Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đất nước ta nay đang trong thời kì mở cửa, những đổi mới do sự giao lưu văn hoá rộng rãi đã đem lại bao không khí mới cho cuộc sống. Song mở cửa ắt gió lùa. Không ít những nếp sống vốn là nét đẹp riêng của dân tộc đang lung lay trước cơn gió lùa của thời mở cửa. Không ít người sa vào con đường tội ác, họ quên đi gốc rễ, đánh mất bản thân. Muốn tìm lại được mình thì phải trả bằng không ít đớn đau. Đáng trách hơn có kẻ lại còn cho rằng nền nếp văn hoá lâu đời là cổ hủ, phong kiến. Hà Nội mến yêu của ta, Thủ đô mến yêu của ta cũng không là ngoại lệ. Vậy câu:
“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài,
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An ”
có còn chỗ đứng nữa không? Làm sáng tỏ điều đó không chỉ là trách nhiệm của, riêng bạn hay riêng tôi mà là của tất cả chúng ta.
Đọc câu ca dao mà không ít người ngơ ngác: Sao bảo đó là câu ca nói về người thủ đô Thăng Long – Hà Nội? Chắc họ ngạc nhiên với cái tên Tràng An? Vâng, Tràng An xưa kia vốn là tên kinh đô của Trung Quốc, là đất đế đô của nhiều thế kỉ của nhiều triều đại phong kiến nên tập trung nhiều nét đặc sắc của văn minh Trung Hoa. Người Tràng An có những nét văn minh, thanh lịch mà nơi khác không có hoặc có mà không đậm nét bằng. Lâu dần, “Tràng An” trở thành tên chung, tượng trưng cho những vùng đất kinh đô và nói “người Tràng An” là chỉ chung những người sống ở kinh kì của một nước, không cứ là kinh kì của Trung Hoa. Bởi thế, ca dao cổ Việt Nam cũng gọi người kinh đô của mình là “người Tràng An”.
Nói “không” (không thơm, không thanh lịch) cũng chỉ là cách nói thậm xưng (ngoa dụ) vậy thôi, chính là nhằm để khẳng định, để ca tụng: hoa nhài có hương thơm đặc biệt, hoa khác không dễ gì có được, cũng như người Hà Nội có nếp thanh lịch đặc biệt, nơi khác không dễ gì sánh được. Và vì nó có vẻ riêng biệt nên nói “không” hay đúng hơn, nói “ít” cũng là so với cái hương thơm, cái thanh lịch không giống với cái hương thơm và nét thanh lịch của chính nó đó thôi.
Có người lại cho rằng, người Hà Nội thường là xinh đẹp, là trai thanh gái tú. Họ không chấp nhận người lao động lam lũ là thanh lịch, và không hề băn khoăn khi vội vàng khẳng định một chàng trai đẹp, mũi dọc dừa, mắt sáng là một con người thanh lịch. Sai hết, sai cơ bản vì thanh lịch là tính cách của con người. Câu ca dao ấy nói rằng người Tràng An là người thanh lịch, vì vậy không thơm nồng nàn đắm đuối như hoa hồng mà nhẹ nhàng ngát hương như hoa nhài, dẫu thế nào cũng được tiếng thơm là người Thăng Long – Hà Nội.
Vậy thế nào là người thanh lịch? Người thanh lịch là con người trong sáng (thanh) và lịch sự (lịch). Con người đó không nhỏ nhen tầm thường, biết ứng xử tốt, biết nói hai từ “cảm ơn” và “xin lỗi” đúng nơi, đúng lúc.
Tại sao người Hà Nội lại được tiếng là thanh lịch? Vì nước Đại Việt ta từ ngàn năm trước, nơi đâu có trường học lớn nhất? – Thăng Long. Nơi đâu như có ánh sáng, có khí thiêng sông núi kết tinh như Bấc Đẩu rạng rỡ chiếu khắp giang sơn đất nước? – Thăng Long. Chính vì thế mà nhắc tới Thăng Long – Hà Nội, nhắc tới người Hà Nội, mọi người như nhắc tới một nơi đẹp đẽ cao cả, nhắc tới người thông minh, thanh lịch.
Thật diễm phúc cho ai được sinh ra và lớn lên trên đất Hà Nội, để trở thành người Hà Nội. Nhưng Hà Nội ngày hôm nay đã khác với Hà Nội ngày xưa. Chưa nói tới Hà Nội của thời câu ca dao ra đời, chỉ xin so với Hà Nội những năm khói lửa chống đế quốc Mĩ thôi, đã thấy Hà Nội nay mất đi không ít những nét đáng quý của con người Hà Nội. Người Hà Nội thuở ấy không sợ đạn bom, sẵn sàng hi sinh vì người khác. Họ đối xử với nhau thật đẹp, mộc mạc nhưng chân tình, ấm áp; chỉ cần gặp nhau một lần thôi, thoáng chốc thôi nhưng dư âm thì mãi mãi. Và giữa một thời bom dội, họ luôn đứng thẳng, từ nơi sâu thẳm trong trái tim tràn ngập một niềm tin: “Chân ta bước lòng ung dung tự hào, kìa nòng pháo vẫn vươn lên trời cao!”. Vì vậy, Hà Nội trở thành “niềm tin yêu hi vọng của núi sông hôm nay và mai sau”. Còn ngày nay? Người Hà Nội ngày nay khá phức tạp. Có những người sống vì bạo lực và cũng vì bạo lực mà bỏ phí mạng sống của mình. Có kẻ suốt ngày thác loạn trong ánh đèn mờ ảo của vũ trường,.. .Song, cũng còn rất nhiều người giữ và đang phát huy được “nếp xưa”: họ sống chân thành, chăm chỉ làm việc để dựng xây gia đình và xã hội,…Nhờ họ mà nếp sống người Hà Nội, đất Hà Nội vẫn giữ được vẻ đẹp riêng.
Không thể có một đất nước hạnh phúc khi không có cuộc sống an ninh ổn định trên đất nước ấy. Mà cơ sở làm nên sự an ninh ấy là cuộc sống có văn hoá. Cuộc sống văn hoá mới không thể cắt lìa với cội nguồn. Có lẽ vì thế mà những năm gần đây, nhà trường và xã hội đều quan tâm giữ gìn và phát huy những truyền thống văn hoá dân tộc. Thủ đô ta cũng trong trào lưu đó. Chúng ta quan tâm giữ gìn và phát huy nếp sống thanh lịch của người Hà Nội. Bởi thế, chúng ta thường nghe nhắc nhiều đến câu ca dao xưa, vốn là niềm tự hào của thủ đô:
“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”.
#tham khảo #
học tốt
+Nói rằng “chẳng thơm”, nói rằng “không thanh lịch” chỉ là cách nói phủ định để khẳng định một nét đẹp của người Thủ đô Thăng Long – Hà Nội: nét thanh lịch…
+Hoa nhài là một loài hoa giản dị, mộc mạc, với sắc trắng ngần. Nó không lộng lẫy kiêu sa như hoa hồng, và cũng không rực rỡ như hoa phong lan. Nhưng sắc trắng của hoa mới thanh cao làm sao. Trắng là màu sắc bên ngoài, đồng thời cũng gợi ra sự trong trắng bên trong: sự kín đáo, dịu dàng của hương thơm. Hương hoa nhài không sực nức nồng nàn mà chỉ thoang thoảng, nhưng lâu bền.
+Còn Tràng An, vốn là kinh đô của muời hai vương triều phong kiến Trung Quốc. Là đất kinh kì nhiều đời vua nhất Trung Quốc, nên Tràng An là nơi tụ hội kết tinh của những nét đẹp văn hóa cả nước, rồi sau trở thành bản sắc truyền thống của Tràng An, không đâu sánh bằng. Lâu dần Tràng An trở thành biểu tượng của nét đẹp kinh kì; được sử dụng như một danh từ chung, đồng nghĩa với kinh kì, kinh đô nói chung của các nước vùng lân cận Trung Quốc như nước ta. Bởi vậy, cụm từ “người Tràng An” trong câu ca có nghĩa là nói kinh đô, người Thăng Long. Người kinh đô Thăng Long có lối song rất tao nhã, thanh cao, cử chỉ rất văn minh, lịch sự. Lối sống đó đã trở thành bản sắc; dù có đi xuôi về ngược, vào Nam ra Bắc, bản sắc đó cũng không thay đổi. Dù ở đâu nguời ta vẫn có thể nhận ra người Hà Nội, cũng như người ta nhận ra hương nhài giữa “rừng hương”, ở đất kinh kì này, phụ nữ thì trang phục thanh nhã, dáng đi nhẹ nhàng, ăn nói dịu dàng, lời lẽ giản dị mà lịch sự, nổi tiếng cả nước về vẻ xinh tươi, đoan trang dịu hiền mà vẫn lanh lợi tinh anh. Người đàn ông thì thông minh, nhạy bén trong giao tiếp lịch sự với những người khác phái và cũng có một sự ưa nhìn không kém.
Có lẽ, đa số chúng ta đều dễ dàng hiểu được thông điệp ngữ nghĩa được ngụ ý trong câu ca dao này: Dù không có vị thơm (như thường có) thì cũng là loài hoa thuộc dòng hoa lài (hoa nhài). Và dù không được “lịch" (lịch lãm, từng trải) thì cũng đang mang danh là người Tràng An (theo quan niệm xưa, được hiểu là người thuộc xứ kinh kỳ).
Câu ca dao nói lên một nét đẹp đặc trưng, tinh tế và đó là niềm tự hào của mỗi công dân đã và đang sống trên mảnh đất Thăng Long từ xa xưa cho đến bây giờ. Bởi lẽ giàu có, phú quý thì nơi nơi nhiều người có, nhưng hiểu biết, lịch lãm thì không phải cứ nhiều tiền là có được. Đồng thời, câu này cũng gián tiếp nhắc nhở những con người của “Hà Nội ngàn năm văn hiến” cần phải có ý thức, bổn phận về việc trau dồi phẩm chất, sao cho xứng đáng với truyền thống đã có và đang có, với niềm tin yêu, kỳ vọng của mọi người.
Điều tôi muốn nói ở đây là bây giờ, đa số câu thứ hai trong câu ca dao trên được đọc là “Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”. Về ngữ nghĩa, cấu trúc này không khác, thậm chí tường minh hơn (dẫu là không được thanh lịch song dù sao cũng đang được tiếng là người Tràng An - những người được tôn vinh vốn dĩ là có nét đẹp về phẩm chất (thanh nhã, lịch lãm, lịch sự…). Tuy nhiên, từ xa xưa, câu này vẫn được truyền tụng là “Chẳng thơm cũng thể hoa lài/Chẳng lịch cũng thể là người Tràng An”. Theo tôi, đây mới là nguyên gốc của câu ca dao. Nó còn lưu giữ trong khá nhiều tài liệu và bản thân tôi đã đọc trong sách giáo khoa thuở nhỏ.
Trước hết, hai câu lục bát trên có sự tương đồng về cú pháp, lặp cấu trúc “chẳng x cũng thể A = không có phẩm chất x cũng vẫn là A”. Chuyện song hành cú pháp như vậy trong văn chương không hiếm. Chẳng hạn: Cơm ăn một bát sao no/Ruộng cày một vụ sao cho đành lòng (ca dao); Nếu là chim tôi sẽ là loài bồ câu trắng/Nếu là hoa tôi sẽ là một đóa hướng dương/Nếu là mây tôi sẽ là một vừng mây ấm/Là người, ta sẽ chết cho quê hương… (bài hát Tự nguyện của nhạc sĩ Trương Quốc Khánh). Phép lặp kép diễn ra trong các câu kế tiếp nhau tạo nên hướng lập luận và làm cho thông điệp rõ ràng, thuyết phục hơn.
“Chẳng x cũng thể A” là một cấu trúc không quen thuộc của tiếng Việt. Cấu trúc lạ này vẫn được hiểu (và không bị hiểu sai) khi nó được đặt trong hai phát ngôn mà hướng lập luận là như nhau. Lài (nhài) là một loại cây nhỡ, là hình bầu dục, hoa màu trắng mọc thành cụm, nở về đêm, có vị thơm thanh mát (Hoa đào chưa thắm đã phai/Thoang thoảng hoa nhài mà lại thơm lâu). Đây là “vật chứng” quan trọng được đưa ra làm xuất phát điểm cho lập luận.
Tương tự với nét đẹp của hoa lài, người Thăng Long - Hà Nội được coi là những người có tính cách riêng, tiêu biểu cho cư dân vùng kinh thành: đẹp, lịch sự, tế nhị, từng trải, biết cách cư xử đúng mực. Chữ LỊCH ở đây nghĩa rộng hơn nhiều (lịch duyệt, lịch lãm, lịch sự, lịch thiệp…) so với thanh lịch, vốn chỉ là một nét phẩm chất (thanh nhã và lịch sự). Do đó, theo tôi, khi trích dẫn, cần phải trả câu ca dao trên về dạng “nguyên sơ” của nó, vừa thống nhất, chặt chẽ về cấu trúc, vừa hàm súc và giàu sức liên tưởng về ngữ nghĩa:
Chẳng thơm cũng thể hoa lài
Chẳng lịch cũng thể là người Tràng An.
Bạn tham khảo, chúc bạn học tốt!
Cứu 1 mạng người hơn xây bảy tháp phù đồ" - nếu đem so sánh bình thường thì đây chì là một cách so sánh thôi; nhưng nếu đặt vào tình cảnh của xã hội khi mà ai cũng đua tranh cúng dường đóng góp chùa lớn, chùa mới chỉ để mục đích khoe khoang "công đức", trong khi bên ngoài phố vẫn còn người ăn xin chết đói thì câu này lại có ý nghĩa giáo dục rất sâu sắc.
Cũng tương tự như chuyện Taliban phá hủy tượng Phật ở Bamiyan trước đây; tại vùng này có rất nhiều người tị nạn trong cảnh đói khát mà chính quyền Taliban kêu gọi Liên Hiệp Quốc, các xứ Tây Phương cùng Phật giáo đóng góp giúp đở họ. Qua nhiều năm chẳng ai cho đồng xu vì lý do nhân đạo này. Khi họ tuyên bố phá hủy tượng Phật thì thế giới lại đổ tiền "cứu trợ" bức tượng; điều này đã làm họ tức giận không lay chuyển quyết định phá tượng. Họ tuyên bố là họ chỉ phá những "đống đá vô trì" mà thôi... Họ cho việc khóc tượng là điều giả dối.
Cuộc sống của mỗi người luôn có những biến đổi, có những lúc thăng nhưng bên cạnh đó cũng có những nốt trầm. Trước sự thay đổi của cuộc sống chúng ta cần giữa vững ý chí, niềm tin và hơn hết là giữ gìn phẩm giá của bản thân. Để nói về điều này, ông cha ta đã gửi gắm qua câu tục ngữ: Đói cho sạch, rách cho thơm.
Câu tục ngữ được chia làm hai vế, cân đối, nhịp nhàng. Trước hết chúng ta cần hiểu nghĩa đen của câu tục ngữ này là gì. Dù có bị đói chúng ta cũng phải ăn miếng ăn sạch sẽ, dù có nghèo quần áo cũng phải gọn gàng, thơm tho, không được ăn mặc lôi thôi, luộm thuộm. Đằng sau lớp nghĩa bề mặt đó, ông cha ta còn gửi gắm đến thế hệ sau một thông điệp vô cùng sâu sắc, ý nghĩa. Đói và rách ở đây chỉ cuộc sống khó khăn, túng quẫn; sạch, thơm không chỉ dùng chỉ hình thức bề ngoài mà còn thể hiện phẩm chất, tính cách bên trong mỗi con người: sự trong sạch, trung thực, không tham lam, lừa dối. Câu tục ngữ khuyên nhủ mỗi người dù cuộc sống có khó khăn, vất vả, phải chịu nhiều khổ cực cũng phải luôn giữ gìn nhân cách, phẩm chất của bản thân. Không bởi vì hoàn cảnh thay đổi mà bán rẻ nhân phẩm, lương tâm, đạo đức của chính mình.
Trong cuộc sống, khi gặp những khó khăn người ta thường dễ dàng suy sụp, nản chí, có những hành động không đúng với chuẩn mực đạo đức, “đói ăn vụng, túng làm càn”. Đồng thời đây cũng là lúc thử thách bản lĩnh của mỗi con người. Nếu là người có ý chí, có bản lĩnh vững vàng sẽ không bị sa ngã trước những cám dỗ của cuộc sống, sẽ giữ được lương tâm, phẩm giá, nhân cách của bản thân. Ngược lại, bị cám dỗ sẽ trở thành kẻ xấu, tha hóa về đạo đức. Với xã hội hiện đại đây là câu nói răn mình mà mỗi người cần phải ghi nhớ để không sa đà vào những tệ nạn khi gặp khó khăn, vất vả.
Từ cổ chí kim có rất nhiều tấm gương sáng về tinh thần, thái độ sống đúng đắn, đúng mực, không bị cám dỗ trước những sa hoa của cuộc sống. Khổng Tử người có phẩm hạnh, đạo đức cao thượng, dù cả đời ông sống trong nghèo túng, nhưng chưa bao giờ ông bị những lời dụ dỗ làm cho mất đi những nét phẩm cách của một bậc thánh nhân. Gần hơn là cụ Phan Bội Châu, vị anh hùng của dân tộc, là một người tài giỏi, lãnh đạo nhân dân cứu nước theo con đường dân chủ, mặc dù nhiều lần bị thực dân Pháp dụ dỗ, đe dọa nhưng ông vẫn kiên trinh tấm lòng cứu nước, cứu dân. Và còn rất nhiều tấm gương khác trong cuộc sống thể hiện đức tính tốt đẹp, không bán rẻ lương tâm, nhân cách của bản thân trước những cám dỗ của cuộc sống.
Bên cạnh đó vẫn còn những con người coi thường những giá trị tốt đẹp của dân tộc, bán rẻ nhân phẩm của mình vì những lợi ích trước mắt như: buôn bán ma túy, ăn trộm, ăn cắp,… Những hành động này thật đáng lên án và những kẻ đó cần có những hình phạt thích đáng.
Đói cho sạch, rách cho thơm từ xưa đến nay đã là lời răn dạy, là lẽ sống mà mỗi con người phải hướng đến. Là một học sinh ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường chúng ta phải kiên định, trung thực, không vì những lợi ích trước mắt mà bán rẻ nhân cách của mình. Chỉ có tu dưỡng, rèn luyện đạo đức ngay từ bây giờ thì sau này ta mới trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
Câu tục ngữ trên có 2 nghĩa
Thứ nhất, “Đói cho sạch” nhắc nhở con người ta là dù có đói đến mức độ nào cũng nên chú ý sạch sẽ. Ăn uống nên đảm bảo vệ sinh để có lợi cho sức khỏe cũng như tạo thói quen tốt về sau. Còn “Rách cho thơm” ý là dù trong cảnh khó khăn, quần áo có rách nát cũng phải giữ cho nó không bẩn. Người ăn mặc tuy rách rưới nhưng vẫn giữ quần áo sạch sẽ, thơm tho thì không một ai kì thị và khó chịu.
Thứ hai, nói về hàm ý sâu xa của nó. “Đói cho sạch, rách cho thơm” là lời răn của ông bà ta về đạo lý sống ở đời. Cuộc sống thật sự có rất nhiều khó khăn và mỗi chúng ta phải học cách vượt qua nó. Nếu chẳng may, bạn lâm vào hoàn cảnh khốn cùng, nghèo đói đeo bám thì cũng đừng quá nản lòng. Đừng vì thế mà đánh mất đi giá trị của bản thân. Hãy sống giống như những đóa hoa sen, dù bị bùn vùi lấp vẫn thơm ngát và tỏa sắc kiêu hãnh. Như chúng ta, nghèo vật chất chứ đừng nghèo nhân nghĩa.
Câu 4: Trong câu ca dao sau đây, câu nào nhắc đến địa danh ở Long An?
A. Không ngon cũng tiếng thơm vườn
Gá duyên không đặng cũng để đường xuống lên.
B. Bảng treo ở chợ Cai Tài
Bên văn bên võ bên tài ra thi.
C. Đền nào thiêng nhất sứ Thanh
Ở đâu mà lại có thành tiên xây?
D. Rủ nhau xem cảnh kiếm hồ
Xem cầu Thê Húc xem Chùa Ngọc Sơn.
Câu 5: Trong câu tục ngữ sau đây, câu nào chích theo địa chí Long An, Văn học dân gian đồng bằng sông Cửu Long.
A. Lá lành đùm lá rách.
B. Đói cho sạch, rách cho thơm.
C. Một mặt người bằng mười mặt của.
D. Đắt ra quế, ế ra củi.
Câu 4: Trong câu ca dao sau đây, câu nào nhắc đến địa danh ở Long An?
A. Không ngon cũng tiếng thơm vườn
Gá duyên không đặng cũng để đường xuống lên.
B. Bảng treo ở chợ Cai Tài
Bên văn bên võ bên tài ra thi.
C. Đền nào thiêng nhất sứ Thanh
Ở đâu mà lại có thành tiên xây?
D. Rủ nhau xem cảnh kiếm hồ
Xem cầu Thê Húc xem Chùa Ngọc Sơn.
Câu 5: Trong câu tục ngữ sau đây, câu nào chích theo địa chí Long An, Văn học dân gian đồng bằng sông Cửu Long.
A. Lá lành đùm lá rách.
B. Đói cho sạch, rách cho thơm.
C. Một mặt người bằng mười mặt của.
D. Đắt ra quế, ế ra củi.
A/Từ hai hình ảnh ví von gợi cảm đó, người xưa muốn nêu lên một lời khuyên: Là người trong một nước ta phải biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là trong lúc hoạn nạn, khó khăn.
+ Đoạn a không phải là văn biểu cảm vì chỉ miêu tả hoa Hải Đường dưới góc độ sinh học
+ Đoạn b là văn biểu cảm vì bộc lộ rõ cảm xúc:
- Tả hai cây hải đường trổ hoa,từ đó liên tưởng tới lời chào hạnh phúc
- Cảm nhận:khi đứng gần hoa thì "hân hoan ,say đắm"
- thái độ: không đồng tình với cách xưng tôn của các nhà nho
- cảm xúc bâng khuâng của tác giả trước vẻ đẹp khỏe khoắn,dân dã của hoa
Nội dung biểu cảm:Đoạn văn đó đã bày tỏ tình cảm khi ngắm nhìn thấy cây hoa hải đường cảm xúc của tác giả khi ngắm nó, và đặc biệt nó để lại những chi tiết rất đặc sắc và mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng tới người đọc.
Ngày nay, trong thanh niên đang hình thành lối sống ăn chơi đua đòi. Họ chạy theo những thị hiếu nhất thời, những màu sắc lòe loẹt lạ mắt của nếp sống xô bồ mà lầm tưởng là hiện đại. Họ quên đi những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Họ thường đánh giá con người bằng vẻ bề ngoài mà không nghĩ đến phẩm chất tâm hồn bên trong. Để nhắc nhở cháu con biết sống đẹp, các bậc cao niên ở Thủ đô ta thường hay nói tới câu ca dao xưa với vẻ rất tự hào:
Chẳng thơm củng thể hoa nhài.
Dẫu không thanh lịch củng người Tràng An,
Nói rằng “chẳng thơm”, nói rằng “không thanh lịch” chỉ là cách nói phủ định để khẳng định một nét đẹp của người Thủ đô Thăng Long – Hà Nội: nét thanh lịch…
Hoa nhài là một loài hoa giản dị, mộc mạc, với sắc trắng ngần. Nó không lộng lẫy kiêu sa như hoa hồng, và cũng không rực rỡ như hoa phong lan. Nhưng sắc trắng của hoa mới thanh cao làm sao. Trắng là màu sắc bên ngoài, đồng thời cũng gợi ra sự trong trắng bên trong: sự kín đáo, dịu dàng của hương thơm. Hương hoa nhài không sực nức nồng nàn mà chỉ thoang thoảng, nhưng lâu bền.
Còn Tràng An, vốn là kinh đô của muời hai vương triều phong kiến Trung Quốc. Là đất kinh kì nhiều đời vua nhất Trung Quốc, nên Tràng An là nơi tụ hội kết tinh của những nét đẹp văn hóa cả nước, rồi sau trở thành bản sắc truyền thống của Tràng An, không đâu sánh bằng. Lâu dần Tràng An trở thành biểu tượng của nét đẹp kinh kì; được sử dụng như một danh từ chung, đồng nghĩa với kinh kì, kinh đô nói chung của các nước vùng lân cận Trung Quốc như nước ta. Bởi vậy, cụm từ “người Tràng An” trong câu ca có nghĩa là nói kinh đô, người Thăng Long. Người kinh đô Thăng Long có lối song rất tao nhã, thanh cao, cử chỉ rất văn minh, lịch sự. Lối sống đó đã trở thành bản sắc; dù có đi xuôi về ngược, vào Nam ra Bắc, bản sắc đó cũng không thay đổi. Dù ở đâu nguời ta vẫn có thể nhận ra người Hà Nội, cũng như người ta nhận ra hương nhài giữa “rừng hương”, ở đất kinh kì này, phụ nữ thì trang phục thanh nhã, dáng đi nhẹ nhàng, ăn nói dịu dàng, lời lẽ giản dị mà lịch sự, nổi tiếng cả nước về vẻ xinh tươi, đoan trang dịu hiền mà vẫn lanh lợi tinh anh. Người đàn ông thì thông minh, nhạy bén trong giao tiếp lịch sự với những người khác phái và cũng có một sự ưa nhìn không kém.
Ngày nay, tiếp thu nhiều luồng ánh sáng văn minh trên thế giới, người Hà Nội đích thực vẫn vừa thanh lịch vừa thông minh, sắc sảo hơn.
Nhưng trong quá trình “mở cửa” cũng không ít những sản phẩm văn hóa đồi trụy du nhập vào Thủ đô ta, làm xuất hiện không ít những lối sống kém văn hóa, xóa đi nét đẹp của con người kinh thành.
Vậy để gìn giữ những truyền thông tốt đẹp mà ông cha ta để lại mỗi chúng ta phải làm gì?
Điều này tùy thuộc vào bản thân mỗi người, tùy thuộc vào sự cố gắng để trở thành người Tràng An thanh lịch. Trong gia đình, chúng ta cần kính trọng người trên, nhường nhịn kẻ dưới. Trong quan hệ với hàng xóm, láng giềng, mỗi người đều cần tôn trọng lẫn nhau, cần cư xử đúng mực ăn nói, hành động lịch sự, nhã nhặn. Có việc gì xích mích xảy ra cũng phải bình tĩnh giải quyết không nên cãi cọ, chửi bới, ẩu đả. Ra ngoài thì ăn mặc sao cho đứng đắn. Đi làm, đi học thì nên mặc theo quy định cua cơ quan nhà trường. Ngày nghỉ, đi chơi, đi dự lễ hội hoặc theo lễ phục dân tộc, hoặc theo y phục mới cũ cần lựa chọn thích hợp với dáng người, với lứa tuổi… tránh đua đòi.
Ăn chơi theo mẫu mốt không thích hợp thực ra cũng không đẹp.
Tóm lại và hơn thế nữa là giữ gìn những truyền thống, phong tục tốt đẹp, không để chúng phôi pha dần theo ngày tháng. Chúng ta cần cố gắng tự rèn luyện để đất nước có thể tự hào với truyền thống mà qua chặng đường lịch sử lâu dài vẫn giữ được và lấy đó làm cơ sở để xây dựng một xã hội tươi đẹp, hạnh phúc và có thể sánh vai với các cường quốc năm châu
Tục ngữ có câu:
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An.
Em hãy giải thích và bình luận câu tục ngữ trên.
MB:
– Khái quát về kinh đô Thăng Long xưa với những truyền thống thanh lịch.
– Nêu vấn đề: nét đẹp của người kinh đô là thanh lịch.
TB:
1. Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ.
– Hoa nhài là loài hoa trắng, không rực rỡ nhưng hương thơm bền.
– Giá trị của hương thơm với vẻ đẹp phẩm chất.
– Người Tràng An: người kinh đô.
– Vẻ đẹp của người kinh đô cũng là vẻ đẹp bên trong: nếp sống thanh lịch, nhã nhặn, trong sáng, lịch sự,..
2. Giá trị của câu tục ngữ xưa trong cuộc sống thủ đô ngày nay.
– Vẫn giữ nguyên tính đúng đắn và cần được phát huy.
– Những quan niệm sai lệch hiện nay cần phê phán.
3. Suy nghĩ về việc giữ gìn truyền thống thanh lịch của người thủ đô.
– Vì sao ngày nay càng phải nhớ câu tục ngữ này?
– Muốn giữ gìn và phát huy truyền thống thanh lịch, chúng ta phải làm gì?
KB:
– Nhấn mạnh bản sắc văn hóa Việt Nam trong nếp sống thanh lịch truyền thống.
– Vai trò của nếp sống thanh lịch trong xây dựng thủ đô.