K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Chúng ta sẽ không trở thành người giàu có chỉ vì có nhiều tiền? Tất nhiên, ai trong chúng ta sống cũng cần đến tiền, vì tiền là phương tiện để giúp chúng ta trở nên hạnh phúc. Tiền có thể giúp chúng ta mua được những món ăn ngon, giúp chúng ta học tập để đạt được những ước mơ và giúp đỡ những người khó khăn. Mỗi năm những người thành công trên thế giới đều quyên góp vào những công trình phúc lợi, quỹ từ thiện hàng tỷ đô la để giúp đỡ người nghèo, bệnh tật… 

Vậy thật ra, tiền là xấu hay tốt? Tiền không xấu, nhưng nó không phải tất cả giá trị mà con người đang hướng đến. Thứ chúng ta cần là những giá trị đến từ cuộc sống bình dị hằng ngày: Tình yêu, lòng trắc ẩn, kiến thức và thiên nhiên mới thực sự khiến bạn trở thành những người giàu có. Dưới đây, là một câu chuyện về một cậu bé trong gia đình giàu có nhận ra được sau chuyến đi trải nghiệm ngắn của chính mình.

Một ngày nọ, có một ông bố giàu có đã gửi đứa con của mình đến một vùng nông thôn nghèo để giúp con có thêm những trải nghiệm mới trong cuộc sống của mình. Nhưng thật bất ngờ, sau chuyến đi trải nghiệm ngắn ngủi, cậu con trai nhà giàu ấy đã thốt lên với bố của cậu rằng: “Cảm ơn bố đã cho con biết chúng ta nghèo như thế nào”. 

Người con trai sống cùng một gia đình nông dân trong vài ngày, và khi cậu bé trở về nhà, cậu bé đã có cuộc trò chuyện với người bố của mình. Bố của cậu đã hỏi con trai cảm nhận như thế nào về chuyến đi. “ Con thấy mọi việc đều ổn”, người con trái nói. Người bố hỏi tiếp: “Có phải con đã thấy sự khác biệt giữa nhà của chúng ta và nhà của họ là gì rồi chứ?”. “Ồ! Có rất nhiều sự khác biệt thưa bố”, cậu bé trả lời kèm theo sự phấn khích của mình. Cậu bé tiếp tục kể về dành trình trải nghiệm của mình tại nơi đây: “Chúng ta chỉ có một chú chó nhưng họ thì có đến tận bốn con. Trong vườn nhà mình có một cái hồ bơi nhưng họ thì có hẳn một cái ao to, nước trong và sạch, thậm chí có thể nuôi được cá trong đó! Khu vườn nhà mình có những chiếc đèn đắt tiền còn họ thì có cả những ngôi sao tỏa sáng rực rỡ trên cánh đồng vào ban đêm. Chúng ta chỉ có mảnh vườn nhỏ bao quanh bởi các bức tường, trong khi của họ thì bao la, cứ như kéo dài đến bất tận. Chúng ta phải mua thức ăn, nhưng họ thì trồng ra nó. Ngôi nhà của chúng ta luôn được bảo vệ bởi những tấm hàng rào kiên cố, nhưng họ thì không cần đến nó vì luôn có bạn bè giúp họ coi chừng.”

Người bố đã vô cùng sững sờ trước những suy nghĩ của đứa con bé bỏng của mình. Ông không nói thêm được bất cứ lời nào. Sau đó, con trai ông đã nói thêm: “Cảm ơn bố, vì đã cho con thấy chúng ta nghèo như thế nào.”. Cuộc sống của chúng ta, hạnh phúc của chúng ta và thiên nhiên xung quanh chúng ta là những thứ mà tiền không thể mua được. Tại sao những thứ có thể mua được bằng tiền lại có giá trị hơn những điều mà ngay cả tiền bạc không thể mua được?

Khi bạn bắt đầu quan tâm tới những người xung quanh bạn và hài lòng với những thứ bạn có, bạn sẽ ngừng theo đuổi “cuộc sống giàu có” vì bạn biết rằng, bạn đã có tất cả mọi thứ bạn cần. Cuộc sống xung quanh chúng ta có vô vàn thứ mà cho dù bạn có rất nhiều tiền cũng không thể có được. Chừng nào những thứ ấy còn có thể mua được bằng tiền thì đồng nghĩa với việc chúng vẫn còn rất rẻ. 

Vì vậy, chúng ta nên trân trọng tất cả những gì mình đang có, vì mỗi ngày thức dậy bạn vẫn còn thấy mình trên thế gian này. Hãy thêm yêu cuộc sống của chính mình, và dành nhiều thời gian để khám phá thế giới ngoài kia. Để xem thế giới bên kia bao la, rộng lớn và đáng yêu cỡ nào.

Link trên mạng này : https://leadthechange.asia/cam-on-bo-da-cho-con-biet-minh-ngheo-nhu-the-nao/

Các bạn ơi,giúp mình đọc hiểu và trả lời các câu hỏi này với :Một ngày nọ, người bố giàu có dẫn cậu con trai của mình thăm thú một ngôi làng. Người bố muốn cho con trai của mình thấy một người nghèo có thể nghèo đến mức nào. Họ đã dành thời gian tham quan cánh đồng của một gia đình nghèo. Sau khi trở về, người bố hỏi cậu con trai:– Con thấy chuyến đi thế nào?– Rất tuyệt...
Đọc tiếp

Các bạn ơi,giúp mình đọc hiểu và trả lời các câu hỏi này với :

Một ngày nọ, người bố giàu có dẫn cậu con trai của mình thăm thú một ngôi làng. Người bố muốn cho con trai của mình thấy một người nghèo có thể nghèo đến mức nào. Họ đã dành thời gian tham quan cánh đồng của một gia đình nghèo. Sau khi trở về, người bố hỏi cậu con trai:

– Con thấy chuyến đi thế nào?

– Rất tuyệt bố ạ!

Người bố hỏi:

– Con đã thấy người nghèo sống thế nào chưa?

– Vâng con thấy rồi ạ!

– Vậy nói cho bố nghe, con học được gì từ chuyến đi này?

Cậu bé trả lời: “Chúng ta có 1 con chó, họ có 4. Chúng ta có bể bơi, họ có những con sông. Chúng ta dùng đèn vào ban đêm, còn họ có những ngôi sao. Chúng ta có những bức tường để bảo vệ mình, họ có bạn bè. Chúng ta có TV, còn họ dành thời gian cho gia đình và họ hàng.”

Người bố không nói lên lời. Cậu bé nói thêm: “Cảm ơn bố đã cho con thấy chúng ta nghèo như thế nào!”.

Câu Hỏi : 

1 . Câu trả lời của cậu bé có gì độc đáo ? Qua câu trả lời đó ,em hiểu được điều gì ?

2. Tại sao người bố lại không nói nên lời trước suy nghĩ của đứa con ?

3. Hãy nêu nhận thức của em về sự giàu có và nghèo qua câu chuyện trên .

4.Nêu nội dung và bài học nhận thức được từ văn bản trên.

CẢM ƠN MỌI NGƯỜI,AI MÌNH THẤY HAY THÌ MÌNH SẼ TICK Ạ.

3
22 tháng 10 2021

em chịu

18 tháng 11 2021

CHO THÌ CHO GIỐNG TRẮC NGHIỆM IK

TUI TRẢ LỜI CHO

Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:“Có một người bố giàu có dẫn cậu con trai của mình thăm một ngôi làng nghèo, để cho con trai của mình thấy hoàn cảnh của người nghèo có thể nghèo đến mức nào. Sau khi trở về, người bố hỏi cậu con trai:–Con thấy chuyến đi thế nào?–Rất tuyệt bố ạ!–Vậy nói cho bố nghe, con học được gì từ chuyến đi này?Cậu bé trả lời: “Chúng ta...
Đọc tiếp

Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

“Có một người bố giàu có dẫn cậu con trai của mình thăm một ngôi làng nghèo, để cho con trai của mình thấy hoàn cảnh của người nghèo có thể nghèo đến mức nào. Sau khi trở về, người bố hỏi cậu con trai:–Con thấy chuyến đi thế nào?–Rất tuyệt bố ạ!–Vậy nói cho bố nghe, con học được gì từ chuyến đi này?Cậu bé trả lời: “Chúng ta có 1 con chó, họ có 4. Chúng ta có bể bơi, họ có những con sông. Chúng ta dùng đèn vào ban đêm, còn họ có những ngôi sao. Chúng ta có những bức tường để bảo vệ mình, họ có bạn bè. Chúng ta có TV, còn họ dành thời gian cho gia đình và họ hàng.”

Người bố không nói nên lời. Cậu bé nói thêm: “Cảm ơn bố đã cho con thấy chúng ta nghèo như thếnào!”

câu hỏi:Người con đã học được điều gì từ chuyến đi?

0
 Một ngày nọ, người cha giàu có dẫn con trai đến một vùng quê để thằng bé thấy những người nghèo ở đây sống như thế nào. Họ tìm đến nông trại của một gia đình nghèo nhất nhì vùng. “Đây là một cách để dạy con biết qúy trọng những người có cuộc sống cơ cực hơn mình” – người cha nghĩ đó là bài học thực tế tốt cho đứa con bé bỏng của mình.Sau khi ở lại và tìm hiểu...
Đọc tiếp

 

Một ngày nọ, người cha giàu có dẫn con trai đến một vùng quê để thằng bé thấy những người nghèo ở đây sống như thế nào. Họ tìm đến nông trại của một gia đình nghèo nhất nhì vùng. “Đây là một cách để dạy con biết qúy trọng những người có cuộc sống cơ cực hơn mình” – người cha nghĩ đó là bài học thực tế tốt cho đứa con bé bỏng của mình.
Sau khi ở lại và tìm hiểu đời sống ở đây, họ lại trở về nhà. Trên đường về, người cha nhìn con trai mỉm cười : “Chuyến đi như thế nào hả con ?”
– Thật tuyệt vời bố ạ !
– Con đã thấy người nghèo sống như thế nào rồi đấy !
– Ô, vâng.
– Thế con rút ra được điều gì từ chuyến đi này ?

Đứa bé không ngần ngại:

- Con thấy chúng ta có một con chó, họ có bốn. Nhà mình có một hồ bơi dài đến giữa sân, họ lại có một con sông dài bất tận. Chúng ta phải treo những chiếc đèn lồng vào vườn, họ lại có những ngôi sao lấp lánh vào đêm. Mái hiên nhà mình chỉ đến trước sân thì họ có cả chân trời. Chúng ta có một miếng đất để sinh sống và họ có cả những cánh đồng trải dài. Chúng ta phải có người phục vụ, còn họ lại phục vụ người khác. Chúng ta phải mua thực phẩm, còn họ lại trồng ra những thứ ấy. Chúng ta có những bức tượng bảo vệ xung quanh, còn họ có những người bạn láng giềng che chở nhau…
Đến đây người cha không nói gì cả.

“Bố ơi, con đã biết chúng ta nghèo như thế nào rồi…” – cậu bé nói thêm.
Rất nhiều khi chúng ta đã quên mất những gì mình đang có và chỉ luôn đòi hỏi những thứ gì không có. Cũng có những thứ không giá trị với người này nhưng lại là mong mỏi của người khác. Điều đó còn phụ thuộc vào cách nhìn và đánh giá của mỗi người. Xin đừng quá lo lắng, chờ đợi vào những gì bạn chưa có mà bỏ quên điều bạn đang có, dù là chúng rất nhỏ nhoi.

2
7 tháng 11 2016

Bai van rat hay!haha

28 tháng 4 2020

Âu shịt bét bài văn

Một ngày nọ, người bố giàu có dẫn cậu con trai của mình thăm thú một ngôi làng. Người bố muốn cho con trai của mình thấy một người nghèo có thể nghèo đến mức nào. Họ đã dành thời gian tham quan cánh đồng của một gia đình nghèo. Sau khi trở về, người bố hỏi cậu con trai:- Con thấy chuyến đi thế nào? - Rất tuyệt bố ạ! Người bố hỏi: - Con đã thấy người nghèo sống thế nào chưa? - Vâng, con thấy...
Đọc tiếp

Một ngày nọ, người bố giàu có dẫn cậu con trai của mình thăm thú một ngôi làng. Người bố muốn cho con trai của mình thấy một người nghèo có thể nghèo đến mức nào. Họ đã dành thời gian tham quan cánh đồng của một gia đình nghèo. Sau khi trở về, người bố hỏi cậu con trai:

- Con thấy chuyến đi thế nào? 

- Rất tuyệt bố ạ! 

Người bố hỏi: 

- Con đã thấy người nghèo sống thế nào chưa? 

- Vâng, con thấy rồi ạ! 

- Vậy nói cho bố nghe, con học được gì từ chuyến đi này?

Cậu bé trả lời:

- Chúng ta có một con chó, họ có bốn. Chúng ta có bể bơi, họ có những con sông. Chúng ta dùng đèn vào ban đêm, còn họ có những ngôi sao. Chúng ta có những bức tường để bảo vệ mình, họ có bạn bè. Chúng ta có tivi, còn họ dành thời gian cho gia đình và họ hàng.

Cậu bé nói thêm: 

- Cảm ơn bố đã cho con thấy chúng ta nghèo như thế nào!

Người bố vô cùng ngạc nhiên, ông nhìn cậu con trai, mỉm cười đáp:

- Chúng ta không giàu có chỉ vì có nhiều tiền. Tình yêu, lòng trắc ẩn, gia đình, tình bạn, những giá trị đích thực mới khiến chúng ta thực sự giàu có con ạ! 

(“Cảm ơn bố đã cho con thấy chúng ta nghèo như thế nào?”, dẫn theo http://quantrimang.com/cau-chuyen-y-nghia-ve-cuoc-song, 2018) 

Câu 1: Trong văn bản, các nhân vật chủ yếu được khắc họa ở phương diện nào? (Gợi ý: Hành động, lời nói, suy nghĩ, trang phục,...)

Câu 2: Tại sao người con lại thấy chuyến đi thăm ngôi làng “rất tuyệt”?

Câu 3: Lí do nào khiến nhân vật người bố “vô cùng ngạc nhiên” về con sau chuyến đi?

Câu 4: Xác định 03 cụm động từ và 03 cụm tính từ trong đoạn văn trên.

  
1

Câu 1: 

Trong văn bản, các nhân vật chủ yếu được khắc họa ở phương diện: 

- Hành động:

+ Người cha: dẫn con trai đến thăm thú một ngôi làng.

+ Người con: dành toàn thời gian tham quan cánh đồng. 

- Lời nói:

+ Người cha: mang tính giáo dục nhẹ nhàng con cái

+ Người con: hồn nhiên nhưng đầy thấu hiểu khiến người bố bất ngờ.

- Suy nghĩ:

+ Người cha: muốn con nhìn thấy một người nghèo có thể nghèo đến mức nào.

+ Đứa con: cảm nhận một góc nhìn khác về sự giàu - nghèo.

Câu 2: 

Người con cảm thấy chuyến đi thăm ngôi làng rất tuyệt vì cậu bé nhìn thấy sự đủ đầy và hạnh phúc về đời sống tinh thần của những người ở ngôi làng này, điều mà cậu cảm thấy cuộc đời mình còn đang khuyết thiếu. 

Câu 3: 

 Lí do khiến nhân vật người bố "vô cùng ngạc nhiên" về con sau chuyến đi vì cậu bé đã có góc nhìn khác về sự giàu - nghèo. Ban đầu ông muốn con trai thấy một người nghèo có thể nghèo đến mức nào không ngờ cậu bé lại nhận ra chính bố con họ là người nghèo nhất vì không có tình yêu, lòng trắc ẩn - những giá trị thực sự làm họ giàu có.

Câu 4: 

Cụm động từ: đã dành thời gian, đã cho con thấy, đã thấy người nghèo sống như thế nào.

Cụm tính từ: rất tuyệt, vô cùng ngạc nhiên, thực sự giàu có

 Đọc đoạn văn và thực hiện yêu cầu bên dưới- Bạn làm ơn ..cảm hóa mình đi!- Mình muốn lắm-hoàng tử bé trả lời-nhưng mình không có thời gian. Mình còn phải đi kiếm bạn bè và tìm hiểu nhiều thứ.- Người ta chỉ hiểu những gì họ đã cảm hóa…Nếu muốn có một người bạn, hãy cảm hóa mình đi!- Cần phải làm sao? Hoàng tử bé hỏi.- Cần phải rất kiên nhẫn-con cáo trả lời. –Trước...
Đọc tiếp

 

Đọc đoạn văn và thực hiện yêu cầu bên dưới

- Bạn làm ơn ..cảm hóa mình đi!

- Mình muốn lắm-hoàng tử bé trả lời-nhưng mình không có thời gian. Mình còn phải đi kiếm bạn bè và tìm hiểu nhiều thứ.

- Người ta chỉ hiểu những gì họ đã cảm hóa…Nếu muốn có một người bạn, hãy cảm hóa mình đi!

- Cần phải làm sao? Hoàng tử bé hỏi.

- Cần phải rất kiên nhẫn-con cáo trả lời. –Trước tiên bạn ngồi xa mình một chút, như thế, trên cỏ. Mình sẽ liếc nhìn bạn còn bạn thì không nói gì cả. Lời nói là nguồn gốc của mọi sự hiểu lầm. Nhưng mỗi ngày, bạn có thể ngồi xích lại gần hơn…

… Cứ thế, hoàng tử bé cảm hóa con cáo….

(Trích “Nếu cậu muốn có một người bạn” – Ăng-toan đơ xanh-tơ Ê –Xu –Pe Ri)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2. Em hiểu “Cảm hóa “ nghĩa là gì?

Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn trích.

Câu 4. Từ câu chuyện “cảm hóa” nhau của cáo và hoàng tử bé trong văn bản, em hãy viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của mình về tình bạn của hoàng tử bé và con cáo

2
19 tháng 10 2021

TL

1. Phương thức biểu đạt chính : tự sự

2.Cảm hóa là : Làm cho người ta cảm phục cái hay, cái tốt của mình mà bỏ cái xấu để theo gương mình.

3. Đoạn trích "Nếu cậu muốn có một người bạn" thuộc chương XXI kể về cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa hoàng tử bé và một con cáo trên trái đất. Nhan đề của đoạn trích do người biên soạn đặt. ... Cáo đã trò chuyện với hoàng tử bé về Trái Đất, và thế nào là cảm hóa. Nó yêu cầu cậu bé hãy cảm hóa mình.

4.Hoàng tử bé là hình ảnh gợi nhắc về tuổi thơ của mỗi người. Cậu đến Trái Đất để tìm kiếm những người bạn. Khi nhìn thấy những bông hoa hồng ở Trái Đất, cậu cảm thấy bông hoa ở hành tinh của mình chẳng là gì cả. Cuộc gặp gỡ với con cáo với bài học về sự “cảm hóa” đã giúp cậu nhận ra giá trị lớn lao của tình bạn. Đó là sự rung cảm xuất phát từ trái tim, trách nhiệm với những gì mình đã cảm hóa.

K cho mik nha

HT

19 tháng 10 2021

TL:

1. Phương thức biểu đạt chính : tự sự

2.Cảm hóa là : Làm cho người ta cảm phục cái hay, cái tốt của mình mà bỏ cái xấu để theo gương mình.

3. Đoạn trích "Nếu cậu muốn có một người bạn" thuộc chương XXI kể về cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa hoàng tử bé và một con cáo trên trái đất. Nhan đề của đoạn trích do người biên soạn đặt. ... Cáo đã trò chuyện với hoàng tử bé về Trái Đất, và thế nào là cảm hóa. Nó yêu cầu cậu bé hãy cảm hóa mình.

4.Hoàng tử bé là hình ảnh gợi nhắc về tuổi thơ của mỗi người. Cậu đến Trái Đất để tìm kiếm những người bạn. Khi nhìn thấy những bông hoa hồng ở Trái Đất, cậu cảm thấy bông hoa ở hành tinh của mình chẳng là gì cả. Cuộc gặp gỡ với con cáo với bài học về sự “cảm hóa” đã giúp cậu nhận ra giá trị lớn lao của tình bạn. Đó là sự rung cảm xuất phát từ trái tim, trách nhiệm với những gì mình đã cảm hóa.

^HT^

17 tháng 4 2022

Em hiểu cậu bé không có cái gì cho ông lão về vật chất nhưng hành động và lời nói của cậu đã cho ông lão rất nhiều về tình thân. Đó là sự cảm thông, chia sẻ, thương yêu nhau của những con người cùng cảnh ngộ.

17 tháng 4 2022

Cậu bé không có cái gì cho ông lão về vật chất nhưng hành động và lời nói của cậu đã cho ông lão rất nhiều về tình thân. Đó là sự cảm thông, chia sẻ, thương yêu nhau của những con người cùng cảnh ngộ.

4 tháng 12 2019

Sau khi học truyện Em bé thông minh,em rất ngưỡng mộ và khâm phục nhân vật em bé trong truyện.Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi,con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạng và nhanh trí.Em không hề rụt rè,nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua.Em bé đã giải được những câu đố oái oăm ,hóc búa đầy bất ngờ của viên quan,nhà vua và xứ thần nước láng giềng khiến em rất khâm phục.Câu đố :xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng,đại thần,nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng.Em mong mọi trẻ em đều thông minh,nhanh nhẹn như em bé.Chúc you học tốt

4 tháng 12 2019

Cảm ơn bạn nha mặc dù mình biết bạn chép trên " Học 24.vn " ahihi !

20 tháng 12 2016

Câu 1:

- Sáng tạo:

  • Động từ: tạo ra những giá trị mới về vật chất và tinh thần.
  • Tính từ: có cách giải quyết mới, không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã có.

- Cần cù: chăm chỉ và chịu khó.

- Tu chí: có ý thức tự sửa mình cho tốt hơn.

- Năng lực: phẩm chất tâm sinh lí và trình độ chuyên môn tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao.

Câu 2:

Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua bốn lần, lần sau khó hơn lần trước:

- Lần thứ nhất: Trả lời câu hỏi phi lí của viên quan (không ai đi cày lại bỏ công đếm số đường cày trong một ngày).

- Lần thứ hai: Thay mặt dân làng hoá giải câu đố của vua (bắt trâu đực đẻ ra trâu con).

- Lần thứ ba: Trả lời câu đố vua giao cho chính mình (vua đã biết người tài là ai nên không cần đố cả làng nữa).

 

- Lần thứ tư: Không phải là chuyện giải đố để khẳng định tài năng. Việc giải đố liên quan đến vận mệnh của cả dân tộc (nếu không ai giải được thì tức là đất nước không có người tài, khó có thể chống lại được thế lực hùng hậu của giặc).

Câu 3:

Gợi ý:

 

- Giới thiệu về nhân vật Thánh Gióng: đọc lại phần mở bài truyện Thánh Gióng, từ đầu cho đến "... cứ đặt đâu thì nằm đấy."
20 tháng 12 2016

Cảm ơn bạn nhiều nha!

 

21 tháng 9 2021

nhanh giúp mình ạ

21 tháng 9 2021

giúp mình với ạ