ ý em làm lộ bí mật và bị tố giác với vua. Những gì Mã Lương được nghe, được thấy về tên vua tàn ác này đã khiến em rất căm giận. Những gì vua mong muốn em đều không làm theo mà cố ý vẽ khác đi. Nhà vua tức giận, cướp cây bút thần của Mã Lương. Nhà vua đâu biết rằng chỉ có tài năng như Mã Lương, có tấm lòng nhân ái, bao dung như em mới có thể sử dụng được cây bút thân Bút thần chính là sứ giả được phái đến bên em, để em giúp đỡ những người nghèo khổ Với những kẻ tham lam, độc ác như tên địa chủ và bây giờ là nhà vua thì cây bút thần thành cây bút trừng trị. Nhà vua không thể điều khiển nó theo ý mình.

Biết không thể làm gì nếu thiếu Mã Lương, hắn dụ dỗ em nhiều điều danh lợi. Mã Lương vờ như đồng tình để tìm cách trừng phạt hắn. Nhà vua muốn dạo chơi bằng thuyền trên biển. Mã Lương vẽ ngay một biển cả mênh mông, xanh biếc, không một gợn sóng. Trên con thuyền buồm lớn, đầy đủ vua quan, hoàng hậu, công chúa và hoàng tử. Mã Lương bắt đầu cho những cơn gió đầu tiên thổi lên nhè nhẹ. Nhưng nhà vua lại muốn những con gió lớn hơn, ngay tức khắc, em đáp ứng yêu cầu. Gió thổi mạnh lên, biển động, thuyền lắc lư nghiêng ngả. Nhà vua sợ hãi kêu Mã Lương đừng cho gió to nữa. Nhưng mặc những lời kêu than, em tiếp tục đưa những nét bút thành những đường cong lớn làm cho gió to, sóng xô vào thuyền hết đợt này đến đợt khác. Mã Lương tranh thủ cơ hội này trừng trị thích đáng tên vua và những tên tham quan làm hại dân chúng. Nỗi căm giận ấy khiến em vẽ những cơn gió to hơn. Và cuối cùng, sóng biển nổi lên như những trái núi khổng lồ ập đến nuốt chửng con thuyền. Con thuyền chờ vua quan, hoàng tộc đã vĩnh viễn nằm sâu dưới đáy biển cùng tội ác của chúng.

Câu chuyên Mã Lương trừng phạt vua quan độc ác đã lan truyền khắp nơi. Ai cũng biết ơn và ca tụng em. Còn Mã Lương, sau chuyện đó đã cùng cây bút thần đi đâu không biết. Nhân dân cá nước đều đồng tình tôn em làm nhà vua mới bởi một người tài năng, đức độ như Mã Lương sẽ giúp cho dân chúng thoát khỏi cơ cực, lầm than. Tất cả mọi người đều đi tìm Mã Lương... Cuối cùng mọi người đã tìm thấy khi Mã Lương đang vẽ, nhưng không phải bằng bút thần mà bằng chính cây bút em mua được do lao động. Trước tấm lòng của nhân dân, Mã Lương đồng ý về cung làm hoàng thượng. Đúng như mong mỏi của nhân dân, Mã Lương là vị vua anh minh, sáng suốt và nhân hậu, lúc nào cũng vì dân chúng. Cũng từ khi làm vua, Mã Lương không dùng đến cây bút thần nữa Nhà vua muốn bằng chính tài năng của mình mà trị vi đất nước và cũng muốn rằng, con dân của mình dựa vào sức mạnh của mình mà đi lên...

Hôm nay, nhà vua cho mở đại tiệc mừng đoàn quân chiến thắng trở về. Trong không khí vui mừng của ngày hội lớn, nhà vua lấy cây bút thần ra vẽ, tặng cho dân chúng một món quà. Đã lâu không dùng đến bút thần nhưng nhà vua vẫn vẽ rất đẹp. Và ai cũng thấy, đó chính là cậu bé Mã Lương ngày nào.

Bạn tham khảo nha!


 

2 tháng 2 2016

Vua Hùng Vương thứ sáu mở cuộc thi chọn người nối ngôi. Vua ra điều kiện: trong lễ tế Tiên vương, ai làm vua hài lòng, người đó sẽ được truyền ngôi. Các lang (sau gọi là hoàng tử) liền toả đi khắp nơi tìm bạc vàng châu báu, của ngon vật lạ để dâng lên. Thấy thế, Lang Liêu rất bối rối. Hai mẹ con chàng ở ngoài cung đình nên rất nghèo, không thể tìm được những đồ quý hiếm. Chàng băn khoăn, trằn trọc suy nghĩ...

 - Thế là sắp đến ngày lễ Tiên vương rồi. Ngày kia trong triều sẽ mở đại tiệc. Hẳn các lang anh đã chuẩn bị được nhiều của ngon vật lạ lắm. Nào là nem công chả phượng, nào là yến huyết, vi cá... Vua cha rồi sẽ khen nức nở, chỉ việc chọn món nào ngon nhất mà thôi. Mình không ham gì ngôi cao, chỉ mong ước được sống bình yên như thế này thôi. Nhưng, dẫu sao cũng là tấm lòng, giá như mình có một món gì đó thật ý nghĩa dâng lên Tiên vương và cũng là để thể hiện lòng thành kính đối với vua cha thì vẫn hơn. Ơ, sao bỗng dưng mình buồn ngủ thế này nhỉ?"

Lang Liêu ngủ thiếp đi, trong mơ chàng thấy một cụ già râu tóc bạc phơ chống gậy đến, xưng là quan đại thần của Tiên vương trên trời, nói muốn đến giúp chàng.

- Lang Liêu ạ, ta biết con tuy nghèo nhưng rất có hiếu. Con chỉ muốn có một món quà gì đó để dâng lên Tiên vương và cũng để tỏ lòng hiếu thảo đối với vua cha phải không? Vậy ta hỏi con: con làm nghề nông, trên đời cái gì cao nhất?

- Dạ, trời ạ!

- Thế cái gì gần gũi và quý nhất?

- Dạ, đất ạ!

- Vậy con hãy lấy những sản vật do chính tay con trồng cấy và nuôi nấng để làm ra món ăn gì đó vừa tượng hình được cho trời vừa tượng hình cho đất. Đó chính là món quà quý nhất con có thể dâng lên Tiên vương.

Cụ già nói xong liền hoá thành một làn khói mỏng bay đi. Lang Liêu giật mình tỉnh dậy. Nhớ lại giấc mơ vừa qua, chàng vô cùng mừng rỡ.

Sáng hôm sau, Lang Liêu nhờ mẹ lấy cho ít lá vẫn dùng làm bánh. Chàng chọn thứ gạo ngon nhất, trắng nhất, mổ một con lợn béo lấy những miếng thịt ngon nhất, béo nhất. Sau đó chàng lấy lá gói hai loại bánh, một loại vuông vức như mặt đất bao la, một loại tròn vành vạnh như bầu trời buổi sớm(1) . Xong xuôi chàng cho tất cả vào nồi luộc. Qua mấy canh giờ, mùi bánh chín bốc lên thơm nức cả làng xóm. Ai đi qua cũng ghé vào xem, khen rằng chưa từng có ai gói được thứ bánh thơm như thế. Sáng hôm sau, mẹ Lang Liêu đội mâm bánh tròn đi trước, Lang Liêu đội mâm bánh vuông theo sau. Hai mẹ con vào đến trong cung thì mọi người đã tề tựu đông đủ. Các lang xưa nay vẫn ngầm khinh Lang Liêu nghèo khó, nay trông thấy mẹ con chàng đội bánh đến thì cười ầm lên. Lang trưởng bảo nhà vua:

- Tâu phụ vương! Người hãy xem Lang Liêu mang cái gì đến kia! Có nên đuổi nó ra ngoài không ạ?

- Ấy chớ - nhà vua vội nói - của ngon không cốt lạ, vật quý không ở cái vỏ bề ngoài. Con chớ nên coi thường sự giản dị, mộc mạc. Nói rồi nhà vua đích thân xuống bậc thềm đỡ hai mâm bánh của mẹ con Lang Liêu. Người đưa cho quan thị thần, truyền đặt vào chỗ trang trọng để lát nữa cúng Tiên vương. Các lang thấy thế không khỏi ngấm ngầm ghen tức. Có ai trong số họ được nhà vua ưu ái như thế đâu? Một người nhân lúc nhà vua không để ý lền châm chọc:

- Lang Liêu lấy hai thứ bánh ấy ở tầng mây thứ mấy đấy? Lang Liêu thật thà đáp:

- Đâu có! Toàn những thứ hai bàn tay em làm ra cả mà!

- Sao lại có thể dâng lên Tiên vương những thứ tầm thường như thế?

Ngươi có biết rằng để có được những món quý lễ Tiên vương, ta đã phải cử người sang tận Tây Trúc không? Những thứ chân quê vớ vẩn của nhà ngươi mà cũng đòi gọi là lễ ư?

 Lang Liêu lúc này mới hiểu lòng dạ xấu xa của bọn lang anh. Chàng không đáp, vẫn một mực tin ở lòng thành của mình.

Lễ Tiên vương xong, vua cùng các quan đại thần đi một vòng qua các mâm cỗ nếm thử. Đến mâm nào Người cũng chỉ nếm qua một miếng lấy lệ, tỏ vẻ không vui. Những gan hùm, tay gấu, tim voi, đến cả vi cá mập,... Người cũng vẫn thường ăn hàng ngày, có gì lạ đâu? Người buồn vì thấy trước một thử thách như thế, các lang không nghĩ được cái gì có ý nghĩa, chỉ biết có mỗi cách là đi các nơi tìm của ngon vật lạ. Đến hai mâm bánh của Lang Liêu, Người bỗng dừng lại, ngẫm nghĩ. Từ hai mâm ( 1 ) Người xưa quan niệm mặt đất hình vuông, bầu trời hình tròn. Bánh bình dị toát lên một thứ mùi vị thật nồng nàn, thân thuộc. Mùi của nếp mới quyện trong sương sớm, của rơm tươi vừa gặt toả ra ngan ngát. Trong làn hương thoang thoảng, thấp thoáng bóng những người nông dân cặm cụi trên đồng, bên những cánh cò mải miết, phảng phất phía xa những làn khói lam chiều... Người sai lấy dao cắt bánh rồi chia cho mỗi người một miếng. Ai ăn cũng tấm tắc khen ngon. Nhà vua hỏi Lang Liêu:

- Ai bày cho con làm hai thứ bánh này? Chúng có ý nghĩa như thế nào?

Lang Liêu vội quỳ xuống thưa:

- Muôn tâu vua cha. Thứ bánh hình tròn này chính là tượng cho bầu trời cao xa, nơi có đức Ngọc Hoàng cùng Tiên vương ngự trị, còn thứ bánh hình vuông này là tượng cho mặt đất rộng lớn, nơi có vua cha đang cai quản muôn dân, gìn giữ nền thái bình muôn thuở. Bánh được làm từ gạo nếp, đỗ xanh, thịt ngon do chính bàn tay con làm ra. Chính tấm lòng kính yêu của con đối với vua cha đã mách bảo cho con đấy ạ! Vua đỡ Lang Liêu đứng dậy. Nhìn thẳng vào mắt chàng, Người nói:

 - Con không những là một đứa con có hiếu mà còn là một người rất yêu lao động, biết quý trọng những gì do bàn tay lao động làm ra.

 Rồi trước mặt đông đủ văn võ bá quan, Người tuyên bố:

 - Như ta đã nói từ trước, người nối ngôi ta phải nối được chí ta. Chí ta là muốn lo cho muôn dân được hưởng thái bình muôn thuở, ngày càng no đủ, sung túc. Muốn làm được điều đó, người đứng đầu thiên hạ phải hiểu được nghĩa lí của trời đất, phải biết yêu lao động, trân trọng từng hạt gạo do người nông dân đã phải một nắng hai sương, lam lũ vất vả làm ra. Lang Liêu tuy không phải là con trưởng, xưa nay cũng không mấy khi được ta quan tâm săn sóc nhưng nó lại là người gần ta và hiểu được ta hơn ai hết. Từ hôm nay, ta tuyên bố, Lang Liêu chính là người sẽ thay ta trị vì thiên hạ.

Mọi người nhất loạt quỳ xuống, hô vang:

 - Đức vua vạn tuế! Vạn vạn tuế! Nhà vua nói tiếp: - Ta cũng tuyên bố, từ nay trở đi sẽ lấy hai thứ bánh này để cũng tổ tiên. Thứ bánh vuông này gọi là bánh chưng, bánh tròn gọi là bánh giầy... Triều vua Hùng Vương thứ bảy đã được lập ra như thế đó. Và hai thứ bánh chưng, bánh giầy ngày ấy cùng với phong tục cúng lễ tổ tiên này tết, vẫn còn được lưu truyền cho mãi đến bây giờ.

27 tháng 6 2016

bài cua bn hay ghê á, nhưng à dài quá, đọc mỏi miệng lun nè, rát cổ h hổng ns dc lun 

11 tháng 6 2016
 

Tưởng tượng, kể câu chuyện mà nhân vật là loài vật.

Tưởng tượng, kể câu chuyện mà nhân vật là loài vật.
 
Bài làm

Suốt đêm, mưa to, gió lớn. Sáng ra, ở tổ chim chót vót trên cây cao, chim mẹ giũ giữ lông cánh cho khô rồi khẽ nhích ra ngoài. Tia nắng ấm vừa vặn rơi xuống đúng chỗ chú chim non đang ngái ngủ, lông cánh vẫn khô nguyên. Thì ra… 

Hôm qua, khi trời vừa tối thì cũng là lúc những hạt mưa đầu tiên rơi xuống mặt đất. cây cối nghiêng ngả bởi gió mạnh dần lên, mưa xối xả ào đến. Từ trên cây lim già, chim mẹ vô cùng lo lắng. Các bạn chim đã hốt hoảng bay đi tìm chỗ trú ẩn, còn nó lúng túng trước đứa con út bé bỏng chưa đủ sức bay xa. Nhìn bầu trời đen kịt, gió rít ào ào, chớp giật xé rách bầu trời, sấm như trống thúc liên hồi mà lòng dạ nó tơi bời. Nó không thể bỏ con lại mà bay đi. Cắp con theo mà chống chọi với dông bão, cơn giận điên cuồng của trời đát thì nó không đủ sức. Chim mẹ quyết định cùng con ở lại tổ, phải lấy thân mình che chở cho con. Lúc này tiếng gió thổi tạt đi nhửng tiếng kêu non nớt của chú chim mới chào đời chưa được bao nhiêu. Có lẽ đây là lần đầu tiên chú chim nhỏ tận mắt thấy được sự khốc liệt của cuộc sống, của bão tố.

Chúc rúc vào lòng mẹ, miệng kêu chiếp chiếp liên tục. Chim mẹ dang đôi cánh bé nhỏ che chở cho con. Đối với chú đôi cánh ấy lúc bấy giờ là một ngôi nhà ấm ấp, che chắn cho chú trong trận mưa bão đầu tiên này.

Mưa càng ngày càng lớn. Mưa như trút hết những tức tối, bực bội của đất trời sau bao ngày nắng nóng triền miên. Chim mẹ ủ con vào lòng. Cánh sải rộng ra, móng chim bám chặt vào tổ, nó cố sức ghì chắc để giữ cái tổ mà nó đang xoay các hướng nằm bức ra khỏi ngọn cây. Mưa xối xả vào đầu, mắt, vào da thịt chim mẹ. Nó nghiến răng chịu đau, chịu xót, chịu sự rát bỏng của gió, mưa. Nó phải bảo vệ để không một giọt mưa, không một làn gió nào xâm hại đến đứa con đang run lên vì sợ hãi. Bằng tình thương lớn lao, chim mẹ cố sức chống lại bão tố, chống lại gió thét mưa gào để giữ sự bình yên cho con.

Chú chim non trong đêm đó đã ngủ thiếp đi lúc nào không biết, có lẽ sự che chở của chim mẹ đã làm cho chú yên tâm, tin tưởng.

Thế rồi một ngày mới lại bắt đầu. Cơn bão đã ngừng. Mưa cũng ngừng rơi và gió cũng ngừng thổi, nhanh như khi nó đến bất chợt vậy. Những tia nắng đầu tiên đã chiếu xuống. Ánh nắng càng làm rõ những giọt nước còn đọng lại trên cành cây, kẽ lá và cả trên người con chim mẹ. Nó khiến chịm mẹ bừng tỉnh. Mọi chuyện xảy ra như một giấc mơ hãi hùng. Nhìn đứa con nhỏ đang say giấc nồng, lông cánh khô nguyên, nó xiết bao sung sướng. Yên tâm, nó khẽ khàng bước ra ngoài tổ, giữ đi những giọt nước mưa cuối cùng còn sót lại, rỉa lông cánh cho mượt mà và chào đón những tia nắng rơi nhẹ xuống tổ chim.

Câu chuyện của hai mẹ con họa mi thật cảm động. Nó khiến chúng ta nghĩ tới công lao và tấm lòng của người mẹ đối với con cái. Ta thầm cảm ơn và yêu quý mẹ ngàn lần.
11 tháng 6 2016

Bài của bạn chép 100%. Mình bảo chim sẻ lại tả chim họa mi mà chẳng hay lắm đâulolang

1 tháng 12 2018

Đáp án : A

4 tháng 10 2019

câu chuyện về vấn đề gì mới được chứ

4 tháng 10 2019

đây là tưởng tượng cơ mà , vấn đề nào cx đc

13 tháng 3 2019

Chiến tranh là mất mát, là đau thương. Trong khói lửa đạn bom khốc liệt của cuộc chiến, có rất nhiều người đã mãi mãi nằm xuống. Có những người ra đi khi tuổi thanh xuân còn đang dang dở, cũng có những đứa trẻ chưa kịp trưởng thành. Lượm là một đứa trẻ như thế. Câu chuyện về Lượm – chú bé liên lạc dũng cảm là câu chuyện mà sau này, chúng tôi mãi mãi không thể quên. 

Nhớ lại những tháng năm lịch sử ấy, vượt lên những đau thương, cả dân tộc đều chung sức đồng lòng chiến đấu. Thực dân Pháp nhẫn tâm dìm nhân dân ta vào trong bể máu, phẫn nộ dâng cao, phong trào yêu nước cũng ngày cành mạnh mẽ. Lãnh đạo cấp trên truyền xuống công văn, lệnh cho tôi và một số đồng chí khác chuyển từ Huế về Hà Nội hoạt động. Một lần, tôi vô tình đến phố Hàng Bè. Lúc chìm trong dòng người xung quanh, một cậu bé dáng người nhỏ nhắn, thoạt nhìn tuổi còn nhỏ, nhanh nhẹn đến gần tôi. Cậu bé đi xa, tôi đã thấy tronh tay xuất hiện mật khẩu và một bức mật thư. Cách mạng khi ấy còn hoạt động trong bí mật, lẫn tránh con mắt của thực dân, tôi cũng không gọi cậu bé lại hỏi thăm, chỉ cất kĩ lá thư, nhìn theo bóng người nhỏ bé, tung tăng nhảy chân sáo rồi khuất dần sau dòng người tấp nập. 

Một thời gian sau đó, trong một buổi họp mặt ở đơn vị, các đồng chí kể tôi mới biết cậu bé tên thật là Nông Văn Dền, mọi người hay gọi là Lượm, đang làm liên lạc cho mặt trận Việt Minh. Tôi gặp Lượm, vẫn mũ ca nô đội lệnh và khuôn mặt trẻ con lanh lợi, thông minh. Lượm thấy tôi thì nhận ra ngay, lẽ phép chào hỏi. Tôi ngồi cạnh Lượm, tò mò hỏi:

- Cháu năm nay bao nhiêu tuổi rồi? Lần trước cháu giao thư mà chú không tiện hỏi chuyện.

Lượm cười tươi, nụ cười của cậu bé trẻ tuổi đầy sức sống, làm tôi dường như cũng vui vẻ theo:

- Cháu 11 tuổi rồi chú ạ! Hôm ấy, cháu cũng lo lắng, truyền xong là vội đi luôn, sợ quân địch theo dõi, phát hiện ra. Chẳng may chúng bắt được, Cách mạng ta lại thêm bề khó khăn.

Tôi hơi giật mình nghe câu trả lời của Lượm, thầm khâm phục cậu bé nhỏ tuổi mà suy nghĩ chu đáo, dũng cảm. Sợ địch phát hiện bí mật, Cách mạng bại lộ, nguy hiểm chứ không sợ mình bị bắt, bị tra tấn, thậm chí bị giết. Tôi bèn vỗ vai khích lệ đồng chí liên lạc nhỏ tuổi mà yêu nước, nhanh trí:

- Khá lắm! Vậy cháu đi liên lạc có thấy vất vả không? 

Lượm nghịch cây cỏ mào gà trong tay, ánh mắt cậu bé mới 11 tuổi bừng sáng lên:

- Cháu thì không thấy vất vả chú ạ. Đi liên lạc, có lúc nguy hiểm gần kề, máy bay địch, đạn bắn bay vèo vèo trên đầu nhưng vui lắm ạ. Cháu nghĩ đến thắng lợi không xa, nghĩ đến Bác Hồ và các chú ngày đêm chiến đấu thì không thấy vất vả hay sợ hãi nữa. Cháu chỉ mong mình liên lạc được nhanh hơn để giúp Cách mạng sớm ngày thắng lợi, quân ta bớt hi sinh thôi ạ.

Chú cháu tôi cứ ngồi trò chuyện mãi đến khi có đồng chí đến gọi. Lượm lại tiếp tục đi liên lạc, cậu bé đứng dậy, nghiêm trang giơ tay chào tôi: “Chào đồng chí”. Tôi bật cười rồi cũng giơ tay chào lại. Tôi trở về hoạt động bí mật. Cách mạng đang bước vào giai đoạn gấp rút, cao trào và căng thẳng hơn. Nhưng tôi không nghĩ đến, lần đó lại là lần cuối cùng tôi nhìn thấy Lượm.

Một lần lâu sau đó, tôi gặp lại đồng chí từng giới thiệu Lượm với tôi ngày trước, hỏi thăm cậu bé loắt choắt ấy sao rồi. Đồng chí thở dài rồi nói Lượm đã hi sinh, vừa kể lại sự kiện đau xót ấy vừa hoài niệm dáng vẻ của Lượm ngày còn đi liên lạc. Tôi dần tưởng tượng ra hình ảnh chú bé nhanh thoăn thoắt, vừa đi vừa huýt sáo vang. Chú đeo cái túi xinh xinh, bên trong đựng thư thượng khẩn, thư liên lạc của Cách mạng. Con đường đưa thư phải đi qua những cách đồng vắng. Một bên là đồn gác nhỏ của giặc, một bên là căn cứ của Cách mạng chúng ta. Lượm không chút mảy may lo sợ, tung tăng chụp bướm, chuồn chuồn, hồn nhiên che mắt giặc. Chiếc ca lô nhỏ nhấp nhô mãi trên cánh đồng.

Nhưng quân giặc tàn nhẫn nào tha cho chú bé mới mười mấy tuổi, chúng nổ súng, viên đạn xuyên qua trái tim hừng hực ý chí yêu nước kiên cường của Lượm. Lượm ngã xuống cánh đồng ngay khi còn cách căn cứ những bước chân cuối cùng. Dòng máu đỏ tươi cùng đôi mắt nhắm nghiền yên tĩnh của Lượm khiến những chiến sĩ lớn tuổi không nén được xót xa.

Trong khâm phục và nỗi tiếc thương vô hạn trào dâng, tôi bật thốt lên những câu thơ, kể  về chú bé liên lạc dũng cảm đã mãi mãi hi sinh cho Tổ quốc.

“Chú bé loắt choắt,

Cái xắc xinh xinh,

Cái chân thoăn thoắt,

Cái đầu nghênh nghênh,

Ca-lô đội lệch,

Mồm huýt sáo vang,

Như con chim chích,

Nhảy trên đường vàng...”

bài mẫu 2

Tôi tự hào khi bản thân mình được khoác trên mình màu áo xanh người lính, được cống hiến hết mình để bảo về tổ quốc thân yêu. Những năm tháng sống chiến đấu ấy luôn là nhũng tháng ngày đẹp nhất trong cuộc đời tôi. Và có lẽ ám ảnh tôi nhất đến tận bây giờ là kỉ niệm về cậu bé liên lạc- Lượm.

Tôi còn nhớ rõ đó là ngày của những năm năm 1946, thực dân Pháp trở mặt xâm lược nước ta một lần nữa. Hồ Chủ tịch đã thay mặt Chính phủ lâm thời đọc lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, động viên nhân dân quyết hi sinh để bảo vệ chủ quyền độc lập, tự do chúng ta đã phải đổ bao xương máu mới giành lại được. Từ Hà Nội, tôi trở về quê hương, đúng lúc gặp giặc Pháp tấn công vào Huế. Không khí những ngày đó thật sôi sục. Người dân xứ Huế không phân biệt già trẻ, gái trai, đồng lòng đánh giặc, bảo vệ quê hương. Đang rảo bước trên đường, tôi chợt nghe tiếng gọi vô cùng quen thuộc: "Ôi chú Lành! Chú về hồi nào vậy?". Tôi ngẩng lên nhìn. Một chú bé loắt choắt, da sạm nắng, trên đầu là chiếc mũ ca nô đội lệch, trông mới tinh nghịch làm sao. Cháu cười, phô hàm răng trắng đều, sải bước thật nhanh về phía tôi, hai tay dang rộng, chiếc xắc cốt nhún nhảy trên lưng theo nhịp bước.

 Ồ! Lượm! Đứa cháu bé bỏng của tôi! Xa cháu chưa lâu mà tôi thấy cháu khác trước nhiều quá! Cháu chững chạc hẳn lên, trông như một anh bộ đội thực thụ. Tôi xúc động tiến đến ôm chặt Lượm vào lòng, vội vã hỏi thăm về những người thân. Cháu vui vẻ khoe:

- Cháu làm liên lạc. Ở với các chú bộ đội trong đồn Mang Cá, cháu được các chú ấy dạy chữ, dạy hát, dạy bắn súng, dạy cách làm việc... Vui lắm chú à!

 Lượm hào hứng kể rồi cười thích thú, mắt sáng ngời, đôi má ứng đỏ như trái bồ quân chín. Tôi cũng vui lây trước niềm vui trẻ thơ, hồn nhiên của Lượm. Cháu giơ tay lên mũ, đứng nghiêm chào tôi: "Thôi, chào đồng chí!" kèm theo nụ cười tinh nghịch. Tôi đứng lặng nhìn theo bóng cháu đang thoăn thoắt nhảy chân sáo trên đường. Tiếng huýt sáo vui vẻ của Lượm vẫn còn văng vẳng bên tai. Tôi rất vui vì Lượm đã trở thành đồng đội của tôi, một đồng đội tí hon.

 Ngày tháng trôi qua, hai chú cháu tôi chiến đấu trên hai mặt trận khác nhau. Vào một ngày hè tháng sáu, tôi bàng hoàng khi nhận được

tin Lượm đã hi sinh trong một trận tấn công đồn giặc. Tôi nghe kể lại rằng giữa lúc cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt, Lượm nhận nhiệm vụ chuyển thư thượng khẩn ra mặt trận. Trong lửa đạn mịt mù, cháu lao lên như một mũi tên, không sợ hiểm nguy, quyết trao tận tay người chỉ huy trận đánh lệnh của cấp trên. Một viên đạn thù đã bắn vào cháu. Lượm ngã xuống trên quê hương, giữa đồng lúa thơm mùi sữa lên đòng. Tưởng tượng ra cảnh tượng ấy mà lòng tôi quặn thắt. Chiến tranh thật tàn khốc, nó đã cướp đi quyền được sống và hạnh phúc của biết bao nhiêu con người. Cậu bé Lượm nhỏ nhắn nhảy chân sáo ngày ấy giờ đây đã hi sinh thật dũng ngay trên mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình. Cháu ra đi mãi mãi, để lại niềm thương cảm khôn nguôi trong lòng tôi...

Mỗi khi nghĩ đến Lượm, trong tâm trí tôi lại hiện lên hình ảnh một chú bé loắt choắt, vai đeo chiếc xắc cốt đựng tài liệu, đầu đội lệch chiếc mũ ca lô, miệng huýt sáo vang, vừa đi vừa nhảy chân sáo trên con đường chan hòa ánh nắng.